Review sách: Để trở thành người viết

Để trở thành người viết - Cuốn sách dành cho bất cứ ai đang muốn biết Viết là gì? Người viết nên làm gì? Viết cái gì khi mới bắt đầu?

4
835
Review sách: Để trở thành người viết

“Bạn có thể tiếp cận việc viết bằng sự lo lắng, phấn khích, hy vọng, hoặc thậm chí tuyệt vọng – cảm giác bạn không bao giờ có thể trải lên trang giấy toàn bộ những gì chất chứa trong tâm trí và trái tim mình. Bạn có thể lao vào việc viết với phong thái của một võ sĩ lên đài. bạn có thể viết bởi bạn muốn một nàng cưới mình, hoặc muốn thay đổi thế giới… Có một tỉ lý do dẫn bạn đến với việc viết lách, nhưng đừng hời hợt. Tôi nhắc lại: Đừng hời hợt khi ngồi trước một trang giấy trắng.”

__Nhà văn người Mỹ, Stephen King__

Cuốn sách “Để trở thành người viết” – Một tín hiệu từ vũ trụ

Như một tín hiệu từ vũ trụ gửi đến cho tôi đến với cuốn sách này. Tôi đã mua cuốn sách “Để trở thành người viết” vào đúng ngày mùng Một Tết Nguyên Đán vừa qua. Mang trong mình tâm thế sẽ có một năm đọc sách đầy thú vị. Quả thật những cuốn sách trong tháng một này tôi đã đọc mang đến rất nhiều cung bậc và suy nghĩ mới trong tôi. Đây là một dấu hiệu tuyệt vời.

Chỉ trong buổi sáng hôm qua, khi tôi vô tình đọc một bài viết nói về hành trình của một cô gái bước chân vào nghề viết từ con số 0 đến con số 1000$. Câu chuyện của cô gái ấy thôi thúc tôi phải đọc cuốn sách ngày. Nó đang nằm trong chồng sách chưa đọc trên giường của tôi. Tôi ngồi dậy và tìm lại cuốn sách này. Mở nó ra, bắt đầu ngấu nghiến.

Cuốn sách “Để trở thành người viết” – tác giả Travis Elborough & Helen Gordon

Để trở thành người viết là bộ sưu tập những ý tưởng, không đúng hơn là kinh nghiệm của các tác gia nổi tiếng trong nghề như Haruki Murakami, Oscar Wilde, J.K.Rowling, Stenphen King…

Một vài người mang câu chuyện của họ tới, một vài người khác mang thông điệp được đúc rút từ nhiều năm với cả trăm cả ngàn những thất bại hợp thành trước thành công của họ. Tất cả chúng lần lượt hiện để tôi nhận ra nhiều điểm chung từ những tác gia thành công và nổi tiếng. Những người mang “ngòi bút” của mình chiếm lĩnh thế giới, trinh phục cả nhân loại.

20 Ghi chú tôi học được từ cuốn sách “Để trở thành người viết”

Tôi đã note lại cho mình vô số những điều hữu ích. Tôi nghĩ tôi phải viết xuống đây để nhắc nhở bản thân của chính mình học tập chăm chỉ hơn.

Để trở thành người viết
20 Ghi chú tôi học được từ cuốn sách “Để trở thành người viết”

Và đây là 20 ghi chú nổi bật:

