Thứ năm, Tháng mười một 21, 2024
Home Blog

Review sách: Viết truyền cảm nói thông suốt

1
Review sách; Viết truyền cảm nói thông suốt
Review sách; Viết truyền cảm nói thông suốt

VIẾT TRUYỀN CẢM, NÓI THÔNG SUỐT hứa hẹn là một cuốn sách thú vị và mang nhiều bài học. Hãy cùng mình học tập những bài học giá trị từ cuốn sách này nhé!

Giới thiệu chung: Viết truyền cảm nói thông suốt

Hãy viết như khi bạn nói.

Đây là điều mình đúc rút được từ sau hơn chục bài viết được nhiều người quan tâm và yêu thích trong 1 tháng vừa qua. Trong đó có một bài viết đạt mốc 2,4K lượt chia sẻ, lượt tiếp cận lên tới hơn 600K.

Đây cũng là thông điệp mạnh mẽ nhất khi mình thực hiện đọc cộng hưởng cuốn sách VIẾT TRUYỀN CẢM NÓI THÔNG SUỐT của tác giả Charlie Corbett sáng nay.

Và đây là 3 từ khóa mình cực kỳ tâm đắc:

1. RÕ RÀNG

Bạn không thể viết rõ ràng nếu như không có một tư duy rõ ràng. Bạn sẽ hỏi mình làm sao để rèn luyện tư duy rõ ràng? Câu trả lời của mình là VIẾT nhiều lên.

Viết là quá trình tiếp nhận, sàng lọc và đúc rút thông tin. Nó giống như hoạt động đọc và ghi chép hằng ngày của mình.

Mình thu nạp thông tin mới từ sách. Mình đặt ra các câu hỏi đối thoại với tác giả. Mình gạn lọc lại những thông tin hữu ích và giá trị với bản thân. Cuối cùng mình hệ thống và diễn đạt lại chúng bằng ngôn ngữ của bản thân thông qua hoạt động viết.

Viết càng nhiều, tư duy càng sáng rõ.

Theo như trải nghiệm cá nhân của mình, viết là cách tốt nhất để bạn buông bỏ những suy nghĩ rối ren trong bộ não, dọn dẹp tâm trí gọn gàng để tiếp nhận và lưu trữ các thông tin thật sự có ý nghĩa.

Ví như bộ não của chúng ta là căn phòng trống, thông tin giống như đồ đạc chứa bên trong. Nếu bạn không sắp xếp đồ đạc trong đó một cách gọn gàng và hợp lý, bạn sẽ bị nhấn chìm trong đống đồ đạc đó và tất nhiên bạn sẽ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm đồ đạc của mình. Vứt bỏ những đồ đạc không dùng tới, vô nghĩa hoặc hết giá trị để nhường chỗ cho những đồ đạc hữu ích với cuộc sống của bạn.

Cho nên, nếu bạn muốn tạo những bài viết rõ ràng, thoát ý trước hết hãy cứ viết xuống mọi thứ dù cho chúng chưa là những sản phẩm hoàn hảo.

Cốt lõi của vấn đề chính là sự kiên trì tập luyện của bạn.

2. NHẤT QUÁN

Thông điệp nhất quán. Giọng điệu nhất quán. Phong cách nhất quán trên mọi phương tiện truyền thông sẽ tạo nên thương hiệu riêng cho bạn.

Sẽ rất khó để nhận diện được bạn nhanh chóng nếu như bạn không tạo ra một “hình ảnh” riêng cho mình.

Sự đa dạng hóa có thể giúp bạn tiếp cận với nhiều khán giả nhưng nó không giúp bạn gắn bó sâu với họ.

Sự nhất quán sẽ giúp bạn tiếp cận sâu vào một nhóm khán giả tiềm năng và biến họ trở thành fan trung thành cho những sản phẩm sáng tạo của bạn.

Đây là điểm quan trọng thứ 2 giúp bạn chiếm lấy sự quan tâm của khán giả và tạo dựng mối quan hệ bền vững với khán giả của mình.

Review sách; Viết truyền cảm nói thông suốt
Review sách; Viết truyền cảm nói thông suốt

3. ĐƠN GIẢN

Hãy viết sao cho ngay cả bà của bạn cũng phải hiểu những thứ bạn đang viết.

Đây là lời khuyên mà tác giả Charlie Corbett dành cho chúng ta – những người dùng ngòi bút để chinh phúc thế giới xung quanh mình.

Nhiều người lầm tưởng rằng cần viết những điều hoa mĩ, sử dụng các từ ngữ nặng học thuật sẽ khiến mình có vẻ thông minh hơn. Nhưng sự thật là, nó chỉ cho thấy bạn mang một bụng “sách vở” giáo điều mà thiếu đi chất liệu cuộc sống, chính là từ trải nghiệm cuộc sống của bạn.

Nếu bạn có một trải nghiệm cuộc sống phong phú, bạn sẽ có nhiều chất liệu để giải nghĩa cho những thông điệp mà mình muốn chia sẻ một cách gần gũi, chất thực với khán giả đại chúng.

Và bí quyết mà bạn có thể áp dụng để giúp cho các bài viết của mình trở nên gần gũi, đơn giản là hãy viết như khi bạn nói.

Viết như khi bạn nói sẽ giúp bạn buông xuống những áp lực “hoa mĩ” để thể hiện sự thông minh ảo của mình để hướng tới mục đích thực tế hơn là chính phục người đọc, những khán giả mục tiêu của bạn.

Viết như khi bạn nói cũng là cách bạn kéo gần khoảng cách của mình với khán giả. Nó là một phương pháp hữu hiệu để biến bài viết của bạn giống như cuộc đối thoại 1:1 với người đọc. Điều này tạo nên sự gắn kết bền chặt giữa bạn và các khán giả của mình.

Tóm lại, để tạo nên những bài viết chất lượng thu hút người đọc, thì việc đầu tiên bạn cần làm là tạo cho mình thói quen viết hằng ngày để rèn luyện tư duy rõ ràng, mạch lạc. Tiếp đến là mang tới sự nhất quán, dễ nhận diện để khán giả không nhầm lẫn bạn giữa đám đông. Cuối cùng, hãy làm mọi thứ trở nên đơn giản và gần gũi, đây là bước quan trọng để bạn tiến gần hơn với khán giả của mình.

7 Bài học thú vị từ cuốn sách “Viết truyền cảm nói thông suốt”

Đây là 7 bài học giá trị và thú vị mà mình học được từ cuốn sách VIẾT TRUYỀN CẢM NÓI THỐNG SUỐT của tác giả Charler Corbett.

Bài học số 1. Không có gì được gọi là một ý tưởng tồi

“Tôi có thể đưa ra những ý tưởng hay bằng cách nào?” Đây là 5 thói quen nuôi dưỡng những ý tưởng hay:

1. Thói quen đọc

Có đến hơn 90% các ý tưởng viết bài của mình đến từ sự tích lũy trong quá trình đọc.

Đọc không chỉ cho mình biết thêm về những góc nhìn khác nhau trong cuộc sống mà nó còn mang lại cho mình những chất liệu tốt để tạo nên ý tưởng mới.

Vậy đọc gì và đọc như thế nào?

Theo mình, bạn nên đọc đa dạng thể loại và hình thức, ví như sách (hư cấu và phi hư cấu), báo, tài liệu học thuật, các bài viết trên MXH, website/blog,…

Hãy đọc sâu nếu bạn muốn nghiên cứu và tìm hiểu về thông tin nào đó và đọc lướt nếu bạn muốn nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng.

Giống như kênh YTB THÓI QUEN NGUYÊN TỬ của mình cũng được xây dựng dựa trên các chất liệu mình thu lượm được từ các cuốn sách mình đã đọc, kết hợp với trải nghiệm của cá nhân mình. Từ đó mình tạo ra những nôi dung chia sẻ kinh nghiệm tự học và rèn luyện thói quen, những điều mà bạn thân mình đã trực tiếp thực hành và kiểm nghiệm.

Bạn đang đọc bài viết này – một sản phẩm lấy cảm hứng từ việc đọc cuốn sách VIẾT TRUYỀN CẢM NÓI THÔNG SUỐT của tác giả Charlie Corbett.

Đọc là nền tảng hình thành nên các ý tưởng.

Review sách; Viết truyền cảm nói thông suốt
Review sách; Viết truyền cảm nói thông suốt

2. Nói chuyện với mọi người

“Nếu bạn muốn giữ cho mảnh đất tâm trí mình luôn màu mỡ, hãy nói chuyện với tất cả mọi người từ tất cả các lĩnh vực về tất cả mọi thứ.”

Nói chuyện không chỉ là một phương thức giao tiếp, nó còn là một phương thức “đào ý tưởng” rất hiệu quả.

Hãy nhớ lại những lần bạn nói chuyện với ai đó rồi tự nhiên trong đầu bật nảy ra một ý tưởng vô cùng tuyệt vời để giải quyết vấn đề nào đó không liên tới câu chuyện mà 2 người đã đề cập.

Hãy nhớ lại những lần bạn nói chuyện với đồng nghiệp và cả hai cùng tìm ra một ý tưởng thú vị cải thiện hiệu quả công việc.

Nói chuyện với mọi người ở các linh vực khác nhau sẽ giúp bạn thu thập thêm nhiều thông tin ở các lĩnh vực đó. Mà thông tin chính là chất liệu để sáng tạo, để tạo ra ý tưởng mới.

Tuy nhiên, một lưu ý dành cho bạn khi nói chuyện với mọi người ở các lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là lĩnh vực bạn chưa có nhiều hiểu biết là hãy sử dụng bộ 3 câu hỏi WHAT – WHY – HOW?

– Nó là cái gì?
– Tại sao lại là nó?
– Nó như thế nào?

Bộ 3 câu hỏi này giúp bạn đào sâu thông tin và tìm kiếm những chất liệu “xịn xò” lưu lại kho ý tưởng của bạn.

Ngoài ra, bạn cũng cần đảm bảo quá trình thu nạp thông tin một cách chủ động bao gồm: thu nạp, sàng lọc, sắp xếp/tổ chức, lưu trữ thông tin.

“Tôi nghĩ rằng tò mò về mọi khía cạnh của cuộc sống vẫn là bí mật của những người sáng tạo tuyệt vời.” – Nhà sáng lập 1 hãng quảng cáo toàn câu Leo Burnett.

3. Nghỉ ngơi

Nghỉ ngơi là cách giúp bộ não có thời gian “tiêu hóa” những thông tin bạn thu nạp được trong quá trình tích lũy chất liệu sáng tạo.

“Chỉ khi bộ não được trao cơ hội tiêu hóa lượng thông tin mà bạn dành cả ngày để tích lũy, nó mới có thể đưa ra câu trả lời.”

Hãy rời bàn làm việc, và…

– Dạo bộ
– Tắm và thư giãn
– Nấu ăn
– Tươi cây
– Đi ngủ

  • Lực đẩy Archimedes được tìm thấy khi Archimedes đang nằm trong bồn tắm thư giãn.
  • Nhà vật lý Newton tìm ra lý thuyết về lực hấp dẫn khi đang nghỉ ngơi dưới gốc cây.
  • Mình tìm ra ý tưởng xây dựng kênh YTB THÓI QUEN NGUYÊN TỬ khi đang ngồi nhặt rau dưới nhà bếp để chuẩn bị nấu cơm.

Có thể bạn chưa để ý, hầu hết những ý tưởng thú vị và hay ho của bạn đều nảy ra khi bạn đang “thư giãn” đầu óc.

Đó có thể là lúc bạn đang tản bộ dưới công viên gần nhà, bạn đang tắm, chuẩn bị đi ngủ, đang hái rau, đang nấu ăn, hay đang lái xe trên đường về nhà,…

Chúng luôn xuất hiện vào lúc bạn không ngờ tới nhất, khi bạn còn chưa chuẩn bị đón chào một ý tưởng xuất sắc ra đời.

Ý tưởng là một thứ gì đó mà không phải bạn gọi chào thì chúng sẽ tới mà là khi bạn đã dọn dẹp tâm trí đủ thoáng rộng để có chỗ cho chúng được sinh ra.

Do vậy, đừng bỏ qua khoảng thời gian thư giãn và nghỉ ngơi mỗi ngày nhé!

4. Tập thể dục

Theo nghiên cứu gần đây của Đức, các bài tập thể dục nhẹ nhàng được chứng minh là có lợi cho những vùng não liên quan đến quá trình hình thành trí nhớ.

Một bài báo trên tớ The Guardian của Ben Martynoga chỉ ra rằng: tập thể dục không chỉ giúp ghi nhớ những ký ức mà còn giúp mọi người tỉnh táo và tập trung.

Hãy rời khỏi bản làm việc nửa giờ để đi bộ, đạp xe, chạy bộ trong không khí trong lành sẽ giúp bạn thư giãn, để não bộ được nghỉ ngơi và trở nên nhạy bén hơn sau đó.

5. Tự tạo nhà máy sản xuất ý tưởng của riêng bạn

Một cuốn sổ tay, một tập giấy note, hay đơn giản là app ghi chú trên điện thoại cũng có thể giúp bạn lưu trữ lại những ý tưởng xẹt ngang qua đầu bất cứ lúc nào. Đó chính là nhà máy sản xuất ý tưởng của riêng bạn và là một cách hữu hiệu để giúp bạn không bao giờ rơi vào tình trạng “cạn” nguồn cảm hứng.

Tóm lại,

– Đọc là tiền đề của việc hình thành ý tưởng – hãy đọc thật nhiều.
– Nuôi dưỡng sự tò mò và nói chuyện với đủ kiểu người.
– Luôn dành thời gian nghỉ ngơi, tập thể dục thường xuyên.
– Luôn chuẩn bị sẵn “kho chứa” cho những ý tưởng.

Bài học số 2. Sự rõ ràng và ngắn gọn là trụ cột của mọi bài viết hay

Làm thế nào để viết tốt? là câu hỏi mà mình đã từng vật lộn rất lâu để tìm ra câu trả lời.

Theo tác giả cuốn sách VIẾT TRUYỀN CẢM NÓI THÔNG SUỐT, Charlie Corbett:

“Cái hay không nằm ở ngôn từ hoa mỹ hay văn phong dí dỏm vui tươi, mà là khả năng kể một câu chuyện hay.”

Vậy làm sao để kể một câu chuyện hay?

Trước đó chúng ta phải nhớ kỹ một sự thật không thể chối bỏ rằng: những viên gạch nền của mọi bài viết đều tuân theo thứ tự sau: từ, câu và đoạn văn.

Do vậy, để viết tốt bạn cần nhớ 3 nguyên tắc sau:

1. Bạn không thể viết rõ rằng chừng nào chưa tư duy rõ ràng.
2. Ai cũng phải hiểu được những thứ bạn viết.
3. Viết như thể bạn đang nói chuyện mặt-đối-mặt với một người thông minh.

“Một người viết giỏi cũng giống như một người đọc giỏi, cần có óc quan sát.”

Dưới đây là 10 lời khuyên mà tác giả Charlie Corbett dành cho những ai muốn tạo ra những bài viết hay:

1. Sử dụng câu và từ ngắn gọn, súc tích.
2. Dùng câu ở thể chủ động sẽ tốt hơn bị động. Bởi câu chủ động được ưa thích hơn vì nó rõ ràng và mạnh mẽ hơn khi đưa ra luận điểm.
3. Sử dụng các động từ rõ ràng và có ý nghĩa.
4. Tránh mọi thuật ngữ khó hiểu.
5. Sử dụng các phép ẩn dụ, ví von độc đáo.
6. Tránh dấu chấm than!
7. Luôn nghĩ về người đọc.
8. Khi hoàn thành một bài viết hãy ra ngoài khoảng 1 giờ sau đó trở lại và đọc lại nó.
9. Viết thật ngắn gọn
10. Hãy tận hưởng việc viết lách.

Quay trở lại với câu hỏi đầu bài viết, làm thế nào để viết tốt? Câu trả lời là hãy kể một câu chuyện.

Review sách; Viết truyền cảm nói thông suốt
Review sách; Viết truyền cảm nói thông suốt

Và đây là công thức được những người kể chuyện giữ gìn như báu vật, cấu trúc 4 phần:

1. DẪN

Nếu muốn kể một câu chuyện hay bạn không nhất thiết phải bắt đầu từ đầu. Hãy sử dụng chiến lược “In media res”, chiến lược nhắm vào giữa mọi thứ.

Chọn ra điểm kịch tính nhất và đưa lên đầu câu chuyện. Nó sẽ thu hút sự chú ý của người đọc, khiến họ tiếp tục phải “lật trang” hoặc “cuộn xuống”

2. DỤ

Phần dụ là sự thể hiện rõ ràng mục đích câu chuyện của bạn, quan điểm của bạn là gì?

3. CHỐT

Đây là phần mở rộng của phận dụ. Phần này bạn cần tập trung giải quyết 1 cách trực diện và theo trình tự thời gian những điểm mâu thuẫn và câu hỏi chưa được giải đáp mà bạn đặt ra trước đó.

4. ĐẨY

Kết lại câu chuyện của bạn bằng sự hân hoan. Bạn có thể kết chuyện bằng một ý tưởng hoặc một khái niệm mới. Bạn cũng có thể kết màn bằng một câu trích hay và ấn tượng.

Hãy để lại một bài học nào đó để người đọc được chiêm nghiệm.

Bạn nên nhớ: Ai cũng có thể viết hay cả.

Nếu bạn “quan sát” thì bài viết này đang được thực hiện theo đúng câu trúc 4 phần DẪN – DỤ – CHỐT – ĐẨY.

Hãy thử áp dụng cấu trúc 4 phần này trong bài viết tiếp theo của mình nhé. Xem điều bất ngờ gì sẽ xảy ra.

Bài học số 3. “Giao tiếp tồi – viết tệ và nói vô duyên – được sinh ra từ lười biếng.”

Trích nguyên văn từ cuốn sách VIẾT TRUYỀN CẢM NÓI THÔNG SUỐT của tác giả Charlie Corbett, có vẻ hơi “nặng lời” nhưng mà mình thấy rất đúng.

Lấy chính trải nghiệm của bản thân mình là một ví dụ.

Nếu bạn theo dõi mình thường xuyên thì có lẽ bạn đã biết mình là một học sinh dốt văn khi còn đi học. Mình đã tin vào điều đó trong suốt quãng thời gian “mài mông” trên ghế nhà trường. Chính bởi niềm tin này mà mình nghĩ rằng bộ môn viết là một bộ môn năng khiếu và mình không nên lãng phí thời gian cho những gì không nằm trong năng khiếu trời sinh của mình.

Thế nhưng, đâu đó khi bạn ở đây là đọc bài viết này thì nhiều khả năng bạn được Facebook đề xuất tới bài viết của mình. Điều đó có thể tạm thời khẳng định rằng mình đã và đang sản xuất ra những nội dUng chất lượng bằng hình thức VIẾT.

Và mình rất tự hào khẳng định rằng đây chắc chắn là kết quả của sự chăm chỉ (đương nhiên là có chút may mắn), mà không phải là năng khiếu trời cho.

Trong năm 2024 mình đã xuất bản hơn 100 bài viết trên trang cá nhân, 19 bài viết trên Blog cá nhân, 12 video trên kênh YTB THÓI QUEN NGUYÊN TỬ. Những con số trên chưa bao gồm những bài mình viết cho khách hàng và đối tác.

Từ ngày 1 tháng 4 năm 2024 mình thực hiện đọc và viết hằng ngày không bỏ sót bất cứ ngày nào cho tới ngày 12 tháng 6 năm 2024 mình đi sinh bạn Bắp và tạm dừng hoạt động viết trong khoảng 3 tuần và quay lại với việc viết hằng ngày đã hơn 1 tháng.

Lượt tiếp cận và tương tác tăng dần theo thời gian cùng với sự chăm chỉ và kiên trì của mình. Đây là hành trình rõ ràng nhất cho sự biến đổi của một học sinh dốt văn tới một người có thể tạo ra những sản phẩm viết có lượt chia sẻ lên tới hơn 2,4K.

Và mình lần nữa phải khẳng định rằng, đây chính là kết quả của sự chăm chỉ và kiên trì.

Review sách; Viết truyền cảm nói thông suốt
Review sách; Viết truyền cảm nói thông suốt

– Đọc 10 trang sách mỗi ngày, sau 30 ngày bạn sẽ hoàn thành 1 cuốn sách, sau 1 năm là 12 cuốn.
– Viết 1 trang mỗi ngày, sau 30 ngày bạn sẽ có một cuốn mini book của riêng mình. Đây cũng là cách mình tạo ra cuốn ebook đầu tay của bản thân.
– Luyện tập nói chuyện trước gương 10 phút mỗi ngày, sau 30 ngày bạn sẽ tự tin đứng trước đám đông và nói lên quan điểm của mình một cách mạch lạc.

Những gì chúng ta muốn làm một cách thoải mái, chúng ta phải học làm một cách siêng năng trước.

Những gì chúng ta muốn làm một cách thoải mái, chúng ta phải học làm một cách siêng năng trước.

“Những gì chúng ta muốn làm một cách thoải mái, chúng ta phải học làm một cách siêng năng trước đã.” – Samuel Johnson

Một câu nói khác mà mình rất thích của Benjamin Franklin đó là: “Chăm chỉ là mẹ của may mắn”

Nếu bạn muốn thay đổi điều gì đó, hãy bắt đầu bằng sự chăm chỉ.

Bài học số 4. Trung thực là nền tảng của thương hiệu cá nhân

Nếu bạn không thể trung thực với chính mình, bạn không thể tạo nên thương hiệu cá nhân bền vững.

Mình biết tới cụm từ thương hiệu cá nhân lần đầu tiên vào năm 2021 với lối tư duy như là:

– Bạn cần xuất hiện như một chuyên gia trong lĩnh vực của mình
– Bạn cần trao thật nhiều giá trị đến cộng đồng bằng các bài viết, bài nói về chuyên môn.
– Bạn cần chỉn chu và nổi bật, thậm chí là lồng lộn trước ống kính máy quay.
– Bạn cần chọn ra từ khóa bạn muốn và liên tục nói về nó.
– …

Đại ý chính là hãy DIỄN TRÒN VAI thương hiệu mà bạn muốn trở thành, cho đến khi bạn và người khác tin điều đó là sự thật. Khi đó, bạn đã thành công xây dựng thương hiệu cá nhân của riêng mình.

Mình đã rất mệt mỏi với lối tư duy đó khi cố gắng xây dựng thương hiệu cá nhân trên MXH cho riêng mình.

Mình bắt đầu với việc chụp nhiều ảnh hơn, make up nhiều hơn, quần áo lồng lộn hơn, nói nhiều đạo lý hơn,… và giả vờ như mình cực kỳ hiểu biết trong lĩnh vực đó.

Thật sự mệt mỏi!

Mình tự nói với bản thân rằng “Thôi bỏ đi, chẳng cần thương hiệu cá nhân làm gì cả.”

Thế nhưng mình không hay biết rằng, thương hiệu cá nhân của mình thực chất là những thứ mình không hề cố tình xây lên. Nó là những thứ mình vẫn thường làm, thường nghĩ, thường nói. Giống như là một người chăm chỉ đọc sách trong mắt mọi người vậy.

Mình chưa từng cố gắng thể hiện rằng mình là một người đam mê đọc sách, thích đọc sách, chăm đọc sách, yêu sách, mê sách,… Mình chỉ đơn giản thực hiện việc đọc như một thói quen và chia sẻ những bài viết về sách trên trang cá nhân của mình một cách rất tự nhiên.

Ấy vậy mà khi ai đó muốn tìm kiếm một đầu sách để giải quyết vấn đề hoặc theo chủ đề nào đó, họ sẽ inbox cho mình. Đây chính là phiên bản đúng của thương hiệu cá nhân – Những điều người khác nghĩ về khi nhắc tới bạn, một người đọc sách.

Mình nhận ra thương hiệu cá nhân không cần xây, đúng hơn là không cần diễn mà bạn cần TRUNG THỰC.

– Trung thực với thói quen và tính cách của mình
– Trung thực với trải nghiệm của mình
– Trung thực với tính cách của mình
– Trung thực với năng lực của mình

Review sách; Viết truyền cảm nói thông suốt
Review sách; Viết truyền cảm nói thông suốt

Tác giả cuốn sách VIẾT TRUYỀN CẢM NÓI THÔNG SUỐT, Charlie Corbett cũng có cùng ý kiến với mình. Ông cho rằng:

“Hãy trung thực, rõ ràng và là chính mình.”

Thương hiệu cá nhân là điều giúp người khác phân biệt bạn trong đám đông. Nó chính là dấu ấn cá nhân của riêng bạn, chỉ tìm thấy trên bạn, ở con người bạn.

Một điểm thú vị là bạn không thể nhờ người khác xây dựng thương hiệu cá nhân giúp mình được, bởi nó giống như bạn thuê ai đó sống hộ cuộc đời của chính mình vậy. Thật vô lý!

Bạn có thể sẽ là phiên bản khác nhau trong mắt của những người khác nhau. Ví dụ như mình, sẽ có người nhận diện mình như là:

– Một người đọc sách hằng ngày.
– Một người viết
– Một người có giọng nói truyền cảm
– Một người có ý tưởng khác người.
– Một người cá tính mạnh.
– Một người thông minh.
– Một người giỏi giao tiếp
– Một người giỏi ứng biến.

Tại sao ư? Bới với mỗi góc nhìn khác nhau, mình lại để lại những khía cạnh dấu ấn khác nhau.

Họ ấn tượng với bạn ở điểm nào, thì đó chính là thương hiệu cá nhân của bạn trong lòng họ.

Tất nhiên, nếu đại đa số mọi người đều thấy mình là một người chăm chỉ đọc sách và viết lách thì rõ ràng đây là một thương hiệu rất mạnh khi nhắc tới mình. Và mình khá hài lòng với thương hiệu “vô tình” có được này – Thương hiệu được xây lên bởi sự trung thực với chính mình của bản thân.

Do vậy mình nghĩ tư duy đúng để xây dựng thương hiệu cá nhân thành công không phải là DIỄN SÂU với vai diễn thương hiệu bạn mong muốn mà là tìm cách phóng đại căn tính/niềm tin của bạn một cách sắc nét và rõ ràng.

Mình tin mình là một người kiên trì và chăm chỉ. Và mình phóng đại niềm tin này bằng cách:

– Đọc sách, viết lách hằng ngày.
– Cải tiến liên tục phương pháp đọc sách hiệu quả, viết hằng ngày và tự học.
– Chủ động học hỏi từ những người có thói quen mình thích (đọc sách, viết lách, dậy sớm, tự học,…)
– Chia sẻ hằng ngày những trải nghiệm của bản thân từ việc đọc và tự học
– Duy trì bền vững những thói quen tích cực
– Chia sẻ lại chính những bài học mình có được từ sự chăm chỉ và kiên trì đến mọi người.

Mình tin rằng, thương hiệu cá nhân là một phần có sẵn nằm sâu bên trong con người bạn. Việc của bạn chính là khiến chúng hiện diện ra bên ngoài thế giới.

Bài học số 5. Quy tắc để tự tin nói chuyện trước đám đông

5 Quy tắc cần tuân thủ giúp bạn tự tin nói chuyện trước đám đông:

1. Sự ngắn gọn là linh hồn của sự hấp dẫn. Theo nghiên cứu, 18 phút là thời gian tối đa để thu hút chú ý của mọi người.

2. Những bài phát biểu hay nhất là những câu chuyện. Chúng có phần mở đầu thu hút khán giả, phần giữa giúp giải trí và phần kết thúc khiến mọi người muốn nghe thêm.

