Review sách: Tuần làm việc 4 giờ

2
723
Review sách: Tuần làm việc 4 giờ

Cuốn sách “Tuần làm việc 4 giờ”

Truyện ngụ ngôn và những kẻ săn tìm vận may

Một thương nhân Mĩ đi nghỉ ở một ngôi làng nhỏ ven biển của Mexico theo lệnh của bác sĩ. Buổi sáng đầu tiên, sau khi bị một cuộc gọi từ văn phòng đánh thức, anh ta không thể ngủ tiếp được và đi dạo dọc bến tàu cho thư thái đầu óc. Một con thuyền nhỏ chỉ có duy nhất một ngư dân vừa cập bến và bên trong thuyền có mấy con cá ngừ vây vàng lớn. Người Mĩ đánh giá rất cao chất lượng cá của Mexico.

Thương nhân người Mĩ hỏi: Anh mất bao lâu để bắt chúng?

“Chỉ một lúc thôi”, anh chàng Mexico trả lời bằng một câu tiếng Anh chuẩn đến bất ngờ.

sau đó, thương nhân người Mĩ hỏi: “Sao anh không ở ngoài biển lâu hơn một chút và bắt nhiều cá hơn?”

“Tôi đã kiếm đủ tiền để nuôi gia đình và cho bạn bè một ít.” – anh chàng Mexico vừa trả lời vừa đổ cá vào giỏ.

“Nhưng… anh làm gì với khoảng thời gian con lại?”

Anh chàng Mexico ngước nhìn lên và cười: “Tôi thức dậy muộn, đi câu cá một lát, chơi với con cái, ngủ trưa với vợ tôi – Julia, đi vào làng mỗi tối để uống rượu và chơi ghi-ta với bạn bè. Tôi có một cuộc sống đầy đủ và bận rộn, anh bạn ạ!”

Lời khuyên từ một thương nhân…

Thương nhân người Mĩ đứng yên và cười: “Tôi là một thạc sĩ quản trị kinh doanh của Trường Đại học Havard, và tôi có thể giúp anh. Anh nên dành nhiều thời gian hơn để câu cá, và mua chiếc thuyền lớn hơn với số tiền kiếm được. Sau đó, anh sẽ nhanh chóng mua thêm được vài chiếc thuyền nữa với những mẻ lưới lớn hơn. Cuối cùng, anh có cả một đội thuyền đánh cá.”

“Thay vì bán cho người trung gian, anh có thể bán trực tiếp cho khách hàng và sau này, anh sẽ mở được nhà máy sản xuất đồ hộp của riêng mình. Anh có thể quản lý toàn bộ sản phẩm, quá trình chế biến và phân phối. Đương nhiên, anh sẽ phải rời khỏi ngôi làng nhỏ bé này để chuyển tới thành phố Mexico, sau đó là Los Angeles và cuối cùng là New York. Ở đó, doanh nghiệp của anh có thể hoạt động tốt nhất.”

Anh ngư dân Mexico hỏi: “Nhưng tất cả những việc đó mất bao lâu?”

“15 đến 20 năm. Tối đa là 25 năm.”

“Sau đó thì sao hả anh bạn?”

Thương nhân người Mĩ cười và trả lời: “đó là quãng thời gian đẹp nhất. Khi có cơ hội ảnh có thể phát hành cổ phiếu ra công chúng và trở nên giàu có. Anh sẽ có hàng triệu đôla.”

“Hàng triệu ư? Sau đó thì sao?”

“Sau đó anh có thể nghỉ hưu và chuyển tới một ngôi làng nhỏ ven biển. Ở đó anh có thể dậy muộn, đi câu cá, chơi với con cái, ngủ trưa cùng vợ, đi dạo trong làng mỗi tối để uống rượu và chơi ghi – ta với bạn bè…”

Bạn thấy được điều gì qua câu chuyện ngụ ngôn trên?

Không biết bạn có thấy điều giống tôi đang thấy ở đó không? Nhưng tôi thật sự tin rằng hình dung về cuộc sống trong mơ của thương nhân người Mĩ và anh chàng ngư dân kia là hoàn toàn khác nhau. Họ không có chung hướng nhìn về mục đích của cuộc sống ý nghĩa.

