Bí quyết rèn luyện thói quen nhẹ nhàng và hiệu quả

Bí quyết rèn luyện thói quen nhẹ nhàng và hiệu quả - Cách để biến thói quen trở nên khó cưỡng và hấp dẫn hơn.

0
328
Bí quyết rèn luyện thói quen nhẹ nhàng và hiệu quả
Bí quyết rèn luyện thói quen nhẹ nhàng và hiệu quả

Bí quyết rèn luyện thói quen nhẹ nhàng và hiệu quả!

Điều gì tạo nên một thiên tài?

“Thiên tài không tự nhiên sinh ra mà do giáo dục và rèn luyện” – Laszlo Polgar.

Mình hoàn toàn ĐỒNG Ý với quan điểm trên.

Steve Jobs – Thiên tài thay đổi giới công nghệ

Lấy Steve Jobs là ví dụ. Ai cũng phải khẳng định Steve Jobs là một thiên tài nhưng ít người biết rằng đằng sau “vinh quang” ấy ông đã có một hành trình rất dài rèn luyện bản thân.
Từ thời trung học, ông đã đến công ty Hewlett-Packard để làm việc với vai trò là nhân viên thời vụ mùa hè. Jobs tốt nghiệp trung học và ghi danh học tại Reed College, một trong số 10 trường cao đẳng hàng đầu của Hoa Kỳ. Mặc dù Steve Jobs bỏ học sau chỉ một học kì bán niên vì học phí đại học tư quá cao, ông vẫn tiếp tục dự thính các lớp học tại Reed trong khi phải ngủ dưới sàn nhà của những người bạn, đổi lon nước ngọt để lấy tiền ăn và nhận các suất ăn miễn phí mỗi tuần tại đền Hare Krishna.

Năm 21 tuổi, Jobs và người bạn của mình – Wozniak 26 tuổi, sáng lập công ty Apple Computer trong ga-ra nhà Jobs. .Sản phẩm đầu tiên của họ là máy tính cá nhân Apple I. Năm 1977 Apple tung ra sản phẩm tiếp theo, Apple II, một thành quả to lớn đã làm nên tiếng vang cho một công ty còn non trẻ Apple. Năm 1980 Jobs và Wozniak trở thành triệu phú. Họ đã phát triển công ty chỉ 2 người thành một công ty tầm cỡ quốc tế với cả ngàn nhân viên khắp toàn cầu.

Trước khi trở thành một người có ảnh hưởng trong ngành công nghiệp máy tính thì Jobs đã có một “tuổi thơ” đầy nỗ lực bằng sự chăm chỉ và “điên cuồng” của mình.

Rõ ràng, cái danh thiên tài kia được cài lên ngực Jobs nhờ sự rèn luyện và nỗ lực của chính ông.

Đọc thêm: Tiểu sử Steve Jobs

Gia đình kỳ thủ cờ vua

Một ví dụ khác được tác giả James Clear trích dẫn trong cuốn ATOMIC HABIT mà khiến mình cực kỳ kinh ngạc – Những đứa con của Laszlo Polgar và Klara: Susan, Sofia, Judit.

Ba đứa trẻ được nuôi dạy theo một kế hoạch do chính Laszlo tạo ra để khiến chúng trở thành thần đồng cờ vua. Cả 3 đứa trẻ đều được nuôi dạy tại nhà, trong ngôi nhà chưa đầy sách cờ và hình ảnh các kỳ thủ cờ vua nổi tiếng. Cuộc sống của cả 3 chị em hoàn toàn xoay quanh việc chơi cờ.

  • Susan, cô con gái lớn nhất, 4 tuổi bắt đầu chơi cờ. Chỉ trong 6 tháng, cô bé đã có thể đấu thắng người lớn.
  • Sofia, cô con gái giữa, còn thể hiện tốt hơn, 14 tuổi đã vô địch thế giới và trở thành kiện tướng cơ vua chỉ vài năm sau.
  • Judit, cô con gái út, xuất sắc hơn cả. Vào tuổi lên 5 đã có thể đánh thắng bố mình, 12 tuổi là kỳ thủ trẻ nhất nằm trong danh sách 100 kỳ thủ cơ vua hàng đầu thế giới. Trong suốt 27 năm, cô luôn là nữ kỳ thủ mạnh nhất thế giới.

