Như thế nào là kỷ luật tự giác?

Như thế nào là kỷ luật tự giác, cùng 100+ thông điệp trong cuốn sách kỷ luật tự giác của tác giả Tiểu Dã làm sáng tỏ định nghĩa này.

1
445
Như thế nào là kỷ luật tự giác?

100+ Thông điệp nổi bật từ cuốn sách “Kỷ luật tự giác” – Tác giả Tiểu Dã.

Phần 1. Tự giác bao nhiêu tự do bấy nhiêu

Sống một ngày thế nào, sống một đời như thế

  1. Người giỏi giang thường hiểu rõ điều này từ sớm và tạo cho mình thói quen kỷ luật tự giác. Chính thói quen ăn sâu bén rễ trong ý thức và cơ thể ấy đã giúp họ bỏ xa những người sống cho qua ngày đoạn tháng.
  2. Việc hôm nay, hôm nay làm; buồn ngày mai, ngày mai tính. Tâm thế và thói quen tốt sẽ dẫn dắt những người có năng lượng thần kỳ ấy trở nên tốt đẹp hơn.
  3. Khi cuộc sống còn chưa lên đỉnh, khi bản thân còn chưa phát triển toàn diện, đừng tự tạo ra chướng ngại cản bước tiến của mình.
  4. Chọn kỷ luật tự giác nghĩa là có trách nhiệm với bản thân, với công việc, với người yêu và người thân.
  5. Muốn có thành tự hơn đã số người bình thường, nhất định phải làm được những việc người bình thường không làm được.
  6. Có công mai sắt, có ngày nên kim.
  7. Chúng ta luôn mong có cuộc sống nhàn hạ, nhưng tiền đề là chúng ta có nguồn vốn và bản lĩnh xứng với nó.

Kẻ yếu từ chối thay đổi, người mạnh chẳng sợ bấp bênh

  1. Cuộc sống luôn có rất nhiều chuyện khó lòng đoán định, trốn tránh không giải quyết được vấn đề gì.
  2. Mập mà không vận động thì sẽ mập mãi, người học dốt mà không cố gắng thì mãi mãi không đạt điểm cao, nhân viên mới đi làm không đủ năng lực lại không chủ động thích nghi với hoàn cảnh và nâng cao khả năng của bản thân thì đời đời không thể thăng tiến.
  3. Chúng ta từ chối thay đổi vì muốn được hưởng thụ sự ổn định, sợ mất đi sự thoái mái. Nhưng ổn định, thoải mái có thể là một cái bẫy dịu dàng mà cuộc đời giăng ra cho chúng ta.
  4. Kẻ yếu từ chối thay đổi, họ luôn nghĩ rằng vẫn còn đủ pho mai, bởi vậy cứ giậm chân tại chỗ, không có chí tiến thủ, miệng ăn núi lở. Người mạnh lại chẳng sợ bấp bênh, họ chủ động thay đổi, tích cực tìm kiếm những miếng pho mát mới.
  5. Họ yêu cầu bản thân phải tích cực, chủ động đương đầu với mọi rối ren sau thay đổi, hăng hái tìm kiếm những thay đổi trong cuộc sống, không trốn tránh, không lần lữa.
  6. Thay đổi là đau ngắn, bảo thủ là đau dài.
Như thế nào là kỷ luật tự giác
Như thế nào là kỷ luật tự giác?

Chỉ ai biết yêu bản thân mới có thể giữ vững kỷ luật tự giác

  1. Họ luôn có thật nhiều kế hoạch mới cho cuộc đời, luôn nghĩ cách để sống thoải mái hơn.
  2. Cuộc sống và sự nghiệp liên quan mật thiết với nhau, yếu tố mấu chốt quyết định chất lượng cuộc sống và sự phát triển sự nghiệp là bạn có yêu bản thân và có tự giác hay không.
  3. Từ nửa cuối năm ngoái, tôi liên tục sáng tác, ít nhất hai nghìn chữ mỗi ngày, từ một cây bút vô danh trở thành một tác giả có thể nuối sống bản thân bằng nghề viết lách.
  4. Hãy yêu bản thân, kiểm soát bản thân, tìm kiểm một bản thân tốt đẹp hơn.
  5. Nếu yêu bản thân, điều tối thiểu bạn phải làm được là ăn có giờ, ngủ có giấc.
  6. Khi học được cách yêu thương cơ thể, không làm những điều có hại cho bản thân, không giày vò chính mình bằng những cảm xúc tiêu cực, bạn sẽ phát hiện ra, cuộc sống cuả bạn bước vào một kỷ nguyên mới.
  7. Người yêu bản thân và có tinh thần kỷ luật tự giác luôn toát lên vẻ tự tin, lạc quan, cho bạn cảm giác dễ chịu như được đắm mình trong gió xuân mát lành, dường như mọi vấn dề khó khăn rồi sẽ được giải quyết thuận lợi. Mỗi lần lột xác là một lần chào tạm biệt cái tôi kém cỏi để hướng đến cái tôi tốt đẹp hơn.

