Đọc nhiều để làm gì?

1
935
Đọc nhiều để làm gì?

Đọc nhiều để làm gì?

Tập Podcast mới đây thuộc kênh Have a sip có mang một chủ đề “Đọc nhiều để làm gì?” với cuộc chia sẻ từ dịch giả Trịnh Lữ.

Ông chia sẻ: “Nếu như đọc mà chỉ để đọc, thì không cần thiết”

“Tôi thấy mọi người đọc sách nhiều hơn. Nhưng mà xét về việc đọc thì chỉ có mỗi một câu hỏi: Nếu như đọc mà chỉ để đọc thì không cần thiết đúng không? Đọc phải có mục đích. Anh đọc để làm gì? Chứ đọc mà chỉ để đọc thì sẽ dẫn đến cái việc là anh đọc nhiều hơn người ta mà chẳng biết những điều anh đọc được sẽ biến anh thành người như thế nào. Anh có đóng góp được gì với đời bằng những gì anh đọc hay không? Bản thân anh có tốt đẹp hơn nhờ những  gì mà anh đọc không?”

“Văn hóa đọc không thể đo bằng số lượng sách anh đọc, mà bởi thái độ và cách đọc của anh.”

Đây là góc nhìn của một dịch giả có nhiều kinh nghiệm trong việc nghiên cứu và tìm hiểu cũng như viết lách và biên tập.

Ở góc nhìn của tôi, tôi KHÔNG đồng ý với quan điểm “Đọc mà chỉ để đọc, thì không cần thiết.”

Thưa sư phụ, đọc sách có lợi ích gì?

Trước khi đi sâu vào phân tích và bày tỏ quan điểm trên. Tôi xin phép trích dẫn một câu chuyện đã truyền cảm hứng cho tôi đọc sách. Câu chuyện này có thể sẽ khá quen thuộc với nhiều người hoặc không. Nhưng với tôi, đây là một trong những lý do khiến tôi bước tới việc chọn đọc sách trở thành thói quen cửa bản thân.

Chuyện kể rằng…

Chuyện kể rằng, tại một ngôi chùa trên núi, có một vị sư phụ đều thức dậy sớm ngồi vào bàn để đọc sách – dù những cuốn sách này đã cũ kỹ. Tiểu hòa thượng bên cạnh sư phụ thấy vậy, cũng cố gắng bắt chước sư phụ mình đọc sách.

Một ngày, cậu hỏi sư phụ:

“Thưa sư phụ, con đã cố gắng đọc những quyển sách như sư phụ nhưng vẫn không thể hiểu nó. Có những đoạn con hiểu, nhưng khi gấp sách lại thì quên nó ngay. Vậy đọc sách có lợi ích gì đâu?”.

Vị sư phụ liền đứng dậy, lấy hết than trong giỏ đặt vào lò và nói:

“Con hãy mang giỏ đựng than này ra ngoài sông và mang nước về giúp ta nhé!”.

Vị tiểu hòa thượng làm theo lời dặn, nhưng toàn bộ nước chảy ra hết trước khi cậu quay về đến nhà.

Sư phụ liền cười và nói:

“Lần sau con cần đi nhanh hơn nữa”. Rồi ông đưa lại cho cậu bé cái giỏ để đi lấy giỏ nước khác.

Lần này, cậu bé chạy nhanh hơn, nhưng cái giỏ đã trống rỗng khi cậu về đến nhà. Thở không ra hơi, cậu nói với sư phụ:

“Chúng ta không thể đựng nước trong cái giỏ này được”, và cậu định đi lấy cái xô để chứa nước.
Vị sư phụ liền nói:

“Ta không muốn đựng nước trong chiếc xô mà là trong chiếc giỏ kia. Con có thể làm được điều này, do con chưa cố gắng hết sức đấy thôi”. Vị sư phụ lại đưa cái giỏ và bảo cậu bé ra ngoài sông lấy nước lần nữa.