Người thương nhân cho rằng giàu có mới là cái đích để sống và làm việc. Nhưng chàng ngư dân thì luôn thấy cuộc sống vừa lao động, vừa tận hướng của anh ta mới đủ đầy và bận rộn biết chừng nào.

Tôi vẫn luôn cho rằng, mỗi một người đều có góc nhìn và cảm giác khác nhau về cuộc sống. Mỗi một người cũng sẽ có định nghĩa riêng về từ “ý nghĩa cuộc sống” và từ “hạnh phúc” của riêng mình.

Dù cho bạn hay tôi là chuyên gia của bất cứ lĩnh vực nào, thì bất cứ lời khuyên nào chúng ta đưa ra đều mang ý nghĩa tham khảo. Chúng ta không thể thay ai quyết định hoặc sống thay cho cuộc đời của họ.

Một điều khác nữa...

Một câu hỏi đặt ra: Liệu rằng chúng ta có nên dành hơn 3/4 cuộc đời để lao động, sau đó nghỉ hưu và tận hưởng cuộc sống ở 1/4 khoảng đời con lại?

Cũng như điều tôi chia sẻ ở trên, sẽ luôn không có một câu trả lời chính xác cho những câu hỏi như thế này. Bởi mỗi một góc nhìn của mỗi người khác nhau sẽ có cái lý riêng của họ.

Nhưng nếu đâu đó, có một câu gợi ý mang tính lựa chọn, giống như là: Thay vì dùng 1/4 phần thời gian cuối đời để nghỉ hưu, bạn có thể chọn những quãng nghĩ hưu ngắn được chia đều trong cuộc đời mình. Tận hưởng nó, trải nghiệm nó và khám phá nó.

Bạn có sẵn lòng tìm hiểu về điều này không?

Nếu câu trả lời là có, tôi nghĩ chúng ta sẽ bàn sâu hơn về điều mà Timothy Ferriss chia sẻ trong cuốn sách Tuần làm việc 4 giờ này nhé.

Review sách: Tuần làm việc 4 giờ
Bạn thấy được điều gì qua câu chuyện ngụ ngôn trên?

Bài học áp dụng cuộc sống tôi học từ cuốn sách Tuần làm việc 4 giờ

Không phải tự nhiên mà cuốn sách này được xuất bản tại 30 nước chỉ sau 1 năm phát hành. Cuốn sách liên tục giữ thứ hạng cao trong danh sách bán sách bán chạy tại New York Times Bestseller, Wall Street Journal Bestseller, BusinuessWeek Bestseller.

Cảnh báo: Đừng đọc cuốn sách này trừ khi bạn muốn thoát khỏi chế độ làm việc từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều.

Cuốn sách này sẽ giúp bạn Thiết kế nối sống kiểu New Rich:

  • Thay đổi mức thu nhập từ 40.000 USD/năm và làm việc 80 giờ/ tuần thành 40.000 USD/ tháng và làm việc 4 giờ/ tuần
  • Di du lịch vòng quanh thế giới mà không bỏ quên công việc của mình
  • Giảm 50% khối lượng công việc trong vòng 48 giờ bằng cách sử dụng nguyên lý 80/20
  • Sử dụng những trợ lý ảo với chi phí 5 USD/ giờ và có thời gian rảnh để làm tất cả những gì bạn muốn
  • Xây dựng sự nghiệp lâu dài bằng cách thường xuyên tạo ra những thời điểm “nghỉ hưu ngắn hạn” cho riêng mình

Những gạch đầu dòng ở trên có làm bạn thấy hào hứng không?

Chúng chắc chắn là một trong số lý mà tôi quyết định đặt mua cuốn sách này nếu tôi biết về chúng sớm hơn. Điều mà lẽ ra tôi phải làm cách đây khoảng 3 năm về trước. Khi lần đầu tiên nghe tới cuốn tên cuốn sách này, tôi đã nghĩ rằng có vẻ đây là một tựa sách rất giật gân theo kiểu tiêu đề báo của kênh 14. Tôi đã thật hối hận khi không biết đến những gạch đầu dòng ở trên tại khi đó.