Phía sau hạnh phúc và may mắn là kỷ luật tự giác

  1. Phía sau hào quang là sự cố gắng, duy trì suốt bao tháng ngày không phải ai cũng biết.
  2. Có câu nói thế này, số phần là cái cớ của kẻ yếu, là lời khiêm nhường của người mạnh.
  3. Dù cho người khác không nhìn thấy hay có nghĩ thế nào, thời gian cũng sẽ chứng kiến từng chút nỗ lực ta bỏ ra. Quãng thời gian lặng lẽ tích góp từng chút đó trông có vẻ u ám, những rồi một ngày nào đó sẽ tỏa ánh hào quang.
  4. Kiến thức mình học được chỉ thuộc về riêng mình, không ai có thể cướp đi. Thêm một kỹ năng là bớt một lần nhờ vả người khác.
  5. Ta thường nhìn vào thành công của người khác mà không thấy những gì họ đã bỏ ra.

Không biết mình muốn gì, suốt đời không thay đổi

  1. Nếu trong lòng bạn ấp ủ ước mơ lớn, muốn tạo ra một thế giới rộng mở của riêng mình, tốt nhất là hãy bắt tay vào thực hiện nó ngay đi.
  2. Không ai có thể sống thay ta, người có thể quyết định cuộc sống của ta chỉ có chính ta.
  3. Nếu muốn sống thật ý nghĩa, hãy làm điều mình muốn làm.
Như thế nào là kỷ luật tự giác
Như thế nào là kỷ luật tự giác?

Chiếu rọi bản thân để soi sáng cả thế giới

  1. Thanh niên nên có chí hướng lớn lao để thay đổi thế giới.
  2. Người khiêm nhưỡng, nhưng làm việc phải xông xáo, còn trẻ thì đừng ngại ngần.
  3. Chuẩn bị trước càng tốt bao nhiêu, sau này càng ít phiền phức bấy nhiêu, có biến cố cũng không đến mức luống cuống tay chân.
  4. Môi trường công sở khác với môi trường đại học, không ai cầm tay chỉ dẫn, dạy đi dạy lại một bài cho đến khi bản hiểu, bạn chỉ có thể dựa vào nỗ lực của bản thân để bắt kịp người khác.
  5. Đừng cho rằng cả thế giới đang bắt nạt bạn, vì thật ra “cả thế giới” không biết bạn là ai đâu.
  6. Quy tắc thiết thực nhất trên đời chính là nói chuyện bằng kết quả.
  7. Nhanh chóng trưởng thành mới là lựa chọn khôn ngoan nhất.
  8. Hãy mơ lớn và dốc hết mình vì nó. Chưa một lần thử sức thì không có lý do để oán trách cuộc đời.

Phần 2. Khó khăn trong quá trình rèn luyện kỷ luật tư giác

Ham muốn: Không thể đã có phô mai lại có cả bánh kem

  1. Kể bị ham muốn nhấn chìm có thể nhận được vinh quang vẻ vang, vật chất đủ đầy trong chốc lát, nhưng sau giây phút sướng vui ngắn ngủi sẽ là sự trống rỗng và cô đơn đằng đẵng.
  2. Học cách kiểm soát ham muốn không phải là hy sinh, mà là tạm thời từ bỏ để có được cuộc đời rộng mở hơn.
  3. Thỏa mãn ham muốn là bản năng của con người, nhưng cách thức và chừng mực đều do bản thân ta quyết định.
  4. Hãy dành nhiều thời gian hơn cho những người thân yêu, đọc nhiều sách, ra ngoài nhiều hơn để khám phá thế giới đầy màu sắc.
  5. Khi cuộc sống chưa đi đến hồi kết hãy gạt bỏ ham muốn phi thực tế để nắm giữ trân trọng những điều tốt đẹp trong đời.
  6. Hãy gạt bỏ ham muốn phi thực tế để nắm giữ, trân trọng những điều tốt đẹp trong đời.