  1. Tắt Wifi đi. Rời xa Internet. Làm việc trên một máy tính ngắt kết nối mạng.
  2. Viết nhật ký – một dạng rèn luyện viết.
  3. Viết mỗi ngày, kiên trì, bền bỉ.
  4. Cứ viết, đơn giản là viết, bỏ qua dàn bài, bỏ qua kỹ thật, thả dòng chữ xuống, viết tự do, đừng dừng lại để sửa, cũng đừng đọc nó trước khi bạn ngừng viết.
  5. Đặt đồng hồ và viết.
  6. “Khi bạn chỉ có hai mươi phút, bạn viết hối hả, bất chấp hay dở… Bạn cứ viết thôi và sẽ sửa lại sau.” – Jodi Picoult
  7. Đừng chờ đợi cảm hứng, hãy ráo riết truy tìm nó bằng cách cứ đặt bút xuống và viết. Cảm hứng sẽ từ từ hiện ra hoặc bạn sẽ tìm được một thứ gì na ná giống. Hãy chủ động.
  8. Luôn viết xuống dù chỉ là nhảm nhí, hãy viết bất cứ thứ gì, vẫn còn tốt hơn là không động bút.
  9. “Nếu bạn muốn viết hiệu quả, theo tôi điều đầu tiên cần làm là viết đúng thứ đã xuất hiện trong đầu bạn – dù ngớ ngẩn – và từ đó luận ra hình hài của ý tưởng.” – H.G.Wells
  10. “Đọc những gì bạn muốn thay vì người khác bảo bạn đọc gì.” – Joyce Carol Oates
  11. Internet có thể làm bạn phân tâm, rối trí. Hãy cô lập nó khi đang viết.
  12. “Những người khác viết như thế nào? Có dễ hơn mình không? Không. Chẳng có mánh khóe gì đâu. Bạn cần phải ngồi vào bàn.” – Paul Beatty
  13. “Viết ra mọi thứ một cách thoải mái và nhanh nhất có thể. Không bao giờ sửa hoặc viết lại cho đến khi hoàn thành. – John Steinbeck
  14. “Đã cố gắng. Gặp thất bại. Không sao. Hãy thử lại. Thất bại thêm lần nữa. Nhưng là thất bại theo hướng tốt lên” – Samuel Beckett
  15. “Tôi thực sự không hiểu được những người nói họ đang gặp bế tắc trong chuyện viết lách. Với tôi, cách tự nhiên nhất để chữa chứng này là tiếp tục đọc.” – Eleanor Catton
  16. Việc đọc có tác động rất lớn đến cách hành văn khi viết. Bởi vậy chọn tác phẩm để đọc cũng rất quan trọng.
  17. Đừng kể lể. Hãy mô phỏng.
  18. Khi bạn bắt gặp một tính từ hãy tiêu diệt nó.
  19. Không bao giờ viết câu bị động, khi nó có thể là câu chủ động
  20. Nếu có thể bỏ được một từ, hãy bỏ từ đó đi.

Tôi có một vài quyết định cho riêng mình…

Tập thói quen viết vào 7 giờ mỗi sáng, viết liên tục 30 phút vào buổi sáng

Sáng nay tôi đã thử thực hiện nó, cảm giác khá mới mẻ, có vẻ như lâu rồi tôi không viết vào buổi sáng. Dạo gần đây tôi thức dậy khá muộn. Tôi thường bắt đầu ngày mới với việc đọc. Bởi vậy nên tôi sẽ viết vào buổi trưa sau khi ăn xong hoặc buổi chiều sau khi ngủ dậy.

Tôi đã ép mình phải ngồi yên, và gõ liên tục những hàng chữ trong suốt 30 phút. Gõ xuống tất cả những gì đã xuất hiện trong đầu theo đúng cái cách mà nhiều tác gia đã khuyên chúng ta nên làm như vậy. Đây là cách tìm cảm hứng, một cách ráo riết, chủ động, quyết liệt. Cứ viết tất cả xuống, dù là nhảm nhí cũng hơn là chẳng viết gì. Nó buộc tôi phải duy trì việc viết hằng ngày, cho đến khi viết trở thành một phần của cuộc sống. Không phải một việc bắt buộc phải làm mà là một việc hiển nhiên phải làm. Trước khi làm gì đó lớn lao, ta phải bắt đầu từ những bước cơ bản trước!

Tôi sẽ tiếp tục nâng thử thách này lên thành 40 phút, 50 phút cho đến khi nào đạt được 4 tiếng liên tục như vậy. Đây cũng làm một trong những ứng dụng từ phương pháp làm việc sâu mà tôi đọc được trong cuốn sách Deep Work (tôi nợ bản thân bài review cuốn sách này).

