Chúng ta học thế nào – Phần 2

Chúng ta học thế nào - Mưa dầm thấm lâu - tập trung và đào sâu liên tục là phương pháp học mang hiệu quả không ngờ.

1
397
Chúng ta học thế nào - How we learn

Chúng ta học thế nào – Mưa dầm thấm lâu

Bài viết này tình cờ được viết trong một ngày mưa – cơn mưa cuối mùa Xuân. Nó không phải cơn mưa rào vội vã, mà là cơn mưa tí tách từng hạt rơi xuống hiên nhà.

Bỗng câu chuyện của cậu em Hoàng Anh lại hiện lên trong đầu. Cậu nói với tôi sẽ học tiếng Anh vào mỗi buổi sáng, mỗi ngày 30 phút. Tôi khuyên cậu bé đừng vội vã với 30 phút, nếu mới bắt đầu thì bắt đầu nhỏ thôi cho đỡ nản. Cuối cùng cậu bé lấy con số 15 phút là thời gian tự học cho mình vào mỗi sáng sớm.

Thực ra, tôi định khuyên cậu bé chỉ nên bắt đầu với 3 từ mới hoặc 5 phút thôi. Bởi nó sẽ làm cậu bé nhanh hình thành thói quen hơn, dễ dàng lặp lại hành vi và không dễ bỏ cuộc.

Chỉ là cậu nói với tôi rằng: Em thích học tiếng Anh. Ồ, hóa ra chỉ có mình mới ghét nó mà phải miễn cưỡng học, có lẽ vì thế nên chẳng quá kiên trì được lâu.

Chúng ta học thế nào - How we learn
Chúng ta học thế nào – Sách cậu bé đã đặt cho hành trình tiếng anh của mình

Còn nhớ có 1 khoảng thời gian tầm hơn 1 năm về trước, tôi tự học tiếng Anh. Thực ra không phải là tự học, mà chính xác là cố gắng hình thành thói quen tiếp xúc với tiếng Anh mỗi ngày. Khiến cho bản thân không “xa lánh” và chán ghét bộ môn này.

Mỗi ngày tôi đều dành 30 – 45 phút cho việc chép các đoạn tiếng Anh trong một ứng dụng điện thoại và ngồi dịch nó. Tôi đã duy trì liên tục trong hơn 3 tháng, và viết hết 1 cuốn số A4 dày 200 trang. Tôi cũng không nhớ rõ lý do vì sao tôi dừng hoạt động này lại. Điều thú vị nhất trong hành trình đó chính là tôi được khám phá rất nhiều văn hóa, câu chuyện, lịch sử của nền văn hóa phương Tây thông qua các đoạn dịch của mình.

Có ngày tôi dịch đoạn hội thoại nói về lễ hội Halloween. Có khi lại là ngày lễ Phục Sinh. Có lúc cách giáo viên phương Tây giao bài tập ngoại khóa học sinh. Có lúc là câu chuyện học đường của các bạn tuổi teen nước họ…

Nhiều câu chuyện rất đời mang nếp sống, văn hóa và lịch sử của phương Tây lần đầu được giải thích. Có những lễ hội thậm chí tôi còn hiểu sai về nó nếu như không có trải nghiệm dịch tiếng Anh mỗi ngày này.

Tới nay đã rất lâu rồi, tôi không còn tiếp xúc lại với các thông tin đó nữa nhưng mỗi khi nhắc tới những gì tôi biết được vẫn văng vẳng bên tai, giống như chúng mới chỉ hôm qua thôi vậy.

Đây chính là một kiểu của mưa dầm thấm lâu.

Đọc thêm: Chúng ta học thế nào – Phần 1

Chúng ta học thế nào - How we learn
Chúng ta học thế nào – How we learn

Nó giống như đọc sách, viết văn vậy. Mỗi ngày một chút, một chút; tích tiểu thành đại; cuối cùng nó cũng tạo nên một thành quả không ngờ.

Hình như khi đi học, ai cũng từng nghe giáo viên nói 1 lần câu này: Mưa dầm thấm lâu. Cứ tích lũy từng chút, thời gian dần trôi chúng ta sẽ có cho mình cả kho báu.

