Review sách: Thói quen nguyên tử – Atomic Habits

Thói quen nguyên tử - Cuốn sách sẽ thay đổi cuộc đời bạn mãi mãi, chưa đựng những công thức giúp bạn xây dựng thói quen

5
825
Review sách: Thói quen nguyên tử - Atomic habits

Atomic Habits – Thói quen nguyên tử

“Một thay đổi tí hon có thể biến đổi cuộc đời bạn không? Hẳn là khó đồng ý với điều đó. Nhưng nếu bạn thay đổi thêm một chút? Một chút nữa? Rồi thêm một chút nữa? Đến một lúc nào đó, bạn phải công nhận rằng cuộc sống của mình đã chuyển biến nhờ vào một thay đổi nhỏ… Và đó chính là sức mạnh của thói quen nguyên tử.”

Hơn 200 tuần nằm trong Top 20 tựa sách thể loại Non-fiction bán chạy và được tìm đọc nhiều nhất của Amazon.

Điều gì có trong cuốn sách này khiến nó tạo ra những con số ấn tượng tới vậy? Cùng tôi tổng hợp những bài học giá trị từ cuốn sách này nhé!

1. Ba cấp độ thay đổi thói quen

Thay đổi thói quen là một việc khó bởi 2 lý do:

  1. Chúng ta đang cố gắng thay đổi sai việc
  2. Chúng ta đang cố gắng thay đổi sai cách

Hành vi của con người thay đổi theo 3 cấp độ như sau:

Thay đổi kết quả đầu ra

Cấp độ này liên quan đến thay đổi kết quả: giảm cân, xuất bản 1 cuốn sách, giành chức vô địch. Phần lớn các mục tiêu bạn đề ra sẽ gắn với cấp độ thay đổi này.

Đây là cái mà bạn muốn CÓ.

Thay đổi quy trình

Cấp độ này gắn với thay đổi thói quen và hệ thống thực hiện một kế hoạch rèn luyện mới ở phòng gym, giải phóng bàn làm việc để tiến trình công việc trôi chảy hơn, thực hành thiền tập. Đa phần các thói quen bạn xây dựng đều gắn với cấp độ này.

Đây là cái bạn LÀM.

Thay đổi căn tính

Cấp độ này liên quan đến việc thay đổi niềm tin: thế giới quan của bạn, sự tự nhận thức về bản thân, sự đánh giá của bạn về mình và người khác. Phần lớn các niềm tin, giả định và thiên kiến bạn có đều gắn với cấp độ này.

Đây là cái bạn TIN

Review sách: Thói quen nguyên tử - Atomic habits
Review sách: Thói quen nguyên tử – Atomic habits

Ứng dụng

Rất khó để thay đổi hành vi nếu bạn không thay đổi các niềm tin. Muốn thay đổi thói quen bạn cần quy trình 2 bước như sau:

  1. Quyết định kiểu người bạn muốn trở thành
  2. Chứng minh với bản thân: bạn là kiểu người đó

Giống như việc dò lại chính tả trong các bài viết của tôi. Tôi tin rằng bản thân không phải là một người tỉ mỉ, và điều có một vài lỗi đánh máy trong quá trình viết là việc vô cùng dễ hiểu. Cho nên tôi luôn không có quá nhiều động lực để thay đổi hành vi của mình: Bằng cách thay vì đăng bài viết lên nhanh chóng tôi sẽ xem lại bài viết, đọc lại và kiểm tra các lỗi gõ máy của mình.

Mặc dù tôi vô tình gặp nhiều động lực, và bắt đầu rất nhiều lần kiên nhẫn dò chính tả. Thế nhưng chúng chưa bao giờ trở thành hành vi thường xuyên được lặp lại của tôi mỗi khi xuất bản bài viết mới.

Nếu tôi thay đổi “căn tính” của mình, định nghĩa lại bản thân thì hành vi của tôi sẽ khác.

