Chuyện giáo dục con cái… trích sách của Lý Ái Linh

2
614
Chuyện giáo dục con cái... trích sách Lý Ái Linh

“Bố mẹ là bản gốc, con cái là bản sao. Cô không sửa đổi bản gốc bản sao sẽ không bao giờ thay đổi.”

Trích trong cuốn sách “Bạn mới là chủ nhân của cuộc đời mình” – tác giả Lý Ái Linh.

Giáo dục con cái không đơn giản là việc dạy dỗ…

Có một lần, bạn Trang nói với tôi:

“Cậu cứ đẻ đi để tớ dạy cho nó. Riêng về khoản dạy nó biết yêu thương tớ tự tin làm được.”

Tôi im lặng, không nói gì, chuyển chủ đề qua chuyện khác.

Tôi có dự định sinh con năm 27 tuổi…

Tôi có suy nghĩ sẽ có con trước năm 30 tuổi. Tôi không chắc mình có lấy chồng không nhưng tôi vẫn luôn nghĩ dù có hay không tôi vẫn muốn có con trước khi cưới. Tôi không biết tại sao tôi có suy nghĩ đó. Chỉ là nó cứ nằm mãi trong đầu tôi như vậy suốt bao nhiêu năm nay.

Chuyện giáo dục con cái
Tôi có dự định sinh con năm 27 tuổi…

Dự định của tôi là năm nay tôi sẽ sinh con và vào Sài Gòn sống, nhưng tôi chỉ làm được một nửa. Hai năm trước tôi đã vào Sài Gòn sống, sớm hơn dự định 2 năm. Nhưng chuyện sinh con vẫn đang dập chân tại chỗ. Lý do lớn nhất cho việc này là tôi chưa có đủ kinh tế. Tôi chưa sẵn sàng cho việc này. Bởi vậy, chuyện sinh con vẫn đang nằm trong dự tính vậy thôi đó.

Quan điểm giáo dục con cái của tôi…

Quay trở lại câu chuyện bạn Trang nói với tôi về việc dạy con. Lúc đó tôi im lặng bởi tôi không muốn chuyện đó xảy ra. Không phải bởi tôi không tin về sự “yêu thương” bạn Trang nói mà là tôi không đồng tình với hai từ “dạy dỗ” kia.

Quan điểm của tôi về việc dạy con chính là dẫn dắt một đội ngũ. Có rất nhiều thứ phải nghĩ tới không chỉ đơn giản là việc hướng dẫn cho ai đó làm thế nào. Nếu một ngày bạn không ở đó, chúng biết phải làm sao.

Hơn nữa nuôi dạy một đứa trẻ là chuyện trước nay chưa bao giờ đơn giản cả. Nó cần không chỉ là nền tảng mà còn cả tầm nhìn nữa.

Tôi có kinh nghiệm làm con gần 30 năm…

Có thể bạn sẽ nói với tôi rằng, tôi đâu từng làm mẹ, làm sao mà tôi hiểu được. Đúng, tôi không có kinh nghiệm làm mẹ, nhưng tôi có kinh nghiệm làm con. Bạn hiểu chứ?

Tôi nghiệm từ chính trải nghiệm cuộc sống của mình để rút ra bài học. Gần 30 năm làm con của tôi chính là những bài học và kinh nghiệm “thực chiến” nhất.

Tôi sẽ kể cho bạn một số vấn đề nảy sinh trong quá trình tôi làm con nhé. Trước khi nói về việc làm con của tôi, tôi nghĩ bạn sẽ muốn nghe về người mẹ của tôi.

Chuyện giáo dục con cái
Quan điểm giáo dục con cái của tôi…

Câu chuyện thứ nhất về mẹ tôi…

Mẹ tôi là một phụ nữ gần 60. Trong suốt quãng thời gian sống của bà gần như bà không mấy được khen ngợi và công nhận. Qua lời kể của bà, tôi biết được bà không được yêu thương giống như các chị em khác trong gia đình 5 chị em đó. Tôi luôn nghe rất nhiều điều đáng ghét về ông ngoại của mình và sự nhu nhược yếu đuối của bà ngoại. 

Tôi được nghe điều này trong suốt tuổi thơ của mình đến khi tôi học cấp 3, không còn sống chung với bà nữa. Tần suất nghe những lời than thở của bà đã dần giảm xuống.