3. Nói chuyện với khán giả như thể đó là một người bạn cũ.

4. Nói chậm.

5. Không có gì có khả năng thu hút sự chú ý của mọi người giống như sự im lặng.

Mình thật sự phải dành lời khen cho cuốn sách này, VIẾT TRUYỀN CẢM NÓI THÔNG SUỐT của tác giả Charlie Corbett. Mình đã góp nhặt được khá khá những bài học hay từ cuốn sách này bao gồm kỹ năng viết và nói.

Bài học số 6. Chiến lược truyền thông xã hội

“Mọi người chia sẻ các bài đăng để thấy họ là người thông minh hơn, dí dỏm hơn và đồng cảm cũng như có lòng trắc ẩn với những nỗi đau của nhân loại.” – Trích sách VIẾT TRUYỀN CẢM NÓI THÔNG SUỐT.

Review sách; Viết truyền cảm nói thông suốt
Review sách; Viết truyền cảm nói thông suốt

7 lời khuyên về việc đưa ra chiến lược truyền thông xã hội hằng ngày:

1. Trước khi bạn đăng bất cứ điều gì, hãy tự hỏi: Nó có thực sự thu hút được sự quan tâm của ai không?

2. “Chúng ta là những gì chúng ta lặp đi lặp lại. Xuất sắc suy cho cùng không phải là một hành động mà là một thói quen” – Aristole. Thường xuyên là từ khóa để được chú ý.

3. Càng đăng nhiều thì càng có nhiều người nhìn thấy bạn.

4. Sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để xây dựng sự tương tác chỉ hiệu quả nếu bạn làm điều đó thường xuyên.

5. Đừng ấn chia sẻ một cách vô tri, hãy để lại vài dòng bình luận của bạn về nội dung bạn chia sẻ lên trang các nhân của mình. Nếu không bạn chẳng khác nào con rô bốt ngớ ngẩn chia sẻ bài đăng vì sếp bạn đã yêu cầu cả.

6. Khi viết bài, đừng chỉ tìm cách đẩy bán cho mọi người. Hãy bắt đầu bằng việc mang lại lợi ích cho họ trước.

7. Tìm cách khơi gợi phản ứng cảm xúc của mọi người: cười, tò mò, sợ hãi,… nó sẽ khiến bài đăng của bạn trở thành tâm điểm của mọi người.

Cuối cùng, bạn nên nhớ: truyền thông xã hội không phải là giao tiếp 1 chiều. Đó là một cuộc trò chuyện.

Review sách: Viết truyền cảm nói thông suốt

Mình thích cuốn sách này!

Mình là người thích những thứ đơn giản, đi thẳng vào trọng tâm, không cầu kỳ khoa trương, đánh trực diện vào vấn đề. Và cuốn sách này là những gì mình muốn.

Viết sao cho truyền cảm, nói sao cho thông suốt?

ĐƠN GIẢN – RÕ RÀNG – DỄ HIỂU là 3 từ khóa bạn cần nằm lòng để tạo nên nhưng nội dung “chạm” tới khán giả.

– Ngôn từ đơn giản
– Ý tứ rõ ràng
– Văn phong dễ hiểu

Tác giả Charlie Corbett đưa ra những lời khuyên và kỹ thuật giúp chúng ta cải thiện kỹ năng “giao tiếp” theo cả 2 hình thức viết – nói. Tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sử dụng ngôn từ đơn giản, dễ hiểu và tránh sử dụng từ ngữ phức tạp, rườm rà.

Review sách; Viết truyền cảm nói thông suốt
Review sách; Viết truyền cảm nói thông suốt

Ngoài ra, tác giả còn chỉ cho chúng ta những công thức và kỹ thuật viết – nói giúp bạn truyền đạt thông điệp một cách hiệu quả mà vô cùng đơn giản.

Mình đặc biệt ấn tượng với công thức kể chuyện 4 bước: DẪN – DỤ – CHỐT – ĐẨY. Đây là công thức có thể áp dụng với nhiều thể loại nội dung khác nhau, từ thuyết trình, viết lách, quảng cáo đến bán hàng,…

Nếu bạn đã chán ngấy những cuốn sách hướng dẫn cường điệu các công thức content cồng kềnh với thứ ngôn ngữ “nước đôi” thì hãy để VIẾT TRUYỀN CẢM NÓI THÔNG SUỐT dẫn lối cho bạn, giúp bạn nói ít mà hiệu quả nhiều thông qua 10 chương sách ngắn gọn này nhé!

Mình nghĩ bạn sẽ trở thành fan của cuốn sách này đó.

Điểm đánh giá: 7.5/10

ĐẶT SÁCH: TẠI ĐÂY (Nếu bạn mua sách qua link này mình sẽ được nhận 1 phần hoa hồng và bạn vẫn được mua với giá ưu đãi: https://s.shopee.vn/3VQVAgKjGD)

Một vài gợi ý khác cho bạn

Bạn chắc chắn sẽ muốn đọc các cuốn sách tuyệt vời khác. Mời bạn đến với chuyên mục: Review sách nhé!

Các đầu sách khác:


CÁC TRANG LIÊN HỆ KHÁC

  1. Website: Phụ Nữ Tự Do – Blog viết về chủ đề quản lý tài chính cá nhân cho phụ nữ.
  2. Facebook: Hương Nguyễn
  3. Fanpage: Hương Nguyễn – Càng kiên trì, càng tiến xa
  4. YouTube: THÓI QUEN NGUYÊN TỬ

Review sách: Dám lên tiếng

0
Review sách: Dám lên tiếng

Giới thiệu sách: Dám lên tiếng

Im lặng không khiến chúng ta vô can.

Chúng ta tưởng rằng im lặng sẽ giúp mọi chuyện lắng xuống, qua đi và dừng lại. Thực chất điều này chỉ khiến mọi thứ TẠM THỜI lắng xuống, qua đi và dừng lại, nó hoàn toàn không phải phương thuốc chữa khỏi tổn thương của những gì đã xảy ra. Tai hại hơn là trong bất kỳ mối quan hệ nào, sự im lặng có thể dẫn tới sự nguội lạnh và chai sạn về mắt cảm xúc, dẫn tới sự “đông cứng” của mối quan hệ.

Khi cầm trên tay cuốn sách DÁM LÊN TIẾNG của tiến sĩ, tác giả DAVID NAYLOR điều mình nghĩ tới không phải câu chuyện văn phòng công sở mà là những câu chuyện quay quanh việc giao tiếp trong mối quan hệ gia đình, điều gần gũi nhất trong cuộc sống của mỗi chúng ta.

Cho nên, khi cộng hưởng cuốn sách này, mình đã bắt đầu với mục đích rất rõ ràng: Làm sao để giao tiếp hiệu quả trong mối quan hệ gia đình?

Quá trình cộng hưởng dẫn dắt mình tới 4 chú ý thú vị như sau:

  1. Chúng ta luôn có thể lùi lại một bước, không phải để nhún nhường mà để suy nghĩ thấu đáo hơn về những gì đang diễn ra, nguyên nhân thật sự phía sau và giải pháp tối ưu để giải quyết các vấn đề đó.
  2. Chúng ta đều có thể nói KHÔNG trong mọi trường hợp để TỰ BẢO VỆ chính mình. Đây không phải là một dạng cơ hội, đây là một sự lựa chọn.
  3. Chúng ta phải chịu trách nhiệm cho mọi hành vi của mình, bao gồm hành vi xuất phát từ ý nghĩ tốt hay xấu. Đôi khi tốt – xấu không nằm ở nhận định của chúng ta, mà ở mỗi góc nhìn khác nhau nó sẽ được đánh giá tốt – xấu hoặc vô thưởng vô phạt.
  4. Hành vi trong một tập thể sẽ được kiểm soát tốt hơn khi chúng tuân theo những quy tắc được thỏa thuận từ trước giữa tất cả các thành viên.
Review sách: Dám lên tiếng
Review sách: Dám lên tiếng

Từ đây mình hiểu rằng, việc chấp nhận những cảm xúc chân thật của bản thân sẽ giúp ta kiếm chế sự lo lắng, bất an tốt hơn thông qua sự “khiêm nhường” cần thiết trong các mối quan hệ của cuộc sống và công việc.

Từ đây mình quyết định thực hiện 4 điều sau để cải thiện việc giao tiếp trong gia định hiệu quả hơn.

  1. Nói KHÔNG khi không muốn
  2. Thống nhất các nguyên tắc trong giao tiếp với chồng
  3. Mỗi khi có vấn đề xuất hiện, không lập tức phán xét hay quy chụp, lùi lại 1 bước để nhìn nhận rõ vấn đề và cùng tìm ra giải pháp.
  4. Mang tư duy chịu trách nhiệm mọi hành vi của mình.

Đây rất có thể là một cuốn sách hứa hẹn nhiều điều thú vị giúp cải thiện mối quan hệ với sếp và đồng nghiệp các dân văn phòng. Và mình tin rằng các mối quan hệ khác cũng có thể áp dụng tương tự khi chúng ta nắm được những nguyên tắc cơ bản để không trở thành kẻ rụt đầu chỉ biết im lặng.

5 Bài học chiêm nghiệm từ sách “Dám lên tiếng”

Dưới đây là 5 bài học mình chiêm nghiệm được từ cuốn sách DÁM LÊN TIẾNG của tác giả David Naylor.

Bài học số 1. Sự ồn ào của thế giới được tạo ra từ những sự im lặng

Khi còn là một nhân viên văn phòng, mình thường xuyên mắc phải thị phi trên trời rơi xuống, chỉ đơn giản mình là một cô gái thân thiện.

Nhiều người cố gắng đánh đồng sự lịch sự của mình là một dạng thả thính. Nếu như mình vui vẻ chào hỏi anh bảo vệ, mình mỉm cười với đồng nghiệp nam, mình tiện tay giúp đỡ một anh nhân viên mới… Những hành động nay không hẳn xuất phát từ lòng tốt của mình mà nó đến chủ yếu ở vị trí công việc khi đó của mình – chuyên viên đào tạo nội bộ.

Công việc của mình là giúp nhân viên mới hội nhập và thực hiện (làm gương) theo đúng văn hóa công ty.

Thế nhưng những thị phi vẫn cứ dội xuống đầu mình một cách rất vô căn cứ và mình đã chọn im lặng. Mình nghĩ im lặng là cách giải quyết hiệu quả nhất cho vấn để lúc bấy giờ. Và đúng là nó khá “hiệu quả”. Nó giúp những người tạo thị phi có nhiều căn cứ vô lý để thêu dệt câu chuyện. Nó tạo điều kiện cho mọi người suy đoán. Và có chăng, sau một thời gian dài thì những điều tiếng kia lắng xuống thì trong thâm tâm của người khác, câu chuyện thị phi kia vẫn là một phần để nói về mình. Cuối cùng, cái “hiệu quả” kia chỉ là hư ảo.

Lại nói về một tình huống khác, khi đó mình còn là sinh viên đi làm thêm ở một nhà hàng Pizza. Một buổi chiều khi bắt đầu ca làm việc, mình thấy chị quản lý đang nhíu chặt đôi lông mày trước bảng xếp lịch làm việc của nhà hàng. Mình đã đoán trúng điều mà chị đang băn khoăn, bức bối đó là làm sao để cắt giảm ca làm việc mà không gây tới sự hoang mang trong nội bộ, vẫn giữ được nhân sự gắng bó để vượt qua giai đoạn khó khăn của nhà hàng. Khi đó, nhà hàng đang trong tình trạng “nghèo khách”, doanh thu sụt giảm, do vậy yêu cầu từ cấp trên xuống là tiết giảm chi phí.

Mình đã mạnh dạn hỏi chuyện chị quản lý về điều mình suy đoán: Có phải chị đang đau đầu về việc cắt ca làm việc của bọn em không? Và chị quản lý đã thừa nhận đó là điều khiến chị ấy đang đau đầu. Mình vốn là một người khá mạnh dạn trong việc đề xuất ý tưởng, và mình đã chia sẻ về cách mà quản lý cũ của mình từng làm khi đối mặt với vấn đề tương tự, nó khá hiệu quả. Thế nhưng mình cũng không quên chia sẻ với chị quản lý về mong muốn của mình và các bạn nhân viên khác rằng, chúng mình muốn biết lý do tại sao phương án đó được thực thi. Mình chia sẻ với chị rằng, chúng mình sẽ có thể thông cảm và đồng hành với chị vượt qua khó khăn nếu như biết chính xác điều gì đang xảy ra và vai trò của chúng mình trong việc hóa giải khó khăn đó. Chị quản lý đã rất đồng tình với ý kiến của mình.

Sau đó, một buổi họp nhà hàng đã diễn ra và chị quản lý đã chia sẻ khó khăn mà nhà hàng gặp phải, đồng thời kêu gọi sự hợp tác và cảm thông từ các nhân viên. Mình nhận thấy các bạn nhân viên đều rất hưởng ứng và có những động thái tích cực để cải thiện tình hình “ế khách” của nhà hàng. Phản ứng này khác hẳn với trải nghiệm trước đó khi người sếp cũ của mình thực hiện cắt giảm và không nêu lý do. Chỉ đơn giản là cho đám nhân viên bọn mình biết đó là tất cả những gì cần làm.

Từ đó, ta có thể thấy việc “dám lên tiếng” để giải quyết vấn đề không chỉ là câu chuyện của các nhân viên với nhau, nhân viên với cấp trên mà là cả của cấp trên với cấp dưới. Sự lên tiếng này không chỉ đơn giản là việc chia sẻ thông tin, trình bày quan điểm mà còn là cách tạo ra môi trường an toàn để ikhai thác ý tưởng và giải quyết vấn đề.

Trong cuốn sách DÁM LÊN TIẾNG của tiến sĩ David Naylor, tác giả chia sẻ rằng:

“Sức mạnh của kẻ bắt nạt nằm ở chỗ, họ khiến mọi người tin rằng chỉ có một cách suy nghĩ và hành xử duy nhất – đó là cách của họ.”

Review sách: Dám lên tiếng
Review sách: Dám lên tiếng

Nếu như nhân viên của bạn không dám lên tiếng, thì phần nhiều là bởi bạn đang đóng vai một kẻ bắt nạt trong mắt của họ. Có thể bạn đã từng “đàn áp” họ bằng nhiều cách như phủ nhận ý kiến, ra lệnh khó hiểu hoặc các hành vi chuyên quyền khác.

Vậy nhà quản lý cần làm gì để giúp nhân viên của mình dám lên tiếng?

Theo mình, họ cần tạo một môi trường an toàn để nhân viên được lên tiếng. Điều này được thể hiện bằng việc lắng nghe và thúc đẩy việc nhân viên nếu ra đón góp. Tiếp nhận những đón góp bằng sự tôn trọng và thái độ tích cực, cầu thị.

Điều này không chỉ giúp nhân viên có một môi trường làm việc lành mạnh, nó còn thúc đẩy nhân viên sáng tạo và động não. Mặt khác, việc được cấp trên khuyến khích nếu ý kiến cũng giúp cũng cố niềm tin và sự tôn trọng dành cho cấp trên. Ngoài ra, nhà quản lý cũng được hưởng lợi từ việc tạo ra môi trường an toàn để nhân viên lên tiếng, họ có thể nắm bắt tình hình tại nơi làm việc một cách nhanh chóng, cũng có thể nhận về những ý tưởng thú vị giúp giải quyết vấn đề trong công việc, giảm bớt gánh nặng cho nhà quản lý.

Nếu môi trường làm việc thiếu vắng sự lên tiếng thì điều gì sẽ xảy ra?

Rất có thể là những “thị phi” không đáng có giống trường hợp của mình sẽ thường xuyên xảy ra, gây đến sự hoang mang trong nội bộ. Mặt khác các chủ đề thị phi cũng ảnh hưởng tới mối quan hệ đồng nghiệp trong công ty, làm giảm hiệu suất làm việc.

Thiếu vắng sự lên tiếng đòi hỏi nhà quản lý phải “chiến đầu” một mình, thiếu đi sự đồng hành và thấu hiểu của nhân viên trong tổ chức.

Thiếu vắng sự lên tiếng cũng có thể tạo môi trường thuận lợi cho các hành vi thiếu chuẩn mực sinh sôi, nảy nở trong tổ chức. Kéo theo các nguy hại về hiệu suất công việc cũng như danh tiếng của tổ chức.

Tóm lại, dám lên tiếng là một hành vi cần được khuyến khích trong mọi tổ chức. Nó không chỉ góp phần tạo nên môi trường cởi mở, tiếp nhận đa chiếu mà nó còn là một cách gắn kết mối quan hệ trong tổ chức, giúp sự phối hợp giữa các cá nhân trong tổ chức nhịp nhàng và hiệu quả hơn.

Dám lên tiếng không chỉ cần sự dũng cảm của người lên tiếng mà còn cả sự dũng cảm của người tiếp nhận thông tin.

Bài học số 2. Dừng lại, chờ đợi và lắng nghe

Đây là việc đầu tiên mà người quản lý cần làm nếu muốn thúc đẩy tinh thần “dám lên tiếng” của đội ngũ nhân viên.

  • Dừng lại là cách mà nhà quản lý chủ động tạo ra môi trường an toàn để nhân viên lên tiếng.
  • Chờ đợi là việc nhà quản lý sử dụng sự kiên nhẫn của mình và đứng ở góc nhìn của nhân viên để tiếp nhận vấn đề.
  • Lắng nghe là chìa khóa giúp nhà quản lý nằm bắt chính xác vấn đề nhân viên của mình gặp phải, những rắc rối tiềm ẩn nằm sâu trong đội ngũ và hỗ trợ nhân viên tìm ra phương án giải quyết vấn đề hiệu quả nhất.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ bàn sâu hơn về việc LẮNG NGHE.

Hầu hết chúng ta đều muốn đóng vai trò là người nói mà ít ai muốn trở thành người lắng nghe. Tại sao vậy?

Đơn giản đó chỉ là một nhu cầu rất con người được chỉ ra trong tháp nhu cầu Maslow, nhu cầu được thể hiện bản thân.

Review sách: Dám lên tiếng
Review sách: Dám lên tiếng

“Con người có hai tai và một cái miệng, vì vậy ta phải lắng nghe nhiều hơn nói.” (Ngạn ngữ Đan Mạch)

Thế nhưng mình phải thừa nhận rằng lắng nghe không phải là một kỹ năng dễ luyện tập, đặc biệt nếu bạn là một người có cái tôi lớn. Lắng nghe đòi hỏi người thực hiện biết cách hạ cái tôi xuống, điều tiết cảm xúc cá nhân, nghe chuyện chứ không phán xét. Quả là không dễ dàng!

Làm sao để rèn luyện kỹ năng lắng nghe hiệu quả?

  1. Tập trung hoàn toàn vào người nói và câu chuyện/thông tin người nói đang chia sẻ.
  2. Không ngắt lời
  3. Khuyến khích người nói chia sẻ nhiều hơn bằng cách đặt câu hỏi mở.
  4. Tạo ra những phản ứng tích cực thể hiện sự quan tâm và chuyên chú như gật đầu, sử dụng các từ ngữ như “vâng”, “tôi hiểu”, “vậy sao”,…
  5. Không phán xét
  6. Đặt bản thân vào vị trí của người nói
  7. Luyện tập thường xuyên

Việc lắng nghe không chỉ giúp người nói cảm thấy được tôn trọng, an toàn mà còn giúp bạn nắm bắt thông tin một cách chủ động và hiệu quả.

Bản thân mình tự nhận là một người giỏi lắng nghe. Mình có thể ngồi hàng giờ nghe người khác chia sẻ mà không phán xét. Mình cũng không cố gắng đưa ra lời khuyên khi không được yêu cầu. Mình sẵn sàng chia sẻ câu chuyện và trải nghiệm của bản thân nếu người nói đề nghị. Và mình luôn tin rằng, trong mọi câu chuyện đều có thể có góc nhìn thứ 2 tích cực.

Và một nguyên tắc bất di bất dịch mà mình đã dành nhiều năm để luyện tập đó là không “đưa chuyện” đi xa.

Nếu bạn muốn cuộc sống của mình trở nên hạnh phúc, hãy thử bắt đầu bằng việc lắng nghe nhiều hơn.

“Người hạnh phúc là người lắng nghe; kẻ bất hạnh là kẻ thổ lộ.” – (Ralph Waldo Emerson)

Bài học số 3. Không liên can tới tôi? Không phải chuyện của tôi?

Đây là suy nghĩ của mình khi mình giữ im lặng trước một vấn đề nào đó. Đây cũng là một trong những nguyên do khiến họ chúng ta không lên tiếng.

Mình sẽ im lặng khi mình biết lên tiếng không tạo nên kết quả, và mình sẽ lên tiếng khi mình biết im lặng khiến mình đánh mất sự chính trực (một trong những tính cách khiến mình tự hào) của bản thân.

Sự bàng quang không tự nhiên sinh ra, không ai sinh ra đã có trong mình sự thờ ơ với những gì diễn ra xung quanh mình. Sự thờ ơ này được vun đắp từ những lần “nhiệt tình” bị ghét bỏ, hãy bị “bịt miệng” bởi những người có quyền lực hơn. Từ trải nghiệm trong quá khứ chúng ta rút ra bài học để bảo vệ sự an toàn của bản thân bằng cách giữ im lặng. Chúng ta tự nhắc nhở chính mình rằng, tôi không liên quan gì tới chuyện này cả, không phải trách nhiệm của tôi. Do vậy, tôi không lên tiếng chứ không phải không dám lên tiếng.

Thế nhưng, điều tồi tệ nằm sau những lần không lên tiếng đó. Chúng ta dần thích nghĩ với việc không lên tiếng của mình, nó trở thành rào chắn bảo vệ chúng ta khỏi những ảnh hưởng xung quanh và chúng ta lầm tưởng đó cách giữ an toàn. Chính bởi lầm tưởng này, ta nghĩ rằng mình nên chọn im lặng, và dần dần trước những vấn đề xảy ra xung quanh, ta dần mất đi dũng khí để lên tiếng.

Review sách: Dám lên tiếng
Review sách: Dám lên tiếng

Giống như một đứa trẻ chọn cách nói dối bởi trước đó chúng ta bị trách phạt vì lỡ làm sai và “trót dại” thừa nhận lỗi sai của mình với người lớn.

Giống như ý tưởng táo bạo bạn muốn trình bày luôn nằm trong đầu bạn cho tới khi rời khỏi công ty, nó vẫn luôn ở đó và chỉ có 1 mình bạn biết tới sự tồn tại của nó. Thậm chí, đến một ngày bạn phát hiện ra ai đó có cùng ý tưởng với bạn và ý tưởng đó đã được thực hiện hóa thành công, bạn lại nghĩ tại sao khi ấy mình không mạnh dạn lên tiếng.

Hành vi này của bạn rất có thể được đúc rút từ kinh nghiệm có sẵn trong quá khứ, sau những lần ý tưởng của bạn bị từ chối hoặc bị chê bai bởi cấp trên và đồng nghiệp. Những tiếng nói ác ý đó cứ luôn luẩn quẩn trong đầu bạn, nó sẽ vang lên rõ ràng nhất vào lúc bạn định chia sẻ ý tưởng mới của mình. Bạn bắt đầu tin vào những gì người khác nói. Và từ đó bạn bỏ đi quyền lên tiếng của mình.

Trong phần trước, mình chia sẽ rằng để lên tiếng, con người ta cần dũng cảm. Ở phần này mình muốn đút kết rằng, để lên tiếng, con người ta cũng cần sự cổ vũ. Sự cổ vũ từ bên trong niềm tin vào chính bản thân mình. Sự cổ vũ từ mọi người xung quanh. Sự cổ vũ từ những thành tích trong quá khứ.

Dám lên tiếng sẽ không còn là lời kêu gọi sáo rỗng của các nhà quản lý nhân sự nữa nếu như họ biết cách trao gửi niềm tin tới đội ngũ của mình. Tôi gọi đây là hoạt động trao quyền lên tiếng.

Bạn đã trao quyền lên tiếng cho đội ngũ, cho con cái, cho vợ/chồng mình hay chưa?

Bài học số 4. Lợi ích quyết định hành vi.

  • Chúng ta chăm chỉ đăng ảnh selfie lên MXH vì mong muốn được chú ý, lượt thích và những lời khen có cánh đầy hấp dẫn mời gọi ta đăng hình chăm chỉ hơn.
  • Chúng ta ăn thức ăn nhanh bởi hương vị của chúng vô cùng kích thích vị giác, mang lại cảm giác thỏa mãn ngay tức thì.
  • Chúng ta đến phòng tập Gym mỗi ngày vì khao khát có được thân hình săn chắc, vóc dáng trong mơ, cơ thể khỏe mạnh,…

Mỗi hành đồng, thói quen, quyết định của chúng ta trong cuộc sống đều đi kèm với một lợi ích nào đó. Nó có thể là lợi ích tức thời sẽ tới ngay lập tức hoặc lợi ích về lâu dài trong tương lai.

Quyết định lên tiếng hay không trước một sự kiến của chúng ta cũng vậy. Chúng được quyết định trước sự cân nhắc về lợi ích và nguy hại mà ta sẽ nhận được sau khi hành động.

  • Nếu tôi lên tiếng, tôi có đi ngược với đám đông không (một việc làm không mấy an toàn).
  • Nếu tôi lên tiếng, liệu tôi có mất đi cơ hội nào đó không?
  • Nếu tôi lên tiếng, có làm ảnh hưởng tới lợi ích của người khác hay không và nó có dẫn tới sự thù địch sau đó hay không?
  • Nếu tôi lên tiếng, chiến thắng có đứng về phía tôi không?
  • Nếu tôi lên tiếng, tôi có còn được an toàn?
Review sách: Dám lên tiếng
Review sách: Dám lên tiếng

Cân nhắc giữa được và mất để ra quyết định là một việc làm thật sự khó khăn và đầy thử thách. Bởi lợi ích và nguy hại có thể xảy đến với chính chúng ta, cũng có thể là người xung quanh, tổ chức, thậm chí là cộng đồng.

Điều gì tác động tới quyết định của chúng ta trước sự được – mất khi lên tiếng? Hay nói cách khác, lợi ích nào sẽ được ưu tiên đằng sau những quyết định khó khăn đó.

Điều này phụ thuộc vào những bài học có trong quá khứ của mỗi chúng ta.

  • Đó có thể là những lần từ chối đến từ bố mẹ.
  • Đó có thể là những lần bị bắt nạt bởi bạn bè ở trường học.
  • Đó có thể là những lần thất bại trên con đường chinh phục mục tiêu.
  • Đó có thể là những lần vụt mất cơ hội tại nơi làm việc

Chúng đều ít nhiều có tác động rất mạnh tới sự ưu tiên của chúng ta khi đứng trước sự lựa chọn ảnh hưởng tới lợi ích của bản thân và người khác. Bởi đôi khi việc lên tiếng của chúng ta có thể gây bất lợi cho bản thân nhưng mang tới một lợi ích nào đó cho người khác. Nghĩa là khi đó ta cần phải hi sinh lợi ích cá nhân để nhường cho người khác.

Sự trả giá đó liệu có đáng?

Mình không thể trả lời câu hỏi này cho bạn, bạn cũng không thể trả lời câu hỏi này cho mình.

Chúng ta chỉ có thể trả lời câu hỏi này cho chính bản thân mình.

Dám lên tiếng là một ván cược liên quan tới lợi ích mà mỗi chúng ta đều phải tự mình quyết định.

Ván cược này không có thắng thua nhưng sẽ luôn có một bài học sau mỗi quyết định của chúng ta. Chỉ là bạn có đủ tỉnh táo và đừng “lùi lại” một bước để tìm ra bài học đó hay không mà thôi.