  • Thay vì đặt câu hỏi: Làm sao để giảm thiểu các lỗi gõ máy trong các bài viết? Tôi nên bắt đầu với câu hỏi: Kiểu người nào sẽ tạo ra những bài viết chỉn chu, chất lượng? Trả lời: Một người viết chuyên nghiệp
  • Thay vì hỏi: Làm sao để đọc sách mỗi ngày? Hãy hỏi: Kiểu người nào sẽ đọc sách mỗi ngày? Trả lời: Một người ham học hỏi
  • Thay vì hỏi: Làm sao để chạy mỗi ngày? Hãy hỏi: Kiểu người nào sẽ chạy bộ mỗi ngày? Trả lời: Một người kỷ luật và yêu quý bản thân

Câu trả lời là do bạn lựa chọn.

Khi bạn xác định được kiểu người bạn muốn trở thành, bạn sẽ có xu thế chứng minh: MÌNH LÀ KIỂU NGƯỜI ĐÓ thông qua các hành động nhỏ.

Một một thói quen không chỉ dẫn bạn đến một kết quả nào đó mà còn trao cho bạn một điều vô cùng quan trọng: TIN VÀO BẢN THÂN

2.  Vòng lặp thói quen

Tín hiệu – Cơn thèm muốn – Phản hồi – Phần thưởng là quy trình 4 bước để hình thành một thói quen.

Review sách: Thói quen nguyên tử - Atomic habits
Review sách: Thói quen nguyên tử – Atomic habits

Mô hình này là xương sống của mọi thói quen. Nếu thiếu 1 trong 4 bước trên, hành vi sẽ không lặp lại. Khi hành vi không lặp lại thói quen sẽ không hình thành.

Mọi hành vi đều được thúc đẩy bằng một khao khát giải quyết vấn đề.

Ví dụ:

Bạn thức dậy và bạn muốn tỉnh táo. Bạn quyết định uống 1 ly cafe. Bạn thoải mãn mong muốn được tỉnh táo sau khi uống ly cà phê đó.

Và hành vi uống cà phê dần dần liên kết với thức dậy.

  • Tín hiệu: Bạn thức dậy
  • Cơn thèm muốn: Bạn muốn tỉnh táo
  • Phản hồi: Bạn uống 1 ly cafe
  • Phần thưởng: Bạn tỉnh táo

Tín hiệu sẽ kích hoạt cơn thèm muốn, từ đó làm động lực cho phản hồi (hành vi), dẫn đến phần thưởng sẽ thỏa mãn cơn thèm khát và sau đó sẽ tạo nên liên kết với tín hiệu.

Nếu thiếu 3 bước đầu tiên, hành vi sẽ không xảy ra. Thiếu cả 4 bước, hành vi sẽ không lặp lại.

Ứng dụng

Nếu muốn tạo thói quen mới: Hãy liên kết hành vi bạn muốn tạo thành thói quen với 1 tín hiệu nào đó có sẵn.

Ví dụ:

  • Uống nước chanh mật ong ấm mỗi sáng thức dậy
  • Đọc sách trước khi ngủ
  • Tẩy da chết vào mỗi tối thứ 6 hàng tuần
  • Tắt điện thoại sau 10 giờ tối

Nếu muốn bỏ thói quen xấu: Hãy bẻ gãy liên kết hành vi của thói quen đó với tín hiệu

Ví dụ:

  • Bạn thường thức tới sáng để dạo shopee và mua sắm bốc đồng. Bạn muốn bỏ thói quen này. Hãy bẻ gãy vòng lặp này bằng cách: Tắt mạng cho điện thoại, thay thể hoạt động lượt shopee bằng việc xem phim, đọc sách, ngồi thiền, hoặc chuẩn bị nguyên liệu cho bữa sáng.
  • Bạn thường uống trà sữa vào mỗi buổi chiều. Bạn muốn bỏ thói quen này vì bạn đang muốn giảm cân. Hãy bẻ gãy vòng lặp này bằng cách: Thay vì uống trà sữa hay đổi thành trà hoa, nước ép, hoặc một hộp sữa chua.
Review sách: Thói quen nguyên tử - Atomic habits
Review sách: Thói quen nguyên tử – Atomic habits

3. 4 nguyên tắc xây dựng thói quen

  • Rõ ràng
  • Hấp dẫn
  • Dễ dàng
  • Thỏa mãn

Bất cứ khi nào bạn muốn thay đổi hành vi của mình, chỉ cần hỏi bản thân:

  • Làm sao để khiến nó trở nên rõ ràng?
  • Lảm sao để khiến nó trở nên hấp dẫn?
  • Làm sao để khiến nó trở nên đơn giản?
  • Làm sao để khiến nó tạo ra cảm giác thỏa mãn?

