- Học hoài vẫn quên, đọc hoài không nhớ?
- Làm sao để cải thiện chất lượng tiếp thu kiến thức trong đào tạo và giáo dục?
Câu trả lời nằm tại bài viết này!
Chúng ta học thế nào – Giá trị ẩn giấu của sự không biết
How we learn – Đây là tựa cuốn sách mà tôi đang đọc mấy ngày này. Tại đây tôi lần nữa gặp lại một phiên bản khác của bài học “Hãy cứ sai…” được rút ra từ cuốn sách Mật mã tài năng.
Theo đó, quan điểm cho rằng, chúng ta học tập tốt hơn, rèn luyện hiệu quả hơn nhờ những lần LÀM – SAI – SỬA.
“Một thí nghiệm do Henry Roediger tại Đại học St. Louis ở Washington tiến hành, trong đó sinh viên được chia thành 2 nhóm cùng nghiên cứu một bài luận về lịch sử tự nhiên. Nhóm A học trên tài liệu trong 4 tiết. Nhóm B chỉ học 1 tiết nhưng được kiểm tra 3 lần. Một tuần sau, cả 2 nhóm cùng làm bài kiểm tra và nhóm B đạt kết quả cao hơn 50% so với nhóm A. Họ chỉ học 1/4 thời gian nhưng lại thu được nhiều kiến thức hơn.” – Trích sách: Mật mã tài năng – Daniel Coyle.
Một lần nữa, bài học tôi “Hãy cứ sai…” được củng cố thêm trong chương 5 của cuốn sách Chúng ta học thế nào – How we learn này.
Cách nghiên cứu chỉ ra rằng:
“…cho sinh viên làm bìa kiểm tra trước khi học về nội dung được trình bày trong bài giảng sẽ cải thiện năng lực trả lời các câu hỏi liên quan trong bài thi cuối kỳ.”
“…hiểu ứng kiểm tra – trước hoặc sau khi học – được áp dụng cho việc học các khái niệm, thuật ngữ và từ vựng tạo thành một cơ sở kiến thức chuyên biệt…”
Các bài kiểm tra, dù làm đúng hay sai cũng góp phần vào sự liên kết và ghi nhớ thông tin. Thậm chí các câu trả lời sai lúc đầu sau khi được củng cố và giải đáp bằng đáp án dúng có sức nặng hơn rất nhiều trong quá trình ghi nhớ.
Bởi vậy, việc sửa sai chưa bao giờ là một phương án tối trong việc học tập và phát triển của con người.
Chúng ta học thế nào – Ứng dụng cuộc sống
Câu hỏi luôn là: Lý thuyết này được áp dụng như thế nào vào thực tế?
1. Dành cho người đi dạy
Việc giảng dạy theo lối: cô nói – trò ghi đã lỗi thời rồi, hay đúng hơn là không hiệu quả.
Mô hình giảng dạy nên bỏ
- Người dạy cung cấp lý thuyết
- Người học tiếp nhận (có thể được hoặc không thực hành)
- Người dạy kiểm tra người học
Thay vào đó, thay vì giải dạy theo phương pháp thông tin đơn thuần và 1 chiều, người đi dạy cần tạo môi trường để người học được “kiểm tra” đầu vào bằng những câu hỏi hoặc tình huống trước bài học.
Đặt ra các câu hỏi xoay quanh từ khóa đào tạo:
- Cái gì?
- Tại sao?
- Như thế nào?
Bằng cách đặt câu hỏi, người học có cơ hội động não và chủ động tìm kiếm thông tin thay vì tiếp nhận thông tin 1 cách thụ động 1 chiều. Điều này giúp cho việc học tập trở thành cuộc trao đổi 2 chiều giữa người học và người dạy.
Mô hình giảng dạy nên thực thi
- Người dạy đặt ra các câu hỏi xoay quanh/ liên quan tới chủ đề giảng dạy
- Người học chia sẻ góc nhìn/ trải nghiệm/ hiểu biết/ các thắc mắc về thông tin
- Người dạy cung cấp lý thuyết/ thông tin chuẩn
- Người học thực hành và người dạy kiểm tra, hướng dẫn điều chỉnh đúng
- Người học rút ra bài học và tiếp tục đặt các câu hỏi mở rộng
- Quy trình qua về bước 1.
Tham khảo thêm: Khóa học 30 ngày thay đổi
2. Dành cho người học
Tương tự với mô hình giảng dạy, bản thân người học cũng cần đứng trên vai trò người day (dạy chính mình)
- Chủ động đặt ra các câu hỏi
- Tìm kiếm và đưa ra nhận định cá nhân
- Tìm tới người hỗ trợ (người dạy)/ thông tin chính thống (website, sách, báo tin cậy)…
- Thử nghiệm, thực hành với thông tin mới
- Điều chỉnh. sửa chữa, rút kinh nghiệm, bài học cho riêng mình
- Đặt câu hỏi mở rộng
- Quay về bước 1.
Đọc thêm: Excel hả? Mình tự học đó
3. Dành cho người đọc
Đọc sách cũng là một quá trình tự học.
- Đọc sách – ghi chú các thông tin quan trọng, đáng chú ý, hoặc lý thú với bạn
- Liên kết các thông tin trong sách và thực tế cuộc sống, công việc để hiểu về các thông tin đã đọc. Tự đúc rút bài học cho riêng mình (các bài review sách của Hương)
- Ứng dụng thực tế vào cuộc sống và công việc hiện tại của mình
- Phân tích những trải nghiệm, kết quả thu được sau khi áp dụng. Chúng hiệu quả do điều gì? Tại sao? Như thế nào?
- Đánh giá mức độ phù hợp của bản thân với những gì đã áp dụng, mức độ hiệu quả khi áp dụng bài học đó vào thực tế
- Sáng tạo: ứng dụng linh hoạt vào các lĩnh vực khác nhau trong đời sống. Cải tiến liên tục dựa trên các ý tưởng, bài học đã đúc rút và áp dụng khi đọc
Đọc thêm:
Đây cũng chính là hành trình mà tôi đã vô thức thực hiện trong suốt những năm vừa qua từ việc học tập và phát triển thông qua đọc sách.
Bản thân tôi luôn quan niệm rằng: đọc sách là chỉ là giải trí mà đây là một quá trình tự học (chủ động hoặc thụ động)
Mua sách: TẠI ĐÂY
Một vài gợi ý khác cho bạn
Bạn chắc chắn sẽ muốn đọc các cuốn sách tuyệt vời khác. Mời bạn đến với chuyên mục: Review sách nhé!
Các đầu sách khác liên quan:
- Review sách: Tiểu sử Steve Jobs
- Review sách: Mật mã tài năng
- Review sách: Thói quen nguyên tử
CÁC TRANG LIÊN HỆ KHÁC
- Website: Phụ Nữ Tự Do – Blog viết về chủ đề quản lý tài chính cá nhân cho phụ nữ.
- Linkedin: Nguyễn Thị Thu Hương
- Facebook: Hương Nguyễn
- Fanpage: Hương Nguyễn Blog
- Tiktok: Hương Nguyễn TT
Thành quả của chuối ngày dậy lúc 5 giờ
[…] Đọc thêm: Chúng ta học thế nào – Phần 1 […]
[…] Đọc thêm: Chúng ta học thế nào – Phần 1 […]
[…] Chúng ta học thế nào – Phần 1 […]