Điều đáng nói ở đây là 3 chị em đều mô tả thời thơ ấy của mình là khoảnh khắc vui vẻ và thú vị hơn là tàn khốc.

Ví dụ trên cũng cho thấy một điểm rất thú vị: Gia đình và những người xung quanh (môi trường) đóng vai trò rất quan trọng trong việc định hình thói quen.

Vai trò của cộng đồng xung quanh việc định hình thói quen

Chúng ta thường không lựa chọn các thói quen khởi thủy của mình, chúng ta thường hay bắt chước thói quen trong cộng đồng.

Hay nói cách khác, tiêu chuẩn xã hội là các quy tắc “vô hình” dấn hướng hành vi của chúng ta mỗi ngày.

Giống như là:

  • Phụ nữ 30 tuổi chưa chồng được coi là gái ế, do vậy ta dễ bị thôi thúc, thao túng rằng 25 – 27 là độ tuổi thích hợp để lấy kết hôn sinh con.
  • Con gái phải biết nấu ăn và làm việc nhà, nếu ta làm không được điều đó, họ sẽ coi ta như một cá thể nào đó đáng chê cười.
  • Phụ nữ phải dịu dàng, kín đáo… Nếu ta lỡ có cá tính mạnh thì rất dễ rơi vào vòng “chỉ chỏ” của bà cô “hàng xóm” quanh nhà.

Đâu là nguồn gốc của những quan niệm trên, chính là bản tính BẦY ĐÀN trong xã hội loại người của chúng ta. Chúng ta thường có xu hướng tìm kiếm sự an toàn thông qua việc tìm đến một nơi để thuộc về.

Chính vì lẽ đó, ta càng dễ bị ảnh hưởng bởi “cộng đồng” sinh sống của mình.

  • Nếu bạn lớn lên trong 1 gia đình làm nghệ thuật, bạn nhiều khả năng sẽ có xu hướng chọn trở thành một nghệ sĩ khi lớn lên.
  • Nếu bạn làm việc trong môi trường mà ở đó mọi người rất đầu tư cho trang phục đắt tiền, thì bạn thường sẽ rất chú tâm tới quần áo, ngoại hình, trang sức phụ kiện của bản thân.
  • Nếu nhóm bạn của bạn đang sử dụng câu cửa miệng nào đó, bạn cũng sẽ dễ dàng bắt chước theo như một cách thể hiện tôi là một phần của nhóm.

Bí quyết rèn luyện thói quen nhẹ nhàng và hiệu quả

Theo tác giả James Clear trong cuốn ATOMIC HABITS, chúng ta có xu hướng mô phỏng các thói quen của 3 nhóm người:

  1. Nhóm gần gũi: bạn bè, người thân, đồng nghiệp, gia đình.
  2. Nhóm số đông: cộng đồng xung quanh.
  3. Nhóm quyền lực: những người có địa vị và thành công.

Câu hỏi đặt ra là: Làm sao để tận dụng sự ảnh hưởng của 3 nhóm người này để xây dựng cho mình thói quen tích cực?

Câu trả lời chính là: HÃY MÔ PHỎNG HÀNH VI CỦA HỌ.

Giống như là:

  • Quan sát cách bố mẹ chăm sóc, quan tâm nhau.
  • Chọn và chơi với những người mà tích cực, chăm chỉ và kiên trì
  • Bắt chước cách làm việc của đồng nghiệp có hiệu suất cao
  • Tham gia và hòa mình vào các đội nhóm có thói quen mà bạn muốn hình thành. Giống như việc bạn ở đây đọc bài viết này là để muốn được truyền cảm hứng đọc & viết mỗi ngày vậy đó.
  • Áp dụng các phương pháp học tập và làm việc của người thành công.

Vì sao ta dễ dàng mô phỏng 3 nhóm người trên?
Theo mình, chính là bởi “CƠN THÈM MUỐN” bên trong bạn được tìm thấy ở 3 nhóm người họ.

1. Mô phỏng nhóm gần gũi

  • Bạn học cách bạn đồng lứa tán tỉnh nhau.
  • Bạn học cách bố mẹ giải quyết vấn đề khi cãi vã.
  • Bạn học cách quản lý thời gian của đồng nghiệp
  • Bạn có xu hướng bắt chước giọng người bản địa khi tới địa phương mới.