Bài học số 5. Lôi kéo người tham gia

10 câu hỏi hay giúp bạn “lôi kéo” mọi người tham giao vào cuộc thảo luận hiệu quả:

  1. Nếu chúng ta có cảm giác an toàn hơn về mặt tâm lý, chúng ta sẽ nói về điều gì và ai sẽ là người được hưởng lợi.
  2. Bạn có thể nói thêm đôi điều về lý do khiến bạn nghĩ rằng/cho rằng/tin rằng điều này là đúng không? Tôi muốn hiểu rõ hơn.
  3. Điều gì ngăn cản bạn/chúng ta nêu ra vấn đề (khó khăn) này?
  4. Điều gì sẽ mang lại sự an toàn cao hơn để chúng ta bàn kỹ hơn về vấn đề này?
  5. Điều gì khiến chúng ta chắc chắn về sự can thiệp/cách suy nghĩ này? Đây là vấn đề thực sự phức tạp.
  6. Có điều gì mà tôi/chúng ta chưa hiểu?
  7. Chúng ta/bạn cảm thấy sự can thiệp/cách suy nghĩ này có điểm nào chưa được chắc chắn?
  8. Cuộc trò chuyện của chúng ta có bỏ sót ai hay điều gì hay không?
  9. Trong lúc trao đổi vấn đề này, chúng ta có cố tình phủ nhận điều gì không?
  10. Khi nào chúng ta ở trạng thái tốt nhất mà không như thế này nữa?
Review sách: Dám lên tiếng
Review sách: Dám lên tiếng

10 câu hỏi trên được chia sẻ trong chương “Hướng dẫn cách lên tiếng” trong cuốn sách DÁM LÊN TIẾNG của tiến sĩ David Naylor.

Đặt câu hỏi đúng rất quan trọng. Nó không chỉ cải thiện chất lượng cuộc đối thoại mà còn thúc đẩy sự hiểu biết sâu sắc hơn giữa đôi bên.

Đặt câu hỏi đúng cho phép người hỏi xác định chính xác có thông tin quan trọng, nhận được những kết quả có giá trị, đồng thời giúp người hỏi khai thác đúng chiều của vấn đề để tìm ra giải pháp thích hợp.

Nhà lãnh đạo cần biết cách đặt câu hỏi đúng để khai thác thông tin giá trị và thúc đẩy sự “dám lên tiếng” của đội ngũ. Chỉ khi đội ngũ thật sự lên tiếng, khi ấy hiện thực mới trở nên sáng rõ.

Một cuốn sách viết sâu về từ khóa “dám lên tiếng”, một từ khóa đã trở thành một vấn đề lớn trong xã hội hiện nay.

Một số người không dám lên tiếng, một số người lên tiếng không đúng lúc, một số khác tự biến tiếng nói của mình trở thành “rác thải” mang sự tăm tối đến người khác.

DÁM LÊN TIẾNG bàn đến một khía cạnh của việc cất lời trong môi trường công sở, nơi mà lợi ích tức thời là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hành vi bất kỳ ai.

Bài học số 6. Vai trò của nhà lãnh đạo?

Người lãnh đạo đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành và duy trì văn hóa “dám lên tiếng” trong tổ chức.

Còn nhớ cách đây 5 năm, mình đã cảm thấy rất may mắn khi tìm được một công việc vừa ý chỉ sau 3 ngày Nam tiến (vào Sài Gòn sinh sống). Khi ấy, mình được nhận vào một công ty khá lớn kinh doanh dịch vụ F&B ở vị trí chuyên viên đào tạo nội bộ. Mình nhanh chóng thích nghi được văn hóa làm việc ở công ty mới nhờ sự giúp đỡ của các đồng nghiệp cùng phòng đào tạo.

Thế nhưng, mình nhận ra con người dũng cảm trước giờ của mình tự nhiên biến đi đâu mất.
Mình dè dặn trong việc chia sẻ ý tưởng, mình cũng cẩn trọng trong việc biểu đạt cảm xúc. Và tệ nhất là mình im lặng trước những điều “chướng mắt”, chỉ bởi vì khi đó mình cần giữ công việc này.

Mình biết điều đó là sự lựa chọn của bản thân và rất không nên đổ lỗi cho môi trường làm việc mới khiến mình trở nên như vậy.

Review sách: Dám lên tiếng
Review sách: Dám lên tiếng

Tuy nhiên, khi xét trên góc độ vai trò của nhà quản lý ở đâu trước hình vi im lặng của đội ngũ, thì mình nghĩ sự biến đổi trong hành vi của mình đến từ cảm giác thiếu an toàn trong môi trường làm việc.

Ví dụ như, mình có thể sẽ bị đánh cắp ý tưởng nếu chia sẻ thông tin quá sớm với đồng nghiệp. Mình có thể bị quy chụp rằng không trung thành với đường lối, chính sách của công ty. Mình có thể bị quy chụp rằng cố gắng thể hiện vượt cấp để dành lấy sự chú ý của cấp cao hơn. Mình có thể bị quy chụp rằng thiếu tính hòa nhập với tổ chức và đồng nghiệp.

Mặt khác, việc cất tiếng trở nên khó khăn với mình khi nhân định của mình về cấp trên là thiếu năng lực để tiếp nhận và xử lý thông tin mà mình sẽ cũng cấp. Mình cho rằng việc đề xuất ý tưởng và thông tin cho cấp trên mà không dẫn tới những hành động cụ thể để cái thiện các vấn đề liên quan là một hành động vô nghĩa. Mà mình không cần “thách thức” quyền lực của cấp trên bằng cách tỏ ra “khôn” hơn họ.

Bởi vậy, mình cho rằng văn hóa “dám lên tiếng” sẽ không thể hình thành nếu thiếu đi cảm giác an toàn mà người lên tiếng cần có. Và việc xây dựng văn hóa “dám lên tiếng” càng trở nên khó khăn hơn nếu như người quản lý xây dựng được niềm tin ở đội ngũ, khiến họ tin rằng người quản lý có năng lực lắng nghe, tiếp nhận và xử lý vấn đề mà họ đề cập.

Thế mới thấy, để trở thành một nhà quản lý không hề dễ dàng. Họ không chỉ gánh vác trách nhiệm điều phối công việc chuyên môn mà họ còn phải có năng lực dẫn dắt và xây dựng đội ngũ đi theo đúng đường lối và văn hóa doanh nghiệp hướng tới.

Do vậy, không ngừng trau dồi năng lực chuyên môn và năng lực lãnh đạo chưa bao giờ là một lời khuyên lỗi thời trong bất kỳ trường hợp nào.

Hãy trở thành nhà lãnh đạo luôn sẵn sàng cho sự dám lên tiếng của đội ngũ.

Một thông điệp đầy thú vị từ cuốn sách DÁM LÊN TIẾNG của tác giả David Naylor do nhà xuất bản Công Thương và Thái Hà Books mang tới độc giả Việt Nam.

Review sách: Dám lên tiếng

Một cuốn sách nữa được hoàn thành trong năm 2024 – DÁM LÊN TIẾNG của tác giả David Naylor.

LẮNG NGHE – IM LẶNG – CHỊU TRÁCH NHIỆM là 3 từ khóa đọng lại sâu sắc trong tâm trí mình sau khi gấp trang sách cuối cùng lại.

1. Lắng nghe

  •  “Lắng nghe” khác với “nghe” ở điểm nào?
  • Tại sao phải lắng nghe?
  • Lắng nghe như thế nào?
  • Làm sao để biết người khác đang lắng nghe mình?

Bạn biết không, một trong những đức tính khiến mình trở thành một người đáng tin cậy để chia sẻ những suy nghĩ thầm kín đối với mọi người xung quanh và cả những người xa lạ trên MXH đó chính là năng lực LẮNG NGHE.

Mình dùng từ “năng lực” là bởi mình cho rằng lắng nghe không chỉ đòi hỏi kiến thức, kỹ năng mà còn cần một thái độ cực kỳ tôn trọng sự khác biết và quyền được lên tiếng của người khác.

Kiến thức ở đây là gì, là hiểu biết xã hội để bạn biết vấn đề của người nói đang ở mức độ nào và điều họ cần tới ở ta là gì. Có lẽ mình nên dùng từ trải nghiệm thì thích hợp hơn.

Kỹ năng ở đây là khả năng tạo ra môi trường an toàn để người nói “trút hết” những tâm tư trong lòng, những suy nghĩ trong đầu. Ngoài ra, bản thân người lắng nghe còn cần có kỹ năng đặt câu hỏi để khơi gợi người nói chia sẻ nhiều hơn. Bên cạnh đó là kỹ năng chọn lọc thông tin và biết giữ khoảng cách an toàn với các thông tin đó. Nghĩa là không để bản thân bị cuốn theo những cảm xúc mà người nói reo rắc vào bạn thông qua những thông tin một chiều.

Một nguyên tắc mà mình luôn tuân thủ trong quá trình lắng nghe là KHÔNG ĐƯA RA LỜI KHUYÊN khi không được yêu cầu. Đôi khi người nói họ chỉ cần có người nghe và họ sẽ tự mình tìm cách giải quyết vấn đề của họ, chúng ta không cần “ôm rơm nặng bụng”. Hơn nữa, mình cho rằng dù cố gắng thấu hiểu đến đầu thì khi bản thân không phải là người trực tiếp trải qua những điều họ từng trải thì khi đó chúng ta không thể thấu hiểu 100% những gì họ cảm thấy, muốn và cần. Có lẽ chỉ ở một phần rất nông nào đó mà thôi.

2. Im lặng

  • Khi nào nên im lặng?
  • Tại sao phải im lặng?
  • Im lặng phải chăng là biểu hiện của sự hèn nhát?

Im lặng đôi khi rất quan trọng trong việc giao tiếp, nó có thể giúp ta chậm lại vài nhịp để nhìn nhận kỹ hơn vấn đề. Nó cũng là cách giúp ta không bị lép vế trước đối phương. Hơn thế nữa nó còn là cách giúp xác định được mức độ “nguy hiểm” của đối thủ trước mắt.
Im lặng đúng lúc là một cách giải quyết vấn đề tốt, nhưng im lặng mãi mãi có thể gây tới những nguy hại trong tương lai dài hạn.

Review sách: Dám lên tiếng
Review sách: Dám lên tiếng

Giống như những tin đồn nơi công sở, nếu bạn mãi im lặng bạn sẽ trở thành một kẻ hèn nhát, một người đến việc lên tiếng bảo vệ chính mình cũng không làm được.

Im lặng có thể sử dụng như một kế hoãn binh để chờ thời cơ thích hợp rồi lên tiếng.

Im lặng sẽ là vàng nếu ta đặt để đúng chỗ, im lặng sẽ trở thành cục tạ đè người nếu ta để nó nuốt chứng ta trong những tin đồn vô căn cứ.

Học cách im lặng cũng quan trọng như học cách lắng nghe. Nó cần được thực hiện với đúng người, đúng việc, đúng thời điểm.

3. Chịu trách nhiệm

Một người dám lên tiếng là một người dám chịu trách nhiệm. Họ sẵn sàng đối mắt với những rủi ro không còn an toàn sau khi lên tiếng.

Giống như việc nói KHÔNG vậy, dám lên tiếng là một cách tự bảo vệ chính mình. Bất luận bạn lên tiếng ở vấn đề gì, bất luận chuyện gì xảy ra thì nó cũng đều mang tới một kết quả nào đó cần phải xem xét bao gồm tích cực và tiêu cực.

Khi bạn dám chịu trách nhiệm, bạn sẽ có đủ dũng cảm để lên tiếng.

Ban đầu, khi cầm cuốn sách này trên tay với cái tựa rất thu hút DÁM LÊN TIẾNG, mình đã liên tưởng tới những câu chuyện ngoài lề công việc trong công sở như hành vi bắt nạt, chia rẽ, các hành vi thu địch trong mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới, giữa đồng nghiệp với nhau. Và lên tiếng như là một cách bảo vệ lẽ phải và sự công bằng tại nơi làm việc.

Thế nhưng sau khi gấp lại trang sách cuối cùng, mình nhận ra cuốn sách chia sẻ ở một khía cách bao quát hơn, thậm chí là đi sâu hơn về vấn để cải thiện chất lượng công việc hơn là giải quyết mối quan hệ ở nơi làm việc. Một cách tiếp cận rất thú vị và bất ngờ.

Dám lên tiếng không chỉ giúp cho tổ chức nhanh chóng tìm ra những kẽ hở trong việc vận hành doanh nghiệp, mà nó còn giúp tạo ra không gian chia sẻ ý tưởng vô cùng tích cực.

Mọi tổ chức muốn tiến xa đều cần những con người dám lên tiếng, lên tiếng phê bình và tự phê bình để cải thiện và hoàn thiện hơn từng ngày. Điều này đòi hỏi tổ chức phải sở hữu đội ngũ quản lý có năng lực tạo ra môi trường an toàn và đáng tin cậy để văn hóa dám lên tiếng được hình thành và duy trì tích cực bên trong tổ chức.

Dám lên tiếng đôi khi chỉ đơn giản là dám chia sẻ ý tưởng, suy nghĩ và giải pháp của bản thân trong thời điểm thích hợp với con người thích hợp với tinh thần xây dựng và cởi mở.

Mình hi vọng rằng đây sẽ là cuốn sách mang tới những thông điệp giá trị cho nhà quản lý cũng như những ai muốn bước ra khỏi vòng an toàn của chính mình.

Thuyền to thì gió lớn. Liệu bạn có dám sở hữu một chiếc thuyền to không?

MUA SÁCH: TẠI ĐÂY

Một vài gợi ý khác cho bạn

Bạn chắc chắn sẽ muốn đọc các cuốn sách tuyệt vời khác. Mời bạn đến với chuyên mục: Review sách nhé!

Các đầu sách khác:


CÁC TRANG LIÊN HỆ KHÁC

  1. Website: Phụ Nữ Tự Do – Blog viết về chủ đề quản lý tài chính cá nhân cho phụ nữ.
  2. Facebook: Hương Nguyễn
  3. Fanpage: Hương Nguyễn – Càng kiên trì, càng tiến xa
  4. YouTube: THÓI QUEN NGUYÊN TỬ

Cần bao lâu để hình thành nên một thói quen mới?

0
Cần bao lâu để hình thành thói quen mới
Cần bao lâu để hình thành thói quen mới

Cần bao lâu để hình thành thói quen mới? Đây chắc chắn là một câu hỏi không hề xa lạ với bất cứ ai đang cố gắng thay đổi thói quen của mình.

21 ngày có đủ để hình thành một thói quen mới?

Có lẽ bạn rất quen thuộc với thông tin như là: cần 21 ngày để hình thành một thói quen nào đó.Liệu có thật sự là 21 ngày?

Theo nghiên cứu của một nhà nghiên cứu tâm lý sức khỏe Đại học College London, Phillippa Lally đã cho ra một kết quả:

“Con người phải mất từ 18 đến 254 ngày để hình thành một thói quen. Tính ra trung bình sẽ khoảng 66 ngày, tương được với hơn 2 tháng để hành vi của con người trở thành tự động. Nói cách khác, chúng ta có thể sẽ mất từ 2 – 8 tháng để hình thành một thói quen chứ không phải là 21 ngày.”

Và trong cuốn sách THÓI QUEN NGUYÊN TỬ của tác giả James Clear, ông cũng chia sẻ một nhận định tượng tự, đó là: Thói quen được hình thành dựa trên tần suất thực hiện không phải theo thời gian.

Một giáo sư tại Đại học Florida, đã chia các sinh viên lớp chụp ảnh phim của mình thành hai nhóm.

– Nhóm 1 sẽ thuộc về nhóm “số lượng”: Họ được chấm điểm hoàn toàn dựa trên số lượng sản phẩm họ làm ra.
– Nhóm 2 sẽ thuộc về nhóm “chất lượng”: Họ chỉ cần nộp duy nhất 1 bức ảnh trong suốt học phần, để đạt được điểm A thì bức ảnh phải gần như hoàn hảo.

Vào cuối kì, ông nhạc nhiên khi phát hiện ra tất cả những bức ảnh xuất sắc nhất đều là sản phẩm đến từ nhóm “số lượng”.

Thực tế, trong suốt học phần, các sinh viên nhóm “số lượng” liên tục chụp các bức ảnh với các thử nghiệm các cách bố cục, ánh sáng và thử nhiều phương pháp khác nhau trong phòng tối, và hỏi hỏi từ sai lầm của mình. Trong quá trình tạo ra hàng trăm bức ảnh, họ mài giũa kỹ năng của mình.

Trong khi đó, nhóm “chất lượng” chỉ ngồi tính toán độ hoàn hảo và họ không làm gì để chứng minh nỗ lực của mình ngoài trừ các lý thuyết chưa được kiểm chứng và 1 bức ảnh xoàng xĩnh.

Voltaire từng viết, “Cái tốt nhất chính là kẻ thù của cái tốt.”

Vận động và hành động

Từ ví dụ trên, tác giả cuốn sách ATOMIC HABITS, James Clear đã đưa ra 2 khái niệm là vận động và hành động.

Ông cho rằng:
– Vận động là quá trình lên kế hoạch, chiến lược cũng như học hỏi. Điều này tốt nhưng chúng không làm ra sản phẩm. Giống như hành vi của nhóm “chất lượng”, họ vận động không ngừng nhưng hành động quá ít.
– Hành động là kiểu hành vi sẽ tạo ra sản phẩm. Đây chính là kiểu của nhóm “số lượng”, họ liên tục hành động, kiểm chứng, điều chỉnh và hành động.

Đây cũng là kết quả nghiên cứu khá thú vị mà bạn có thể đã bắt gặp trong bộ môn triết học Mac-Lenin khi tìm hiểu về quy luật lượng – chất.

“Những thay đổi đơn thuần về lượng, đến một mức độ nhất định, sẽ chuyển hóa thành những sự khác nhau về chất.” – nhà giáo dục, tư tưởng, nhà triết học người Đức, Ph.Ăng-ghen.

Nó cũng giống việc sau khi bạn đọc chuỗi bài viết về THÓI QUEN NGUYÊN TỬ của mình và học được phương pháp rèn luyện thói quen hiệu quả cùng các kinh nghiệm mà mình đúc rút được từ trải nghiệm bản thân; thì đây là một dạng của VẬN ĐỘNG. Và nó không khiến bạn tạo ra một thói quen mới, hoặc phá bỏ một thói quen cũ bởi nó thiếu hành động thực tế.

Đổi lại, sau khi biết được những phương pháp và kinh nghiệm rèn luyện thói quen, bạn bắt tay vào hành động, thực hiện các hành vi cần thiết một cách kiên trì, bạn sẽ tạo ra những đổi khác trong hệ thống thói quen hằng ngày của mình. Nghĩa là bạn tạo ra một kết quả mới thông qua hệ thống hành động của mình.

Một ví dụ khác, nếu mình phác thảo 20 ý tưởng cho kênh YouTube THÓI QUEN NGUYÊN TỬ của mình thì đây là quá trình VẬN ĐỘNG. Nhưng nếu mình thực sự ngồi xuống, tạo một video rồi đăng lên YTB thì đây chính là HÀNH ĐỘNG.

Tại thời điểm khi mình viết bài viết này, kênh YTB THÓI QUEN NGUYÊN TỬ thực sự đã xuất bản video đầu tiên vào chủ nhật tuần trước, mình rất tự hào về bản thân vì đã làm điều đó.

Câu hỏi đặt ra là: Nếu như vận động không tạo ra sản phẩm, thì liệu nó có cần thiết?

Thực tế, “trạng thái vận động ta cảm giác như mình đang tiến triển mà không sợ đối mặt với nguy cơ thất bại.”

Thực chất thì đây cũng làm một cách TRÌ HOÃN THẤT BẠI. Khi ta không hành động, không tạo ra sản phẩm hay kết quả thì ta không cần đối mắt với nỗi sợ thất bại, sợ bị chỉ trích, sơ bị cười chê.

Thế nhưng, vận động lại chính là bạn đang chuẩn bị cho một thứ gì đó được hoàn thành.

Ví dụ như kế hoạch làm việc tuần, kế hoạch giảm cân, kế hoạch đi du lịch, học phương pháp xây dựng thói quen hiệu quả, phương pháp học tiêng Anh hiệu quả,…

Vận động cần thực hiện song song cùng hành động. Bởi nhờ hành động, bạn mới có thể kiểm chứng sự chuẩn bị của mình có hiệu quả hay không. Nhờ hành động bạn mới có cơ hội để rút kinh nghiệm và điều chỉnh phương pháp, kế hoạch, cách làm. Cũng nhờ hành động, bạn mới có căn cứ để đo lượng, cải tiến và tối ưu.

Giống như chu trình PDCA: Plan – Do – Check – Action. Đây là một chu trình khép kín được lặp đi lặp lại để tạo ra sản phẩm tối ưu nhất, phương pháp hiệu quả nhất được áp dụng rất rộng rãi trong cả công việc, cuộc sống và học tập.

Cần bao lâu để hình thành thói quen mới?

Lúc này, câu hỏi của chúng ta là: Cần bao lâu để hình thành một thói quen mới?

Trước hết, ta phải trả lời cho câu hỏi “Dấu hiệu nào cho thấy thói quen đã được hình thành?”

James Clear chia sẻ: “Hình thành thói quen là quá trình một hành vi trở nên TỰ ĐỘNG dần dần thông qua sự lặp đi lặp lại.”

Nó giống như:
– Bạn đánh răng vào mỗi sáng
– Bạn bật đèn ngủ mỗi khi chuẩn bị đi ngủ
– Bạn cắn móng tay mỗi khi căng thẳng

Đến đây, mình nhớ tới một câu nói của Lỗ Tấn: “Trên đời này làm gì có đường, người ta đi mãi cũng thành đường thôi.”

Mình thấy rằng, thói quen cũng giống đường đi vậy, nhờ việc “đi mãi” nên mới “thành đường”.

– Muốn tạo đường mới thì đi qua đi lại thật nhiều giống như việc bạn liên tục lặp lại hành vi đánh răng vào mỗi buổi sáng trong suốt thời thơ ấu, để rồi lớn lên nó trở thành một hành vi gần như vô thức mỗi sáng thức dậy.

– Muốn bỏ đường cũ thì đừng đi lại nó nữa, lâu dần cỏ dai, cây cối sẽ mọc lại và khiến cho con đường cũ biến mất. Chính là mình muốn nói, nếu bạn muốn bỏ đi một thói quen nào đó, hãy làm gián đoạn các hành vi tạo nên thói quen đó. Gián đoạn đủ lâu, thói quen sẽ biến mất.

“Tất cả thói quen đều đi theo mỗi quỹ đạo giống nhau, từ thực hành có nỗ lực đến hành vi tự động, 1 quá trình gọi là sự tự động hóa.”

Những ngày đầu tiên, có thể bạn sẽ cần đến sự nỗ lực và tập trung rất lớn của ý thức để bắt đầu hành vi mới. Sau vài lần hành vi được tái diễn, bạn sẽ thấy nó trở nên dễ dàng hơn, tất nhiên nó vẫn cần sự tập trung của ý thức. Và tới một thời điểm, khi bạn vượt ngưỡng đường biên thói quen, khi mà ở đó bạn lặp lại hành vi đủ nhiều khiến nó trở nên tự động, đó là lúc THÓI QUEN đã được hình thành.

Quay trở về câu hỏi: Cần bao lâu để hình thành một thói quen mới?

– 21 ngày?
– 30 ngày?
– 66 ngày?
– 128 ngày?

Thực tế, không có một con số tuyệt đối nào được chứng minh là thời lượng cần thiết để hình thành một thói quen mới.

Bởi trong chính “định nghĩa” của thói quen đã thể hiện: chừng nào hành vi trở nên TỰ ĐỘNG thì khi đó thói quen được hình thành.

Và điều này hoàn toàn phụ thuộc vào nền tảng của mỗi người và mức độ khó – dễ của mỗi thói quen đối với họ.

Thói quen là bản năng thứ 2 của con người, mà bản năng chính là một phần không thể thiếu của cuộc sống.

Do vậy, hãy cứ kiên trì hành động, duy trì hành động cho tới khi bạn không cần phải tự nhắc nhở bản thân mình cần làm gì đó nữa, khi ấy thói quen đã được hình thành.

Chúc bạn một ngày tốt lành!

Đọc thêm:

MUA SÁCH: TẠI ĐÂY

CÁC TRANG LIÊN HỆ KHÁC

  1. Website: Phụ Nữ Tự Do – Blog viết về chủ đề quản lý tài chính cá nhân cho phụ nữ.
  2. Facebook: Hương Nguyễn
  3. Fanpage: Hương Nguyễn Blog
  4. YouTube: THÓI QUEN NGUYÊN TỬ

Review sách: Nghề tay trái không tay trắng

0
Review sách: Nghề tay trái không tay trắng
Review sách: Nghề tay trái không tay trắng

Giới thiệu sách: Nghề tay trái không tay trắng

Bắt đầu tháng 6 với cuốn sách “Nghề tay trái, không tay trắng” của tác giả Vương Đông.
Cũng giống với các cuốn sách khác, mình bắt đầu cuốn sách này bằng việc đọc cộng hưởng cuốn sách trong 20 phút để tìm ra câu trả lời cho câu hỏi: Làm sao để mở rộng thu nhập của bản thân?

Chỉ còn vài tuần nữa thôi, bạn Hương của chúng ta sẽ bước vào thời gian ở cữ giống như bao bà mẹ bỉm sữa khác. Mình muốn tận dụng thời gian này để chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng cho những tháng ngày ở cữ mà nghe đồn là khá vật vả và thật dễ gây trầm cảm.

Có 3 từ khóa khiến mình cực kỳ lưu tâm khi cộng hưởng cuốn sách này.

  1. Kỹ năng
  2. Nhạt nhẽo
  3. Khuyến khích

Tất cả chúng ta đều có thể bắt đầu nghề tay trái với sở thích cá nhân có sẵn của chúng ta. Giống như mình là sở thích muốn được “phát biểu”. Mình muốn được chia sẻ góc nhìn cá nhân của bản thân tới nhiều người, và hiện nay mình đang làm nó hằng ngày thông qua hoạt động viết. Mỗi ngày nhìn vào từng dòng chữ được gõ xuống, nó khiến mình cảm thấy bản thân thật “có ích” và vui vẻ hơn nữa khi có ai đó ấn chia sẻ bài viết của mình. Mình biết, mình có những độc giả âm thầm, lặng lẽ vẫn đang dõi theo và ủng hộ mình, ủng hộ cho sở thích muốn “phát biểu” của mình.

Trong cuốn sách, mình nhận được thông điệp từ tác giả rằng, hãy biến sở thích thành một kỹ năng để tạo ra thu nhập của cho mình. Tuy nhiên, đừng vội tìm kiếm lợi ích từ sở thích, mà hãy khiến cho sở thích trở thành đam mê mãnh liệt, từ đó tôi rèn nó thành một kỹ năng và sau đó mới tới việc kiếm tiền từ nó.

Sự kiên trì là thứ mà mình nghĩ không thể thiếu trong hành trình này.

Review sách: Nghề tay trái không tay trắng
Review sách: Nghề tay trái không tay trắng

Mặt khác, từ khóa “nhạt nhẽo” lại mang tới cho mình một ý tưởng về việc tạo ra những công thức của riêng mình. Áp dụng và cải tiến liện tục công thức đó để tìm ra công thức “xịn xò” và tối ưu nhất trong từng trường hợp.

Bản thân mình đã tìm được công thức viết kịch bản cho kênh YouTube THÓI QUEN NGUYÊN TỬ và đang áp dụng nó trong mỗi lần sản xuất video mới. Nhưng việc cải tiến thì chưa thật sự được tiến hành một cách nghiêm túc. Cho nên, mình quyết định sẽ biến sự nhạt nhẽo của công thức viết kịch bản bằng việc học hỏi và rút kinh nghiệm thêm từ những kênh YouTube khác. Từ đó, cái tiến công thức viết kịch bản của bản thân sao cho mượt mà hơn, đi vào lòng người hơn nữa.