Cảm xúc: đừng đối đầu với thế giới, đối đầu với chính mình đi

  1. Khả năng làm chủ cảm xúc sẽ quyết định ta đi được bao xa.
  2. Nếu đổ lỗi cho người khác vì mọi bất hạnh mình gặp phải, có lẽ ta sẽ mãi mãi mắc kẹt trong bất hạnh. Sức lực nhỏ bé của chúng ta không đủ để khiến thế giới vận hành theo ý mình.
  3. Điều tiết, giải tỏa cảm xúc một cách thích hợp là nhu cầu thiết yếu và hết sức bình thường của con người; song nếu quá mức, ta không những không thế thoát khỏi cảm xúc tệ hại mà cuối cùng còn làm tổn thương bản thân và người thân yêu.
  4. Từ xưa đến nay, những người có thể làm nên nghiệp lớn đều phải trải qua sóng gió lớn, đều có thể ung dung trước những cảm xúc vui buồn.
  5. Con người thường không bị đánh gục bởi áp lực từ thế giới bên ngoài, mà bởi cảm xúc của chính mình.

Tiền bạc: cố gắng làm tốt mọi chuyện, bình tĩnh chờ đợi kết quả

Như thế nào là kỷ luật tự giác
Như thế nào là kỷ luật tự giác?
  1. Bạn mất bao nhiêu thời gian để mập được như thế, đừng mơ mộng viển vông có thể phôi phục vóc dáng chỉ trong mấy tháng ngắn ngủi.
  2. Không chỉ lúc giảm cân, chúng ta làm việc gì, lập kế hoạch nào cũng cần xem xét tính khả thi của nó.
  3. Trên đời này không có thành công nào đến trong chốc lát, chỉ khi tiến hành tuần tự từng bước theo kế hoạch khả thi, công sức, nỗ lực tích lũy theo năm tháng, ta mới thu được kết quả tốt.
  4. Nếu bạn đang ấp ủ một kết hoạch nào đó, hãy bắt đầu ngay đi, cân nhắc, phân tích, chỉnh sửa cho phù hợp và từng bước thực hiện.
  5. Đừng nuối tiếc quá khứ, đừng ảo tưởng về tương lai, hãy cứ sống thật tốt cho hiện tại.

Tình cảm: chỉ người có kỷ luật tự giác mới có tự do

  1. Sự ổn định về mặt cảm xúc là tố chất cần thiết của người trưởng thành và vô cùng quan trọng trong tình yêu.
  2. Ham muốn kiểm soát khiến con người quên đi cách thể hiện tình yêu đúng đắn, không biết phải làm thế nào mới thực sự tốt cho đối phương.
  3. Trong tình yêu, kiểm soát là vô ích. Người yêu bạn dù có thể nào cũng không nỡ làm tổn thương bạn, người không yêu bạn sớm muộn cũng sẽ rời xa bạn, dù bạn có tìm đủ mọi cách để ràng buộc.
  4. Trong phương diện tình cảm, kiểm chế ham muốn, cảm xúc của mình là biểu hiện của sự chín chắn.
  5. Cách duy nhất để giữ người mình yêu ở lại là cùng người ấy trưởng thành.
  6. Tình yêu không phải là một người đòi một người cho, một người ra lệnh một người hy sinh, mà là sự cộng hưởng về tinh thần nảy sinh giữa hai cá thể độc lập.
  7. Chỉ có hai linh hồn tự do, bình đẳng mới có thể đồng hành giúp nhau phát triển trong hành trình dài lâu của cuộc đời.

Khó khăn: không than vãn, cố gắng trở thành người mình ao ước

  1. Đừng chờ đến lúc khó khăn chất chồng rồi bùng nổ, không thể trì hoãn thêm nữa mới giải quyết, tới khi đó bạn sẽ không chịu nổi đâu.
  2. Nếu không hài lòng với hiện tại, cảm thấy mình có tài mà không gặp thời, cách tốt nhất là ngậm miệng lại, đào sâu chôn chắt tất cả oán hờn vô ích, phân tích tình hình hiện tại, nghĩ cách thay đổi bản thân.
  3. Chúng ta hoàn toàn có cơ hội biến mình thành hình mẫu lý tưởng của bản thân.
  4. Hãy nhớ rằng, nguồn động lực để nang cao kỷ luật tự giác là tìm ra việc mình thật sự thích. Biết mình muốn làm gì, muốn trở thành người như thế nào là đã tìm ra sứ mệnh và mục đích của cuộc đời.
  5. Mỗi một việc bạn làm hiện giờ đều quyết định hình ảnh của bạn sau này.
  6. Bạn là người quyết định cuộc đời mình hạnh phúc hay bất hạnh.