Tôi đặt mua cuốn sách này khi vô tình bắt gặp tên cuốn sách trong cuốn Deep Work (tôi vẫn nợ bản thân mình bài review cuốn sách tuyệt vời ấy). Tôi nghĩ đây chắc chắn là tin nhắn từ “thần linh mách bảo” để tôi mua và đọc cuốn sách này.

Và dưới đây là những điều tôi học được thông qua cuốn sách “Tuần làm việc 4 giờ” – Timothy Ferriss.

Bài học số 1: Nguyên tắc 80/20

Tôi vẫn thường kể với bạn về sự khó tập trung của tôi đối với bất cứ hoạt động nào trong cuộc sống cũng như công việc. Tôi khó đạt được “dòng chảy” khi thực hiện rất nhiều hoạt động trong cuộc sống. Từ viết lách, đọc sách, học tập, xem phim… Tôi luôn dễ dàng bị xao nhãng và đa nhiệm trong nhiều hoàn cảnh khác nhau.

Tôi rất phiền não về điều này.

Tôi thử áp dụng rất nhiều cách để giúp mình tập trung hơn trong cuộc sống. Ví dụ như đặt đồng hồ đếm ngược, thiền, ngắt Internet… Tuy với rất nhiều nỗ lực những dường như kết quả không đủ làm tôi hài lòng. Cho dù tôi vẫn nên biết ơn vì ít ra những gì tôi đã thử cũng có một vài tác dụng tức thì trong nhiều thời điểm.

Bắt bệnh của chính mình…

Tôi bắt được bệnh của mình trong thông qua những gì Timothy Ferriss chia sẻ qua cuốn sách này. Tôi đã qua tham lam với to do list của mình.

Anh ta đã hỏi tôi rằng:

  • Đâu là 20% dẫn tới 80% vấn đề rắc rối và bất hạnh của tôi?
  • Đâu là 20% đem lại 80% thu nhập và hành phúc cho tôi?

Tôi đã rất nghiêm túc trả lời hai câu hỏi này, sau khi được Timothy Ferriss phân tích và chia sẻ về Quy luật Pareto (nguyên lý 80/20).

Quy luật Pareto có thể tổng kết lại như sau: 80% sản lượng đầu ra là kết quả của 20% đầu vào. Quy luật này có thể được diễn đạt theo nhiều cách khác, tùy thuộc từng tình huống, như:

  • 80% kết quả bắt nguồn từ 20% nguyên nhân
  • 80% thành quả xuất phát từ 20% nỗ lực và thời gian
  • 80% lợi nhuận của công ty được đem lại từ 20% sản phẩm và khách hàng
  • 80% lợi tức của cả thị trường chứng khoản thu được 20% các nhà đầu tư và 20% của một danh mục đầu tư.

Mặc dù, không phải lần đầu tiên tôi nghe và biết đến nguyên lý 80/20 này. Nhưng đây là lần đầu tiên, tôi nghiêm túc nghiệm lại nguyên lý này đang diễn ra thật sự trong cuộc sống của tôi như thế nào.

Review sách: Tuần làm việc 4 giờ
Bài học áp dụng cuộc sống tôi học từ cuốn sách Tuần làm việc 4 giờ

Tôi quyết định nhận lời khuyên của Timothy Ferriss.

Hãy chỉ đặt 2 nhiệm vụ mục tiêu trong ngày là những gì tôi nhận được. Hãy chỉ suy nghĩ, tập trung và dồn toàn bộ nguồn lực, thời gian cho tối đa 2 mục tiêu. Đừng tham lam.

Tôi được thuyết phục bởi hàng loạt những dẫn chứng thực tế mà Timothy Ferriss đưa ra trong cuốn sách.

Tôi áp dụng 2 nhiệm vụ mỗi ngày ngay lập tức sau khi tôi nhận được lời khuyên này. Tôi chưa có đủ dữ liệu để nói rằng lời khuyên của anh ấy có hiệu quả, nhưng có một niềm tin rất lớn về nguyên lý 80/20 này. Tôi sẽ kiên trì bài học này trong nhiều ngày, có thể là trong một đến hai tháng trước khi đưa ra bất cứ kết luận nào chính thức.