Từ khóa “khuyến khích” mang tới cho mình một thông điệp: Hãy mở rộng sức ảnh hưởng của bản thân thông qua đòn bẩy của mạng xã hội, giống như trang cá nhân FB, Group FB, Thread… tận dụng cả Blog cá nhân và kênh YouTube THÓI QUEN NGUYÊN TỬ nữa.

Cuối cùng mình rút ra 3 điểm chính cần thực hiện ngay:

  1. Tập trung viết vào một từ khóa.
  2. Đọc và ghi chép thành hệ thống và tổng hợp chúng thành các bài viết ngắn trên MXH.
  3. Mỗi ngày tự học từ các video trên YouTube.

Mình cũng quyết định, từ hôm này sẽ bắt đầu với slogan mới: CÀNG KIÊN TRÌ, CÀNG TIẾN XA để nhắc nhở bản thân hãy tập trung, cố gắng, kiên trì nhích từng bước nhỏ, dù chỉ là 1% nhỏ bé.

Mình muốn nuôi dưỡng lòng nhiệt huyết của bản thân, mở rộng thu nhập và gia tăng sức ảnh hưởng của bản thân trong năm 2024 này.

4 Bài học đắt giá từ cuốn sách “Nghề tay trái không tay trắng”

Đây là 4 bài học mà mình chiêm nghiệm được từ cuốn sách Nghề tay trái không tay trắng – tác giả Vương Đông.

Bài học số 1

“Cách tốt nhất để xác thực mức độ kỹ năng đó đến đâu là xem liệu có ai sẵn sàng trả tiền cho kỹ năng đó của mình hay không.”

Nếu có thể bắt đầu nghề tay trái từ sở thích của chính mình thì đây sẽ là lựa chọn hoàn hảo nhất, bởi 3 lý do sau:

Thứ nhất, bạn sẽ có nhiều động lực làm việc hơn. Thời gian đầu “khởi nghiệp” có thể bạn rất khó để có thu nhập ổn định, thậm chí là có thu nhập từ nghề tay trái. Nhưng đổi lại, nếu nghề tay trái phát triển từ sở thích của bạn thì cảm giác “thất vọng” có thể sẽ được giảm lược đi rất nhiều. Thậm chí, bạn cũng không bị gánh nặng về mặt lợi ích vật chất làm cho mệt mỏi hay chán nản.

“Khi bắt đầu lựa chọn nghề tay trái, tốt nhất bạn không nên chỉ nhăm nhe kiếm tiền, bởi như thế, việc hành nghề tay trái sẽ trở thành vì cái lợi trước mắt.”

Hãy nhìn cái lợi ích lâu dài của nó.

Review sách: Nghề tay trái không tay trắng
Review sách: Nghề tay trái không tay trắng

Thứ hai, thông qua kiên trì phát triển nghề tay trái từ sở thích, bạn có cơ hội rèn luyện các kỹ năng liên quan và nâng cao năng lực của bản thân. Chính động lực từ sở thích sẽ kéo bạn duy trì sự tập trung dài hạn, đồng thời giúp bạn cởi mở với việc học tập điều mới, kỹ năng mới để phát triển sở thích thành món nghề kiếm tiền trong dài hạn.

Thứ ba, một người hết mình với sở thích của bản thân sẽ thật hạnh phúc biết bao. Mỗi ngày thức dậy sẽ là một cơ hội để làm việc mình yêu thích, yêu thích việc mình làm. Hơn nữa, mỗi ngày như vậy, bạn lại cho mình cơ hội phát triển sở thích của mình trở nên “điêu luyện” và chuyên nghiệp hơn.

Giống như việc bạn thích viết vậy. Bạn càng viết nhiều, viết càng có chiều sâu, văn phong sẽ mượt mà hơn. Không chỉ thế, nó còn thúc đẩy bạn đọc nhiều hơn, mở mang nhiều hơn, từ đó năng lực viết và đọc của bạn đồng thời cũng được nâng cao.

Sử dụng thời gian rảnh rỗi của mình để làm nghề tay trái không chỉ giúp điều chỉnh cuộc sống của bạn, mà còn giảm bớt một số áp lực do công việc chính mang lại.

Bài học số 2. Tư duy quyết định lối ra

Khi cầm trên tay cuốn sách “Nghề tay trái không tay trắng”, câu hỏi đầu tiên xuất hiện trong đầu mình là: Làm thế nào để tìm được nghề tay trái phù hợp?

Tác giả Vương Đông khuyên rằng, hãy bắt đầu từ sở thích của bạn. Lời khuyên này kéo theo một thắc mắc khác rằng, tại sao không phải bắt đầu từ thế mạnh của chúng ta?

Đọc đến chương 3, mình vẫn chưa tìm được câu trả lời cho thắc mắc ấy nhưng đổi lại, tác giả chia sẻ rất rõ ràng lý do nên bắt đầu từ sở thích. Đơn giản là: ĐỘNG LỰC.

Tác giả cho rằng, phát triển từ sở thích thành nghề phụ không chỉ mang tới niềm vui, giá trị tinh thần mà còn có thể duy trì động lực lâu dài “chờ đợi” lợi ích vật chất từ nó.

Câu hỏi lúc này sẽ là: Làm sao để khai thác sở thích thành nghề tay trái?

Có 2 điểm bạn cần lưu ý tới nếu muốn khai thác sở thích của mình thành một nghề:

  1. Kỹ năng bạn có
  2. Nắm bắt đúng thời điểm

Ví dụ như sở thích ĐỌC của mình vậy. Mình đang trên hành trình khai thác sở thích ĐỌC của bản thân phát triển thành một kênh YouTube lấy tên là THÓI QUEN NGUYÊN TỬ – Kênh chia sẻ kinh nghiệm tự học và rèn luyện thói quen qua những cuốn sách hay.

Mình có sẵn 3 kỹ năng khá mạnh để khai thác sở thích ĐỌC của bản thân thành một nghề tay trái, bao gồm:

  1. Kỹ năng viết
  2. Kỹ năng tổng hợp thông tin
  3. Kỹ năng đào tạo và huấn luyện (biết ơn công việc cũ của bản thân thật nhiều)

Từ 3 kỹ năng trên, mình biến những thông tin từ sách thành những bài học có tính thực tiễn để áp dụng vào cuộc sống của bản thân, sau đó chia sẻ trải nghiệm và kinh nghiệm tới mọi người.

Bạn cũng có thể khai thác sở thích của bản thân bằng cách lập một sơ đồ tư duy để brainstorm.

Review sách: Nghề tay trái không tay trắng
Review sách: Nghề tay trái không tay trắng

Hãy viết xuống toàn bộ những từ khóa, những kết nối, những hoạt động nhằm phục vụ sở thích của bạn.

Ví dụ như bạn có sở thích nấu ăn. Vậy thì các từ khóa liên quan sẽ là: dụng cụ nhà bếp, công thức món, nguồn thực phẩm, gia vị, màu sắc, bảo quản, sơ chế, review ẩm thực, cách nuôi trồng, cuộc thi nấu ăn, sáng tạo món, chụp món ăn, đánh giá món ăn, kinh doanh đồ ăn, …

Từ các từ khóa liên quan, bạn sẽ dễ dàng tìm được nghề tay trái có thể phát triển dựa trên các kỹ năng có sẵn của mình.

Ví dụ bạn thích nấu ăn và có thế mạnh về viết lách. Vậy đừng ngại chia sẻ các hiểu biết về ẩm thực, công thức món, cảm nhận của bản thân với mọi người thông qua các bài viết trên mạng xã hội, blog cá nhân, các website cộng đồng,… Bạn cũng có thể phát triển nghề viết quảng cáo cho ngành F&B, các nhà hàng, quán ăn,…

Ví dụ bạn thích nấu ăn và có thể mạnh chụp ảnh. Đừng ngại show ra thế mạnh của bản thân thông qua những bức ảnh. Bạn có thể nhận các hợp đồng chụp ảnh cho các quán ăn, nhà hàng,… Chụp ảnh menu, poster quảng cáo,…

Tác giả Vương Đông chia sẻ 4 bước giúp bạn kiếm được “hũ vàng đầu tiên” từ sở thích của mình:

  1. Xác định loại sở thích của bạn
  2. Tìm các nền tảng liên quan
  3. Nâng cao kỹ năng của bạn
  4. Giữ vừng nhiệt huyết và động lực

Giống như sở thích ĐỌC của mình – Đây là sở thích thuộc kiểu xã hội. Do vậy nền tảng phù hợp giúp mình phát triển sở thích thành nghề tay trái có thể là Facebook, YouTube, Blog, Tiktok,…

Các kỹ năng mình cần nâng cao và đầu tư:

  • Tư duy phản biện
  • Tư duy logic
  • Edit ảnh/ video
  • Viết – ghi chú hiệu quả

Xác định khoảng trống giữa mục tiêu và nền tảng có sẵn của bạn là bước quan trọng để bạn biết mình cần hành động gì tiếp theo.

Cho nên, hãy dành thời gian định vị bản thân ở hiện tại và làm rõ mong muốn của mình trong tương lai là gì, để có kế hoạch hành động phù hợp và hiệu quả nhé!

Đọc sách NGHE TAY TRÁI KHÔNG TAY TRẮNG để thu nạp thêm các thông tin hữu ích khác giúp bạn biến sở thích thành thu nhập trong tương lại bạn nhé!

Bài học số 3. Các bài viết của mình được triển khai như thế nào?

Mình đang đọc cuốn NGHỀ TAY TRÁI KHÔNG TAY TRẮNG của tác giả Vương Đông, trong chương 7 của cuốn sách này, tác giả có chia sẻ 5 bước sáng tạo trong viết lách như sau:

  1. Mở đầu: Điền chủ đề
  2. Phân tích lý luận: Đưa ra những góc nhìn độc đáo, mới lạ
  3. Phân tích ví dụ điển hình: căn cứ hỗ trợ lý luận
  4. Kết nối: hình thành các mối quan hệ thân thiết
  5. Kết bài: Tiến hành tổng kết đối với chủ đề
Review sách: Nghề tay trái không tay trắng
Review sách: Nghề tay trái không tay trắng

Theo cách tác giả phân tích chi tiết, mình nhận ra dàn ý của một bài văn nghị luận theo chương trình học của môn Ngữ Văn tại Việt Nam có phần tương đương và dễ hiểu hơn rất nhiều.

Bản thân mình, khi quyết định xây dựng kênh YouTube THÓI QUEN NGUYÊN TỬ đã phải quay lại học cách lập dàn ý cho bài văn nghị luận xã hội thông qua các video trên YouTube. Và mình chợt phát hiện ra, từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường mình đã được trang bị một bộ công cụ cực kỳ mạnh cho cuộc sống và công việc sau này. Chỉ là mình đã không được ai nói nhỏ cho biết điều đó.

Dưới đây là dàn ý mục mà mình áp dụng cho các kịch bản YouTube (có chủ ý) và cả những bài viết của bản thân (một cách vô tình):

  1. Đặt vấn đề – Đưa ra luận điểm/quan điểm
  2. Đưa ra luận cứ và lý lẽ thuyết phục người đọc đồng thuận với ý kiến của bản thân.
  3. Đưa ra dẫn chứng, ví dụ minh họa chứng minh những luận cứ, lý lẽ trên là đúng.
  4. Đúc rút bài học
  5. Lời khuyên cá nhân và tổng kết

Dàn ý này có thể sẽ được xáo trộn ở mục 2 và mục 3, nhưng về cơ bản mình sẽ triển khai các mục theo như thứ tự ở trên.

Nếu bạn để ý, bài viết này cũng đang triển khai theo đúng dàn ý trên.

Trong trải nghiệm gần 5 năm làm đào tạo nội bộ ở các doanh nghiệp, các giáo án đào tạo của mình cũng triển khai với khung sườn tương tư, chỉ khác cách gọi mà thôi.

Ví dụ như phần quan điểm/luận điểm là các nội dung chính của bài giảng. Phần ví dụ có thể sẽ là hoạt động nhóm, hoạt động đào tạo, trải nghiệm của học viên để cuối cùng thúc đẩy họ đưa ra kết luận cuối cùng, dẫn tới phần bài học đúc rút…

Trong các bài thuyết trình, các bài nói truyền động lực hay cảm hứng cũng tương tự, cấu trúc 5 mục này cũng sẽ được vận dụng rất linh hoạt. Mọi quan điểm đưa ra đều đi cùng với các lý lẽ thuyết phục và các dẫn chứng mình họa, cuối cùng mang tới một lời kêu gọi hành động nào đó.

Ồ, mình ngộ ra môn Ngữ Văn thật tuyệt vời. Vậy mà ngày xưa mình lại ghét nó vô cùng. Tại sao ư?

Tại vì mình không thích cái “tương đối”, mình thích sự tuyệt đối của Toán – Lý – Hóa, luôn có một kết quả rõ ràng và nhất quán. Với môn Ngữ Văn khi ấy, mình không biết lý do tại sao cô giáo chấm điểm 6, điểm 7, cho điểm 8, điểm 9? Số điểm này phục thuộc vào yếu tố nào? Chưa một giáo viên nào giải thích điều đó, và mình cũng không đủ hứng thú và quá tò mò để đặt câu hỏi. Hay đúng hơn là “chả dám hỏi”.

Ước gì khi ấy không “hèn nhát” thì có lẽ kết quả môn Ngữ Văn khi ấy cũng không đến nỗi tệ.

Nếu khi ấy đủ dũng cảm, mình sẽ hỏi thầy cô rằng:

  • Tại sao em cần học môn Văn?
  • Dựa vào đâu, các thầy cô chấm điểm cho các bài văn ấy?

Vốn khi dùng từ “nếu” là đã biết nó không thể thay đổi, nhưng khi biết dùng đến từ “nếu” tức là biết vấn đề nằm ở đâu.

Mình cho rằng, bản thân vẫn đủ may mắn để nhận ra sự diệu kỳ của môn Ngữ Văn để bây giờ mình có thể gõ xuống những dòng chữ khiến người khác muốn ấn nút chia sẻ, dành thời gian để đọc. Và tuyệt hơn cả, mình cũng có thể mạnh dạn giải thích cho con cái của mình ý nghĩa đẹp đẽ của môn Ngữ Văn trong tương lai.

Cảm ơn mỗi ngày của bản thân đã không ngừng học tập để tiến bộ và vươn xa.

Có thể bây giờ khi ngẫm lại, bạn cũng sẽ nghiệm ra điều diệu kỳ của một môn học nào đó từng khiến bạn sợ hãi hoặc chán ghét. Biết đâu, bạn sẽ còn tìm được ra những giải pháp thú vị cho cuộc sống của chính mình hiện tại thì sao!

Hãy cởi mở và bao dung!

Bài học số 4. Phương pháp “tính ngược”

Mình không áp dụng nổi phương pháp đặt mục tiêu SMART

SMART là một công cụ đặt mục tiêu rất phổ biến hiện nay, có vẻ như ai cũng đã từng nghe về nó.

SMART – THÔNG MINH, nhưng mình lại không theo kịp cái thông minh này. Rất nhiều lần, mình đặt bút xuống viết mục tiêu theo khung SMART nhưng nó luôn khiến mình lấn cấn ở đâu đó, cảm giác nó không mang đến cảm hứng thực sự và nhanh chóng bị lãng quên.

Mình không rõ mình đã làm sai ở chỗ nào, hay trước giờ mình chưa từng hiểu đúng. Mỗi lần nhìn thấy cụm từ MỤC TIÊU SMART mình lại muốn trốn tránh nó, không muốn “lại gần”.

Thế nhưng, mục tiêu thì vẫn phải lập. Mình nhận ra rằng khả năng theo sát mục tiêu dài hạn của mình còn rất hạn chế, cho nên mình chọn việc đặt mục tiêu ngắn hạn cho bản thân.

Mình từng có một bài viết về điều này trên trang cá nhân cách đây đúng 1 tháng tròn (6/5/2024). Trong bài viết, mình có chia sẻ rằng:

“Mình không đặt mục tiêu 1 năm, 3 năm, 5 năm nữa; cũng không cố gắng làm nó trở nên rõ ràng nữa. Mình chọn viết xuống giấc mơ hão huyền của mình và đặt nó nguyên ở đó. Mình không cố gắng chia nhỏ nó thành các giai đoạn ngắn mà mình chỉ ngồi đó mơ màng hình dung xem để tới các đích đó mình cần trải qua cái mốc nào. Nó giống như các trạm dựng chân trên đường quốc lộ BẮC – NAM vậy.

Rồi mình chọn “trạm dừng chân” gần nhất, dễ nhất và chỉ tập trung nhìn vào nó.

Mình đổi việc lập kế hoạch quý, tháng thành kế hoạch tuần và ngày.”

Và tới nay, nó vẫn đang hoạt động hiệu quả.

Sáng nay, đọc trong chương 9 của cuốn sách NGHỀ TAY TRÁI KHÔNG TAY TRẮNG của tác giả Vương Đông, tác giả cũng chia sẻ một phương pháp có tư duy giống với cách mình đang đặt mục tiêu ngắn hạn hiện nay. Tác giả gọi đó là PHƯƠNG PHÁP “TÍNH NGƯỢC”.

Review sách: Nghề tay trái không tay trắng
Review sách: Nghề tay trái không tay trắng

Phương pháp này được hiểu đơn giản như sau:

Ví dụ bạn có hẹn với cô bạn thân tại trung tâm thương mại gần nhà lúc 10 giờ sáng chủ nhật. Vậy bạn có thể “tính ngược” các mốc hoạt động như sau: Đi bộ đến trung tâm thương mại <– Thay đồ & Trang điểm <– Ăn sáng <– Tắm & vệ sinh cá nhân <– Thiền buổi sáng <– Thức dậy

Thời gian cho mỗi hoạt động là:

  • Đi bộ từ nhà đến TTTM: 15 phút.
  • Thay đồ & trang điểm: 60 phút
  • Ăn sáng: 20 phút
  • Tắm & vệ sinh cá nhân: 30 phút
  • Thiền buổi sáng: 15 phút

Tổng cộng bạn cần 2 tiếng 20 phút để chuẩn bị. Vì thế, thời gian muộn nhất là 7:40 bạn phải thức dậy. (Thực ra bạn nên thức giấc lúc 7:30 cho chắc nha)

Sử dụng phương pháp tính ngược để đặt mục tiêu cần 3 bước như sau:

  • Bước 1. Đặt mục tiêu rõ ràng (10 giờ gặp bạn ở TTTM)
  • Bước 2. Bắt đầu từ mục tiêu, tính thật kỹ để tìm ra các mốc quan trọng (các hoạt động xảy ra buổi sáng)
  • Bước 3. Sắp đặt các điểm cột mốc quan trọng vào chu kỳ thích hợp (Sắp xếp thứ tự trước sau của các hoạt động)

Sau cùng, bạn sẽ tìm ra cột mốc quan trọng gần nhất mình cần thực hiện ngay là gì, đó chính là mục tiêu ngắn hạn chúng ta đang tìm kiếm.

Với phương pháp tính ngược như trên, áp lực về việc nghĩ về một mục tiêu xa với 1 năm, 3 năm, 5 năm sẽ giảm xuống. Đồng thời, bạn có thể nhìn thấy rõ ràng cột mốc mục tiêu gần nhất mà bạn cần đạt được để chạm tới mục tiêu dài hạn của bản thân.

Cứ như vậy, tịnh tiến dần lên, bạn sẽ dần chinh phục được mục tiêu dài hạn của chính mình.

Ngoài ra, trong cuốn sách, tác giả Vương Đông cũng đề cập tới bảng tầm nhìn Vision Board và bảng theo dõi cá nhân. Đây là 2 công cụ giúp bạn tập trung và truyền động lực kiên trì với mục tiêu của mình.

Bản thân mình hiện đang sử dụng To-do list và Habits Tracker để theo dõi cá nhân. Mình vẫn chưa “sẵn lòng” làm Vision Board mặc dù đây là lần thứ 4 mình được tiếp xúc tới cụm từ này. Chắc là cần chút chất xúc tác để “bắt đầu” nó sớm trong tương lai.

Bạn từng làm Vision Board chưa? Có kinh nghiệm nào muốn chia sẻ cho mình và mọi người về nó không?

Mình rất biết ơn nếu bạn dành thời gian chia sẻ đôi chút về nó dưới phần bình luận của bài viết này!

Mong rằng qua bài viết trên, bạn tìm được giá trị hữu ích cho chính mình nhé!

Review sách: Nghề tay trái không tay trắng – Vương Đông

Theo lời giới thiệu, cuốn sách chia thành 3 phần bao gồm 10 chương nhỏ.

  • Phần 1. Giới thiệu lý do vì sao lại làm thêm nghề tay trái, vị trí của nghề tay trái và cách biến sở thích thành động lực thực hiện nghề tay trái.
  • Phần 2. Liệt kê một số nghề tay trái phổ biến và phù hợp với những người “lơ ngơ” mới vào nghề, cùng cách kỹ năng và phương pháp nghề cần có để nhanh chóng thành công và kiếm được tiền cho mình.
  • Phần 3. Bao gồm các hướng dẫn để thiết lập lộ trình phát triển nghề tay trái thành công, đồng thời hướng dẫn cách kỹ năng cần thiết để phòng tránh các rủi ro cho người mới bắt đầu.

Đây là tổng hợp 3 điểm sáng mà mình tâm đặc từ cuốn sách này!

  1. Tư duy quyết định lối ra. Một khi tư duy sai lầm thì khi bắt tay vào thực hiện công việc bạn có thể đi chệch hướng, xa rời mục tiêu ban đầu và sẽ gặp rất nhiều khó khăn mà không mang lại kết quả tốt đẹp.
  2. Sử dụng phương pháp đảo ngược để thiết lập kế hoạch khả thi chinh phục mục tiêu cuối cùng. Để lập ra một kế hoạch khả thi, hãy bắt đầu từ điểm kết thúc mà bạn mong muốn nghĩa là mục tiêu cuối cùng bạn muốn chạm tới, từ đó suy ngược các mốc, các điểm, các công việc bạn cần hoàn thành. Chính các mốc, các điểm, các công việc đó sẽ cho bạn biết, ngay bây giờ, tại thời điểm xuất phát bạn cần bắt đầu từ đâu, sử dụng “phương tiện” gì, cần bao nhiêu nguồn lực. Cái này hiểu đơn giản là, muốn biết input cần gì hãy đặt câu hỏi, bạn muốn output là cái gì?
  3. Triển khai một bài viết không hề khó. Nó hoàn toàn là những kiến thức rất sáng nghĩa trong chương trình trung học phổ thông của bạn – Những bài văn nghị luận. Đưa ra quan điểm – Chứng minh quan điểm bằng lập luận, lý lẽ và dẫn chứng. Từ đó, đúc rút bài học cuộc sống và chia sẻ tiếng nói cá nhân của bản thân với độc giả.

Bạn cần luôn nhớ rằng, ở mỗi góc nhìn khác nhau có thể nhìn ra những vẫn đề khác nhau. Việc đúng – sai chỉ mang tính tương đối, chúng ta có quyền bảo vệ quan điểm của bản thân, cũng có quyền tìm hiểu về góc nhìn của người khác. Nhưng hãy luôn ở trong tâm thế mở rộng góc nhìn để bao dung và tiếp thu cái mới.

Cái gì phù hợp thì mình tiếp nhận, cái gì chưa hợp thì ta bỏ qua. Tránh công kích, hay buông lời sát thương tới người khác. Chẳng ích cho ta, chẳng vui cho họ.

Review sách: Nghề tay trái không tay trắng
Review sách: Nghề tay trái không tay trắng

Đánh giá chung về cuốn sách, đây không hẳn là một thể loại self-help, nhưng cũng không phải dạng sách cầm tay chỉ việc. Có lẽ ngay từ ban đầu, tác giả viết cuốn sách này với mục đích chia sẻ góc nhìn “rất” cá nhân của bản thân về nghề tay trái mà thôi.

Phần khiến mình mong chờ nhất trong cuốn sách chính là phần số 2, nhưng trái ngược với kỳ vọng thì đây lại là phần khiến mình lấn cấn nhất trong cả cuốn sách. Mình không rõ vấn đề thật sự nằm ở tác giả hay dịch giả mà phần này mang tới những từ ngữ không sáng nghĩa, thậm chí phần diễn đạt khá lòng vòng. Các thông tin thiếu đi những dẫn chứng cụ thể khẳng định cho nhận định của tác giả. Nếu có thể nói nhỏ cho tác giả điều mình muốn bổ sung thì đó chắc chắn là những số liệu thông kê có căn cứ. Tác giả cũng không chia sẻ “thoát ý” về từng nghề tay trái như lời giới thiệu. Mà vốn dĩ những gì được đề cập trong phần này khá chung chung, có phần hơi cẩu thả.

Phần 1 và phần 2 mang tới cho mình 3 bài học như trên, do vậy mình vẫn nên dành lời khen cho cuốn sách về những gì điều mình học được.

Điểm đánh giá 6,0/10.

Chúc bạn có trải nghiệm thú vị cùng cuốn sách này!

ĐẶT MUA SÁCH: TẠI ĐÂY

Một vài gợi ý khác cho bạn

Bạn chắc chắn sẽ muốn đọc các cuốn sách tuyệt vời khác. Mời bạn đến với chuyên mục: Review sách nhé!

Các đầu sách khác:


CÁC TRANG LIÊN HỆ KHÁC

  1. Website: Phụ Nữ Tự Do – Blog viết về chủ đề quản lý tài chính cá nhân cho phụ nữ.
  2. Facebook: Hương Nguyễn
  3. Fanpage: Hương Nguyễn Blog
  4. YouTube: THÓI QUEN NGUYÊN TỬ

Nguyên tắc số 2 rèn luyện thói quen nguyên tử

0
Nguyên tắc số 2 rèn luyện thói quen nguyên tử
Nguyên tắc số 2 rèn luyện thói quen nguyên tử

Tiếp tục series rèn luyện thói quen – Thay đổi tí hon, hiệu quả bất ngờ!

1. Nguyên tắc số 2 là gì?

Không phải tự nhiên mà…

  • Cửa hàng trưng bày các cô ma-rơ-canh với vòng eo siêu nhỏ, bộ ngực cường điệu và đôi chân dài kiếm Nhật để bán hàng.
  • Mạng xã hội cung cấp nút like, biểu tượng cảm xúc và những comment tung hô như đẹp quá, giỏi quá, mê quá chỉ trong vài phút, nhanh và nhiều hơn tất cả số lần bạn nhận được ở công ty hay ở nhà cộng lại.
  • Quảng cáo được tạo ra bởi sự kết hợp phóng đại từ trang điểm, đạo cụ, ánh sáng, biểu cảm nhằm tạo ra những kích thích đầy cảm dỗ cho người xem.

Tất cả chúng đều đóng vai trò khiến cho chúng ta HÀNH ĐỘNG:

  • Khách hàng dễ dàng ra quyết định mua hàng bởi hi vọng quần áo mặc lên người mình cũng “mê người” giống con ma-rơ-canh ở cửa hàng.
  • Người dùng tải và dành thời gian cho mạng xã hội hơn vì nó thỏa mãn được sự “hư vinh” thầm kín bên trong mỗi người.
  • Người xem tìm mua sản phẩm được quảng cáo với hi vọng bản thân sẽ đạt được “hình mẫu” được tô vẽ hoàn hảo trong quảng cáo.

Ở bài viết trước, mình đã chia sẻ 4 giai đoạn phát triển của bất kỳ một thói quen nào đó là: TÍN HIỆU – CƠN THÈM MUỐN – PHẢN HỒI – PHẦN THƯỞNG.