Tôi cảm thấy mệt mỏi về những câu chuyện ấy. Và tôi cảm nhận được rằng, mẹ tôi rất oán trách gia đình của mình. Tôi chưa từng thấy mà nói điều gì tốt đẹp về bố mẹ của bà. Hơn nữa, mẹ tôi cức kỳ không thích về thăm ông bà tôi. Tôi nghĩ bà ấy ghét họ. Bởi thế mà quan hệ của mẹ tôi và ông bà cũng xa cách mỗi ngày. Nếu không phải các cậu mợ của tôi chủ động làm thân với mẹ tôi, tôi nghĩ có lẽ bà sẽ chẳng bao giờ liên hệ với họ.

Bạn biết không, với những gì tôi được ghim vào đầu sau ngần ấy năm, tôi đã dần xa cách họ hàng, ông bà, thậm chí cả chính mẹ tôi. Tôi lười giao tiếp với họ, tôi chỉ cảm thấy không có nhiều hơn lý do huyết thống để giao tiếp với họ. Có may chăng tôi còn kết nối với cậu út, bởi vì cách sống của gia đình của út cũng khá cởi mở và đây cũng là người em trai mà mẹ tôi vừa ý nhất.

Tôi biết, khi ở trong tâm thế hiểu chuyện là như vậy, tôi nên có sự kết nối với họ hàng của mình. Chỉ là tôi cứ cảm thấy có khoảng cách và tôi không có động lực để kéo gần. Chỉ vậy thôi.

Câu chuyện thứ hai về mẹ tôi…

Cùng với chuyện liên quan tới giao tiếp, kết nối thì mẹ tôi là một người lười giao tiếp và tạo mối quan hệ. Tôi nghĩ, có thể bà chẳng được ai dạy về việc này và cũng không nhận thức đúng về nó.

Hầu như mẹ tôi không tạo kết nối với hàng xóm làng giếng lắm. Mọi thứ chỉ tàng tàng thôi. Kể như chuyện đi chúc Tết chẳng hạn. Mẹ tôi cũng không xông xáo đi chơi và chúc tết nhà hàng xóm. Mẹ tôi luôn lấy lý do là mệt, rồi bảo tôi phải đi. Có ai mệt được mấy chục năm như mẹ tôi đâu.

Mẹ tôi bảo tôi đi đi, tôi liền nghĩ tôi chẳng cần đi. Mẹ tôi ở nhà suốt với họ, còn chẳng muốn chúc mừng năm mới với họ. Tôi là lớp con cháu, cả năm mới gặp một lần, tôi cũng không muốn đi.

Vậy là gần như năm nào, tôi chỉ đi chơi với bạn bè là hết. Ngoài ra tôi cũng không mấy vui vẻ đón khách lắm. Bởi tôi ghét ồn ào, cũng không muốn trả lời những câu hỏi mà tôi không thích nghe. Mẹ tôi cũng chẳng chịu đỡ đạn cho tôi.

Từ những gì mẹ tôi làm, tôi vô tình bắt chước theo.

Đương nhiên, khi đi làm tôi cũng cố gắng tạo quan hệ với mọi người. Nhưng sâu thẳm trong tôi thật sự không nhiệt tình lắm. Bởi vậy, tính đến nay tôi chỉ giữ mối quan hệ với một số ít người. Bạn bè lâu không tương tác trên facebook, tôi còn hủy đi ấy chứ…

Tôi không thể trách bất cứ ai…

Chuyện giáo dục con cái

Bạn đúng, tôi không có quyền trách mẹ tôi, tôi hoàn toàn có thể hành động khác đi. Nhưng tôi hiểu rất rõ, hành vi và môi trường sống mà mẹ tôi tạo ra cho tôi thấy có tác động vô cùng lớn đến tính các và tư duy của tôi.

Nếu mẹ tôi dạy tôi, khi gặp chuyện A phải hành xử như thế này, chuyện B phải hành xử như thế kia… đương nhiên tôi có thể nhớ và làm theo. Lúc tôi đang ở trong hoàn cảnh cuộc sống bình thường. Nhưng nếu tôi bị dồn và thúc ép bởi một thứ gì đó, ví dụ như nóng giận, mất lý trí, ngục ngã… thì bản ngã thật sự nằm sâu trong tôi lúc đó mới vùng lên và hành động.