Mặc dù cậu biết điều đó không thể nhưng không muốn cãi lời sư phụ, cậu cố chạy nhanh hết sức, nước vẫn chảy hết ra ngoài giỏ trước khi cậu về đến nhà. Tiểu sư phụ nói:

“Sư phụ nhìn này, thật là vô ích!”.

“Con nghĩ nó vô ích? Hãy nhìn vào chiếc giỏ kia!”, vị sư phụ nói.

Tiểu sư phụ liền nhìn vào chiếc giỏ và lần đầu tiên cậu nhận thấy rằng chiếc giỏ trông thật khác. Thay vì một chiếc giỏ đựng than cũ kỹ và bẩn, nó lại trông sạch sẽ.

“Đó là tất cả những gì xảy ra khi con đọc sách. Có thể con không hiểu hoặc không nhớ mọi thứ, nhưng khi đọc, sách sẽ làm thay đổi bên trong tâm hồn của con, như nước đã làm sạch giỏ than kia vậy”.

Bạn thấy câu chuyện này thế nào? Ý nghĩa lắm phải không? Nó đã làm bạn có cái nhìn khác về việc đọc sách rồi chứ?

Tôi không biết câu trả lời của bạn chính xác như thế nào? Nhưng câu trả lời của tôi cho những câu hỏi trên là: Nó đã tác động vào quyết định lựa chọn đọc sách là một thói quen cần được xây dựng trong đời tôi.

Quay trở lại câu hỏi: Đọc nhiều để làm gì?

Dịch giả Trịnh Lữ chia sẻ: Đọc phải có mục đích. Anh đọc để làm gì?

Vậy câu hỏi đặt ngược lại sẽ là: Nếu mục đích đọc của họ chỉ là để đọc thì sao? Tại sao nó lại không cần thiết?

Con người, ai cũng có một nhu cầu riêng, không ai giống ai cả.

Giống như mua một chai nước khoáng trong siêu thị vậy. Có người mua để uống. Có người mua để tặng. Có người mua để bán lại. Nhưng cũng sẽ có người mua để rửa tay thì sao?

Điều lệnh, quy tắc nào cấm họ muốn làm? Họ có hại ai chăng? Họ làm ảnh hưởng tới ai? Họ vi phạm đạo đức hay quy tắc nhân quyền nào chăng?

Không. Họ chỉ đang thực hiện điều họ muốn mà thôi.

Quan điểm của tôi

Bản thân tôi ban đầu đến với đọc sách không bởi vì mục đích cao sang nào cả. Tôi đọc sách để giết thời gian và để cai mạng xã hội. Tôi đã từng nhắc tới điều này tại bài viết Lợi ích của việc đọc sách mang lại cho tôi, mời bạn ghé đọc.

Tôi không đồng ý với quan điểm: “Nếu đọc mà chỉ để đọc, thì không cần thiết”

Nó chỉ đúng với những người mang mục đích đọc với ý nghĩa to lớn nào đó như là nghiên cứu, tìm hiểu, học tập… Còn với một ai đó, họ muốn đọc để bớt tạo nghiệp, để cai mạng xã hội, để giải trí, để dễ ngủ… tại sao sao lại không cần thiết?

Nó có lợi cho cuộc sống của họ mà, đặc biệt là cũng không hại cho ai. Không những thế, vô tình họ đang đẩy doanh thu cho các nhà sách, mang văn hóa đọc lan truyền rộng rãi… Tại sao không?

Tôi cho rằng, không phải bất cứ việc gì cũng cần sứ mệnh cao cả, mục đích to lớn mới đáng được nhắc tới và biểu dương. Tôi nghĩ chỉ cần một “nét” tử tế, tốt đẹp đang ươm mầm thôi cũng đáng được trân trọng.

Tôi xin lấy một ví dụ

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ – Vua cà phê Việt Nam từng có một câu hỏi gây sốt cộng đồng mạng và trở thành trend một thời trên khắp các diễn đàn. 