Tôi kỳ vọng một kết quả sáng sủa. Và tôi sẽ công bố kết quả đó ngay sau khi chúng xuất hiện.

Chúng ta cùng chờ xem!

Bài học số 2: Chi phí cơ hội sẽ giúp ra quyết định nhanh hơn

Trong khi tôi đọc cuốn sách này, tôi vẫn luôn nghĩ về một dự án mà tôi quyết định khởi động cách đây không lâu. 

Đó là dự án tôi đã ra quyết định trong khi đọc cuốn sách “The power of Wow – Trải nghiệm Wow” cách đây 2 tuần.

Điều tôi nghĩ ngợi không phải là sự lo lắng, mà tôi muốn kiểm nghiệm điều Timothy Ferriss dẫn chứng trong cuốn sách này. Anh ấy đã đưa ra một phân tích khi quyết định đầu từ cho trợ lý ảo. Họ sẽ giúp anh ta thực hiện những công việc phiền toái, không quan trọng nhưng chiếm nhiều thời gian. Nó có thể là  kiểm tra và đọc email, làm một PowerPoint trình bày báo cáo tài chính, sắp xếp vài cuộc hẹn với những người nổi tiếng… Tất nhiên những điều này có thể sẽ xâm lấn vào thời gian anh ta thực hiện 2 nhiệm vụ mục tiêu quan trọng trong một ngày, tức là 20% đầu vào để nhận 80% kết quả.

Tôi cũng từng được Cal Newport chia sẻ về góc nhìn với chi phí cơ hội trong cuốn Deep Work. Khi đó, anh ta đã phân tích về những điều tôi sẽ mất đi so với những gì tôi nhận được khi tiếp tục để cho Mạng xã hội và Internet làm phiền đến thời gian làm việc sâu của mình.

Chi phí cơ hội chính là bài toàn cân nhắc giữa những gì bạn tiết kiệm và những gì bạn mất đi khi thực hiện tiết kiệm đó.

Ví dụ bạn dành 5 đô mỗi giờ cho trợ lý ảo để thực hiện những cuộc gọi khảo sát, hãy trả lời những email không yêu cầu đến chuyên môn cá biệt của bạn. Vậy thì điều bạn có được sẽ là thời gian làm việc sâu, viết một bài phân tích cho báo New York Times hoặc đang tận hưởng thời gian thư giãn, tái tạo sức lao động để sau đó bạn sẽ tạo ra những sản phẩm đáng giá hơn cả trăm lần 5 đô mà bạn cần tiêu tốn.

Khi tôi đặt bút xuống, viết toàn bộ những ĐƯỢC – MẤT của mình khi không khởi động và thực hiện dự án đó. Tôi phát hiện ra danh sách những điều tôi mất đi chẳng đáng là gì nếu tôi thành công dự án đó.

Tất nhiên, tôi không chắn chắn rằng dự án sẽ thành công theo đúng những gì tôi dự tính. Nhưng như Samuel Beckett nói trong cuốn Để trở thành người viết, rằng:

  • Đã cố gắng. Gặp thất bại. Không sao. Hãy thử lại. Thất bại thêm lần nữa. Nhưng là thất bại theo hướng tốt lên” 

Sau tất cả, tôi càng tự tin về quyết định của bản thân mình với dự án đó. Mặc dù, như bạn biết đó, đây là một dự án có thể nói là “được ăn cả ngã là về không”. 

Nhưng tôi biết tôi sẽ hối hận vô cùng nếu không cho mình cơ hội thử và thành công hoặc tệ một chút là thất bại. Ít nhất thì tôi đã hành động. Đây mới thật sự là điều tôi quan tâm.

Bài học số 3: Lời đáp cho băn khoăn, đâu là nơi tôi thuộc về?

Nghe câu này, có thể bạn nghĩ tôi là một kẻ thích lang thang. Tôi thật sự sẽ không phiền khi bạn có ý nghĩ như vậy. Bởi nó là một phần trong những gì tôi sẽ nói sau đây.