Tôi càng kỳ vọng sẽ dịch chuyển thời gian thức dậy mỗi sáng của tôi thành 6 giờ 45 phút, 6 giờ 30 phút, 6 giờ,… cho đến khi đạt được lúc 5 giờ 30 phút. Tôi từng đạt được thói quen thức dậy lúc 6 giờ mỗi sáng và duy trì nó suốt 2 năm. Tôi nghĩ mình có thể làm được. Bởi thời gian và không gian sáng sớm rất tốt cho việc khai phóng dòng chữ chạy trong đầu tôi mỗi ngày thức dậy.

Viết tự do, không chỉnh sửa, không đọc lại cho đến khi hoàn thành

Tôi đã biết tới điều kỳ diệu từ phương pháp này từ cuốn sách Cứ viết đi! của Grate Solomon. Tới nay tôi vẫn đang áp dụng nó trong các cuốn Ebook của mình. Thả dòng chảy suy nghĩ xuống 10 đầu ngón tay nhịp nhàng trên bàn phím laptop. Chúng thật sự rất kỳ diệu. Chỉ có điều chúng làm tôi lười càng thêm lười phần ra soát chính tả. Thật xấu hổ khi phải thừa nhận rằng, tôi thường xuyên gặp lỗi gõ máy và lỗi chính tả trong bài viết của mình.

Tôi nghĩ đây là một phương pháp mà bất cứ ai cũng nên thử. Nếu bạn lo lắng, hãy thử bắt đầu với những trang nhật ký của chính mình nhé. Tôi tin bạn sẽ có cảm giác giống tôi, cảm nhận những đợt sóng cuộn trào ngay trong lồng ngực. Thấy mình được thả giữa vườn rau xanh với hàng rào là rặng hoa râm bụt khoe màu đỏ chót. Nó thật sự dễ chịu, bình yên và hạnh phúc đấy.

Ngắt kết nối mạng khi viết

Đấy chắc chắn là thông điệp được vũ trụ gửi tin xuống cho tôi. Tôi đã bắt gặp nó trong cuốn Deep Work, khi tìm hiểu về phương pháp làm việc sâu. Một trong những lời khuyên từ các chuyên gia áp dụng phương pháp làm việc sâu đó là tránh xa Internet.

Để trở thành người viết
Ngắt kết nối mạng khi viết

Internet, một thú vui quá nguy hiểm. Chúng mang quá nhiều thông tin, quá nhiều điều níu giữ sự chú ý của chúng ta dành cho nó. Và nó làm hành trình tiến tới làm việc sâu trở nên xa cách.

Và nếu để tạo ra những sản phẩm chất lượng, ta không chỉ ngồi xuống và viết một cách hời hợt. Trên tất cả chúng ta cần tập trung, mang sự chú ý của chúng ta đặt vào đúng hiện thực. Đó là viết.

Tôi đã và đang dần kéo mình ra xa mạng xã hội, internet và những xao nhãng của sự tiện lợi. Tôi quyết định ngắt kết nối mạng khi viết chắc chắn là điều không thể không xảy ra.

Đọc thử một bộ sách trinh thám. Dự định sẽ là bộ Sherlock Holme

Tôi gần như không đọc truyện ngắn, truyện dài, hay tiểu thuyết. Tôi cảm thấy nó có quá nhiều nhân vật nên sợ hãi. Hoặc có thể những gì ngắn gọn, súc tích làm tôi dễ thỏa mãn hơn chẳng hạn.

Dù không biết lý do thật sự làm tôi chưa từng đọc những thể loại như vậy, nhưng có gì đó đang thôi thúc tôi phải thử đọc một thể loại khác lạ trước giờ chưa từng thử. Tôi luôn nghĩ sách tác động rất lớn tới tư duy người đọc. Bởi vậy, một chút khó khăn tôi gặp phải nếu như bắt đầu với thể loại mới này là hoàn toàn dễ hiểu.