Từ biệt: buông tay quá khứ, chào đón tương lai

  1. Một người buông bỏ được quá khứ mới có thể hướng tới tương lai.
  2. Người có thể thoát khỏi quá khứ, mạnh mẽ vươn lên giống như phượng hoàng hồi sinh từ đống tro tàn đều là anh hùng.
  3. Nếu không hài lòng với quá khứ, nếu còn chút tinh thần cầu tiến, hãy dốc hết sức mình, chuẩn bị sẵn sàng để thay đổi, để lột xác.
  4. Chắc hẳn ai cũng mong chờ vào tương lai và sẵn sàng trả giá để thực hiện mong muốn đó.
  5. Cuộc sống có rất nhiều điều để ta theo đuổi, rất nhiều mục tiêu để ta thực hiện.
  6. Dù sống theo cách nào, ta cũng nên khiến mỗi giai đoạn trong cuộc đời trở nên rực rỡ, tràn đầy sức sống.
Như thế nào là kỷ luật tự giác?
Như thế nào là kỷ luật tự giác?

Phần 3. Những việc cần làm để có cuộc sống tự do

Thời gian: mọi sự thay đổi về lượng đều dẫn đến sự thay đổi về chất

  1. Thời gian không nói dối, tất cả những gì bạn có được quyết định bởi mọi thứ bạn bỏ ra.
  2. Không có năng khiếu trời ban thì nhất định phải cố gắng hơn người khác, có thế mới đạt được thành tựu.
  3. Trong mỗi phút giây hiện tại, ta phải sống thật ý nghĩa, nỗ lực tạo nên điều tuyệt vời, có thế mới có được tương lai như mong muốn.
  4. Mỗi giây, mỗi phút, mỗi giờ của ngày hôm qua tạo nên tôi của ngày hôm nay.

Công việc: phải tự giác, phải tự do, phải hiệu quả

  1. Khi dứt bỏ những cảm xúc tiêu cực đó, tập trung trong giờ làm việc, hiệu suất sẽ tự khắc tăng lên.
  2. Những người thành đạt có rất nhiều đặc điểm chung, họ có thể kiểm soát chặt chẽ thời gian của mình, biết cách kiềm chế bản thân, kìm hãm ham muốn, bản năng trong mình.
  3. Tự do không do người khác trao cho bạn, mà do chính bạn trao cho bản thân.
  4. Ai cũng ghét bị trói buộc, ai cũng khao khát tự do, nhưng kỷ luật tự giác và tự do không hề mâu thuẫn; trái lại, kỷ luật tự giác có thể giúp bạn đạt tới trạng thái tự do nhanh hơn.
  5. Chúng ta phải học cách thu xếp mọi thứ, thôi than vãn “thiếu thời gian”

Kế hoạch: sống lâu không bằng sống sâu

Như thế nào là kỷ luật tự giác?
Như thế nào là kỷ luật tự giác?
  1. Chắc hẳn ai cũng có kế hoạch cho cuộc đời mình, nghĩ về việc mình muốn trở thành ai, muốn làm công việc gì, muốn có gia đình thế nào, muốn qua lại với những người bạn ra sao, muốn tìm người bạn đời như thế nào để chung sống nối quãng đời còn lại.
  2. Bạn đối xử với thời gian như thế nào, thời gian sẽ đối xử lại với bạn y như thế.
  3. Điều chúng ta có thể làm là xác định mỗi ngày còn sống là một ngày theo đuổi mục tiêu đời mình, nghiêm túc sống thật tốt theo những gì đã vạch ra.
  4. Một năm phong phú giá trị hơn hẳn một đời mông lung.
  5. Bất kể thế nào, bạn phải có dự định cụ thể cho tương lai, càng cụ thể càng tốt.
  6. Sau khi xác định được phương hướng, mọi thứ còn lại sẽ dễ dàng hơn: ta cần lập kế hoạch dài hạn, kế hoạch ngắn hạn, chia mục tiêu, nhiệm vụ theo từng giai đoạn cụ thể, lên lịch trình hằng ngày, để mọi thứ đều đi đúng hướng.
  7. Đời dài hay ngắn do ông  trời quyết định, nhưng cuộc sống sâu sắc, ý nghĩa hay nhàm chán, mờ nhạt đều phụ thuộc vào quyết định của ta.