Tôi luôn muốn sống ở Sài Gòn. Đôi lúc tôi lại nghĩ mình sẽ sống thử ở Pháp, trở thành một nhân viên văn phòng ở Pháp và tận hưởng những cuối tuần lãng mạn ở một bờ biển nào đó gần Paris. Những điều xinh đẹp ở Pháp hiện lên và ám ảnh quanh tôi trong những trang sách tôi đọc, bộ phim tôi xem và cả những câu chuyện mà tôi nghe kể.

Nhưng nó cũng không giữ được chân tôi lâu, khi tôi cũng muốn sống một lần ở Thụy Điển, nơi sinh ra lối sống Lagom đầy cảm hứng. Hay tôi cũng muốn một lần được đến Cuba và tham gia trở thành một khán giả bên đường đua tốc độ giống như những cảnh phim Fast & Furious từng tái hiện. Tôi cũng muốn mặc sườn xám và đi lại dưới đường phổ của Thượng Hải – Trung Quốc. Tôi cũng muốn có một căn chung cư tại Bắc Kinh, và thử đón giao thừa nơi xa xôi, lạ lẫm ấy.

Tôi có rất nhiều giấc mơ về nhưng ngôi nhà, nghĩ ngày tháng sinh sống như một cư dân địa phương ở rất nhiều nơi trên thế giới. Nhưng suy nghĩ đôi lúc làm tôi hoang mang giống như mình là một con người thật ảo tưởng. 

Thật may, tôi bắt gặp những chuyến đi của Timothy Ferriss qua cuốn sách này.

Anh ấy đã chứng minh cho tôi thấy, nhưng mong ước của tôi hoàn toàn chính đáng và cơ hội thực hiện nó cũng vô cùng khả thi. Tôi đã rất vui mừng khi phát hiện ra điều đó.

Cùng nhìn bảng thành tích của anh ấy nhé.

  • Vận động viên đấm bốc tự do, đã từng chiến thắng bốn giải vô đích thể giới
  • Người Mĩ đầu tiên trong lịch sử được ghi vào kỷ lục Guinness về tango
  • Được mời làm Giảng viên môn kinh doanh trường Đại học Princeton
  • Nhà ngôn ngữ học ứng dụng tiếng Nhật, tiếng Trung Quốc, tiếng Đức và tiếng Tây Ban Nha
  • Nhà nghiên cứu chỉ số glycemic
  • Vô địch giải tán thủ Trung Quốc
  • Vũ công nhảy break-dance của MTV Đài Loan
  • Cố vấn môn điền kinh cho hơn 30 người đang giữ kỷ lục thế giới
  • Diễn viên trong các phim truyền hình ăn khách ở Trung Quốc và Hồng Kông
  • Phát thanh viên truyền hình ở Thái Lan và Trung Quốc
  • Nhà hoạt động và nghiên cứu tị nạn chính trị
  • Thợ lăn săn cá mập
  • Tay đua mô tô.

Timothy Ferriss khi đó mới chỉ 30 tuổi.

Anh đã tới hơn 13 quốc gia với 23 thành phố khác nhau trong chưa đầy 10 năm, trong khi công ty của anh vẫn được vận hành và mọi thứ vấn ổn khi anh ấy không trả lời điện thoại liên tục trong 2 tuần.

Quay là câu hỏi: Đâu là nơi tôi thuộc về?

Tôi nghĩ nó sẽ không còn là một địa điểm nào đó, nó thuộc về khái niệm thời gian và ý nghĩa cuộc sống mà tôi theo đuổi. 

Và giống như một từ Timothy thường dùng đó là những kỳ nghĩ hưu ngắn hạn. Tôi sẽ làm việc và thực hiện những kỳ nghỉ hưu ngắn hạn của mình, phần bố đều trong toàn bộ cuộc đời mình. Nó sẽ không bị dồn ứ một cách “chèn ép” phía cuối cuộc đời già yếu của tôi.

Điều đó đồng nghĩa với việc tôi cần HÀNH ĐỘNG để thực hiện giấc mơ của mình. Và cuốn sách đã cho tôi một vài ý tưởng. Một vài ý tưởng mà tôi nghĩ tôi sẽ áp dụng nó vào trong chính dự án sắp tới của mình.