Thói quen là một hành vi được lặp đi lặp lại đủ lâu để trở nên tự động. Mục đích tối hậu của thói quen là giải quyết vấn đề trong đời sống với ít năng lượng và nỗi lực nhất có thể.

3.1. Gắn thói quen với thời gian & địa điểm cụ thể

Công thức sẽ là:

Tôi sẽ [HÀNH ĐỘNG NÀO ĐÓ] vào lúc [THỜI GIAN] ở [NƠI CHỐN]

Review sách: Thói quen nguyên tử - Atomic habits

  • Tôi sẽ đọc sách 30 phút vào mỗi sáng lúc 5 giờ 00 tại phòng của mình
  • Tôi sẽ tắt điện thoại vào lúc 11 giờ tối và đặt xuống cuối giường
  • Tôi sẽ chạy bộ vào lúc 6 giờ sáng 2 vòng xung quanh khu dân cư tôi sống
  • Tôi sẽ ngồi thiền 1 phút sau khi thức dậy lúc 6 giờ trên giường ngủ của mình.

3.2. Gắn thói quen mới với một thói quen đang có

Công thức sẽ là:

Sau khi làm [THÓI QUEN HIỆN TẠI], tôi sẽ làm [THÓI QUEN MỚI]

Review sách: Thói quen nguyên tử - Atomic habits

  • Sau khi đánh răng vào mỗi tối, tôi sẽ thông kê và phân loại các khoản chi tiêu trong ngày
  • Sau khi thức dậy vào buổi sáng, uống một cốc nước, tôi sẽ bắt đầu đọc sách
  • Sau khi điều chỉnh font chữ và cỡ chữ trong bài viết mới, tôi sẽ ra soát lại chính tả.

 

3.3. Gắn thói quen bạn cần với thói quen bạn muốn

Công thức là:

Sau [THÓI QUEN TÔI CẦN], tôi sẽ thực hiện [THÓI QUEN TÔI MUỐN]

Ví dụ:

  • Sau khi uống tách cà phê sáng, tôi sẽ nói một lời cảm ơn về những điều xảy ra ngày hôm qua (cần). Sau khi biểu lộ lòng biết ơn, tôi sẽ lướt Tiktok (muốn).
  • Khi trở lại sau giờ nghỉ ăn trưa, tôi sẽ gọi 3 cuộc gọi cho khách hàng tiềm năng (cần). Khi gọi xong 3 cuộc gọi bán hàng tiềm năng, tôi sẽ kiếm tra email (muốn).
  • Sau khi rút điện thoại ra, tôi sẽ thực hiện 1 phút ngồi thiền (cần). Sau khi thực hiện 1 phút ngồi thiền tôi sẽ nhắn tin cho bạn bè (muốn)
Review sách: thói quen nguyên tử
Review sách: thói quen nguyên tử

3.4. Tạo môi trường nuôi dưỡng thói quen

Khả năng mạnh nhất trong các chức năng của con người là thị giác. Cơ thể loài người có khoảng 11 triệu thụ thể cảm giác. 10 triệu trong số đó là thị giác.

Bởi vậy 1 thay đổi nhỏ trong cách bạn NHÌN, có thể dẫn tới dịch chuyển lớn trong cách bạn LÀM.

