Làm sao để viết một bài review sách?

1
865
Làm sao để viết một bài review sách?

Làm sao để viết một bài review sách, hả chị?

Câu hỏi này tôi nhận được từ một cô bé tương tác với tôi qua facebook. Cô bé đọc các bài review của tôi trong một nhóm chia sẻ về sách và đã nhắn tin hỏi tôi.

Khi nhận được câu hỏi này, tôi quả thực có chút khự lại vài giây. Không phải bởi đây là một câu hỏi khó với tôi, mà bởi tôi tự hỏi điều gì làm cô bé ấy nhắn tin cho tôi. Đây có được tính rằng bài viết của tôi có sức ảnh hưởng với cô bé hay không?

Vì sao tôi quyết định review mỗi cuốn sách mình đọc?

Trước đây, khi mới đọc sách, thể loại tôi thường xuyên đọc nhất là sách self-help. Sách self-help khá dễ đọc, ý nghĩa và thông điệp thường được truyền tải thông qua các câu chuyện. Mà câu chuyện thì luôn dễ đi vào lòng người. Bởi vậy, tác giả nào kể chuyện càng hay càng lôi cuốn thì thông điệp càng dễ chạm. Bởi tính dễ chạm, dễ đọc ấy mà sách self-help thực sự rất dễ được lòng bạn đọc trẻ, đặc biệt là những bạn mới bắt đầu đọc sách giống như tôi khi ấy.

Chỉ có điều, sách self-help dù có dễ đọc, dễ chạm như thế nhưng nó cũng chỉ sục sôi trong tâm trí tôi chỉ trong vài tuần, không đúng hơn là trong vài ngày sau khi đọc. Sau đó, nó cũng dễ trôi đi cùng thời gian như cách nó đến vậy đó. Tôi bỗng chẳng còn nhớ những câu chuyện lôi cuốn kia, không còn văng vẳng những lời tuyên bố, cổ vũ hùng hồn đầy cảm hứng nữa. Thứ còn lại là một làn sương mờ mờ, lúc ẩn lúc hiện. Tôi đã nghĩ rằng, có phải trí nhớ của tôi đã giảm sút nặng nề hay không? Bởi tôi từng làm một đứa trẻ chỉ trong 2 ngày học thuộc toàn bộ bảng tuần hoàn hóa học bao gồm hóa trị, khối lượng nguyên tử, chu kỳ, nhóm. Đó không phải những thông tin dễ nhớ chút nào cả. 

Làm sao để viết một bài review sách?
Vì sao tôi quyết định review mỗi cuốn sách mình đọc?

Như một phản xạ có điều kiện, cái gì không biết thì tra google. Tôi tìm kiếm những bài viết theo từ khóa kiểu như là “đọc sách để nhớ lâu” hoặc đại loại một cụm từ có ý nghĩa tương tự. Ai mà nhớ được khi đó tôi đã tra chính xác như thế nào?

Đúng là sự thần kỳ của google không làm bất kỳ ai thất vọng. Có cả trăm ngàn bài viết liên quan được hiện ra. Nhưng với một người có bản tính thiếu kiên nhẫn như tôi, tôi cá là khi ấy tôi chỉ đọc lượt qua khoảng 2 đến 3 bài viết mà thôi. Thực ra tôi đã đọc lượt hay đọc kỹ bao nhiêu bài cũng chẳng quan trọng. Quan trọng là tôi tìm thấy một đáp án cho mình. Đó là viết lại review mỗi cuốn sách sau khi đọc.

Tôi viết gì trong mỗi bài review sách?

Tiếp theo thì sao? Bạn đoán đúng rồi đó! Tôi tìm kiếm từ khóa viết review sách như thế nào? Nhưng có thể những người hướng dẫn “quá có tâm” nên bài viết của họ dài dòng, phân tích quá sâu rộng so với một tâm hồn bé bỏng như tôi. Nó hoàn toàn không phải những điều tôi tìm kiếm.

Nếu là những điều không thể học hỏi từ người khác. Vậy thì chúng ta đành phải thử nghiệm theo những gì mình nghĩ trong đầu. Ai mà biết có hiệu quả không khi mà chưa thử chứ? Phải không nào?

Tôi bắt đầu viết lại những gì còn sót lại khi đọc xong một cuốn sách nào đó lên facebook, để ở chế độ riêng tư. Thú thật lúc đó tôi cũng ngại để công khai, bởi thật sự tôi cũng không chắc là về những gì mình viết, ý tôi là nó thật sự ngắn ngủi đến đáng thương. Tôi tự tạo cho mình một album riêng, để chế độ riêng tư. Sau khi đọc mỗi cuốn sách tôi sẽ viết lại vài dòng để ghi chú lại. Có những cuốn đọc xong tôi không biết làm sao để mô tả cảm nhận của mình về cuốn sách đó, thì tôi sẽ trích những đoạn sách tâm đắc và ghi dấu lại.

Làm sao để viết một bài review sách?
Tôi viết gì trong mỗi bài review sách?