Cảm ơn cuốn sách đã tới kịp lúc!

Đánh giá chung cuốn sách “Tuần làm việc 4 giờ” – Timothy Ferriss

Một cuốn sách giải quyết được 3 câu hỏi rất lớn: What – Why – How cho cái tựa khá giật gân “Tuần làm việc 4 giờ”

Review sách: tuần làm việc 4 giờ
Đánh giá chung cuốn sách “Tuần làm việc 4 giờ” – Timothy Ferriss

Thay vì phải làm việc cật lực lúc còn trai trẻ để hy vọng được hưởng một khoản tiền lớn khi nghỉ hưu. Timothy Ferriss sẽ giúp bạn bước vào thế giới New Rich thông qua cuốn sách này bằng cách:

  • Hiểu rõ chênh lệch giữa thu thập tuyệt đối và thu nhập tương đối
  • Để ông chủ đánh giá bạn dựa vào năng lực chứ không phải mức độ chuyên cần
  • Cách trau đồi khả năng xử lý và tạo thời gian cho mình với chế độ hạn chế thông tin
  • Tìm hiểu những bí kíp của các CEO quản lý di động
  • Thuê nhà miễn phí ở khắp nói trên thế giới và mua vé máy bay giảm giá 80%
  • Lấp chỗ trống và tạo ra cuộc sống ý nghĩa sau khi thoát khỏi công việc

BẠN CÓ THỂ LÀM TẤT CẢ NHỮNG ĐIỀU ĐÓ!

Điểm đánh giá: 9,5/10

Cảm ơn Thái Hà Books đã đồng hành cùng cuốn sách này với độc giả Việt Nam

Link mua sách tại đây.

—————————————- 

Một vài gợi ý khác cho bạn

Bạn chắc chắn sẽ muốn đọc các cuốn sách tuyệt vời khác. Mời bạn đến với chuyên mục: Review sách nhé!

Review sách: Untamed – Glennon Doyle

Review sách: Giết con chim nhại

Review sách: Flow – Dòng chảy

Đừng quên rằng…!

Hương đã thiết kế một khóa học đặc biệt dành cho những ai mong muốn:

  • Thoát khỏi rắc rối tài chính đang mắc phải
  • Giải phóng bản thân khỏi con nghiện mua sắm
  • Xây dựng quỹ dự phòng cho bản thân 6 – 12 tháng

Thì khóa học: 30 NGÀY THAY ĐỔI – TẠO LẬP THÓI QUEN CHI TIÊU TÍCH CỰC SAU 30 NGÀY là khóa học dành cho bạn.

Tìm hiểm thêm về khóa học tại đây!

Hương Nguyễn – Phụ Nữ Tự Do.


Nếu bạn thấy nội dung này là có giá trị, hãy mời Hương một cốc cafe nhé!

Hoặc,

Số tài khoản: 19037057180015 Chủ tài khoản: Nguyễn Thị Thu Hương Ngân hàng Techcombank chi nhánh Tân Bình.



CÁC TRANG LIÊN HỆ KHÁC

  1. Website: Phụ Nữ Tự Do – Blog viết về chủ đề quản lý tài chính cá nhân cho phụ nữ.
  2. Linkedin: Nguyễn Thị Thu Hương
  3. Facebook: Hương Nguyễn
  4. Fanpage: Hương Nguyễn Blog

2 COMMENTS

  1. Hôm nay tôi đã tự nhắc nhở bản thân mình cần tập trung tối đa cho 2 mục tiêu thôi, điều mà tôi định làm đó là ôm đồm thêm những mục tiêu mới theo kiểu làm đc tới đâu hay tới đó, Nhưng tôi chợt nhớ ra tôi muốn xem kết quả hơn và quá trình. Và tôi biết khi tôi tập trung năng lượng và tinh thần đủ nhiều cho nó thì hiệu quả có thể tăng gấp đôi gấp ba thay vì dành lượng thời gian quá dài mà chẳng có chút chuyển biến gì

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here