Tất cả sự “phông bạt” đằng sau mỗi cửa hàng thời trang, nền tảng mạng xã hội, mẩu quảng cáo chính là một dạng TÍN HIỆU kích thích CƠN THÈM MUỐN có được PHẦN THƯỞNG cuối cùng, để khiến chúng ta PHẢN HỒI bằng những hành động cụ thể.

Và đây cũng là nội dung của nguyên tắc số 2 – rèn luyện thói quen nguyên tử được tác giả James Clear chia sẻ trong cuốn sách THÓI QUEN NGUYÊN TỬ của mình.

Nguyên tắc số 2 được phát biểu như sau: “Nếu bạn muốn tăng cơ hội xảy ra một hành vi, bạn cần khiến cơn thèm muốn về nó trở nên hấp dẫn.”

Chính dự cảm về phần thưởng ta sẽ nhận được mới là thứ thôi thúc chúng ta hành động.

Giống như là:

  • Khi ta còn bé, cảm giác mong nghĩ về ngày nghỉ lễ Tết Nguyên Đán có khi còn tuyệt hơn là khi mở lì xì.
  • Khi ta lớn rồi thì mơ mộng ban ngày về một kỳ nghỉ 30/04 – 01/05 sắp tới có thể khoan khoái hơn cả khi ta thực sự trong kỳ nghỉ.
  • Khi ta nấu ăn, cảm giác muốn nếm thử 1-2 miếng từ trên nồi (ăn vụng) khiến ta cảm thấy thích thú hơn sau khi ngồi xuống mâm ăn chính thức.

Vậy làm thế nào đến khiến cơn thèm muốn trở nên hấp dẫn?

2. Biến một thói quen trở nên khó cưỡng

Trước khi trả lời cho câu hỏi làm thế nào để khiến cơn thèm muốn trở nên hấp dẫn, chúng ta phải trả lời được cho 2 câu hỏi sau:

  1. Cơn thèm muốn là gì?
  2. Cách thức nó hoạt động ra sao?

Thèm muốn là động cơ thúc đẩy hành động. Mỗi một hành động được thi hành là vì sự dự cảm xảy ra trước đó. Chính cơn thèm muốn đã dẫn tới phản ứng.

  • Giống như việc, một tay nghiện cờ bạc bị kích thích bởi cơn thèm muốn “đổi đời sau một ván cược” đã thôi thúc anh ta xuống tay đặt hết số tiền mình có vào ván cược thay vì kiên nhẫn làm thuê nhiều ngày để nhận về một nguồn thu nhập ổn định nhưng ít ỏi.
  • Hay như cách bạn chọn một que kem mát lạnh vừa lấy trong tủ lạnh thay vì một cốc nước ấm trong ngày hè nắng gắt là hành vi được kích thích bởi cơn thèm muốn được giải nhiệt ngay tức thì mang tới.

Dựa vào nguyên lý trên, mà James Clear đã chia sẻ nguyên tắc số 2 trong thay đổi hành vi là khiến cho thói quen trở nên HẤP DẪN.

Chính sự mong đợi của một trải nghiệm mang tính tưởng thưởng đã tạo động lực cho ta hành động vào lúc ban đầu. Từ đó, công thức chồng lớp thói quen kết hợp bao bọc cảm dỗ đã ra đời.

  1. Sau khi làm [THÓI QUEN HIỆN TẠI], tôi sẽ làm [THÓI QUEN MỚI]
  2. Sau [THÓI QUEN TÔI CẦN], tôi sẽ thực hiện [THÓI QUEN TÔI MUỐN]

Ví dụ:

  1. Nếu bạn muốn đọc tin tức nhưng bạn cần phải thực hành lòng biết ơn:
  • Sau khi uống tách cà phê sáng (thói quen hiện tại), tôi sẽ nói một lời cảm ơn về những điều đã xảy ra trong ngày hôm qua (thói quen mới)
  • Sau khi tôi thực hành lòng biết ơn (thói quen cần), tôi sẽ đọc tin tức (thoi quen muốn)

2. Nếu bạn muốn xem phim Netflix, nhưng bạn cần đọc sách:

  • Sau khi tôi ăn tối (thói quen hiện tại), tôi sẽ đọc 10 trang sách (thói quen mới).
  • Sau khi tôi đọc 10 trang sách (thói quen cần), tôi sẽ xem phim trên Netflix (thói quen muốn).

Bộ đôi công thức trên dựa trên nguyên lý bao bọc cám dỗ (thứ ta thèm muốn bên trong thứ chúng ta cần làm). Nghĩa là, thứ ta thèm muốn đóng vai trò như một phần thưởng cho những gì ta cần làm.

  • Sau khi bạn đọc xong 10 trang sách bạn sẽ nhận được phần thưởng là xem phim Netflix.
  • Sau khi bạn thực hành thiền biết ơn, bạn sẽ nhận được phần thưởng là đọc tin tức.

Bao bọc cám dỗ là một cách làm cho thói quen của bạn trở nên hấp dẫn hơn. Chiến lược này sẽ kết đôi với một hành động bạn muốn thực hiện với một hành động bạn cần phải làm.

Nguyên tắc số 2 để thay đổi hành vi: KHIẾN NÓ TRỞ NÊN HẤP DẪN dựa trên giai đoạn thứ 2 trong trình tự vòng lặp thói quen là CƠN THÈM MUỐN.

Khiến cơn thèm muốn rõ nét bằng cách khiến cho nó liên kết với một phần thường HẤP DẪN, THU HÚT và KHÓ CƯỠNG là chiến lược kích thích HÀNH VI được thực hiện.

Ngược lại, nếu muốn dừng hành vi nào đó, hoặc ngăn chặn nó xảy ra, bạn cần khiến cơn thèm muốn biến mất hoặc trở nên khó chịu.

3. Ứng dụng – Cách nhà quảng cáo thao túng chúng ta

Nếu bạn để ý, việc tạo ra những cơn thèm muốn được áp dụng rất nhiều trong các công thức viết content bán hàng như:

  • Công thức AIDA: Gây chú ý – Tạo hứng thú – Tạo mong muốn – Hành động. Mục đích cuối cùng là dẫn tới hành động của khách hàng bằng cách tạo ra cơn thèm muốn của họ, khiến họ liên tưởng tới phần thưởng sẽ nhận được sau khi hành động.
  • Công thức PAS: Problem (Vấn đề) – Agitate (Kích thích) – Solve (Giải pháp). Cũng giống công thức ở trên, giải pháp ở đây chính là dịch vụ/sản phẩm của chúng tôi. Hãy mua tôi đi/dung thử tôi đi/inbox cho tôi… Đây sẽ là phần thưởng của cơn thèm muốn giải quyết vấn đề đã được khuếch đại đôi chút “thái quá” của nhà bán hàng.

Thậm chí, bạn cũng có thể bắt gặp việc ứng dụng cơn thèm muốn này trong các tiêu đề “giật tít” như là: hiệu quả nhất, nhanh nhất, tiết kiệm nhất, thành công, miễn phí,… có cả 1 bộ hơn 60 từ khóa thôi miên chuyên dùng để lồng ghép vào các tiêu đề, khiến cho bài content hay quảng cáo trở nên khó cưỡng đối với khán giả.

Bạn thấy không, nguyên tắc số 2, khiến cơn thèm muốn trở nên hấp dẫn không chỉ mang tới lợi ích trong việc rèn luyện thói quen mà còn được các nhà quảng cáo, tiếp thị, bán hàng sử dụng để thao túng chúng ta mua hàng của họ.

Có thể thấy, nguyên tắc số 2 – khiến nó trở nên hấp dẫn là một nguyên tắc rất mạnh trong việc thay đổi hành vi con người. Cho nên, bạn nhất định phải ứng dụng nó vào cuộc sống của mình để chủ động tạo nên những hành vi và thói quen mà mình mong muốn nhé!

Đọc thêm:

MUA SÁCH: TẠI ĐÂY

CÁC TRANG LIÊN HỆ KHÁC

  1. Website: Phụ Nữ Tự Do – Blog viết về chủ đề quản lý tài chính cá nhân cho phụ nữ.
  2. Facebook: Hương Nguyễn
  3. Fanpage: Hương Nguyễn Blog
  4. YouTube: THÓI QUEN NGUYÊN TỬ

Review sách: Sức mạnh của thói quen

0
Review sách: Sức mạnh của thói quen - The Power of Habits
Review sách: Sức mạnh của thói quen - The Power of Habits

Sức mạnh của thói quen – The Power of Habits

Đừng cố gắng khuyên bảo ai đó khi họ không chủ động tìm kiếm lời khuyên từ bạn.
Một trong những trăn trở của mình trước hành trình nuôi dạy con sắp tới là: Làm sao để giúp con mình xây dựng thói quen tích cực từ nhỏ?

Mình biết, luôn có nhiều hơn một cách để làm gì đó và ngay từ ban đầu mình không có ý định “bắt ép” con phải làm điều gì đó.

Mình mang câu hỏi này đặt kỳ vọng trong 20 phút đọc cộng hưởng cuốn sách THE POWER OF HABIT của Charles Duhigg và một vài điều đã được làm sáng rõ.

Thứ nhất, luôn có nhiều hơn 1 con đường đi từ điểm A tới điểm B. Thứ hai, “để thành công, họ cần một thói quen chủ chốt để tạo ra một môi trường giúp tìm ra sức mạnh vượt qua trở ngại.”

Từ đây mình đã chọn ra 3 thói quen chủ chốt mà mình sẽ giúp con xây dựng ngay từ nhỏ:

  • Thói quen đọc (học)
  • Thói quen đúng giờ
  • Thói quen lắng nghe

Đây là 3 thói quen mà mình cho rằng là tiền đề để con có thể phát huy toàn diện sức mạnh cả về thể chất, tinh thần và trí tuệ.

Review sách: Sức mạnh của thói quen - The Power of Habits
Review sách: Sức mạnh của thói quen – The Power of Habits

Nhiệm vụ của mình lúc này và cả sau này nữa là tạo ra môi trường cho thói quen đó được kích hoạt từ những hành động đơn giản từ bây giờ như:

  • Ngủ đúng giờ
  • Thức dậy đúng giờ
  • Đọc và ghi chép hằng ngày
  • Thai giáo ngôn ngữ cho con mỗi ngày.

Tất nhiên đây là những gì mình đã, đang và sẽ làm khi con còn trong bụng; khi con chào đời, thì một vài hoạt động khác cũng cần được thêm vào. Ví dụ như:

  • Đọc sách cùng con.
  • Đặt kệ sách trong phòng của con.
  • Cùng con thức dậy đúng giờ
  • Cùng con đi ngủ đúng giờ
  • Chia sẻ câu chuyện hằng ngày với con
  • Trò chuyện cùng con
  • Lắng nghe những ngôn ngữ của riêng con và thuật lại bằng ngôn ngữ của bản thân.
  • Làm gương cho con.

Tất nhiên, nói bao giờ cũng dễ hơn hành động. Nhưng mình tin với tiền đề là người có năng lực lắng nghe và đọc sách, cũng như ý thức về thời gian thì đây không phải hành trình quá khó khăn với mình.

Chỉ là thói quen ngủ và thức đúng giờ với mình hiện tại vẫn đang là một bài toàn lớn bởi những sự thay đổi của cơ thể trong những tuần cuối thai kỳ khiến giấc ngủ của mình đang giảm sút rất nhiều.

Với mục tiêu trở thành kiểu người có tinh thần TỰ HỌC chăm chỉ và kiên trì, mình đặt nhiều lòng tin ở bản thân. Mình sẽ làm được nó!

Bài học đúc rút từ cuốn sách “Sức mạnh của thói quen”

Một cuốn sách đều mở ra cho mình những góc nhìn mới hoặc củng cố cho những niềm tin mà mình đang đi tìm dẫn chứng và “đồng minh”. Và cuốn sách The Power of Habits cũng không ngoại lệ.

Dưới đây là 5 bài học đắt giá mà mình đúc rút được từ cuốn sách này!

Bài học số 1 – Khi thói quen được hình thành…!

Khi một thói quen hình thành, não bộ ngừng tham gia hoàn toàn vào việc ra quyết định.

Giống như buổi sáng thức dậy, bạn vô thức với tay và uống một cốc nước lọc, đi vào nhà vệ sinh đánh răng và rửa mặt mỗi ngày vậy. Hoàn toàn không cần dùng tới ý chí nhưng nó vẫn cứ diễn ra như một con robot được lập trình.

Thú thực thì mình đang cố gắng biến thói quen dậy sớm và ngủ đúng giờ của mình thành một hoạt động hằng ngày mà không cần nỗ lực như vậy. Nói một cách khác, mình muốn vặn lại đồng hồ sinh học của bản thân theo đúng lịch trình mong muốn 11 giờ buồn ngủ – 6 giờ sáng rời giường.

Trong cuốn sách SỨC MẠNH CỦA THÓI QUEN của tác giả Charles Duhigg có chia sẻ rằng: Cách thói quen mới được hình thành là đặt một gợi ý, một hành động và một phần thưởng cùng nhau, sau đó tạo một sự thèm khát làm động lực cho vòng lặp.

Đây cũng là điều được James Clear, tác giả cuốn sách THÓI QUEN NGUYÊN TỬ áp dụng vào hệ thống xây dựng thói quen tốt – loại bỏ thói quen xấu mà mình đã chia sẻ cực kỳ chi tiết ở các bài viết trước trên trang cá nhân. Bạn cũng có thể xem bài viết tổng hợp qua blog cá nhân của mình.

Quay trở lại bài toán dậy sớm và ngủ đúng giờ mỗi tối của mình, theo tác giả Charles Duhigg, nguyên tắc để thay đổi một thói quen bằng cách tạo ra sự thèm khát mới, trên gợi ý cũ và phần thưởng cũ.

Ông tin rằng, việc xóa bỏ một thói quen xấu là rất khó, thậm chí là không thể nhưng thay đổi chúng thì hoàn toàn khả thi.

Trước hết nói về thói quen ngủ không đúng giờ của mình. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới việc ngủ không đúng giờ của mình – ngủ muộn là do mình mải xem điện thoại. Mình thường xem review phim trên FB khi nằm lên giường trước khi đi ngủ. Từ đó, khiến mình bị cuốn vào và video phim được đề xuất rất khéo léo của FB và mắt mình cứ cố mở to ra để xem cho hết video này tới video khác. Thậm chí mình còn cố chống lại cơn buồn ngủ để tiếp tục thỏa mãn sự tò mò qua từng đoạn review phim.

Theo gợi ý của tác giả Charles Duhigg, để thay đổi thói quen, trước hết mình cần tìm ra cơn thèm khát khiến hành động của thói quen đó được diễn ra.

Review sách: Sức mạnh của thói quen - The Power of Habits
Review sách: Sức mạnh của thói quen – The Power of Habits

Cơn thèm muốn của mình khi xem review phim trước khi ngủ chính là sự buồn chán muốn tìm đến một cái gì đó để giải trí. Vậy GIẢI TRÍ chính là key-word quan trọng để tìm ra phương án thay đổi thói quen.

Việc mình cần làm là: thay thế hành động cũ đáp ứng cơn thèm khát của bản thân bằng một hành động mới lành mạnh hơn.

Sau đó, mình đã chọn cầm cuốn tiểu thuyết văn học lên giường thay cho chiếc điện thoại. Những tình tiết trong cuốn tiểu thuyết đáp ứng “vừa khít” cơn thèm khát GIẢI TRÍ trước khi đi ngủ của mình. Đồng thời nó giúp não bộ mình bớt vài phần “mệt mỏi” so với việc nhìn vào một màn hình ánh sáng xanh của điện thoại – thức kích thích chúng ta tiết ra các chất ngăn chặn cơn buồn ngủ.

Gần đây, mình đã và đang áp dụng khá hiệu quả việc thay đổi thói quen xem review phim trước khi ngủ bằng việc đọc tiểu thuyết văn học. Chính sự thay đổi này có tác động một phần rất lớn trong việc đi ngủ đúng giờ.

Đối với việc thức dậy đúng giờ với mình vẫn là một bài toàn đang giải dở dang. Chính xác là mình chưa tìm được phần thưởng phù hợp cho việc dậy sớm hiện này.

Trước đây, mình từng dậy sớm, nó diễn ra khoảng 2 năm rồi bị gián đoạn, sau đó được hình thành lại, rồi lại bị gián đoạn, cứ bấp bùng như vậy cho tới bây giờ.

Giai đoạn gần nhất mà mình có thói quen dậy sớm lúc 6 giờ là cách 1 tháng về trước, khi đó phần thưởng mình dành cho bản thân mỗi ngày dậy sớm là 1 tiếng chép kinh Phật. Giờ kinh Phật chép xong, nhưng thói quen thì chưa hoàn toàn được thiết lập, mình phải dùng rất nhiều ý chí mới có thể rời giường đúng giờ. Quả là một thử thách khá gian nan.

Tất nhiên mình hoàn toàn có thể đổ lỗi cho việc mang thai những tháng cuối khiến cơ thể mình khá mệt mỏi vào mỗi buổi sáng thức dậy, nhưng chắc chắn đó không phải là tất cả.

Do vậy, mình vẫn đang cố gắng tìm kiếm phần thưởng thích hợp để thôi thúc cơn thèm khát bên trong mình, khiến cho việc rời giường vào mỗi buổi sáng trở nên đơn giản và dễ dàng hơn. Nếu bạn có ý tưởng nào hay ho, mong bạn sẽ chia sẻ cho mình nhé!

Bài học số 2 – Thói quen chủ chốt

Nếu bạn tập trung vào thay đổi hay tu dưỡng những thói quen CHỦ CHỐT, bạn có thể tạo ra sự chuyển đổi rộng rãi.

Câu hỏi đặt ra là: Thói quen chủ chốt là gì?

Để trả lời cho câu hỏi này, hãy đi tới một nghiên cứu được chia sẻ trong cuốn sách SỨC MẠNH CỦA THÓI QUEN của tác giả Charles Duhigg như sau:

Vào khoảng những năm 2000, kiến thức phổ về cách giảm cân tốt nhất là thay đổi hoàn toàn cuộc sống của họ. Bác sĩ đưa cho các bệnh nhân béo phì chế độ ăn uống nghiêm ngặt và khuyên họ tham gia tập thể hình, tham dự những buổi tư vấn thường xuyên – có thể tham dự mỗi ngày – và chuyển đổi hoàn động hằng ngày, ví dụ như leo câu thang bộ thay vì dùng thang máy. Người ta nghĩ chỉ bằng cách làm xáo trộn hoàn toàn cuộc sống của ai đó mới có thể triệt bỏ được thói quen xấu của họ.

Nhưng qua thời gian dài xem xét hiệu của những phương pháp đó, các nhà nghiên cứu phát hiện ra mình đã thất bại. Các bệnh nhân sẽ đi cầu thang vài tuần những đến cuối tháng, nảy sinh nhiều rắc rối. Họ bắt đầu ăn kiêng và tập thể hình, nhưng sau khi sự nhiệt tình lần đầu tiên giảm dần, họ trở lại thói quen cũ là ăn uống va xem tivi.

Thay đổi quá nhiều cùng lúc làm cho sự thay đổi không còn hiệu quả nữa.

Sau đó, năm 2009, một nhóm các nhà nghiên cứu do Viện Sức khỏe Quốc gia hỗ trợ xuất bản một nghiên cứu về một cách tiếp cận khác để giảm cân. Họ tập hợp một nhóm 600 người béo phì và yêu cầu họ tập trung viết ra mọi thứ họ ăn ít nhất một ngày trong tuần.
Kết quả, sau 6 tháng nghiên cứu, những người lưu lại danh sách món ăn hàng ngày giảm cân hơn 2 lần những người khác.

Các nhà nghiên cứu đã không đề ra bất cứ thói quen nào trong đó. Đơn giản họ chỉ yêu cầu mọi người viết những gì họ ăn mỗi tuần 1 lần. Nhưng thói quen chủ chốt đó – ghi lại danh sách món ăn – tạo ra một cấu trúc giúp những thói quen khác phát triển.

Từ đây, ta có thể đúc rút được, thói quen chủ chốt là một loại thói quen “kích hoạt” những thói quen khác được hình thành trong cuộc sống, công việc, mối quan hệ,…

Review sách: Sức mạnh của thói quen - The Power of Habits
Review sách: Sức mạnh của thói quen – The Power of Habits

Ví dụ 

Lấy trải nghiệm của bản thân mình làm ví dụ, mình nhận ra thói quen đọc sách của mình đóng vai trò là thói quen chủ chốt trong cuộc sống của mình trong khoảng hơn 5 năm trở lại đây.

Mình đã từng chia sẻ về lý do ban đầu khiến mình quyết định đọc sách là bởi mình muốn “cai nghiện facebook”. Thế nhưng, những “phản ứng” dây chuyền từ từ diễn ra sau đó.
Khi nhìn lại toàn bộ cuộc sống của mình từ ngày mình quyết định cầm độc một cuốn sách chạy lên sân thượng ngồi một mình để đọc, “bánh xe” cuộc đời đã thay đổi từ đó.

Điều đầu tiên là mình đã cai nghiện được FB nói riêng và MXH nói chung, việc này giúp mình học được một thói quen khác tích cực hơn đó là không so sánh bản thân với người khác, tập trung vào bên trong nội lực của mình.

Thứ hai, mình chú tâm hơn tới sức khỏe bao gồm cả thể chất lẫn tinh thần. Mình bắt đầu xây dựng thói quen ngủ sớm và dậy sớm. Tiếp đó là thói quen ăn uống lành mạnh, mình còn nhớ lần đầu tiên mình đạt mốc 40 kg trong đời là sau khi mình thực hiện chế độ ăn sạch eat clean và duy trì thói quen tự nấu ăn ở nhà.

Từ thói quen tự nấu ăn ở nhà mình cũng chuyển hướng đến các thói quen chăm sóc cơ thể tại nhà như: gội đầu bằng bồ kết tự nấu, tẩy da chết body, để ý nhiều hơn tới chất lượng quần áo thay vì chạy theo số lượng.

Tiếp tục từ thói quen chú tâm vào chất lượng thay vì chất lượng mình đã ngưng việc mua sắm online bừa bãi, bỏ tiền chạy theo đống mỹ phầm skin care vô tội vạ nhưng vẫn đảm bảo có làn da khỏe mạnh nhờ thói quen ăn uống lành mạnh.

Các thói quen tốt khác cũng dẫn được hình thành sau đó. Ví dụ thói quen tự học, xem các kênh YouTube phát triển bản thân, viết nhật ký, giờ là viết hằng ngày…

Chuỗi dây chuyền này cho mình biết được, mình đã chọn đúng thói quen chủ chốt để “cải vận” của chính mình.

Tất nhiên, chúng ta sống trên nền tảng khác nhau, theo đuổi những giá trị khác nhau, mục tiêu khác nhau nên thói quen đọc sách có thể là thói quen chủ chốt với mình, nhưng nó không có nghĩa là phù hợp với bạn.

Lời khuyên

Có lẽ tới đây, bạn sẽ băn khoăn, làm sao để tìm xác định được thói quen chủ chốt.

Thú thực thì mình phải thừa nhận là mình không hề biết thói quen đọc sách sẽ là thói quen chủ chốt cho cuộc sống của mình sau 5 năm áp dụng. Và nếu nó trở thành thói quen chủ chốt của mình tới thời điểm này thì hoàn toàn là do mình “ăn may”. Mình thật sự chưa nghiệm ra công thức, hay quy trình để tìm ra thói quen chủ chốt và chưa chia sẻ được đến cho bạn. Mình rất lấy làm tiếc vì điều này.

Mình kỳ vọng rằng trong các chương sau đó của cuốn sách sẽ mang tới lời giải câu hỏi này, và mình nhất định sẽ chia sẻ lại với bạn.

Bởi vậy, trong khi chờ đợi câu trả lời, thì mình nghĩ chúng ta có thể bắt đầu từ những thói quen nhỏ, những thói quen thông dụng mà nhiều người thành công thường áp dụng. Phải có gì đó “ẩn sâu” sau những thói quen đó thì mới được nhiều người thành công ứng dụng chứ, phải không?

Một vài gợi ý dành cho bạn:

  • Ghi chép chi tiêu cá nhân – Quản lý tài chính cá nhân
  • Thói quen đọc
  • Thói quen tự học
  • Thói quen dậy sớm
  • Thói quen viết hằng ngày.
  • Thói quen lập to-do list
  • Thói quen thiền định
  • Thói quen tập thể dục
  • Thói quen ăn uống lành mạnh.
  • Thói quen đúng giờ

Mình mong rằng, bạn sẽ sớm tìm ra thói quen chủ chốt cho cuộc đời mình.

Bài học số 3 – Nghị lực

“Nghị lực không phải chỉ là một kỹ năng. Nó là sức lực giống như sức lực của tay hay chân bạn và nó mỏi mệt khi nó làm việc nhiều hơn, nên chỉ có lại ít sức lực cho những thứ khác”

Bởi vậy, mình nghĩ rằng bản thân cần NGƯNG ĐA NHIỆM, NGƯNG ĐA MỤC TIÊU, nên tập trung vào 1 việc, 1 mục tiêu ở 1 thời điểm.

Review sách: Sức mạnh của thói quen - The Power of Habits
Review sách: Sức mạnh của thói quen – The Power of Habits

Bài học số 5 – Khủng hoảng là cơ hội

Thỉnh thoảng “khủng hoảng” sẽ trở thành cơ hội VÀNG buộc ta phải dừng lại và nhìn nhận điều gì đang thực sự diễn ra.

Giống như, bạn đột ngột bị chẩn đoán mắc bệnh đại tràng, ta bỗng muốn dừng lại để xem xét cách ta ăn uống, sinh hoạt và tập luyện mỗi ngày. Ta bỗng thấy bản thân cần có trách nhiệm với sức khoẻ đang “bật chuông” báo động.

Ta lên kế hoạch tập luyện, bổ sung dinh dưỡng, điều chỉnh thực đơn, kiêng bia rượu, thuốc lá, điều chỉnh lịnh trình sinh hoạt, nghỉ ngơi.

Ta cho bản thân cơ hội hay đúng hơn là ép mình bước vào vòng lặp của những thói quen mới.

Review sách: Sức mạnh của thói quen - The Power of Habits
Review sách: Sức mạnh của thói quen – The Power of Habits

Nếu mang sự quyết tâm cao hoặc bằng sự “sợ hãi” đủ lớn, rất có thể lối sống của ta sẽ hoàn toàn thay đổi sau đó, theo hướng tích cực hơn.

Ngược lại, nếu ta xem xét với cái nhìn bi quan, có thể là cho rằng sẽ không thể có điều gì được thay đổi với sự thật trước mắt. Ta thả trôi mọi sự cho số phận, sống chung với căn bệnh “chết tiệt” kia.

“Khủng hoảng” sẽ là sức mạnh giúp tạo xây dựng lại hệ thống thói quen mới tích cực hơn hoặc phá huỷ hoàn toàn lòng tin của ta về hệ thống.

Tất cả dựa vào sự lựa chọn của mỗi người.

Đánh giá sách: Sức mạnh của thói quen – The Power of Habits

Sức mạnh của thói quen – Có điểm nhấn nhưng không đạt kỳ vọng.

Tối nay mình đã hoàn thành xong cuốn SỨC MẠNH CỦA THÓI QUEN – tác giả Charles Duhigg.

Mình kỳ vọng ở cuốn sách này là những giải thích khoa học rõ ràng cùng những chỉ dẫn ở dạng “cầm tay chỉ việc” hơn là những nghiên cứu hàn lâm.

Đồng ý cuốn sách làm tốt trong việc chỉ ra sức mạnh to lớn của thói quen đối với cá nhân, tổ chức và cả trong cộng đồng nhưng nó chưa đủ để làm thỏa mãn mình.

