Hầu hết chúng ta đều ý thức được tầm quan trọng của việc quản lý thời gian, nhưng không phải ai cũng biết được quản lý thời gian và xác lập mục tiêu có mối quan hệ như thế nào.
Quản lý thời gian và xác lập mục tiêu có mối quan hệ bộ trợ lẫn nhau, hay nói cách khác, quản lý thời gian và xác lập mục tiêu có mối quan hệ chặt chẽ không thể tách rời. Không có mục tiêu là điều câm kỵ lớn nhất trong phương diện quản lý thời gian, đồng thời đây cũng là điều dễ bị xem nhẹ nhất.
Câu hỏi đặt ra là: Chúng ta làm thế nào để xác lập cho mình một mục tiêu phù hợp?
Dưới đây là câu trả lời.
1. Viết ra mục tiêu trên giấy
Hành động viết mục tiêu ra giấy khiến cho mục tiêu dễ dàng và khiến não bộ được kích hoạt và ghi nhớ. Chỉ khi bạn viết ra bạn mới coi trọng nó và muốn hoàn thành nó.
Quá trình này, bạn đừng giới hạn bản thân và cũng đừng suy nghĩ đến câu hỏi làm thế nào để đạt được mục tiêu đó. Nhiệm vụ của bản ngay lúc này là CHỈ CẦN VIẾT NÓ RA GIẤY.
Đọc thêm: Đặt mục tiêu SMART như thế nào?
2. Miêu tả chi tiết mục tiêu
Nhìn vào mục tiêu ngắn gọn bạn đã viết ra trước đó, dùng ngôn từ rõ ràng và chính xác để hình dung về nó.
Hãy viết ra ít nhất 5 lý do để nói rõ: TẠI SAO BẠN MUỐN LÀM VIỆC NÀY?
Nguyên nhân khiến bạn theo đuổi mục tiêu càng rõ ràng, động lực càng tò lớn thì khả năng thực hiện của bạn càng mạnh mẽ, mực độ thành công sẽ càng cao. Đây cũng là cách tạo ra ràng buộc giữa bạn và mục tiêu của mình.
3. Xác định thời gian hoàn thành mục tiêu
Việc xác định thời gian hoàn thành mục tiêu mà bạn đã vạch ra là việc hết sức quan trọng. Nếu không có giới hạn về thời gian thực hiện, mọi mục tiêu đều vô nghĩa.
Chỉ khi bạn đề ra thời hạn hoàn thành mục tiêu, mục tiêu mới bắt đầu “sống dậy”, bạn mới biết được khi nào nên bắt đầu, điều này sẽ thúc giục bạn đối mặt với áp lực và thực sự hành động. Thời hạn của bạn càng rõ ràng càng tốt, ví dụ ngày x tháng y, thậm chí chuẩn xác đến từng giờ.
Đọc thêm: 7 bước giúp mình hình thành một thói quen mới
4. Phân loại mục tiêu
Bạn có thể dựa vào thời gian hoàn thành để tiến hành phân loại mục tiêu, có thể chia thành mục tiêu dài hạn, mục tiêu trung hạn và mục tiêu ngắn hạn.
- Mục tiêu dài hạn: mục tiêu cần hoàn thành trong 10 năm
- Mục tiêu trung hạn: mục tiêu cần hoàn thành trong 3 – 10 năm
- Mục tiêu ngắn hạn: mục tiêu cần hoàn thành trong thời gian dưới 3 năm
Bạn cũng có thể phân loại các đối tượng của mục tiêu, ví dụ phân chia thành mục tiêu công việc, mục tiêu tài vụ, mục tiêu gia đình, mục tiêu sức khỏe, mục tiêu trưởng thành…
5. Chia nhỏ mục tiêu
Bạn có thể sử dụng “phương pháp thiết lập mục tiêu ngược” để chia nhỏ mục tiêu, tức là đi từ mục tiêu đích rồi phân bổ dần theo thời gian.
Bạn cần xác định rõ:
- Phương pháp, cách làm để đạt được mục tiêu
- Công cụ hỗ trợ
- Kỹ năng cần có
- Kiến thức cần học
- Các chướng ngại vật cản đường
Chia nhỏ mục tiêu dài hạn thành trung hạn, trung hạn thành ngắn hạn.
Ví dụ: mục tiêu tuần, tháng, quý, năm…
Đọc thêm: Lập kế hoạch cá nhân như thế nào?
Tổng kết
Mục đích cuối cùng của quản lý thời gian chính là thực hiện mục tiêu đã đề ra. Vì vậy bước đầu tiên để làm tốt công tác quản lý thời gian chính là phải xác lập mục tiêu.
Tổng hợp và đúc rút từ cuốn sách: Mỗi ngày dôi thêm một giờ – Lâm Tiểu Bạch
Mua sách: TẠI ĐÂY
Một vài gợi ý khác cho bạn
- Quản lý thời gian – Rốt cuộc thời gian của bạn đã đi đâu?
- Chúng ta học thế nào – Ngủ cũng là học
CÁC TRANG LIÊN HỆ KHÁC
- Website: Phụ Nữ Tự Do – Blog viết về chủ đề quản lý tài chính cá nhân cho phụ nữ.
- Linkedin: Nguyễn Thị Thu Hương
- Facebook: Hương Nguyễn
- Fanpage: Hương Nguyễn Blog
- Tiktok: Hương Nguyễn TT
[…] Quản lý thời gian- Xác lập mục tiêu như thế nào? […]
[…] Quản lý thời gian – Xác lập mục tiêu như thế nào? […]