Đặt mục tiêu SMART như thế nào?

Đặt mục tiêu SMART là phương pháp giúp tôi tìm thấy bản thân mình trong hành trưởng thành. Có lẽ ngay lúc này, bạn cũng cần đến nó!

3
393
Đặt mục tiêu SMART

Tại sao cần đặt mục tiêu?

Không biết bạn có từng…

  • Chán nản với cuộc sống hiện tại?
  • Trì trệ mọi việc?
  • Khó kỉ luật bản thân?
  • Bất an, lo lắng?
  • Lười biếng và mệt mỏi?
  • Thiếu động lực?
  • Mông lung với cuộc sống?
  • Lăn tăn trước những lựa chọn?

Nhưng tôi thì đã trải qua trạng thái này. Thậm chí, tôi từng cảm thấy bản thân sống vật vờ giống như cái xác cho qua ngày. Nhiều lúc lại tự hỏi:

  • thực ra mình muốn cái gì?
  • thực ra mình cần cái gì?
  • thật ra cái gì mới là hạnh phúc? 

Có những lúc lại nghi ngờ:

  • Liệu mình có nên làm giống mọi người?
  • Liệu mình có làm sai điều gì không?
  • Có phải số phận này đã được định sẵn?
  • Sao họ lại may mắn và thành công hơn mình?
  • Thật ghen tị với  thành công của người khác?

Sau rất nhiều lần như vậy, gặp những chuyện khác nhau, những người khác nhau, tôi chợt nhận ra gốc rễ mang tôi tự vấn bản thân những câu hỏi ngớ ngẩn như vậy chính là do tôi chẳng hề có mục tiêu.

Nhớ lại những lần tôi đạt được thành tựu, mỗi lần tôi nhiệt huyết cố gắng đều là những lần tôi lao đầu theo đuổi 1 cái đích nào đó rất rõ ràng.

  • Giống như thi vào trường điểm.
  • Giống như cố gắng để thi vào lớp chọn.
  • Giống như học ngày, cày đêm để giành được giải trong kì thi học sinh giỏi.
  • Giống như nỗ lực không ngừng để thi vào đại học danh tiếng
  • Giống như chăm chỉ làm việc để khẳng định tên tuổi và vết tích của chính mình
  • Giống như chăm chỉ để có bản đánh giá hiệu quả công việc đáng ngưỡng mộ.

Chúng đều là những mục tiêu rất rõ ràng, đi kèm các con số cụ thể, thời gian xác định một cách gần như tuyệt đối. Và chúng là thứ khiến tôi có động lực mỗi sáng thức dậy vươn vai và vui vẻ.

Sau tất cả những trải nghiệm của tôi, tôi tin rằng Đặt mục tiêu là việc vô cùng quan trọng trong bất cứ phương diện nào của cuộc sống, chúng sẽ là động lúc thục đẩy mạnh mẽ nhất cho bất kỳ kế hoạch hành động nào được thực hiện và thành công.

Đặt mục tiêu SMART
Vì sao cần đặt mục tiêu?

Đặt mục tiêu SMART là gì?

Có thể cụm từ Đặt mục tiêu SMART không còn xa lạ với rất nhiều người. 

Theo định nghĩa của Wikipedia,

“Mục tiêu SMART là những mục tiêu cụ thể cố gắng đạt được trong một khoảng thời gian nhất định. Những mục tiêu này cần được soạn thảo và suy nghĩ cẩn thận để thiết lập chúng thành công. “SMART” là từ viết tắt mô tả các đặc điểm quan trọng nhất của từng mục tiêu.”

Theo đó, SMART được hợp thành bởi chữ cái đầu của 5 tiêu chí:

  • S – Specific (cụ thể)
  • M – Measurable (có thể đo lường được)
  • A – Attainable (có thể đạt được)
  • R – Relevant (phù hợp, thích hợp)
  • T – Time-bound (giới hạn, quản lý thời gian)

Đặt mục tiêu SMART được gọi là chìa khóa tạo nên sự khác biệt giữa người thành công và kẻ bình thường. Đây cũng là tiêu chí phổ biến nhất được áp dụng rộng rãi mỗi khi thực hiện việc xác định mục tiêu.

Vậy làm sao để đặt mục tiêu SMART? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở phần tiếp theo nhé!

Đặt mục tiêu SMART như thế nào? 3 bước đặt mục tiêu SMART siêu đơn giản

Khi xưa, lần đầu nghe tới SMART tôi đã rất mông lung trong việc xác định mục tiêu sao cho rõ ràng và cụ thể. Bởi lẽ, việc xác lập một mục tiêu không hề đơn giản, thậm chí nhiều lúc chúng ta có thể sa vào việc tạo ra những mục tiêu không tưởng, xa vời hoặc không đủ truyền cảm hứng để hành động.

Sau rất nhiều lần thất bại trong việc đặt mục tiêu, cuối cùng tôi cũng rút ra được bài học cho riêng mình. Và trong bài viết này, tôi sẽ hướng dẫn bạn cách xác định mục tiêu SMART với 3 bước siêu đơn giản:

  1. Trả lời câu hỏi: Lý do vì sao tôi bắt đầu?
  2. Gắn vào những con số cụ thể
  3. Đánh giá tính khả thi và chia nhỏ mục tiêu

Cùng tìm hiểu sâu hơn nhé!