Có lẽ mình đã đặt kỳ vọng hơi quá cho một cuốn sách tập trung giải quyết vấn đề về mặt TƯ DUY – NHẬN THỰC bằng những nghiên cứu và dẫn chứng để làm sáng tỏ 1 luận điểm được đưa ra rất rõ ràng từ trong tựa của cuốn sách. Sự tham lam của mình không thể dùng để phủ định những giá trị mà cuốn sách mang tới. Cuốn sách này cần nhiều hơn 1 tuần để chiêm nghiệm sâu hơn.

Mặc dù không đạt được kỳ vọng “tham lam” của mình nhưng cuốn sách mang tới 2 điểm nhấn rất thú vị cho mình. Mình nghĩ đây là 2 điểm cực kỳ có giá trị với bản thân mình trong hiện tại.

1. Thói quen chủ chốt

Đây là khái niệm đầu tiên mình biết tới khi đọc cuốn sách này. Và khi nhìn lại những trải nghiệm cá nhân mình phát hiện ra mình có những thói quen chủ chốt rất đáng giá như:

  • Thói quen đọc sách
  • Thói quen viết và đúc kết
  • Thói quen theo dõi thu chi cá nhân

Những thói quen này dẫn mình tới rất nhiều các thói quen tích cực khác, cũng như giúp mình loại bỏ nhiều thói quen độc hại từng tồn tại trong cuộc sống của mình.

Ví như, mình đã loại bỏ được các thói quen như:

  • Thói sân si, soi mói
  • Thói mua sắm mất kiểm soát
  • Thói ăn uống kém lành mạnh.
  • Thói chi tiêu bốc đồng…

Mình nghĩ rằng, ai cũng nên tìm cho bản thân bộ thói quen chủ chốt để rèn luyện, khi rèn luyện được chúng rồi, bạn sẽ dễ dàng điều chỉnh các thói quen khác của bản thân.

Review sách: Sức mạnh của thói quen - The Power of Habits
Review sách: Sức mạnh của thói quen – The Power of Habits

2. Thay đổi thói quen bằng việc thay thế các hành vi sau những gợi ý để mang tới cùng một phần thưởng

Lấy thói quen của chồng mình làm ví dụ.

Anh có thói quen uống nước ngọt có ga mỗi khi ngồi vào máy tính để chơi game. Uống nước ngọt có ga hằng ngày là một thói quen rất có hại cho sức khỏe, mặc dù nó mang lại cảm giác đã khát ngay tức thì.

Khi nhận thức được sự ảnh hưởng của việc uống nước ngọt có ga thường xuyên rất có hại cho bản thân, chồng mình đã điều chỉnh hành vi bằng cách đổi loại thức uống.

Với gợi ý ngồi xuống máy tính để chơi game, chồng mình đã pha nước hoa qua ngâm và bỏ thật nhiều đá lạnh để mang tới cảm giác đã khát, thoải mái tương tự giống nước ngọt.

Bởi anh nhận ra, thứ anh thật sự cần không phải lon nước ngọt có ga, mà là sự thoải mái sau khi uống từng ngụm nước ngọt mát vào trong cuống họng.

Bằng một thay đổi hành vi rất nhỏ thói, chồng mình đã từ từ thoát khỏi vòng “vây hãm” của các sản phẩm đóng chai không dinh dưỡng trước đây. Đối với chồng mình và cả mình, đây là một bước đột phá. Mình không hi vọng rằng thói quen uống nước ngọt của anh sẽ khiến con trai của mình học theo và nạp vào người những thành phần năng lượng không dinh dưỡng này quá sớm.

Muốn thay đổi thói quen, bạn phải phá vỡ những việc làm tùy hứng hằng ngày bằng những hành vi có kiểm soát.

“Đầu tiên, chúng ta tạo nên thói quen và sau đó chính thói quen thống trị và điều khiển chúng ta”. – John Dryden.

Điểm đánh giá: 7.0/10

MUA SÁCH: TẠI ĐÂY

Một vài gợi ý khác cho bạn

Bạn chắc chắn sẽ muốn đọc các cuốn sách tuyệt vời khác. Mời bạn đến với chuyên mục: Review sách nhé!

Các đầu sách khác:


CÁC TRANG LIÊN HỆ KHÁC

  1. Website: Phụ Nữ Tự Do – Blog viết về chủ đề quản lý tài chính cá nhân cho phụ nữ.
  2. Facebook: Hương Nguyễn
  3. Fanpage: Hương Nguyễn Blog
  4. YouTube: THÓI QUEN NGUYÊN TỬ

Động lực và cám dỗ – Đòn bẩy duy trì thói quen

0
Động lực và cám dỗ - Đòn bẩy duy trì thói quen
Động lực và cám dỗ - Đòn bẩy duy trì thói quen

Đừng tìm động lực, thay vào đó hãy thiết lập môi trường.

1. Động lực có thật sự quan trọng?

  • Vì sao bạn biết việc học tiếng Anh rất quan trọng, nó có thể khiến thu nhập của bạn tăng lên, cơ hội trong cuộc sống và công việc cũng mở rộng hơn nhưng bạn vẫn không thể kiên trì với nó?
  • Rõ ràng là bạn biết tập thể dục mỗi ngày cực kỳ có lợi cho sức khỏe thể chất cũng như tinh thần, ngoài ra còn có thể đẩy lùi các nguy cơ dẫn tới bệnh tật nhưng bạn vẫn không thể nào biến nó thành thói quen mỗi ngày?

96% trả lời rằng: TÔI CHƯA CHƯA CÓ ĐỘNG LỰC ĐỂ LÀM NÓ.

Bạn có nằm trong 96% đó hay không? Nếu có, đây là video dành cho bạn.

Động lực đang bị thổi phồng, có một thứ còn quan trọng hơn cả động lực. Đó là thứ gì thì mình sẽ tiết lộ cho bạn trong bài viết hôm nay!

Trước hết, ta cần trả lời câu hỏi: Động lực là gì? Và nó có vai trò gì trong cuộc sống của chúng ta?

Định nghĩa động lực

  • Theo từ điển Oxford: động lực có nghĩa là 1) một hay nhiều lý do để con người hành động theo một phương hướng nhất định và 2) khát khao hoặc sự sẵn lòng để làm một điều gì đó với lòng nhiệt huyết

Vậy, động lực có vai trò gì trong cuộc sống? 

  1. Động lực mang đến lý do để bạn bắt đầu chinh phục một mục tiêu nào đó
  2. Động lực góp phần nhỏ vào việc duy trì các hành động tiến tới mục tiêu

Giống như việc học tiếng Anh của bạn vậy! Có thể mức lương cao chưa đủ hấp dẫn để khiến bạn chăm chỉ học tập, nhưng để cưa đổ cô bạn cùng lớp học tiếng Anh, bạn sẽ sẵn sàng dành 2 – 3 tiếng để luyện tập tiếng Anh mỗi ngày. Chính việc tán đổ cô bạn cùng lớp mới là động lực là lý do để bạn bắt đầu. Và khi bạn thấy việc chăm chỉ luyện tập tiếng Anh của mình khiến bạn tiến gần hơn tới mục tiêu có người yêu thì bạn lại có thêm động lực để kiên trì với nó.

Mặt trái của động lực

Thế nhưng, động lực lại là một thứ thiếu tính ổn định. Tại sao mình lại nói vậy! Mình sẽ lấy một ví dụ từ chính trải nghiệm học tiếng Anh của bản thân.

Mình đã có rất rất nhiều lần xây dựng thói quen học tiếng Anh mỗi ngày, mỗi lần mình bắt đầu đều xuất phát tự một động lực khác nhau. Ví dụ như là

  • Để lấy đủ 450 điểm Toeic để đạt điều kiện tốt nghiệp đại học
  • Để giao tiếp được với người nước ngoài, mình nghĩ mình sẽ đi du lịch vòng quanh thế giới
  • Để phục vụ công việc là một giảng viên đào tạo nội tại doanh nghiệp
  • Để không thua kém cái đứa mình ghét
  • Để chuẩn bị cho lần nhảy việc sắp tới và tăng cơ hội deal một mức lương tốt hơn
  • Và lần gần nhất mình học tiếng Anh là để thai giáo cho em bé đang nằm trong bụng của mình.

Thế nhưng chưa lần nào, động lực dẫn mình tới kết quả mình mong muốn. Thậm chí, cái động lực đó dần hao mòn, kiệt quệ và dập tắt luôn hành động dẫn tới mục tiêu ban đầu của mình chỉ sau 1 – 2 tháng.

Động lực là một thứ thiếu tính bền vững. Nó có thể đóng vai trò quan trọng giúp bạn bắt đầu nhưng nó chắc chắn không phải thứ cốt lõi giúp bạn duy trì bền vững.

  • Động lực có thể thay đổi theo tâm trạng
  • Động lực có thể bị tác động bởi yếu tố bên ngoài
  • Đặc biệt, động lực có thể hao mòn theo thời gian

Cho nên, lời khuyên của mình là: thay vì phụ thuộc vào “động lực”, chúng ta nên chú trọng xây dựng môi trường sống, học tập và làm việc tích cực, tạo điều kiện cho bản thân phát huy tối đa tiềm năng của chính mình.

2. Cám dỗ có thật sự là điều cần tránh xa?

Chúng ta thường hay gắn động từ “cám dỗ” với một điều gì đó không mấy tích cực, thậm chí là xấu xa.

Ví dụ như: cám dỗ bởi quyền lực, cám dỗ bởi tiền tài, cám dỗ bởi đồ ăn nhanh,…

Theo Wikipedia định nghĩa: Cám dỗ là động từ chỉ sự khêu gợi lòng ham muốn đến mực làm cho sa ngã.

Thế nhưng, liệu có phải lúc nào cám dỗ cũng là điều cần tránh xa?

Theo mình thì KHÔNG PHẢI.

  • Giá như mình dễ dàng bị bộ môn chạy bộ cám dỗ
  • Giá như mình sớm bị cám dỗ bởi những cuốn tiểu thuyết văn học từ sớm
  • Giá như mình bị cám dỗ bởi những âm điệu lạ lùng của ngoại ngữ

… thì tuyệt vời biết bao.

Đôi khi, cám dỗ cũng có thể mang đến những khía cạnh tích cực, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển bản thân và hoàn thiện nhân cách.

  • Cám dỗ tạo cơ hội để con người học hỏi và trưởng thành
  • Cám dỗ là động lực thúc đẩy con người phát triển
  • Cám dỗ thúc đẩy con người vượt qua giới hạn
  • Cám dỗ giúp con người nhận thức rõ ràng giá trị bản thân

Ví dụ: Khi bạn bị cám dỗ bởi thành công của người khác, bạn có thể lấy đó làm động lực để học hỏi, rèn luyện và cố gắng hơn nữa để đạt được thành công tương tự.

Cám dỗ không phải lúc nào cũng xấu. Nó có thể trở thành động lực thúc đẩy con người phát triển, giúp con người nhận thức rõ ràng giá trị bản thân và học hỏi những bài học quý giá. Tuy nhiên, con người cần phải có sự tỉnh táo và bản lĩnh để có thể vượt qua cám dỗ một cách hiệu quả và hướng đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Mình cho rằng, nếu biết tận dụng “cám dỗ” đúng cách, nó sẽ trở thành một loại gia vị cuộc sống, là một thử thách, đúng hơn là một cơ hội để cho ta có thể rèn giũa chính mình, bứt phá và tìm kiếm giá trị của bản thân.

Và trong lĩnh vực rèn luyện thói quen, cám dỗ là một đòn bẩy khá mạnh nếu ta biết tận dụng đúng cách. Và đó cũng là nội dung của phần 3 trong bài viết này!

3. Thiết kế môi trường – Tận dụng “cám dỗ” làm đòn bẩy thói quen

“Tôi chưa bao giờ gặp ai có thể luôn luôn duy trì thói quen tốt trong một môi trường tiêu cực.” – James Clear, tác giả cuốn sách ATOMIC HABITS.

Thói quen xấu thì khó bỏ, thói quen tốt thì khó xây.

Chiến lược dài hạn duy trì thói quen

James Clear cho rằng: Tự kiềm chế là chiến lược ngắn hạn và không thể dùng lâu dài. Bạn chỉ có thể kháng cự cám dỗ được 1 – 2 lần, nhưng bạn khó có thể có khả năng tập trung sức mạnh ý chí để đè bẹp cơn thèm muốn của mình.

Mình hoàn toàn đồng ý với James Clear về quan điểm trên.

Các thói quen tốt thường đem tới cảm giác khó chịu tức thời nhưng về dài hạn nó mang tới sự dễ chịu và tác động tích cực to lớn. Ngược lại thói quen xấu lại dễ dàng mang tới sự thỏa mãn tức thì, còn về dài hạn… như bạn biết rồi đấy, luôn là những tác động không mấy tích cực.

Thay vì chống lại cám dỗ, mình cho rằng chúng ta có thể chủ động tạo ra những cám dỗ có lợi cho chúng ta. Biến những cám dỗ đó thành động lực.

Trải nghiệm cá nhân

Trong 5 năm kể từ lúc bắt đầu rèn luyện cho mình thói quen đọc sách hằng ngày, mình thừa nhận rằng mình đã có rất nhiều khoảng “nghỉ” không đọc, lười đọc, không muốn đọc sách.

Mỗi lần đều có một lý do rất “chính đáng” cho việc không chăm chỉ và thiếu kỷ luật của bản thân. Có khi là bận yêu đương, có lúc do mải đi nhậu, có khi lại do lướt Top Top thú vị hơn, có lúc vì vài lượt like trên facebook mà cày ngày đêm,… chúng xuất hiện một cách rất tình cờ, tự nhiên và mang mình đi xa khỏi thói quen đọc hằng ngày.

Bởi vậy, mình đã rất nhiều lần phải lên kế hoạch LẤY LẠI THÓI QUEN ĐỌC SÁCH.

Bằng cách tận dụng sự “cám dỗ” làm đòn bẩy thói quen, đây là 4 mẹo nhỏ mình luôn áp dụng và lần nào cũng thành công:

  1. Tạo ra sự cám dỗ đọc sách bằng việc đặt sách ở mọi nơi dễ thấy: bàn làm việc tại công ty, trên đầu giường, cạnh chỗ để túi xách, trong balo, bên trên mặt laptop, cạnh chỗ sạc pin điện thoại.
  2. Lượt Tiki săn sale sách rẻ. Các deal mua sách giá hời chính là một loại cám dỗ khiến mình muốn mang sách về nhà. Và rõ ràng, khi sách ngập nhà tự nhiên thấy tiếc tiền nên mình lại cầm lên và đọc. Mình không có đam mê mua hàng online trừ mua sách, do vậy nó thật sự rất hữu hiệu với mình, còn với những bạn mê shopping online thì mình không chắc về mẹo này.
  3. Tới hiệu sách để đọc sách chùa. Khi bạn tới một không gian mà ai cũng cắm đầu vào đọc sách, xung quanh ngập trong sách, thì sự cám dỗ của niềm vui đọc và khám phá điều mới bỗng nhiêu rạo rực lạ thường. Việc bạn cầm một cuốn sách lên và đọc là một hành vi hết sức bình thường đến nỗi hiển nhiên.
  4. Chủ động kết nối và nói chuyện thường xuyên hơn với những người đọc sách. Chính những chia sẻ về những cuốn sách họ đã đọc, cám dỗ hư vinh về việc được nhiều người ngưỡng mộ vì đọc được nhiều sách hay, có những bài chia sẻ sâu sắc khiến mình muốn bắt chước giống họ.

Vừa hay, những mẹo nhỏ này của mình được James Clear định nghĩa trong cuốn sách ATOMIC HABITS là chiến lược tạo tín hiệu rõ ràng cho các thói quen tốt và khiến các tín hiệu cho các thói quen xấu trở nên vô hình.

Ứng dụng

Câu hỏi đặt ra là: Bạn chọn lợi ích tích cực ở thời điểm tương lai, hay sự thỏa mái ngay tức thời hiện tại?

Câu trả lời chỉ mình bạn mới có đáp án.

Để đào tận gốc thói quen xấu, phá bỏ chúng một cách triệt đề thì ta nên bắt đầu bằng việc giảm bớt tiếp xúc với các tín hiệu gây ra nó.

Giống như là:

  • Nếu bạn dường như chẳng bao giờ hoàn thành được việc gì, hãy bỏ điện thoại qua phòng khác trong vài giờ.
  • Nếu bạn liên tục cảm thấy mình không đầy đủ, hãy từ bỏ theo dõi các tài khoản MXH kích thích lòng ghen tị và đố kỵ của bản thân.
  • Nếu bạn tốn quá nhiều thời gian xem tivi, hãy chuyển tivi ra khỏi phòng ngủ.
  • Nếu bạn chơi điện tử quá nhiều, hãy ngắt điện tay cầm điều khiến và cất vào tủ sau mỗi lần chơi.

Tối ưu hóa môi trường là cách tốt hơn để xóa bỏ thói quen xấu thay vì tự kiềm chế bản thân bằng quá nhiều năng lượng và ý chí.

Bạn có những thói quen xấu nào muốn phá bỏ? Hãy để lại dưới bình luận để chúng ta thảo luận xem cách nào giúp bạn thoát khỏi sự vây hãm của chúng nhé!

Đọc thêm:

MUA SÁCH: TẠI ĐÂY

CÁC TRANG LIÊN HỆ KHÁC

  1. Website: Phụ Nữ Tự Do – Blog viết về chủ đề quản lý tài chính cá nhân cho phụ nữ.
  2. Facebook: Hương Nguyễn
  3. Fanpage: Hương Nguyễn Blog
  4. YouTube: THÓI QUEN NGUYÊN TỬ

Bí quyết rèn luyện thói quen nhẹ nhàng và hiệu quả

0
Bí quyết rèn luyện thói quen nhẹ nhàng và hiệu quả
Bí quyết rèn luyện thói quen nhẹ nhàng và hiệu quả

Bí quyết rèn luyện thói quen nhẹ nhàng và hiệu quả!

Điều gì tạo nên một thiên tài?

“Thiên tài không tự nhiên sinh ra mà do giáo dục và rèn luyện” – Laszlo Polgar.

Mình hoàn toàn ĐỒNG Ý với quan điểm trên.

Steve Jobs – Thiên tài thay đổi giới công nghệ

Lấy Steve Jobs là ví dụ. Ai cũng phải khẳng định Steve Jobs là một thiên tài nhưng ít người biết rằng đằng sau “vinh quang” ấy ông đã có một hành trình rất dài rèn luyện bản thân.
Từ thời trung học, ông đã đến công ty Hewlett-Packard để làm việc với vai trò là nhân viên thời vụ mùa hè. Jobs tốt nghiệp trung học và ghi danh học tại Reed College, một trong số 10 trường cao đẳng hàng đầu của Hoa Kỳ. Mặc dù Steve Jobs bỏ học sau chỉ một học kì bán niên vì học phí đại học tư quá cao, ông vẫn tiếp tục dự thính các lớp học tại Reed trong khi phải ngủ dưới sàn nhà của những người bạn, đổi lon nước ngọt để lấy tiền ăn và nhận các suất ăn miễn phí mỗi tuần tại đền Hare Krishna.

Năm 21 tuổi, Jobs và người bạn của mình – Wozniak 26 tuổi, sáng lập công ty Apple Computer trong ga-ra nhà Jobs. .Sản phẩm đầu tiên của họ là máy tính cá nhân Apple I. Năm 1977 Apple tung ra sản phẩm tiếp theo, Apple II, một thành quả to lớn đã làm nên tiếng vang cho một công ty còn non trẻ Apple. Năm 1980 Jobs và Wozniak trở thành triệu phú. Họ đã phát triển công ty chỉ 2 người thành một công ty tầm cỡ quốc tế với cả ngàn nhân viên khắp toàn cầu.

Trước khi trở thành một người có ảnh hưởng trong ngành công nghiệp máy tính thì Jobs đã có một “tuổi thơ” đầy nỗ lực bằng sự chăm chỉ và “điên cuồng” của mình.

Rõ ràng, cái danh thiên tài kia được cài lên ngực Jobs nhờ sự rèn luyện và nỗ lực của chính ông.

Đọc thêm: Tiểu sử Steve Jobs

Gia đình kỳ thủ cờ vua

Một ví dụ khác được tác giả James Clear trích dẫn trong cuốn ATOMIC HABIT mà khiến mình cực kỳ kinh ngạc – Những đứa con của Laszlo Polgar và Klara: Susan, Sofia, Judit.

Ba đứa trẻ được nuôi dạy theo một kế hoạch do chính Laszlo tạo ra để khiến chúng trở thành thần đồng cờ vua. Cả 3 đứa trẻ đều được nuôi dạy tại nhà, trong ngôi nhà chưa đầy sách cờ và hình ảnh các kỳ thủ cờ vua nổi tiếng. Cuộc sống của cả 3 chị em hoàn toàn xoay quanh việc chơi cờ.

  • Susan, cô con gái lớn nhất, 4 tuổi bắt đầu chơi cờ. Chỉ trong 6 tháng, cô bé đã có thể đấu thắng người lớn.
  • Sofia, cô con gái giữa, còn thể hiện tốt hơn, 14 tuổi đã vô địch thế giới và trở thành kiện tướng cơ vua chỉ vài năm sau.
  • Judit, cô con gái út, xuất sắc hơn cả. Vào tuổi lên 5 đã có thể đánh thắng bố mình, 12 tuổi là kỳ thủ trẻ nhất nằm trong danh sách 100 kỳ thủ cơ vua hàng đầu thế giới. Trong suốt 27 năm, cô luôn là nữ kỳ thủ mạnh nhất thế giới.

Điều đáng nói ở đây là 3 chị em đều mô tả thời thơ ấy của mình là khoảnh khắc vui vẻ và thú vị hơn là tàn khốc.

Ví dụ trên cũng cho thấy một điểm rất thú vị: Gia đình và những người xung quanh (môi trường) đóng vai trò rất quan trọng trong việc định hình thói quen.

Vai trò của cộng đồng xung quanh việc định hình thói quen

Chúng ta thường không lựa chọn các thói quen khởi thủy của mình, chúng ta thường hay bắt chước thói quen trong cộng đồng.

Hay nói cách khác, tiêu chuẩn xã hội là các quy tắc “vô hình” dấn hướng hành vi của chúng ta mỗi ngày.

Giống như là:

  • Phụ nữ 30 tuổi chưa chồng được coi là gái ế, do vậy ta dễ bị thôi thúc, thao túng rằng 25 – 27 là độ tuổi thích hợp để lấy kết hôn sinh con.
  • Con gái phải biết nấu ăn và làm việc nhà, nếu ta làm không được điều đó, họ sẽ coi ta như một cá thể nào đó đáng chê cười.
  • Phụ nữ phải dịu dàng, kín đáo… Nếu ta lỡ có cá tính mạnh thì rất dễ rơi vào vòng “chỉ chỏ” của bà cô “hàng xóm” quanh nhà.

Đâu là nguồn gốc của những quan niệm trên, chính là bản tính BẦY ĐÀN trong xã hội loại người của chúng ta. Chúng ta thường có xu hướng tìm kiếm sự an toàn thông qua việc tìm đến một nơi để thuộc về.

Chính vì lẽ đó, ta càng dễ bị ảnh hưởng bởi “cộng đồng” sinh sống của mình.

  • Nếu bạn lớn lên trong 1 gia đình làm nghệ thuật, bạn nhiều khả năng sẽ có xu hướng chọn trở thành một nghệ sĩ khi lớn lên.
  • Nếu bạn làm việc trong môi trường mà ở đó mọi người rất đầu tư cho trang phục đắt tiền, thì bạn thường sẽ rất chú tâm tới quần áo, ngoại hình, trang sức phụ kiện của bản thân.
  • Nếu nhóm bạn của bạn đang sử dụng câu cửa miệng nào đó, bạn cũng sẽ dễ dàng bắt chước theo như một cách thể hiện tôi là một phần của nhóm.

Bí quyết rèn luyện thói quen nhẹ nhàng và hiệu quả

Theo tác giả James Clear trong cuốn ATOMIC HABITS, chúng ta có xu hướng mô phỏng các thói quen của 3 nhóm người:

  1. Nhóm gần gũi: bạn bè, người thân, đồng nghiệp, gia đình.
  2. Nhóm số đông: cộng đồng xung quanh.
  3. Nhóm quyền lực: những người có địa vị và thành công.

Câu hỏi đặt ra là: Làm sao để tận dụng sự ảnh hưởng của 3 nhóm người này để xây dựng cho mình thói quen tích cực?

Câu trả lời chính là: HÃY MÔ PHỎNG HÀNH VI CỦA HỌ.

Giống như là:

  • Quan sát cách bố mẹ chăm sóc, quan tâm nhau.
  • Chọn và chơi với những người mà tích cực, chăm chỉ và kiên trì
  • Bắt chước cách làm việc của đồng nghiệp có hiệu suất cao
  • Tham gia và hòa mình vào các đội nhóm có thói quen mà bạn muốn hình thành. Giống như việc bạn ở đây đọc bài viết này là để muốn được truyền cảm hứng đọc & viết mỗi ngày vậy đó.
  • Áp dụng các phương pháp học tập và làm việc của người thành công.

Vì sao ta dễ dàng mô phỏng 3 nhóm người trên?
Theo mình, chính là bởi “CƠN THÈM MUỐN” bên trong bạn được tìm thấy ở 3 nhóm người họ.

1. Mô phỏng nhóm gần gũi

  • Bạn học cách bạn đồng lứa tán tỉnh nhau.
  • Bạn học cách bố mẹ giải quyết vấn đề khi cãi vã.
  • Bạn học cách quản lý thời gian của đồng nghiệp
  • Bạn có xu hướng bắt chước giọng người bản địa khi tới địa phương mới.

Tất cả các hành vi trên được bắt nguồn từ cơn thèm muốn: MUỐN THUỘC VỀ bên trong bạn. Thậm chí chính những kết quả mà nhóm gần gũi đạt được kích thích cơn thèm muốn nhận được phần thưởng tương tự họ.

Hãy ở bên cạnh những người có thói quen mà bạn muốn đạt được trong đời. Bạn sẽ trỗi vượt cùng họ!

2. Mô phỏng nhóm số đông

“Chết một đống còn hơn sống một mình” là một tâm lý rất thường gặp khi chúng ta phân vân giữa các lựa chọn trong đời.

Chúng ta thường tự hỏi: Mọi người đang/sẽ làm gì?

  • Khi mới chia tay bạn trai, con gái thường làm gì?
  • Khi mọi người tới Sài Gòn, mọi người thường ăn món ăn gì, ở đâu?
  • Khi đi hẹn hò, mọi người thường mặc đồ như thế nào, trang điểm ra sao?

Lựa chọn theo số đông là một lựa chọn AN TOÀN, bởi ở đó chúng ta không cô đơn, chúng ta được thuộc về, và quan trọng chúng ta sẽ ít bị chỉ trích nếu lỡ làm sai, bởi mọi người đều sai như vậy.

Do vậy, việc chọn BẦY ĐÀN để thuộc về rất quan trọng trong việc xây dựng thói quen mới.

  • Chọn tham gia câu lạc bộ sách để hòa nhập với những người đọc sách.
  • Chọn tham gia CLB chạy bộ để cùng trở thành người chạy bộ, một phần của nhóm.
  • Chọn tham gia nhóm viết lách để thúc đẩy viết lách mỗi ngày, thể hiện tôi là phần của nhóm.