Tất cả các hành vi trên được bắt nguồn từ cơn thèm muốn: MUỐN THUỘC VỀ bên trong bạn. Thậm chí chính những kết quả mà nhóm gần gũi đạt được kích thích cơn thèm muốn nhận được phần thưởng tương tự họ.

Hãy ở bên cạnh những người có thói quen mà bạn muốn đạt được trong đời. Bạn sẽ trỗi vượt cùng họ!

2. Mô phỏng nhóm số đông

“Chết một đống còn hơn sống một mình” là một tâm lý rất thường gặp khi chúng ta phân vân giữa các lựa chọn trong đời.

Chúng ta thường tự hỏi: Mọi người đang/sẽ làm gì?

  • Khi mới chia tay bạn trai, con gái thường làm gì?
  • Khi mọi người tới Sài Gòn, mọi người thường ăn món ăn gì, ở đâu?
  • Khi đi hẹn hò, mọi người thường mặc đồ như thế nào, trang điểm ra sao?

Lựa chọn theo số đông là một lựa chọn AN TOÀN, bởi ở đó chúng ta không cô đơn, chúng ta được thuộc về, và quan trọng chúng ta sẽ ít bị chỉ trích nếu lỡ làm sai, bởi mọi người đều sai như vậy.

Do vậy, việc chọn BẦY ĐÀN để thuộc về rất quan trọng trong việc xây dựng thói quen mới.

  • Chọn tham gia câu lạc bộ sách để hòa nhập với những người đọc sách.
  • Chọn tham gia CLB chạy bộ để cùng trở thành người chạy bộ, một phần của nhóm.
  • Chọn tham gia nhóm viết lách để thúc đẩy viết lách mỗi ngày, thể hiện tôi là phần của nhóm.

Đồng thời, để loại bỏ những thói quen xấu, hãy làm những việc ngược lại:

  • Hạn chế hoặc từ bỏ các cộng đồng chứa thói quen xấu: hít drama, hóng chuyện, ngủ nướng,…
  • Ngăn chặn cơ hội tiếp xúc với những nhóm người chưa thói quen mà bạn muốn bỏ. Đừng cố bỏ rượu nếu như bạn còn đang nhận lời những buổi hẹn tại quán nhậu, thật vô nghĩa!

3. Mô phỏng nhóm quyền lực

  • Chúng ta bắt chước công thức làm bánh của người làm bánh yêu thích.
  • Chúng ta học cách phối đồ của ca sĩ thần tượng.
  • Chúng ta mượn văn phong kể chuyện của tác giả ta hâm mộ.
  • Chúng ta bắt chước cách giao tiếp của sếp mình.
  • Chúng ta học theo hết thảy những người mà ta ghen tị.

Chính CƠN THÈM MUỐN trở thành phiên bản thành công, quyền lực – Nhu cầu cao nhất trong tháp Maslow mà hành vi của ta mới dễ dàng được thực hiện nhằm mô phỏng nhóm người này.

Bởi, ta muốn:

  • Được cộng nhận
  • Được kính trọng
  • Được yêu thích
  • Được khen tặng

Chúng ta sao chép hành vị của người thành công, vì ta khao khát thành công.

“Nhiều thói quen hằng ngày của chúng ta là sản sao của người mà chúng ta ngưỡng mộ.” – James Clear.

Từ đây, ta dễ dàng có được nhiều hơn 1 cách thúc đẩy ai đó hành động:

  • Khen ngợi
  • Tỏ ra tự hào
  • Tặng thưởng

Cuộc sống của chúng ta là một chuỗi sự lựa chọn, bạn chọn sở hữu thói quen nào?

Đọc thêm:

MUA SÁCH: TẠI ĐÂY

CÁC TRANG LIÊN HỆ KHÁC

  1. Website: Phụ Nữ Tự Do – Blog viết về chủ đề quản lý tài chính cá nhân cho phụ nữ.
  2. Facebook: Hương Nguyễn
  3. Fanpage: Hương Nguyễn Blog
  4. YouTube: THÓI QUEN NGUYÊN TỬ

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here