Ngoài việc tạo một album riêng tư trên FB, tôi còn thường xuyên chụp lại những đoạn sách hay “nức lòng” đăng lên facebook cho mọi người cũng đọc. Tôi chợt phát hiện ra có rất nhiều người quan tâm đến những đoạn sách đó. Họ sẽ bình luận hoặc nhắn tin hỏi tôi về tên cuốn sách. Từ đó, tự nhiên tôi lại nghĩ đến việc sẽ chia sẻ cảm nhận của mình cho một người bạn nào đó mà mình tin họ sẽ quan tâm tới cuốn sách này. Đôi lúc có người hỏi tôi, cuốn sách này có gì mà tôi khen nó hay đến vậy. Tôi đã nói với họ những gì tôi đã làm thử theo cuốn sách, hoặc một điều gì đó trong cuốn sách đã thay đổi cuộc sống hoặc hành động của tôi.

Một lần nữa, tôi phát hiện ra, à review sách cũng có thể đề cập đến tính vận dụng của một cuốn sách. Sau vài năm cố gắng rèn luyện bản thân đọc sách mỗi năm nhiều hơn một chút, chất lượng hơn một chút. Tôi đã có cho mình cách review một cuốn sách theo cách của riêng mình.

Hầu hết những bài review tôi đọc được trên các website review khác, đều đó một điểm chung đó là cảm nhận và tóm tắt về cuốn sách nào đó. Thế nhưng đó thật sự không phải điều tôi quan tâm nhất khi đọc sách, cũng không phải điều mà tôi muốn nói nhỏ vào tai của những người bạn của mình. 

Tôi muốn mỗi lần viết review một cuốn sách nào đó, thì cũng là lúc tôi đang kể cho một người bạn thân thiết của tôi về nó. Không phải lời khen có cánh, không phải câu từ hoa lệ. Chỉ đơn giản giống như: “ê mày, cuốn sách này hay vãi luôn, tao vừa nảy một ý tưởng về bộ đồ mặc đi đám cưới người yêu cũ vào tuần tới.” 

5 bài học từ Những điều tôi tự dặn chính mình
Tôi viết gì trong mỗi bài review sách?

Tôi muốn kể cho mọi người câu chuyện của tôi khi đọc cuộn sách này, những điều tôi học được từ cuốn sách ấy, những ý tưởng chợt lóe qua đầu tôi khi đọc cuốn sách này, những lý giải về một hành động ngu ngốc nào đó của mình trong quá khứ mà tôi chưa kịp rút kinh nghiệm… Những thứ đại loại như vậy đó, những điều mà tôi có thể lấy và đưa chúng bước vào cuộc sống của mình.

Đây chính là cách tôi sẽ viết một bài review sách. Luôn là một chút cảm nhận ngắn gọn, gọi là gia vị của bài viết thôi. Còn nguyên liệu chính trong bài review sách của tôi vẫn luôn là những bài học, trải nghiệm, ý tưởng… cá nhân mà tôi có được.

Tôi nghĩ đó cũng chính là lý do mà tôi đến với sách, tìm kiếm một vài ý tưởng, một bài học và áp dụng vào cuộc sống của mình. Khiến cho bản thân vui vẻ và hạnh phúc. Chúng ta đọc sách đâu phải để đếm số lượng đâu phải không? Chúng ta đọc sách để sưởi ấm tâm hồn, nâng cao chất lượng cuộc sống, là nơi nương tựa trong những lúc cô đơn hoặc có thể là tìm kiếm một người thầy lên tiếng những không tạo âm thanh vật lý.

Dù bất cứ lý do gì thì tôi vẫn luôn cho rằng đọc sách có nhiều hữu ích hơn một thứ giải trí đơn thuần. Đọc sách không chỉ là giải trí…

Như bạn thấy đấy, tôi đang thực hiện bài tập luyện viết đối tượng mỗi ngày sau khi đọc cuốn sách Cứ viết đi! – Tác giả Grate Solomon.

Bạn có muốn tham gia bài tập này cùng tôi không? Nếu muốn trước tiên hãy đọc cuốn sách Cứ viết đi! trước đã nhé.

—————————- 

Một vài gợi ý khác cho bạn

Bạn chắc chắn sẽ muốn đọc các cuốn sách tuyệt vời khác. Mời bạn đến với chuyên mục: Review sách hoặc Sách và cuộc sống nhé!

Xem thêm: Review sách kiên trì hay từ bỏ

Xem thêm: Review sách – Hoàn thành

#huongnguyentt

Growing up everyday!


ỦNG HỘ/ DONATE

Like Fanpage Hương Nguyễn Blog hoặc Follow Facebook cá nhân (Lê Thị Nhật Linh) để nhận thông tin mới nhất từ Hương Nguyễn Blog.

Bạn thích bài viết này? Hãy để lại comment để giúp mình có thêm động lực. Ngoài ra, bạn cũng có thể ủng hộ mình bằng cách đọc các bài viết khác trên Hương Nguyễn Blog nhé!

Thank you!

1 COMMENT

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here