Đồng thời, để loại bỏ những thói quen xấu, hãy làm những việc ngược lại:

  • Hạn chế hoặc từ bỏ các cộng đồng chứa thói quen xấu: hít drama, hóng chuyện, ngủ nướng,…
  • Ngăn chặn cơ hội tiếp xúc với những nhóm người chưa thói quen mà bạn muốn bỏ. Đừng cố bỏ rượu nếu như bạn còn đang nhận lời những buổi hẹn tại quán nhậu, thật vô nghĩa!

3. Mô phỏng nhóm quyền lực

  • Chúng ta bắt chước công thức làm bánh của người làm bánh yêu thích.
  • Chúng ta học cách phối đồ của ca sĩ thần tượng.
  • Chúng ta mượn văn phong kể chuyện của tác giả ta hâm mộ.
  • Chúng ta bắt chước cách giao tiếp của sếp mình.
  • Chúng ta học theo hết thảy những người mà ta ghen tị.

Chính CƠN THÈM MUỐN trở thành phiên bản thành công, quyền lực – Nhu cầu cao nhất trong tháp Maslow mà hành vi của ta mới dễ dàng được thực hiện nhằm mô phỏng nhóm người này.

Bởi, ta muốn:

  • Được cộng nhận
  • Được kính trọng
  • Được yêu thích
  • Được khen tặng

Chúng ta sao chép hành vị của người thành công, vì ta khao khát thành công.

“Nhiều thói quen hằng ngày của chúng ta là sản sao của người mà chúng ta ngưỡng mộ.” – James Clear.

Từ đây, ta dễ dàng có được nhiều hơn 1 cách thúc đẩy ai đó hành động:

  • Khen ngợi
  • Tỏ ra tự hào
  • Tặng thưởng

Cuộc sống của chúng ta là một chuỗi sự lựa chọn, bạn chọn sở hữu thói quen nào?

Đọc thêm:

MUA SÁCH: TẠI ĐÂY

CÁC TRANG LIÊN HỆ KHÁC

  1. Website: Phụ Nữ Tự Do – Blog viết về chủ đề quản lý tài chính cá nhân cho phụ nữ.
  2. Facebook: Hương Nguyễn
  3. Fanpage: Hương Nguyễn Blog
  4. YouTube: THÓI QUEN NGUYÊN TỬ

Review sách: Cuốn sách bạn ước cha mẹ mình từng đọc

0
Review sách: Cuốn sách bạn ước cha mẹ mình từng đọc
Review sách: Cuốn sách bạn ước cha mẹ mình từng đọc

Cuốn sách bạn ước cha mẹ mình từng đọc – Philippa Perry, hứa hẹn rằng:

  • Hiểu rằng cách nuôi dạy của bạn có thể ảnh hưởng đến con cái bạn
  • Chấp nhận rằng bạn sẽ mắc sai lầm và học cách ứng xử với sai lầm
  • Phá vỡ các vòng lặp và khuôn mẫu tiêu cực từ thế hệ trước
  • Xử lý cảm xúc của chính bạn trước khi xử lý cảm xúc của con bạn

Cùng mình khám phá xem cuốn sách này có gì nhé!

Lý do “Cuốn sách bạn ước cha mẹ mình từng đọc” có trong tủ sách của mình?

Làm gương là cách tốt nhất để nuôi dạy một đứa trẻ – Đây là điều mình nghiệm được từ chính trải nghiệm của bản thân với vai trò là một người con.

Mình không thể phủ nhận việc mình ghét một vài tính xấu được thừa hưởng từ mẹ mình nhiều như thế nào, nhưng nó vẫn tồn tại và ẩn sâu bên trong con người mình. Mặc dù mình đã tìm rất nhiều cách để “tẩy trắng” nó nhưng dường như nó chỉ là một phần trên bề mặt.

Khi đọc cộng hưởng cuốn sách này, “Cuốn sách bạn ước cha mẹ mình từng đọc” mình mang một kỳ vọng rất lớn là tìm ra câu trả lời cho câu hỏi: Những từ khóa quan trọng để nuôi dạy một đứa trẻ trở thành một người tử tế và chính trực.

Review sách: Cuốn sách bạn ước cha mẹ mình từng đọc
Review sách: Cuốn sách bạn ước cha mẹ mình từng đọc

Tại sao không phải là tốt bụng và trung thực?

Mình không thích 2 đức tính này nếu chúng đứng đơn độc, nó gợi lên cho mình một cảm giác gì đó rất “ngớ ngẩn” hay đúng hơn là có chút “ngu ngốc”.

Mình không phủ nhận rằng tốt bụng và trung thực là 2 đức tính tốt đẹp, nhưng ở một góc độ nào đó thì nó lại rất dễ bị người khác “lợi dụng” và khiến bản thân gặp những “sự cố” không mong muốn.

Mình thích từ TỬ TẾ và CHÍNH TRỰC hơn.

Mình hình dung sự TỬ TẾ là một cái gì đó được kết hợp bởi lòng trắc ẩn và sự hiểu biết. Còn CHÍNH TRỰC là sự kết hợp của trung thực, dũng cảm và thông tuệ. Nghĩa là đứng trước một vấn đề cần cân nhắc nặng nhẹ giữa người và ta, giữa được và mất, không phải là chỉ biết lợi mình mà còn phải không làm hại người.

Mình không thích trải nghiệm hại mình, lợi người; cũng càng không thích trải nghiệm lợi mình, hại người. Hoặc là không hại ai, không thì cũng nên là cùng nhau được lợi.

Một từ khóa mình rất thích khi cộng hưởng cuốn sách này là CHỊU TRÁCH NHIỆM. Một người có thể chịu trách nhiệm là một người hội tụ cả 2 đức tính TỬ TẾ và CHÍNH TRỰC.

Chịu trách nhiệm của bạn thân, tìm cách cải thiện vấn đề, tự đúc rút bài học và tiến về phía trước.

Mình cho rằng, một người có khả năng chịu trách nhiệm là một người biết sống cho bản thân và cho xã hội.

Ta cần gì hơn ở một người như thế chứ!

Với tựa sách khá thú vị – Cuốn sách bạn ước cha mẹ mình từng đọc, tác giả Philippa Perry có thể sẽ mang tới nhiều bài học tâm lý hữu ích trong việc nuôi dạy con cái.

Phần 1. Di sản làm cha mẹ của bạn

“Trẻ không làm theo những gì ta nói, chúng làm theo những gì ta làm.”

Mình hoàn toàn đồng ý với quan điểm này của tác giả Philippa Perry trong cuốn sách “Cuốn sách bạn ước cha mẹ mình từng đọc”.

Từ trải nghiệm bản thân, mình thấy ẩn bên trong mình chính là những gì mình được chứng kiến và cảm nhận được từ các thói quen, lối sống của gia đình mình. Như là:

  • Cách mẹ mình quản lý tiền bạc và kiếm tiền.
  • Cách mẹ mình giữ im lặng trong các cuộc trò chuyện toxic của hàng xóm khi kể xấu về ai đó khiến họ khó chịu.
  • Cách mẹ mình nghĩ về ông ngoại, bà ngoại, về anh chị em trong nhà.
  • Cách mẹ mình đối xử với các mối quan hệ xã hội.
  • Cách mẹ mình than vãn mỗi lần phải làm điều gì đó một mình mà không được nhận sự giúp đỡ.

Bản thân mình ít nhiều là tấm gương phản chiếu con người của mẹ mình, nói rộng hơn là cho văn hóa và cách giáo dục của gia đình mình.

Có những điều mình thích và mình không thích về sự “thừa kế” này. Đương nhiên, sự thừa kế đó cũng bao gồm những điều là tốt và không tốt.

Review sách: Cuốn sách bạn ước cha mẹ mình từng đọc
Review sách: Cuốn sách bạn ước cha mẹ mình từng đọc

Đây không phải một công thức đổ lỗi, đây là một nhận định. Khi nhìn nhận được gốc rễ vấn đề này, mình có quyền chọn giữ hoặc loại bỏ sự kế thừa đó. Đương nhiên, việc lưu giữ sẽ dễ dàng hơn rất nhiều với việc loại bỏ, bởi ít nhiều thì những “thói quen” đó đã đi theo mình nhiều năm trước khi mình phát hiện được chúng là gì và có tác động như thế nào tới bản thân của mình.

Cách phản ứng của bạn với con là một phần di sản của cha mẹ bạn

Trong cuốn sách “Cuốn sách bạn ước cha me mình từng đọc”, tác giả Philippa Perry có dùng một cụm từ rất hay để mô tả cho những điều như trên: DI SẢN LÀM CHA MẸ CỦA BẠN.

Theo tác giả, những gì cảm được đối xử trong thời thơ ấu sẽ trở thành “di sản” để bạn sử dụng trong quá trình nuôi dạy con cái.

Đôi khi sự bực dọc của cha mẹ xuất phát từ những kỳ vọng của họ dành cho con cái, hoặc chúng đến từ sự lo lắng những điều không hay sẽ xảy đến tới con cái của mình.

Tuy nhiên, cũng sẽ có lúc sự tức giận, những cảm xúc của cha mẹ lại không thật sự xuất phát từ vấn đề của con cái mà ở chính bản thân họ.

Một ví dụ khá quen thuộc ở nhiều gia đình, bao gồm cả ở nhà mình.

Một bà mẹ trở về nhà với thể trạng vô cùng mệt mỏi sau những chỉ trích nặng lời từ ông sếp khó ở tại công ty. Mở cửa nhà, đập vào mắt là đống đồ chơi lộn xộn cùng tiếng la hét ầm ĩ của cậu con trai 5 tuổi. Mọi thứ trở nên quá sức chịu đựng và người mẹ ấy cần chỗ để xả hết bức dọc trong người. Vậy là đứa con trở thành nạn nhân để trút giận. Sau cùng, đứa trẻ không biết mình làm sai chỗ nào trong khi hằng ngày nó vẫn bày bừa như vậy, cũng nô đùa vui vẻ như thế. Nhưng hôm này, mẹ của nó không còn mỉm cười với nó nữa, thay vào đó là sự khó chịu, quát mắng của mẹ.

Có phải mẹ không còn yêu thương mình nữa hay không?

Theo phân tích của Philippa Perry, những cảm xúc tồi tệ của bạn mẹ hoàn toàn là bắt nguồn từ công ty, từ những lời chỉ trích của ông sếp và đó hoàn toàn là vấn đề của riêng bà mẹ.

Vậy đứa con đóng vai trò gì ở đây? Căn phòng lộn xộn kia không đáng để tức giận hay sao?
Căn phòng lộn xộn, tiếng nô đùa inh ỏi của cậu con trai thực chất là một nút kích hoạt cảm xúc tồi tệ của bà mẹ “phát tiết” ra ngoài. Và cách bà mẹ phản ứng chính là cách mà bà mẹ ấy từng được nhận từ bố mẹ mình thời thơ ấu.

Người thật sự cần chịu trách nhiệm cho cảm xúc tiêu cực này không phải là đứa trẻ mà là chính bà mẹ.

Vậy làm sao thoát khỏi sai lầm này?

“Bạn có thể tự gọi tên những cảm xúc phiền toái của mình và viết nên câu chuyện khác về chúng – những câu chuyện mà trong đó chúng ta không bắt các con phải chịu trách nhiệm.”
Hãy dành thời gian nghĩ về cảm giác của chính bản khi còn THƠ BÉ để biết cảm giác của con cái khi vô cơ trở thành nạn nhận cho sự giận dữ vô lý của bạn.

Bài tập thực hành

  1. Tìm xem cảm xúc này có hoàn toàn can dự tới tình huống này và liên quan tới con cái ở thời điểm hiện tại hay không?
  2. Vì sao tôi lại ngăn mình nhìn tình huống này từ góc nhìn của con?

Khen sao cho đúng?

Đôi lúc, chúng ta tức giận và để con cái chịu tổn thương, nhưng rồi sau đó ta nhận ra mình đã làm sai, vậy phải làm sao để sửa lỗi?

  • Đền cho con một phần thưởng nào đó để giảm đi cảm giác cắn rứt?
  • Vờ quên đi sai lầm của bản thân và tin rằng đứa trẻ cũng không để bụng?

“Điều con trẻ cần ở chúng ta là sự thành thật và đáng tin cậy chứ không phải là sự hoàn hảo.”

Nếu chúng ta đã sai, hãy dũng cảm hàn gắn sau rạn nứt, bằng cách:

  1. Xác định đâu là ngòi nổ của bản thân dẫn tới sự rạn nứt.
  2. Thay đổi phản ứng của bản thân: Nói lời xin lỗi với con, nói ra bạn đã làm sai ở đâu.

“Bạn sẽ không sợ nữa nếu diễn đạt nỗi sợ ấy thành lời.”

Chúng ta không hoàn hảo, chúng ta cũng mắc sai lầm và con trẻ cũng vậy. Hãy tạo không gian để cả hai thực hành lòng bao dung với đối phương, dành cho bạn và cả cho con bạn nữa.

Một lời khuyên khác mà mình rất thích trong phần đầu tiên của cuốn sách này, đó là lời khuyên: NGƯNG PHÁN XÉT – KHÔNG DÁN NHÃN.

Chúng ta thường khen ngợi con rằng:

  • Bức tranh đáng yêu đó!
  • Con làm toán giỏi thế!

Đây là một dạng của phán xét và dán nhãn. Bạn dán nhãn sự đáng yêu vào cả quá trình sáng tạo và tô vẽ của con. Bạn dán nhãn toàn bộ sự nỗ lực của con chỉ bằng một bài toán đúng.

Thật không công bằng!

Con người luôn thay đổi không ngừng trưởng thành, đặc biệt là trẻ con. Do vậy hãy khen ngợi nỗ lực của con, mô tả những gì bạn thấy và cảm nhận, khuyên khích con thay vì phán xét.

Hãy thử nói với con rằng:

  • Mẹ rất ấn tượng với cách con đặt nhiều tâm tư vào bức tranh này. Mẹ thích ngôi nhà vì nhìn như thể nó đang mỉm cười. Nó khiến mẹ thấy hạnh phúc.
  • Mẹ thích cách con chăm chú tập trung khi làm toán.

Những lời khen này khiến con cảm thấy được ghi nhận toàn bộ quá trình thay vì kết quả mà có thể ở đó có những sự bất chấp hành vi, và khi lớn lên chúng ta thường dùng đến từ “bệnh thành tích”.

“Nhân cách và tính nết của con được định hình từ những gì con chứng kiến và cảm nhận trong môi trường của mình, chứ không chỉ từ cách ta ứng xử với con cái.”

Do vậy, việc tạo ra môi trường tích cực cho sự phát triển của con là nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với những bậc làm cha làm mẹ.

Phần 2. Môi trường của con bạn

Giao tiếp hiệu quả không phải thao túng, mà là để tạo nên mối quan hệ tốt.

Một trong những cách bắt đầu một cuộc cãi vã trong mối quan hệ vợ chồng là:

“Anh lúc nào cũng lờ em đi, cứ cắm đầu vào cái điện thoại.”

Ta dễ dàng gắn nhãn cho một hành động nào đó của đối phương trong khi không biết chắc chắn sự thật đằng sau hành động đó là gì.

Sẽ tốt hơn nếu ta bắt đầu từ cảm nhận của bản thân:

“Em cảm thấy tổn thường vì anh không trả lời em mà cứ nhìn chằm chắm vào cái điện thoại.”

Trong một cuộc cãi vã, “người chiến thắng” có hả dạ thì cái giá phải trả cũng chính là bạn đời của họ.

Chính bởi sự gán nhãn vô cớ từ ta dành cho đối phương, khiến cho họ cảm thấy không được thấu hiểu, thậm chí bị coi thường và tổn thương. Bằng cách đi từ cảm nhận của riêng mình trước hành động của đối phương, ta có thể nói rõ cho đối phương mong cầu rõ ràng của chính mình.

Review sách: Cuốn sách bạn ước cha mẹ mình từng đọc
Review sách: Cuốn sách bạn ước cha mẹ mình từng đọc

Trong cuốn sách Bốn Thỏa Ước cũng từng đề cập tới vấn đề này, đó là sự định kiến, thứ khiến ta “ngộ nhận” các hành vi thành cảm xúc tiêu cực.

Không ai có đủ khả năng đoán được chính xác bạn muốn gì trong mọi trường hợp, bằng cách chia sẻ rõ ràng, mọi việc sẽ được giải quyết nhanh và hiệu quả hơn.

Giống như việc một người khác giới tặng bạn một bó hoa, điều đó không có nghĩa anh ta muốn cưới bạn, đôi khi chỉ đơn giản anh ta muốn cảm ơn bạn vì điều gì đó, hoặc đang thể hiện bản thân là người đàn ông lịch lãm mà thôi.

Mọi sự ngộ nhận của bạn đều ẩn chứa định kiến và phán xét cá nhân. Đây là điều tối kị trong mọi mối quan hệ lành mạnh.

Việc chồng bạn không thường xuyên nói lời “mật ngọt” không thể hiện rằng anh ấy không yêu bạn. Việc người chồng thường xuyên nhường nhịn bạn cũng không thể hiện anh ta yêu bạn. Đó đơn giản chỉ là sự phỏng đoán dựa trên “kinh nghiệm” cá nhân từ ai đó, và nó không đúng tuyệt đối trong mọi trường hợp.

Quay trở lại các cuộc tranh cãi ở các gia đình, từ trong cuốn “Cuốn sách bạn ước cha mẹ mình từng đọc” của tác giả Philippa Perry, tác giả có chia sẻ 5 lưu ý quan trọng giúp tháo gỡ cuộc tranh cãi:

  1. Thừa nhận cảm xúc của bạn và quan tâm đến cảm xúc của người kia.
  2. Nhận định bản thân chứ không nhận định người khác.
  3. Đừng phán xét, hãy suy xét trước.
  4. Hãy đón nhận sự tổn thường của bạn chứ không sợ hãi nó.
  5. Đừng suy diễn chủ ý của người khác.

Bản thân mình chỉ muốn gói gọn 5 lưu ý trên thành một bài học nhỏ như sau: Thay vì DÁN NHÃN đối phương hãy nêu ra CẢM NHẬN thật sự của bạn.

  • Thay vì nói: Bố 60 tuổi rồi, bố sẽ không bao giờ mặc lại cái nào này nữa nhỉ. Bố cho con nhé!
  • Hãy nói: Con thích cái áo của bố. Bố cho con nhé!

“Không có ai sai chỉ bởi vì kinh nghiệm của họ khác với kinh nghiệm của ta.”

Phần 3. Cảm xúc

Tất cả các bậc cha mẹ đều mắc lỗi, và sửa sai quan trọng hơn bản thân những lỗi lầm.
Đó là lý do mà mình luôn nhắc nhở bản thân rằng: Mình cần học làm mẹ.

Chúng ta không sinh ra để làm mẹ, cũng không sinh ra để làm con, chúng ta đều phải học tập để làm tốt vai trò của mình. Cho bản thân thử – sai – học và thử – sai – học – …

Không có gì đáng xấu hổ khi ta chưa biết điều gì đó, ta luôn có cơ hội để khám phá, học tập, thử nghiệm và rút ra bài học cho mình.

Một từ khóa mình rất thích trong phần 2 của cuốn “Cuốn sách bạn ước cha mẹ từng đọc” của tác giả Phillippa Perry là KẾT NỐI.

Review sách: Cuốn sách bạn ước cha mẹ mình từng đọc
Review sách: Cuốn sách bạn ước cha mẹ mình từng đọc

“Nếu con biết con sẽ được bạn để ý và vỗ về mà không bị đánh giá, con sẽ kể với bạn những gì đang xảy ra.”

Kết nối với con bằng quan sát – lắng nghe – phản hồi. Cụ thể:

  • Tìm hiểu vì sao con có cảm xúc đó?
  • Giúp con diễn đạt cảm xúc đó thành lời.
  • Tìm cách thích hợp để con tự bày tỏ cảm xúc đó mà ta không trách phạt hay đánh giá.

Hãy để con tự tìm ra bài học cho chính mình.

“Nếu bạn coi trọng cảm xúc của con và vỗ về khi con cần, con sẽ dần dần học cách tiếp nhận sự an ủi đó và cuối cùng có khả năng tự an ủi chính bản thân mình.”

Khi ta cảm thấy tệ, ta không cần ai đó điều chỉnh nó giúp ta. Ta cần được cảm thông chứ không cần ai đó giải quyết nó hộ ta. Đó là lý do khi bạn cảm thấy buồn bực, khó chịu, bạn luôn muốn nói với một ai đó biết lắng nghe. Hầu hết trong các trường hợp, bạn không cần lời khuyên, cũng không cần sự giúp đỡ, bạn cần một người có thể lắng nghe và đồng cảm với cảm xúc hiện tại của mình.

Trẻ con cũng vậy!

Chúng cần ai đó hiểu chúng cảm thấy thế nào, để chúng không cảm thấy cô đơn với cảm giác đó.

Khi con nói: “Chúng ta chẳng bao giờ đi chơi cả.” Điều đó không có nghĩa rằng chúng ta “tả thực” mà chúng mà bày tỏ một loại cảm xúc “buồn chán” ở thì hiện tại.

Thay vì nói rằng: “Tuần trước con đã được đi công viên nước rồi mà.”

Hãy thử bắt đầu lại:

  • Con: Chúng ta chẳng bao giờ đi chơi cả.
  • Ta: Con có vẻ đang buồn chán? (=> Giúp con gọi tên cảm xúc)
  • Con: Vâng, chúng ta đã ở nhà cả ngày nay.
  • Ta: Ừ, đúng vậy. Bây giờ con thích làm gì? (=> Tìm hiểu nhu cầu thật sự của con)
  • Con: Con muốn tới công viên nước.
  • Ta: Ở đấy lần trước vui con nhỉ! (=> gọi tên cảm xúc)
  • Con: Vâng

Từ đây ta đang kết nối với con với 2 bước rất nhỏ:

  1. Cảm thông với con bằng cách giúp con miêu tả cảm xúc hiện tại thành lời.
  2. Tìm hiểu nhu cầu thật sự của con bằng câu hỏi tìm hiểu mong muốn của con.

Những gì cha mẹ cảm thấy không có nghĩa là con cái cũng có chung cảm nhận vậy. Bởi trải nghiệm của cha mẹ và con cái là khác nhau, góc nhìn của cha mẹ và con cái cũng khác nhau, từ đó dẫn tới các cảm nhận rất khác nhau.

Để kết nối được với con, cha mẹ cần:

  1. Thấu hiểu cảm xúc của con
  2. Chấp nhận cảm xúc của con, bao gồm cả tích cực và tiêu cực.
  3. Cảm thông những cảm xúc đó.

Nhìn qua lăng kính của con để thấu hiểu – chấp nhận – cảm thông! Một cuốn sách thú vị đấy!

Phần 4. Đặt nền tảng

Có 2 tuýp cha mẹ chủ yếu:

  1. Tuýp người điều chỉnh: lấy người lớn làm trung tâm và sống quy củ nề nếp.
  2. Tuýp người hỗ trợ: Lấy trẻ em làm trung tâm và xuôi theo trẻ thay vì cô gắng gò chúng hòa nhập với họ.

Vậy đâu mới là tuýp cha mẹ “tốt” cho con?

Theo mình thì việc kết hợp 2 tuýp cha mẹ này sẽ mang tới sự nuôi dưỡng tốt nhất cho con.

Thứ nhất, nếu gò ép con theo một quy củ nề nếp cố định, có thể sẽ hạn chế không gian phát triển, sáng tạo và vượt ngưỡng của con. Còn nếu hoàn toàn xuôi theo con thì rất có thể khiến con rơi vào trạng thái “mông lung”, bất định, lòng vòng thậm chí là “lạc lối” bởi những “định hướng” ảo của các chuyên gia MXH tự xưng.

Thứ hai, nếu lấy người lớn là trung tâm, rất có thể cha mẹ sẽ phớt lờ đi mong muốn, ước vọng của con, khiến con cảm thấy bị áp lực, thiếu tôn trọng và quên mất việc tôn trọng ý kiến và mong cầu của người khác. Nếu lấy con làm trung tâm, cha mẹ có thể đang nuôi dưỡng những đứa trẻ ích kỷ, chỉ biết tập trung vào bản thân mà quên đi sự hiện diện của người khác trong cuộc sống của mình, ví dụ như cha mẹ của chúng.

Cho nên, mình chọn việc kết hợp cả 2 tuýp người trên để:

  1. Tạo môi trường bệ phóng giúp con phát huy thế mạnh của bản thân trên nền tảng có sẵn của con.
  2. Cho con một khuôn khổ giới hạn về mặt đạo đức và an toàn để con nhận biết được đúng – sai, phải – trái, trở thành con người tử tế và có trách nhiệm.

Do vậy, việc cần làm của cha mẹ khi chọn phương án giống mình là:

  1. Quan sát để xác định đúng những gì con mong muốn.
  2. Giúp con nhận ra thứ con đang thiếu và cần bổ sung.
  3. Tạo điều kiện tốt nhất trong khả năng để con có thể tự bổ sung những điều cần thiếu.
Review sách: Cuốn sách bạn ước cha mẹ mình từng đọc
Review sách: Cuốn sách bạn ước cha mẹ mình từng đọc

Vẫn quan điểm cũ, mình nghĩ cha mẹ không thể thay con lựa chọn bất cứ điều gì, chúng ta nên giữ vai trò là người khơi gợi, dẫn dắt và tạo môi trường tích cực cho sự phát triển của con.

Ngoài ra, việc làm gương giúp con biết cần tự chịu trách nhiệm cho cuộc đời của mình cũng là điều mà mình bậc cha mẹ nào cũng nên trang bị cho bản thân. Bởi chỉ khi con người biết tự chịu trách nhiệm cho các quyết định của mình, họ mới có thể có trách nhiệm trong mọi hành vi trong cuộc sống.

Phần 5. Các điều kiện để có sức khỏe tinh thần tốt

Khi không hồi đáp thích đáng các gợi ý của con, ta vô tình dạy con ngưng cố gắng.

Một số cách để kết nối với con khi con chưa thể nói:
  • Thở cùng nhau
  • Hát cùng nhau
  • Ngắm nhìn nhau

Cha mẹ cần chừa khoảng trống để con được thể hiện rằng con là ai. Học cách lắng nghe con hiệu quả:

  • Quan sát con
  • Danh sự chú ý cho con
  • Nói chuyện với con bằng cách tường thuật lại mọi việc làm cho con khi làm bất cứ công việc nhà hay việc nào.
  • Để khoảng trống để con tán gẫu lại với ta.
  • Cố gắng cho con thấy mọi thứ
  • Nhìn vào những gì con đang nhìn
  • Để con khoe với ta những gì con thích thú
  • Khi con nhìn vào thứ gì đó, hãy đưa con tới gần thứ đó, cùng ngắm nhìn và quan sát nó với con.
  • Lắng nghe con!
Review sách: Cuốn sách bạn ước cha mẹ mình từng đọc
Review sách: Cuốn sách bạn ước cha mẹ mình từng đọc

Điều cần nhắc nhở bản thân và chồng: Không “cắm đầu” vào điện thoại trước mặt con. Điều này có thể khiến con bối rối hoặc khiến con nghiện màn hình.

Hỗ trợ thay vì giải cứu con, nếu bạn “giải cứu” con khi con làm được, bạn đã tước mất sức mạnh và năng lực của con.

Trẻ con không cần nhiều đồ chơi. Khi có quá nhiều lựa chọn, chúng sẽ lo là mình chọn nhầm. Nhiều đồ chơi có thể phá hủy sự tập trung của trẻ.