Tiền nhiều để làm gì?

Một người nắm trong tay khối tài sản cả nghìn tỷ, đương nhiên các nhu cầu vật chất của ông để dễ dàng thỏa mãn. Ông cũng có thể giải quyết cả ngàn vấn đề đang là chuyện nan giải của nhiều người bằng một cái “quẹt thẻ”. Vốn dĩ, tiền với ông nó đã không còn là gánh nặng kiếm sống mà nó trở thành một phương tiện cuộc sống, nên ông hững hờ và coi nhẹ nó.

Nhưng nếu bạn hỏi một người dân lao động sống trong tâm dịch ở Sài Gòn vừa qua thì sao? Tiền ư? Nó có thể cho họ thêm bữa ăn, cho họ thêm một miếng nước uống, cho họ thêm một liều hạ sốt, thêm một cái khẩu trang, thêm một cơ hội sống sót… Nó có thể giải quyết được những vấn đề tưởng chừng rất cơ bản những lại khan hiếm trong cuộc chiến trường kỳ của đại dịch.

Điều bạn thấy ở đây là gì?

Điều tôi thấy ở đây chính mà mỗi góc nhìn là một nhận định khác nhau. Câu chuyện đúng sai, cần và không cần khó mà đoán định.

Ai có dè bỉu những người lao động chân tay chỉ cầu đủ ăn đủ mặc không? Bạn có cho rằng mục đích sống nhỏ bé của họ là không cần thiết không?

Lấy đâu ra thước đo đó để ta đánh giá chứ? 

Bởi vậy, tôi cho rằng, không cần biết bạn đọc sách với mục đích gì nhưng bạn dành thời gian để đọc đã là một quá trình rất nỗ lực của bạn. Tôi tin rằng, đọc sách là một quá trình học, kể cả đọc với mục đích để đọc, thì đó cũng là quá trình học thụ động. Bạn có thể đọc được phân tích của của tôi về điều này tại bài viết Đọc sách không chỉ để giải trí…

Phần kết

Tóm lại, trên tinh thần, tôn trọng ước mong riêng của mỗi con người. Tôi đồng ý đọc sách nên có một mục đích. Nó sẽ kích thích bạn kiên trì và chăm chỉ. Nhưng mục đích là gì? Bạn hãy chọn nó. Không cần phải đao to búa lớn, chỉ cần bạn thấy vui là được.

Đây là góc nhìn cá nhân.

Bạn cũng có thể chia sẻ quan điểm của mình bằng một cách thật sự văn minh. Tôi nghĩ điều đó là cần thiết.

Chúc bạn một ngày vui!

Đừng quên rằng…!

Hương đã thiết kế một khóa học đặc biệt dành cho những ai mong muốn:

  • Thoát khỏi rắc rối tài chính đang mắc phải
  • Giải phóng bản thân khỏi con nghiện mua sắm
  • Xây dựng quỹ dự phòng cho bản thân 6 – 12 tháng

Thì khóa học: 30 NGÀY THAY ĐỔI – TẠO LẬP THÓI QUEN CHI TIÊU TÍCH CỰC SAU 30 NGÀY là khóa học dành cho bạn.

Tìm hiểm thêm về khóa học tại đây!

Hương Nguyễn – Phụ Nữ Tự Do.


Nếu bạn thấy nội dung này là có giá trị, hãy mời Hương một cốc cafe nhé!

Hoặc,

Số tài khoản: 19037057180015 Chủ tài khoản: Nguyễn Thị Thu Hương Ngân hàng Techcombank chi nhánh Tân Bình.



CÁC TRANG LIÊN HỆ KHÁC

  1. Website: Phụ Nữ Tự Do – Blog viết về chủ đề quản lý tài chính cá nhân cho phụ nữ.
  2. Linkedin: Nguyễn Thị Thu Hương
  3. Facebook: Hương Nguyễn
  4. Fanpage: Hương Nguyễn Blog

1 COMMENT

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here