Đọc thêm: Cần làm gì để hình thành thói quen đọc sách?

Bước 1. Xác định lý do bắt đầu?

Tạm quên đi các tiêu chí SMART mà chúng ta vừa nhắc với nhau. Tôi muốn bạn dồn trọng tâm chú ý vào 2 câu hỏi:

  1. Bạn muốn gì?
  2. Vì sao bạn muốn điều đó?
Đặt mục tiêu SMART
Đặt mục tiêu SMART như thế nào?

Ví dụ, bạn muốn thay đổi tình trạng tài chính cá nhân tồi tệ của mình ngay lúc này. Đây là điều bạn muốn.

Lý do vì sao bạn muốn thay đổi tình trạng tài chính cá nhân của mình?

  • Muốn có khoản tiền phòng thân
  • Muốn trả hết nợ
  • Muốn sống hạnh phúc hơn
  • Muốn có tiền để đi du lịch
  • Muốn độc lập kinh tế khỏi gia đình
  • Muốn để dành tiền để thực hiện ước mơ hồi nhỏ
  • Muốn mở một quán cafe sách cho riêng mình
  • ….

Hãy viết toàn bộ chúng ra giấy, tất cả những gì khiến bạn quyết định mình phải thay đổi tình trạng tài chính cá nhân của mình”

Sau khi làm xong bước này, chúng ta có thể chuyển tới bước số 2.

Đọc thêm: Lợi ích của việc đọc sách mang lại cho tôi

Bước 2. Gắn vào những con số cụ thể

Từ danh sách những lý do để bắt đầu kia, hãy chọn ra một lý do quan trọng nhất thúc đẩy bạn ra quyết định muốn gì ở trên. Sau đó gắn nó với 1 con số cụ thể.

Ví dụ, bạn muốn trả hết nợ. Vậy câu hỏi lúc này sẽ là:

  • Số tiền nợ là bao nhiêu?
  • Khi nào thì trả hết?

Khi đó, bạn sẽ xác định ra được con số cụ thể của mình là: Trả hết khoản nợ 60 triệu trong 6 tháng tới.

Đây chính là mục tiêu lớn bạn có được. Bước tiếp theo, bạn cần đánh giá tính khả thi của mục tiêu.

Đọc thêm: Phương pháp đọc sách hiệu quả

Bước 3. Đánh giá tính khả thi và chia nhỏ mục tiêu

Bạn cần phân tích nguồn lực hiện có của bạn và mục tiêu bạn đặt ra có khả thi hay không? Nếu không khả thi, bạn cần phải điều chỉnh lại chúng.

Ví dụ, mục tiêu Trả hết khoản nợ 60 triệu trong 6 tháng tới, lúc này trung bình mỗi tháng bạn phải trả số tiền là 10 triệu/ tháng, tổng thu nhập hàng tháng của bạn là 10 triệu/ tháng. Như vậy, có thể đánh giá đây là mục tiêu không khả thi.

Bạn có thể điều chỉnh lại 1 chút bằng 2 cách:

  1. Điều chỉnh lại số tiền
  2. Điều chỉnh lại thời gian

Bạn có thể điều chính lại mục tiêu như sau: Trả hết khoản nợ 60 triệu trong 12 tháng.

Lúc này, trung bình mỗi tháng bạn cần trả nợ 5 triệu/ tháng đã khả thi hơn rất nhiều so với thu nhập 10 triệu của bạn.

Từ đây, bạn có thể chia nhỏ mục tiêu của bạn về đơn vị quý, tháng… tùy vào đặc thù của mỗi mục tiêu. Chia nhỏ ra để bạn có thể nhìn rõ được mục tiêu, và từ từ tiền gần tới nó.

Nếu bạn để mục tiêu ở quá xa tầm nhìn của mình, có thể bạn sẽ quên mất mục tiêu của mình và điều đó chẳng khác nào bạn chưa từng đặt mục tiêu.

Đặt mục tiêu SMART như thế nào?
Đặt mục tiêu SMART như thế nào?

Đọc thêm: Làm thế nào để nghỉ hưu sớm ở tuổi 35?

Tổng kết

Tới đây, có lẽ bạn đã hình dung ra được cách bạn có thể xác lập mục tiêu và chia nhỏ mục tiêu của mình rồi chứ, phải không?

Với 3 bước vô cùng đơn giản: 

  • Bước 1. Trả lời câu hỏi: Lý do vì sao tôi bắt đầu?
  • Bước 2. Gắn vào những con số cụ thể
  • Bước 3. Đánh giá tính khả thi và chia nhỏ mục tiêu

Hi vọng bài viết đã giúp bạn dễ dàng xác định và tìm ra phương hướng cho mình trong việc đặt mục tiêu SMART.


Tải ebook miễn phí về tài chính cá nhân cho phụ nữ tại đây.

Đăng ký khóa học: 30 NGÀY THAY ĐỔI – TẠO LẬP THÓI QUEN CHI TIÊU TÍCH CỰC

Nếu bạn thấy nội dung này là có giá trị, hãy mời Hương một cốc cafe nhé!

Hoặc,

Số tài khoản: 19037057180015
Chủ tài khoản: Nguyễn Thị Thu Hương
Ngân hàng Techcombank chi nhánh Tân Bình.

3 COMMENTS

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here