Chỉ cần bỏ ra 5 phút để viết lại những việc cần làm bằng giấy trắng mực đen, nó sẽ nói cho bạn biết mình còn bao nhiêu nhiệm vụ đang đợi được hoàn thành. Nó không chỉ là một trợ thủ tốt, mà còn là cú hích giúp bạn trở thành cao thủ quản lý thời gian.
Chúng ta nên viết To-do list vào đâu?
1. Viết vào sổ ghi chép
Đây là cách phổ biến nhất và cũng có hiệu quả cao nhất. Hành động viết xuống giấy bằng tay, giấy trắng mực đen có tác động rất lớn với người thực hiện nó. Nó khiến sức nặng của to-do list được đề cao và nó thúc đẩy bạn thực hiện.
Việc ghi vào sổ ghi chép còn có thể lưu giữ và thu thập được thông tin khi cần.
2. Viết vào giấy ghi chú
Cách viết này có tác dụng tương đương với sổ ghi chú. Tuy nhiên bạn có thể dán nó ở những nơi dễ nhìn trong ngày giúp bạn luôn được nhắc nhở mỗi khi xao nhãng, mất tập trung.
Một điểm trừ với giấy ghi chú là bạn sẽ khó lưu trữ, bởi mảnh giấy rời rạc sẽ dễ dàng bị thất lạc hơn.

3. Viết vào điện thoại
Một số ứng dung giúp bạn viết phần ghi chú trong điện thoại như: TickTick, Evernote, Markdown. Tôi thì hay dùng ứng dụng Việc cần làm
Chiếc điện thoại luôn đi theo chúng ta, bởi vậy bạn dễ dàng ghi chú và kiểm tra. Tuy nhiên một điểm trừ rất lớn ở điện thoại là chúng chứa quá nhiều sự xao nhãng như các trang mạng xã hội, game , các công cụ giải trí khác.
4 đặc điểm của to-do list
Để to-do list thực hiện tốt vai trò của mình, bạn cần đảm bảo to-do list của mình có được 4 đặc điểm như sau:
- To-do list chú trọng vào hiện tại.
- To-do list phải có tính khả thi và có thể thực hiện trong khoảng thời gian trong ngày.
- To-do list phải được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên: Việc gấp rút và quan trọng, việc thứ yếu, việc bình thường.
- To-do list phải ở vị trí dễ thấy và được nhìn thường xuyên.

Những sai lầm khi tạo to-do list
- Nhầm tưởng to-do list với kế hoạch. Nên nhớ, to-do list chỉ tạo bởi công việc có thể hoàn thành trong 1 ngày, không phải công việc sẽ kéo dài trong nhiều ngày.
- To-do list không khả thi. Bạn cần ước lượng được thời gian cần thực hiện cho mỗi công việc trong to-do list để không lập ra một to-do list “không tưởng” và rồi ngày nào cũng không hoàn thành hết số to-do list của mình.
- Không sắp xếp thứ tự ưu tiên của to-do list.
- Không dành ra khoảng thời gian cho các việc phát sinh.
- To-do list không xuất hiện thường xuyên trước mắt bạn.
- To-do list quá dài và bạn bị ngợp trong danh sách dài dằng dặc đó.
- Không kiểm tra và đánh giá lại to-do list vào cuối ngày. Bạn cần xem mình đã hoàn thành được bao nhiêu % công việc trong danh sách. Và từ đó tìm hiểu vì sao bạn không hoàn thành hết nhiệm vụ của mình. Từ đó rút kinh nghiệm cho những ngày sau đó.

Tổng kết
Hãy nhớ rằng, to-do list mỗi ngày là công cụ giúp bạn sắp xếp thời gian và hoàn thành mục tiêu mỗi ngày, tức là nó chỉ hiệu lực trong ngày hôm đó.
Lập to-do list là một dạng nghi lễ giúp bạn có động lực hoàn thành danh sách công việc trong ngày. Nhìn vào bản danh sách này, bạn sẽ biết rõ nhiệm vụ trong ngày của mình.
Tổng hợp và đúc rút từ cuốn sách: Mỗi ngày dôi thêm một giờ – Lâm Tiểu Bạch
Mua sách: TẠI ĐÂY
Một vài gợi ý khác cho bạn
- Quản lý thời gian- Xác lập mục tiêu như thế nào?
- Quản lý thời gian – Rốt cuộc thời gian đi đâu mất?
CÁC TRANG LIÊN HỆ KHÁC
- Website: Phụ Nữ Tự Do – Blog viết về chủ đề quản lý tài chính cá nhân cho phụ nữ.
- Linkedin: Nguyễn Thị Thu Hương
- Facebook: Hương Nguyễn
- Fanpage: Hương Nguyễn Blog
- Tiktok: Hương Nguyễn TT
[…] Quản lý thời gian – To-do list […]
[…] Đọc thêm: Quản lý thời gian – To-do list […]