Ví dụ: Bạn muốn cải thiện khả năng thuyết trình của mình. Bạn sẽ tự hỏi bản thân, có những yếu tố nào quyết định tới sự thành công của bài thuyết trình. Có thể bạn sẽ lên goole và tìm kiếm: Cách để có 1 bài thuyết trình thành công.

Bạn biết không? Tôi vừa thử làm điều đó và có tới 60.400.000 kết quả cho câu hỏi trên.

Những bài viết sẽ chiếm lấy sự chú ý của bạn như là:

  • 7 bí quyết vàng trong làng thuyết trình
  • 6 nguyên tắc thuyết trình thành công
  • 9 bí quyết giúp bạn thuyết trình thành công
  • 12 bí quyết thuyết trình ấn tượng
  • 6 bước thực hiện một bài thuyết trình hoàn hảo..

Bạn có thể học một lúc, tập luyện 1 chút để thành thạo theo các gợi ý kia không? Chắc chắn là không rồi. Chẳng ai bước 1 bước mà lên được 10 bậc thang cả.

Giống như chúng ta của hiện tại: nhờ cập 1 học cộng trừ nhân chia, cấp hai học hàm số, cấp 2 học tích phân mà có được những kiến thức nền tảng để bước vào đại học.

Không người bình thường nào mới vào lớp 1 đã giải được đề thi đại học cả. Đó đều là quá trình học tập từng bước nhỏ.

Và cả quá trình đó giống như cơn mưa tí tách bên hiên nhà tôi ngay lúc này. Từng hạt rơi xuống, vỡ tan khi rơi xuống đất, suốt từ 5 giờ sáng tới gần 10 giờ cũng đã làm ướt đẫm cành lá, gốc cây.

Ông bà mình có những câu nói rất hay để hình dung sự “cần mẫn” mưa dầm thấm lâu này:

  • Nước chảy đá mòn
  • Có công mài sắt có ngày lên kim
  • Góp gió thành bão
  • Tích tiểu thành đại

Bất kì mục tiêu khó khăn nào cũng đều có thể tích lũy từng bước nhỏ, từng bước tiến về gần hơn mới đích đến. Có thể hôm nay bạn không thấy có gì khác biệt, nhưng sau 10 ngày, 30 ngày, 1 tháng, 1 năm, 10 năm, chắc chắn bạn sẽ tiến tới điểm đích đến.

Bởi vậy, không ngừng nỗ lực, không ngừng kiên trì là lựa chọn tối ưu nhất.

How we learn - Chúng ta học thế nào
Chúng ta học thế nào – How we learn

Chúng ta học thế nào – Ứng dụng cuộc sống

  • Mỗi ngày đọc 1 dòng sách
  • Mỗi ngày đọc 1 trang sách
  • Mỗi ngày viết 1 dòng chữ
  • Mỗi ngày viết 1 đoạn văn
  • Mỗi ngày ngồi thiền 1 phút
  • Mỗi ngày dậy sớm hơn 1 phút
  • Mỗi ngày uống thêm 1 chén nước
  • Mỗi ngày học thêm 1 từ vựng
  • Mỗi ngày học thêm 1 tính năng mới của Capcut
  • Mỗi ngày tạo thêm 1 video chất lượng
  • Mỗi ngày viết ra 1 ý tưởng
  • Mỗi ngày…

“Trên đời này làm gì có đường, người ta đi lâu mới thành đường” – Lỗ Tấn.

Mua sách: TẠI ĐÂY

Một vài gợi ý khác cho bạn

Bạn chắc chắn sẽ muốn đọc các cuốn sách tuyệt vời khác. Mời bạn đến với chuyên mục: Review sách nhé!

Các đầu sách khác liên quan:


CÁC TRANG LIÊN HỆ KHÁC

  1. Website: Phụ Nữ Tự Do – Blog viết về chủ đề quản lý tài chính cá nhân cho phụ nữ.
  2. Linkedin: Nguyễn Thị Thu Hương
  3. Facebook: Hương Nguyễn
  4. Fanpage: Hương Nguyễn Blog
  5. Tiktok: Hương Nguyễn TT

1 COMMENT

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here