Bởi cuộc đời nó ngắn, muốn thử cái gì thì cứ làm ngay thôi. Ai cần quan tâm người khác đang đọc gì? Làm gì? Nghĩ gì? Đó không phải việc của tôi. Việc của tôi làm muốn thử những thứ mình thích.

Đặt một lời nhắc bản thân ở đây, bước đầu tiên là đặt sách đã nhỉ!

Đánh giá chung về cuốn sách “Để trở thành người viết”

Tôi không nghĩ một cuốn sách mỏng nhẹ với gần 200 trang sách, là một câu chuyện ngắn, vài dòng nhận định, đôi lúc chỉ là một câu nói lại mang nhiều giá trị học tập đến như vậy.

Không biết đây có phải cảm xúc chung của tôi ở mỗi cuốn sách không, nhưng tôi dường như có thêm một kho ý tưởng mới cho cuộc sống màu xanh là của chính mình.

Có chút bất ngờ, có chút hào hứng, có chút lơ đãng, có chút bồng bềnh… nhưng chúng đều mang đến ý nghĩ tích cực sống đầu tôi.

Điểm đánh giá: 8/10

Để trở thành người viết
Đánh giá chúng về cuốn sách “Để trở thành người viết”

Cảm ơn hai tác giả Travis Elborough & Helen Gordon đã cất công mang các tác gia thế giới “tề tựu” trong cuốn sách này.

Cảm ơn AZ Việt Nam đã giúp cuốn sách đến gần với hơn với cộng đồng viết lách và đọc sách tại Việt Nam.

Tôi nghĩ giờ là lúc bạn mở app Tiki của mình lên rồi đó!

———————————————– 

Một vài gợi ý khác cho bạn

Bạn chắc chắn sẽ muốn đọc các cuốn sách tuyệt vời khác. Mời bạn đến với chuyên mục: Review sách nhé!

Review sách: Lagom – Biết đủ mới là tự do

Review sách: Cứ viết đi! – Grate Solomon

Review sách: Untamed – Glennon Doyle

Review sách: Trải nghiệm Wow – Zappos

#huongnguyentt

Growing up everyday!


ỦNG HỘ/ DONATE

Bạn thích bài viết này chứ? Hãy để lại bình luận của mình ở bên dưới bài viết nhé!

Nếu bài viết này là hữu ích với bạn thì bạn có thể donate cho tôi một tách cafe hoặc một cuốn sách để động viên tinh thần cho tôi thông qua mục ỦNG HỘ/ DONATE nhé.

Cảm ơn bạn rất nhiều!


CÁC TRANG LIÊN HỆ KHÁC

  1. Website: Phụ Nữ Tự Do (phunutudo.com) – Blog viết về chủ đề quản lý tài chính cá nhân cho phụ nữ.
  2. Podcast: Phụ Nữ Tự Do’s Podcasts – Podcast về chủ đề quản lý tài chính cá nhân cho phụ nữ.
  3. Linkedin: Nguyễn Thị Thu Hương
  4. Youtube: Phụ Nữ Tự Do
  5. Facebook: Hương Nguyễn
  6. Fanpage: Hương Nguyễn Blog

4 COMMENTS

  1. Bộ Sherlock Holmes đã được Tiki giao tôi nay, tôi sẽ dành thời gian đọc đủ 3 bộ và chia sẻ lại review của chính mình với trải nghiệm đọc mới của mình trên Blog sau nhé.

  2. Hôm nay tôi đã đăng bài viết này của mình vào 1 Group đọc sách trên Facebook, tôi nhận đc cả cơn mưa lời khen cho sự tỉ mẫn của bài review. Tôi rất tự hào về điều này. Có nhiều bạn cmt nói sẽ đặt mua cuốn sách sau bài review của tôi. Tôi rất tự hào về điều đó

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here