Ví dụ:

  • Muốn vẽ nhiều hơn? Bày bút chì, bút nét, sổ và họa cụ trên mặt bạn, nơi nào dễ lấy.
  • Muốn tập thể dục? Để sẵn đồ vận động, giày, giỏ, thể thao, bình nước trước mặt
  • Muốn giảm cân? Cắt nhỏ thật nhiều trái cây và rau củ vào cuối tuần, đóng hộp để bạn dễ dàng tiếp cận thực phẩm bổ dưỡng, có thể ăn liên trong tuần
  • Nếu bạn muốn uống nhiều nước hơn? Vào mỗi buổi sáng hãy rót đầy các bình nước và đặt chúng ở mọi nơi bạn thường xuyên lui tới
  • Nếu bạn muốn đọc sách? Hãy đặt sách ở mọi nơi trong nhà, những nơi bạn dễ nhìn thấy và lấy được.
  • Nếu bạn muốn uống vitamin vào mỗi sáng? Hãy đặt lọ vitamin cạnh vòi nước uống.
Review sách: Thói quen nguyên tử - Atomic habits
Review sách: Thói quen nguyên tử – Atomic habits

3.5. Theo dấu thói quen

Theo dấu thói quen là hoạt động ghi nhận lại hành động tạo lập thói quen của bạn.

Ví dụ:

  • Đánh dấu vào lịch để bàn những ngày bạn uống đủ 1,5 lít nước
  • Đánh dấu trên app theo dõi thói quen những ngày bạn đọc đủ 10 trang sách
  • Đánh dấu trên ứng dụng theo dõi thói quen những ngày bạn ngồi thiền

Tại sao bạn cần theo dõi thói quen?

  1. Tạo ra một tín hiệu nhắc nhở bạn hành động
  2. Tự thân nó đã là một nguồn động lực bởi bạn vì bạn thấy quá trình tiến bộ của mình và không muốn đánh mất nó
  3. Tạo cảm giác thỏa mãn bất kỳ lúc nào bạn ghi nhận lại một khoảnh khắc thành công trong thói quen của mình.

Đánh giá sách Thói quen nguyên tử – Atomic Habits

Sự tác động của thói quen lên cuộc sống của chúng ta cũng giống như lãi kép vậy. Quy tắc đầu tiên của lãi kép: Không bao giờ được gián đoạn nếu không cần thiết.

Một cuốn sách có tính ứng dụng rất cao.

Cuốn sách phân tích gốc rễ của vấn đề thông qua các nghiên cứu thực tiễn và tạo ra hệ thống các chỉ dẫn dựa trên các nguyên tắc rõ ràng.

Bạn có thể tự lên cho mình một lộ trình chi tiết để tạo lập thói quen tốt hoặc xóa bảo thói quen xấu.

Điểm quan trọng của cuốn sách này đưa ra về sự thay đổi 1% mỗi ngày là mang tới 1 hình dung cụ thể và rõ ràng cho người đọc. Thay vì nói hãy tốt hơn hôm qua 1%, tác giả đưa ra dẫn chứng 1% kia là cái gì, áp dụng như thế nào, đánh giá ra sao?

Review sách: Thói quen nguyên tử - Atomic habits

Một câu mình rất tâm đắc: Thành công là sản phẩm của thói quen hằng ngày – Không phải một cuộc biến hình một lần trong đời.

Điểm đánh giá: 8,5/10

Cảm ơn tác giả James Clear đã viết cuốn sách giá trị này. Cảm ơn dịch giả Vũ Phi Yến và Trần Quỳnh Như cùng nhà xuất bạn Thế Giới, Phương Nam Book đã mang cuốn sách này về Việt Nam.

Đặt sách: TẠI ĐÂY

Một vài gợi ý khác cho bạn

Bạn chắc chắn sẽ muốn đọc các cuốn sách tuyệt vời khác. Mời bạn đến với chuyên mục: Review sách nhé!

Các đầu sách khác liên quan:


CÁC TRANG LIÊN HỆ KHÁC

  1. Website: Phụ Nữ Tự Do – Blog viết về chủ đề quản lý tài chính cá nhân cho phụ nữ.
  2. Linkedin: Nguyễn Thị Thu Hương
  3. Facebook: Hương Nguyễn
  4. Fanpage: Hương Nguyễn Blog
  5. Tiktok: Hương Nguyễn TT
  6. YouTube: THÓI QUEN NGUYÊN TỬ

5 COMMENTS

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here