Phần 6. Hành vi – Mọi hành vi đều là giao tiếp

  • Con bạn sẽ bắt chước hành vi của bạn, không phải bây giờ thì là sau này.
  • Bạn hành xử thế nào thì bạn sẽ dạy con hành xử như thế, con tiếp thu cả những hành vi mà bạn không tán thành.
  • Nên nhớ, bạn và con đang ở trong một mối quan hệ chứ không phải một trận đầu (cần phân định thắng thua). Hãy tham gia cùng con, đứng ở góc nhìn của con để cảm nhận và suy xét, làm người đồng hành cùng con.
  • Cách tốt nhất để con thích làm việc lặt vắt trong nhà là để con chơi với bất cứ thứ gì khi con chập chững (chơi chính là làm việc). Hợp tác với con bằng cách chơi cùng con, và con sẽ hợp tác với bạn bằng việc bắt chước làm việc nhà.
  • Trẻ em học về lòng biết ơn thực tâm qua thị phạm. Không ép con nói cảm ơn mà hãy thị phạm cho con thấy.
  • Công việc thực sự của người cha mẹ không phải là dọn dẹp, mà là ở bên con và giúp con phát triển.
  • Luôn thông báo về lịch trình tiếp theo cho con, thay vì cắt ngang hoạt động nào đó của con và bắt con dừng nó lại ngay lập tức. Con cần hiểu và chuẩn bị tinh thần cho việc chuyển đổi.
Review sách: Cuốn sách bạn ước cha mẹ mình từng đọc
Review sách: Cuốn sách bạn ước cha mẹ mình từng đọc

Review sách: Cuốn sách bạn ước cha mẹ mình từng đọc

Mình đọc cuốn sách này với kỳ vọng tìm được từ khóa quan trọng trong việc nuôi dạy con sở hữu 2 đức tính TỬ TẾ và CHÍNH TRỰC.

Kỳ vọng của mình được thỏa mãn ở một mức độ chấp nhận được sau khi gấp lại hơn 300 trang sách này.

Đầu tiên, phải nhắc tới quan điểm trước giờ của mình trong việc DẠY là làm gương, người lớn cũng thế, trẻ con cũng vậy.

Thế nhưng, mình vẫn mang đôi chút băn khoăn và lo lắng khi nghĩ tới hành trình nuôi dạy con sắp tới của bản thân.

Làm gương thế nào? Làm sao để vừa làm gương vừa khiến con muốn theo gương của mình mà không phải của người khác? Hay làm sao giúp con nhận thức được đúng – sai, phải – trái. Bởi, mình biết rằng không phải lúc nào con cũng nhất nhất theo gương của mình.

Quay lại kỳ vọng của mình khi đọc cuốn sách “Cuốn sách bạn ước cha mẹ mình từng đọc” của tác giả Philippa Perry, mình đã tìm được 3 từ khóa mà mình muốn.

1. Thành thật

Thành thật ở đây là thành thật biểu lộ cảm xúc của bạn cho con biết. Thay vì gán nhãn cho suy nghĩ của con, cấm cản con làm những điều bạn không thích, hãy bộc lộ cảm nhận, suy nghĩ của bạn một cách chân thành với con.

Đây không những là cách giúp con biết được lý do gốc rễ của việc con không được làm gì đó mà nó còn là lời cổ vũ con bốc lộ suy nghĩ và cảm xúc của mình một cách chân thật.

Con không cần giả vờ mình ổn, con không cần nói dối, con không cần diễn kịch chỉ để làm vui lòng của cha mẹ, sau này là của xã hội.

Con cần được cổ vũ tôn trọng cảm xúc của bản thân. Không có bất cứ cảm xúc nào là xấu cả, nó chỉ xấu khi chúng ta hành xử không đúng mực nhân danh cảm xúc đó mà thôi.

2. Lắng nghe

Thượng đế cho chúng ta 2 cái tai và 1 cái miệng là bởi điều là cần làm là lắng nghe nhiều hơn.

Lắng nghe là một cách thể hiện sự tôn trọng, và cũng là cách giúp ta thu thập thông tin hiệu quả.

Lắng nghe là sự kết hợp của nghe và đặt cái tâm vào trong đó. Ta nghe dựa trên góc nhìn của ta và cả người nói.

Lắng nghe sẽ giúp ta biết được điều thật sự con muốn nói với ta là gì, cũng là cách giúp con bình tĩnh tiếp nhận đầy đủ thông tin trong mọi cuộc giao tiếp.

Lắng nghe để tỉnh táo loại bỏ sự phán xét phiến diện, để đồng cảm và để bao dung với bản thân và người khác nữa.

Một người chính trực và tử tế sẽ không áp đặt định kiến phiến diện của bản thân lên người khác. Họ sẽ mang trái tim nóng và cái đầu lạnh để suy xét các góc độ khác nhau của vấn đề. Và để làm được điều này, lắng nghe là một trong việc cần phải làm.

Review sách: Cuốn sách bạn ước cha mẹ mình từng đọc
Review sách: Cuốn sách bạn ước cha mẹ mình từng đọc

3. Gắn kết

Một nội tâm yếu đuối sẽ không thể có trái tim dũng cảm để trở thành một người chính trực.

Một nội tâm mạnh mẽ không đồng nghĩa với việc giỏi chịu sự cô đơn, đôi khi cô đơn lại là biểu hiện của một người mang đầy sợ hãi.

Gắn kết giúp cho người ta dễ đồng cảm, thấu hiểu và bao dung cho người khác.

Bởi vậy, mình cho rằng để tạo nên một đứa trẻ tử tế và chính trực thì sự gắn kết là không thể thiếu trong cuộc đời của chúng.

Gắn kết với gia đình, người thân, bạn bè, xã hội, môi trường, đặt bản thân là một phần trong đó để nâng cao tinh thần trách nhiệm.

Gắn kết cần được xây dựng từ bên trong mỗi gia đình, giúp cho đứa trẻ lớn lên dễ dàng hòa nhập với môi trường xung quanh, biết cách tự bảo vệ bản thân trước những cảm dỗ của xã hội. Và đây cũng là cho dựa vững chắc để đứa trẻ dũng cảm đương đầu với khó khăn trong cuộc sống.

Với vai trò là một người đọc chuẩn bị bước vào hành trình nuôi dạy con trẻ, mình kỳ vọng nhiều hơn ở cách dẫn dắt, diễn đạt của cuốn sách này.

Không biết do vấn đề ở dịch giả hay tác giả nhưng cuốn sách này chưa thật sự mang tới những quan điểm rõ ràng, rành mạch một cách dễ nắm bắt.

Mình thích những cuốn sách được viết với văn phong giản đơn, với những quan điểm rõ ràng và những bằng chứng, lập luận chặt chẽ. Cuốn sách này với mình là chưa làm tốt điều đó.

Cho nên điểm đánh giá mình dành cho cuốn sách không cao như cái tựa gây tò mò của nó.

6,5/10 là tất cả những gì mình dành cho cuốn sách này.

Nhìn chung thì cuốn sách vẫn mang tới những điểm nhấn khá thú vị mà tích cực, bạn có thể đọc lại trong các bài viết trước của mình.

Chúc bạn có trải nghiệm tích cực với cuốn sách này.

ĐĂT SÁCH: TẠI ĐÂY

Một vài gợi ý khác cho bạn

Bạn chắc chắn sẽ muốn đọc các cuốn sách tuyệt vời khác. Mời bạn đến với chuyên mục: Review sách nhé!

Các đầu sách khác:


CÁC TRANG LIÊN HỆ KHÁC

  1. Website: Phụ Nữ Tự Do – Blog viết về chủ đề quản lý tài chính cá nhân cho phụ nữ.
  2. Facebook: Hương Nguyễn
  3. Fanpage: Hương Nguyễn Blog
  4. YouTube: THÓI QUEN NGUYÊN TỬ

Cách tốt nhất để bắt đầu một thói quen mới

1
Cách tốt nhất để bắt đầu một thói quen mới
Cách tốt nhất để bắt đầu một thói quen mới

Cách tốt nhất để bắt đầu một thói quen mới là…

  • Chờ động lực để bắt đầu?
  • Chờ thời điểm đẹp để xuất phát?

…KHÔNG! Đó không phải đáp án đúng. Đáp án đúng sẽ được tiết lộ trong bài viết dưới đây. Nhưng trước tiên, mình muốn giới thiệu một công cụ rất hữu ích trong việc thay đổi thói quen và làm mới cuộc sống: BẢNG ĐIỂM THÓI QUEN.

1. Bảng điểm thói quen

Bước đầu tiên để thay đổi thói quen XẤU là DÒ TÌM được chúng.

Thói quen củng cố căn tính mong muốn của bạn là thói quen tốt. Thói quen xung đột với căn tính mong muốn của bạn là thói quen xấu.

Hãy hỏi bản thân 2 câu hỏi sau để xác định thói quen xấu đang tồn tại trong cuộc sống của bạn:

  1. Thói quen này có giúp tôi trở thành kiểu người tôi mong muốn không?
  2. Thói quen này bỏ phiếu thuận hay phiếu chống cho căn tính mong muốn của tôi?

Ghi chú: căn tính được hiểu như là niềm tin bên trong của chúng ta.

Ví dụ: tôi là người không hút thuốc, tôi là người sống kỷ luật, tôi là người kiên trì.

Đôi khi thói quen xấu sẽ ẩn mình dưới lợi ích tức thời, do vậy khi phân loại thói quen bạn cần nhìn chúng theo cách mà chúng sẽ CÓ LỢI cho ta về LÂU DÀI như thế nào.

Ví dụ như hút thuốc có thể làm giảm căng thẳng ngay lúc đó (lợi ích tức thời) nhưng nó rất có hại cho sức khỏe (trong lâu dài).

Cách tốt nhất để bắt đầu một thói quen mới
Cách tốt nhất để bắt đầu một thói quen mới

Bài tập: Lập bảng điểm thói quen của bạn

Hãy rà soát lại các hoạt động trong ngày của bạn và sử dụng 2 câu hỏi ở trên để xác định đầu là thói quen xấu? đâu là thói quen tốt? và một loại nữa là trung tính (không xấu không tốt).

Quy ước:

  • Dấu (+) đối với thói quen tốt
  • Dấu (-) đối với thói quen xấu
  • Dấu (=) đối với thói quen trung tính

Ví dụ, thói quen buổi sáng của mình với căn tính là một người có thói quen dậy sớm và đúng giờ.

STT Thói quen Điểm
1 Thức giấc =
2 Tắt báo thức điện thoại =
3 Mở FB xem thông báo
4 Rời giường =
5 Uống nước +
6 Chép kinh +
7 Thiền buổi sáng +
8 Vệ sinh cá nhân +
9 Nấu ăn sáng +
10 Ăn sáng +
11 Gọi chồng dậy =
12 Uống thuốc buổi sáng +

Như vậy, dựa trên muc tiêu mong muốn là trở thành người dậy sớm đúng giờ, từ bảng điểm trên có thể thấy thói quen xấu cần loại bỏ vào mỗi buổi sáng là mở facebook xem thông báo sau khi thức giấc.

Hành động tiếp theo

Từ bảng điểm thói quen ta sẽ biết cần làm gì tiếp theo?

  • Thói quen tốt: duy trì
  • Thói quen xấu: loại bỏ
  • Thói quen trung tính: duy trì hoặc nâng cấp.

Chọn ra thói quen muốn thay đổi để lên kế hoạch cho các bước tiếp theo: loại bỏ, nâng cấp hoặc duy trì.

Nào, bắt tay dò tìm thói quen cần loại bỏ trong cuộc sống của bạn ngay thôi.

“Mỗi năm vứt bỏ một thói quen xấu, rồi sẽ đến lúc khiến ngay cả người tồi tệ nhất cũng trở nên tốt đẹp.” – Benjamin Franklin

2. Cách tốt nhất để bắt đầu một thói quen mới

Ở phần trước, ta đã định vị được bản thân đã và đang sở hữu những thói quen gì. Thói quen nào củng cố căn tính của ta, thói quen nào xung đột với căn tính của ta. Ở phần này chúng ta sẽ đi vào trọng tâm của bài viết: Cách tốt nhất để bắt đầu một thói quen mới.

Có thể bạn nghĩ rằng, để bắt đầu một thói quen mới, hoặc một điều gì mới trong cuộc sống ta cần sự hiện diện của động lực, một thời điểm mưa thuận, gió hóa để bắt đầu một cách thụ động. Thế nhưng sự thật là ta hoàn toàn có thể khiến chúng xuất hiện bất cứ khi nào ta muốn bằng cách chủ động tạo ra nó.

Lời khuyên của mình là: Cách tốt nhất để bắt đầu một thói quen là lên kế hoạch thực thi RÕ RÀNG.

Thực ra, dùng từ “kế hoạch” thì hơi đao to búa lớn trong trường hợp này, nhưng tạm thời mình chưa chọn được từ ngữ thích hợp hơn để thay thế cho nó.

Thực tế, điều mình nhắc tới ở đây là CÔNG THỨC khiến việc thực thi một thói quen mới trở nên RÕ RÀNG.

Chúng ta thường tự nhủ rằng:

  • Mình sẽ ăn uống lành mạnh hơn
  • Mình sẽ viết nhiều hơn
  • Mình sẽ tập thể dục chăm chỉ hơn
  • Mình sẽ đọc nhiều sách hơn
  • Mình muốn hiệu quả hơn

Nhưng, HƠN ở đây là cái gì? như thế nào là HƠN? Thước đo nào đánh giá được cái HƠN này?

Không hề có! Nó không đủ RÕ RÀNG, nếu không muốn nói là MỜ TỊT.

Và ta chờ động lực tới, nhiều người tốt hơn thì đi tìm động lực qua việc nhìn người khác làm, nghe người khác nói. Một số khác lại chờ thời điểm đẹp để bắt đầu, ngày mai, thứ 2 đầu tuần, tháng sau, ra Giêng, năm mới,…

Nhưng mọi dự định cứ luôn chất đống.

Trong bài viết trước, mình có nhắc tới 4 NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG THÓI QUEN MỚI và nguyên tắc đầu tiên chính là: KHIẾN CHO TÍN HIỆU TRỞ NÊN RÕ RÀNG.

Đọc lại bài viết: THÓI QUEN QUYẾT ĐỊNH BẠN LÀ AI?

Lần trước khi mình đọc cuốn ATOMIC HABIT này, mình đã nhầm tưởng chỉ có 1 cách duy nhất khiến cho tín hiệu trở nên rõ ràng nhưng sau lần đọc và ghi chép này, mình phát hiện thực tế có 2 cách để làm điều này.

Cách tốt nhất để bắt đầu một thói quen mới
Cách tốt nhất để bắt đầu một thói quen mới

Sự rõ ràng của ghi chép khi đọc quả là xứng đáng bỏ công sức và thời gian!

  1. Công thức dự định thực thi: Gắn THỜI GIAN và NƠI CHỐN thực thi vào hành vi muốn thực hiện.
  2. Công thức chồng lớp thói quen: Gắn thói quen mới vào sau một thói quen cũ. Hay nói cách khác, biến thói quen cũ thành TÍN HIỆU kích hoạt của thoi quen mới.

Cụ thể như sau:

2.1. Công thức dự định thực thi

“Tôi sẽ [HÀNH VI NÀO ĐÓ] vào lúc [THỜI GIAN] ở [NƠI CHỐN].”

Ví dụ:

  • Tôi sẽ thiền 1 phút vào 7 giờ sáng trong bếp.
  • Tôi sẽ học tiếng Anh 20 phút vào 6 giờ tối trong phòng của mình.
  • Tôi sẽ tập thể dụng 1 tiếng vào 5 giờ chiều ở phòng tập gym khu chung cư.
  • Tôi sẽ pha 1 tách trà cho chồng mình vào 8 giờ sáng trong bếp.

Bạn càng cụ thể về cái mình muốn và cách đạt được nó, bạn càng dễ nói KHÔNG với những thứ làm bạn chệch hướng tiến trình.

Bạn không cần đợi cảm hứng để bắt đầu, bạn chỉ cần thực hiện theo đúng dự định ở thời gian và địa điểm bạn lựa chọn.

2.2. Công thức chồng lớp thói quen

Bạn có từng:

  • Mua một chiếc váy mới và nhận ra mình phải mua thêm giày và bông tai tone sur tone không?
  • Mua một chiếc điện thoại và nhận ra mình cần mua thêm tai nghe không dây, đồng hồ thông minh, cường lực, ốp lưng mới cho đủ bộ không?
  • Mua một gói chăm sóc da mụn và nhận ra mình cần mua thêm gói triệt lông và gói dưỡng trắng chuyên sâu không?

… mình thì từng như vậy đó!

Đây là gọi là cái bẫy của phản ứng mua sắm dây chuyền hay còn gọi là Hiệu ứng Dederot.

Hiệu ứng này hoạt động dựa trên nguyên lý: mỗi hành động là một TÍN HIỆU kích hoạt hành vi tiếp theo.

Và nếu chúng ta sử dụng hiệu ứng này trong việc xây dựng thói quen thì điều gì sẽ xảy ra?

Bạn sẽ có thêm một cách khiến cho TÍN HIỆU kích hoạt hành vi trở nên rõ ràng. Bằng cách:
“Sau khi làm [THÓI QUEN HIỆN TẠI] tôi sẽ làm [THÓI QUEN MỚI].”

Giống như là:

  • Sau khi rót 1 tách cafe vào buổi sáng, tôi sẽ thiền 1 phút.
  • Sau khi cởi giày đi làm ra, tôi sẽ ngay lập tức thay đồ tập thể dục.

Chìa khóa ở đây là: Gắn hành vi mong muốn của bạn vào điều gfi đó bạn đã và đang làm hằng ngày.

Nâng cao ứng dụng của công thức chồng lớp thói quen này là lớp chồng lớp thói quen.

Nghĩa là, bạn hoàn toàn có thể tạo nhiều lớp thói quen đặt chồng lên nhau, sử dụng thói quen trước làm tín hiệu để kích hoạt thói quen sau.

Ví dụ 1: Thiết lập lại thói quen buổi sáng

  1. Sau khi rót 1 tách cafe, tôi sẽ thiền 1 phút.
  2. Sau khi thiền 1 phút, tôi sẽ viết to-do list cho ngày hôm đó.
  3. Sau khi viết to-do list, tôi sẽ lập tức bắt tay vào thực hiện công việc

Ví dụ 2: Thiết lập thói quen buổi tối

  1. Sau khi ăn tối, tôi sẽ rửa chén bát ngay.
  2. Sau khi rửa chén bát, tôi sẽ lau dọn quầy bếp.
  3. Sau khi lau dọn quầy bếp, tôi sẽ ủ cafe để chuẩn bị cho sáng mai.

Chồng lớp thói quen hiệu quả nhất khi tín hiệu vô cùng đặc biệt và ngay lập lức có thể thực thi được luôn.

2.3. Bài tập: Lên kế hoạch tạo thói quen mới bằng chiến lược chồng lớp thói quen

Bước 1. Tạo danh sách 2 cột gồm

  • Cột 1: Các thói quen bạn không bao giờ bỏ lỡ mỗi ngày (bạn có thể sử dụng danh sách ở bảng điểm thói quen ở bài tập trước)
  • Cột 2: Các sự kiện/ việc chắc chắn xảy ra mỗi ngày của bạn.

Bước 2. Chọn vị trí thích hợp để chèn thói quen mới vào đó.

Mình sẽ lấy ví dụ từ chính việc tạo thói quen uống viên canxi vào mỗi buổi trưa trước ăn cơm của mình đang thực hiện nhé!

Thói quen bạn không bao giờ bỏ lỡ Các sự kiện/ việc chắc chắn xảy ra
Nấu cơm Báo thức 10:22
Xếp mâm cơm Thời sự 12 giờ trưa
Bê nồi cơm lên nhà Báo thức 14:02
Ăn cơm
Bê nồi xơm xuống bếp
Chờ chồng rửa bát xong

Từ 2 cột trên, mình quyết định chèn hoạt động uống canxi vào sau khi xếp mâm cơm => Sau khi xếp mâm cơm, tôi sẽ uống 1 viên canxi.

Chủ động ra các tín hiệu rõ ràng là cách tốt nhất để bạn bắt đầu hành động, thay vì chờ đợi động lực hay thời điểm đẹp để bắt đầu.

3. Thiết kế môi trường sống nuôi dưỡng thói quen

Khả năng mạnh nhất trong chức năng cảm giác của con người là thị giác.

45% doanh số của Coca-Cola đặc biệt đến từ các kệ hàng đầu lối đi trong các hệ thống bán lẻ như siêu thị, tạp hóa,…

Theo khảo sát, các món hàng ở ngang tầm mắt có xu hướng được tiêu thụ nhiều hơn những món ở vị trí thấp hơn ở gần sàn. Vì lý do này, các nhãn hàng đắt đỏ thường được trưng bày ở nơi dễ lấy trên kệ, bởi vì chúng sẽ thúc đẩy doanh số cao nhất, trong khi các món rẻ hơn thì bị nhồi nhét vào những góc khó thấy hơn. Điều tương tự cũng xảy ra với hàng hóa chưng trên các kệ hàng đầu lối đi.

Nói cách khác, khách hàng thỉnh thoảng sẽ mua món gì đó không phải bởi vì họ muốn chúng mà vì cách thức chúng được bày trước mắt họ.

Bởi thế mà một thay đổi nhỏ trong cách bạn NHÌN có thể dẫn đến một dịch chuyển to lớn trong cái bạn LÀM.

Cách tốt nhất để bắt đầu một thói quen mới
Cách tốt nhất để bắt đầu một thói quen mới

Ứng dụng điều này vào việc xây dựng thói quen như thế nào?

Đầu tiên, chúng ta có thể khẳng định rằng: môi trường có tác động rất mạnh mẽ đến hành vi của chúng ta.

  • Chúng ta có xu thế nói chuyện nhỏ giọng khi ở nhà thờ.
  • Khi đi trên đường tối, ta thường sẽ trở nên thận trọng và cảnh giác hơn.
  • Khi bước vào một nơi sang trọng, ta có xu thế cư xử điềm tĩnh, nhã nhặn hơn.
  • Khi ở trên khán đài trận bóng, ta có xu thế cởi mở và dễ kết nối với người xung quanh hơn.

Môi trường là bàn tay vô hình nhào nặn hành vi con người. Cho nên, môi trường là một tín hiệu hữu ích trong việc kích hoạt hành vi (thói quen) của chúng ta.

Câu chuyện ở nhà tôi

Trước đây, mẹ chồng tôi thường mua hoa quả và đặt vào một chiếc hộp rồi cất trong ngăn trên cùng của tủ lạnh để phòng lúc tôi muốn ăn thì có sẵn (tôi đang mang em bé và được chăm sóc khá đặc biệt). Nhưng sự thật thì hầu hết số hoa quả đó thường hạ cánh ở thùng rác hoặc trong những cái máng lớn. Tôi đã không ăn chúng kịp lúc còn tươi ngon.

Sở dĩ tôi không ăn tới chúng là bởi tôi không không thường xuyên mở tủ lạnh và tôi cũng không đủ chiều cao để nhìn tới chỗ hoa quả đó (chúng không ở vị trí ngang tầm mắt của tôi). Cho nên, tôi thường không nhớ tới để ăn tới chúng.

Sau một thời gian, mẹ tôi đã đổi việc đặt hoa quả vào tủ lạnh thành bày ra một cái rổ đặt ở bàn chờ thức ăn ở bếp. Và hầu hết số hoa quả mua về sẽ “hạ cánh” ở trong bụng của tôi.
Sự khác biệt duy nhất ở đây chính là vị trí đặt hoa quả của mẹ chồng tôi. Chính việc tôi thường xuyên nhìn thấy hoa quả khi bước xuống bếp khiến tôi có xu hướng cầm hoa quả lên ăn chứ không phải do tôi thèm hay đói.

Chỉ là sẵn ở đó thì ăn thôi!

Đây chính là một ví dụ thú vị cho việc “thiết kế môi trường” để kích hoạt hành vi.

Bạn có thể tạo ra các tín hiệu kích hoạt hành vi bằng việc thiết kế môi trường sống. Giống như là:

  • Nếu bạn muốn nhớ uống vitamin mỗi tối, hãy đặt lọ vitamin cạnh vòi nước uống.
  • Nếu bạn muốn nhớ luyện đàn guitar thường xuyên hơn, hãy đặt cây đàn ngay chính giữa phòng khách.
  • Nếu bạn muốn mình uống nhiều nước hơn, hãy rót đầy bình nước vào mỗi sáng và đặt các bình nước ở những nơi thông dụng khắp nhà.
  • Nếu bạn muốn mình đọc sách nhiều hơn, hãy đặt sách ở mọi nơi bạn hay lui tới.

Trong cuốn sách ATOMIC HABITS, tác giả James Clear có nói rằng: Phần đông người ta sống trong một thế giới được tạo sẵn ra cho mình. Nhưng mà bạn luôn có thể cải đổi không gian nơi bạn sống và làm việc để tăng độ tiếp xúc các tín hiệu tích cực và giảm độ phơi nhiệm với các tác nhân xấu.

Ứng dụng

Câu hỏi đặt ra là: Nếu như môi trường vật lý có tác động tới hành vi của chúng ta, thì môi trường ảo (mạng xã hội) có các tác động tương tự hay không?

Mình nghĩ là CÓ.

Đơn cử như việc bạn ấn follow ai đó trên Facebook, Instagram là một ví dụ. Các hoạt động, ngôn từ, tư duy hay thói quen của người đó rất có thể là tín hiệu kích hoạt hành vi của bạn.

  • Mình được ảnh hưởng về lối sống tối giản từ anh Hiếu TV.
  • Mình được ảnh hưởng về việc tự học từ chị Chi Nguyễn.
  • Mình được ảnh hưởng thói quen đọc và viết từ anh Đức Nhân.
  • Mình được ảnh hưởng sự chăm chỉ, cần cù từ chị Nguyễn Hoài Thương.
  • Mình được ảnh hưởng về tư duy kiếm tiền của anh Ngọc Đến Rồi.

… và rất nhiều, rất nhiều những người khác nữa.

Do vậy, mình không chỉ thiết kế môi trường sống để kích hoạt các thói quen tích cực mà mình còn thiết kế lại chính không gian mạng xã hội để tiếp nhận những thông tin và thói quen tích cực từ người khác.

Như là:

  • Theo dõi những người có tư duy tích cực
  • Theo dõi những người có thói quen mà mình đang quan tâm và theo đuổi.
  • Theo dõi những người có kiến thức, kỹ năng mà mình muốn học tâp và tìm hiểu.
  • Bỏ theo dõi các trang/Group khiến mình lãng phí thời gian học tập và rèn luyện bản thân.
  • Bỏ theo dõi các nghệ sĩ, diễn viên không có nhiều tác động tới thói quen và lối sống của mình.

Ngoài ra, mình cũng:

  • Xóa bớt các app mua sắm online, các app còn lại cho vào khu vực phụ trên màn hình điện thoại.
  • Xóa toàn bộ các app chỉnh sửa ảnh.
  • Xóa các app không dùng đến trong 30 ngày.

Mình gọi hoạt động này là THANH LỌC CUỘC SỐNG.

Hoàn cảnh chính là tín hiệu: Xây dựng thói quen mới trong một môi trường mới sẽ dễ dàng hơn bởi vì bạn không cần chống lại các tín hiệu cũ.

Thiết kế lại môi trường sống là cách bạn kích hoạt thói quen mới mà không cần tới sự can thiệp của động lực.

Hãy thiết kế lại môi trường sống để cải thiện chất lượng cuộc sống của chính bạn.

Đọc thêm: Review sách: Thói quen nguyên tử – James Clear

MUA SÁCH: TẠI ĐÂY

CÁC TRANG LIÊN HỆ KHÁC

  1. Website: Phụ Nữ Tự Do – Blog viết về chủ đề quản lý tài chính cá nhân cho phụ nữ.
  2. Facebook: Hương Nguyễn
  3. Fanpage: Hương Nguyễn Blog
  4. YouTube: THÓI QUEN NGUYÊN TỬ