Đó mới là chính xác về tính cách của tôi. Sâu thẳm bên trong tiềm thức, không còn là câu chuyện 1+1=2 nữa rồi…

Bài học về giáo dục con cái tôi nhận ra

Tôi tự nghiệm từ chính nôi tâm của mình

  • Tôi thường có xu thế mua đồ rẻ thay vì đồ tốt. Tôi đã phải luyện tập rất lâu, rất lâu mới có thể thay đổi mệnh đề câu khẳng định trên thành: Tôi có xu thể mua đồ tốt thay vì đồ rẻ. Đây là một hành trình dài… Bạn có thể kiểm nghiệm xem mình đang ở tư duy nhận thức nào nhé. Ví dụ, khi tôi nhận định rằng tôi không thể đủ tiền để có được đồ tốt, thì nội tâm của tôi sẽ đồng ý cho tôi mua đồ rẻ với chất lượng kém hơn. Nhưng nếu nội tâm gốc của tôi ưu tiên đồ tốt hơn, thì hành động của tôi nó sẽ là tích tiền đến khi mua được. Đây chính là kết quả của một tuổi thơ dùng quần áo cũ của người khác. Kết quả của những gì mẹ tôi suy nghĩ. Mẹ tôi luôn nghĩ méo mó có hơn không. Bởi vậy hành động của bà sẽ vô thức làm đúng những gì mẹ tôi nghĩ. Và như bạn thấy đó, nó hoàn toàn chi phối vào suy nghĩ nội tâm tôi.
  • Mẹ tôi là người luôn đổ lỗi cho người khác. Đây là sự thật. Luôn là lỗi của một ai đó, tại ai đó, tại cái gì đó… Đọc đến đây bạn sẽ thấy tôi thừa hưởng một phần rất lớn từ tư duy này của mẹ tôi rồi phải không. Tôi vẫn luôn gồng mình lên để áp chế tư duy không tốt này. Nhưng tôi biết rằng nội tâm sâu thẳm của tôi vẫn nuôi dưỡng một còn ác quỷ bên trong đó.

Bài học về giáo dục con cái

Tôi nghĩ ngần đó thôi bạn cũng hiểu được điều tôi muốn nói trong bài viết này. Con cái chính là bản sao, là tấm gương phản chiếu chân thức của cha mẹ. Mọi điều cha mẹ chúng làm, chúng đều có thể hiểu và cảm nhận.

Bởi vậy tôi tin rằng, giáo dục con cái không phải là ra sức dạy bảo mà chính là làm gương cho chúng. 

Tôi thực sự chưa tự tin để làm điều đó đến thời điểm này. Bởi vậy, dự định sinh con của tôi vẫn đang treo lơ lửng ở đó.

Giờ đây, tôi vẫn đang nỗ lực để tốt hơn mỗi ngày, làm một tấm gương tốt cho con cái của tôi. Tôi sẽ không bắt chúng phải sống ra sao, sống như thế nào. Tôi nghĩ chúng dùng chính con mắt, đôi tai, trái tim của chúng để học tập, lớn lên và hạnh phúc.

Chuyện giáo dục con cái...
Bài học về giáo dục con cái

Tôi viết bài này để nhắc nhớ tôi cần nỗ lực nhiều hơn, hoàn thiện tốt hơn và sống hạnh phúc hơn. Tôi muốn một ngày nào đó, con của tôi có thể đọc được bài viết này, để nó biết rằng, tôi đã chuẩn bị rất kỹ để đón nó đến với cuộc đời xinh đẹp mà nó hi vọng…

Sống vui sống hạnh phúc nhé!

Yêu thương, làm gương và cố gắng là sự giáo dục tốt nhất mà ta dành cho con trẻ.”

Đây làm một trong nhiều đoạn trích hay mang thông điệp ý nghĩa cho cuộc sống của mỗi người phụ nữ. Tôi nghĩ, trên tất cả những lời bình từ tôi, bạn hãy tự mình khám phá chúng thông qua cuốn sách “Bạn là mới là chủ nhân của cuộc đời mình” – tác giả Lý Ái Linh. Chúc bạn một đời sống vui.

————- 

Nguồn ảnh: Pinterest

Mời bạn đọc các bài viết khác của tôi:

#huongnguyentt

Growing up everyday!


ỦNG HỘ/ DONATE

Like Fanpage Hương Nguyễn Blog hoặc Follow Facebook cá nhân (Lê Thị Nhật Linh) để nhận thông tin mới nhất từ Hương Nguyễn Blog.

Bạn thích bài viết này? Hãy để lại comment để giúp mình có thêm động lực. Ngoài ra, bạn cũng có thể ủng hộ mình bằng cách đọc các bài viết khác trên Hương Nguyễn Blog nhé!

Thank you!

2 COMMENTS

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here