Vật chất: không bị ràng buộc để tâm hồn tự do

  1. Bạn đầu, chúng tôi tưởng cô có sở thích tích trữ đồ đạc, nhưng sau này mới phát hiện ra, chỉ là nội tâm của cô quá nghèo nàn mà thôi.
  2. Người bị vật chất chi phối thường có vài đặc điểm chung: Một là không biết tiết chế. Hai là thiểu kỷ luật với bản thân. Bà là không có tự tin và thiếu cảm giác an toàn.
  3. Người có kỷ luật tự giác hiểu rằng, phải kiểm soát ham muốn của mình, dồn sức lực vào những việc có giá trị.
  4. Giảm bớt gánh nặng, chủ động sống tối giản mới là thương yêu bản thân.

Thói quen: dũng cảm tiến lên có quyền lựa chọn

  1. Nhiều người ca thán xây dựng thói quen thật khó khăn, nhưng cũng có những người thành công nhờ tạo dựng thói quen tốt.
  2. Nuôi dưỡng thói quen tốt càng sớm càng tốt.
  3. Thói quen đầu tiên là liệt kê ba việc mình phải làm hằng ngày. Thói quen thứ hai là chia công việc theo mức độ quan trọng. Thói quen thứ ba là ghi chép.
  4. Có thể lúc mới đầu bồi dưỡng những thói quen nhỏ này, bạn sẽ gặp khó khăn, dễ nản, luôn phải thúc giục bản thân. Song lâu dần, bạn sẽ ngạc nhiên với những lợi ích chúng đem lại: thời gian làm việc được rút ngắn, có thêm nhiều tự do, đầu óc và cơ thể được giải phóng. Bạn không còn phải buồn rầu vì nghĩ xem “phải làm gì? làm thế nào?” mà chỉ cần nghĩ xem bước tiếp theo nên “làm thế nào cho tốt.”
  5. Thay vì ngưỡng mộ người khác được tự do nhờ kỷ luật tự giác, chi bằng bắt đầu thay đổi bản thân ngay bây giờ đi.
  6. Những thói quen tốt sẽ giúp chúng ta tiến bước trên muôn nẻo đường đời.
  7. Những thói quen tốt sẽ mang lại nhiều thay đổi bất ngờ cho cuộc sống của bạn, giải thoát bạn khỏi những rối ren phức tạp trong công việc và sinh hoạt hằng ngày.
  8. Nhiều người ca thán xây dựng thói quen thật khó khăn, nhưng cũng có những người thành công nhờ tạo dựng thói quen tốt.

Thái độ: bạn đối xử với thế giới thế nào, thế giới sẽ đối xử với bạn thế ấy

  1. Chúng ta sống không phải để thay đổi thế giới, mà là để thế giới không thể thay đổi mình.
  2. Đừng cho rằng cả thế giới đang ngáng đường bạn, thật ra thế giới này có biết bạn là ai đâu.
  3. Hãy dành tâm trí, sức lực cho những điều có giá trị. Dù có ham muốn vật chất cũng đừng để nó bánh trướng nuốt chửng bản thân
  4. Trên đời không có thành công trong chớp mắt, chỉ có thành tựu đánh đổi bằng những nỗ lực, kiên trì tích lũy theo năm tháng.
  5. Hãy tưởng tượng cuộc sống là một cuốn sách. Mỗi khi mệt nhoài, muốn dừng bước, hãy tự nói với mình, mới được vài chương, còn quá sớm để kết luận nó sẽ kết thúc buồn hay vui. Hơn nữa mình hoàn toàn có thể sửa đổi kết cục của câu chuyện này.
Như thế nào là kỷ luật tự giác?
Như thế nào là kỷ luật tự giác?

Phần 4. Điều cần duy trì cho cuộc sống ngày một tốt lên

Tinh tế: vừa tốt đẹp vừa tự tại

  1. Lốt xác rất đau khổ, song nó đem lại thành quả to lớn. Những rắc rối hiện tại đều đang lót đường cho một bản thân tốt đẹp hơn.
  2. Hãy để cuộc đời mình trở thành câu chuyện truyền cảm hứng cho người khác.
  3. Sống theo kiểu mình thích thật ra không khó đến vậy, chỉ cần đầu tư chút thời gian mỗi ngày thôi. Chút thời gian đó cũng là để chiều chuộng chính bạn sau này.
  4. Thời gian sẽ cho bạn phản hồi tốt nhất, được thể hiện trên gương mặt và cơ thể bạn.
  5. Cuộc sống chất lượng cao bắt nguồn từ kỷ luật tự giác và tình yêu dạt dào với cuộc sống của con người.
  6. Quá trình thay đổi sẽ không dễ dàng, cũng không nhẹ nhàng, nhưng nếu kiên trì vượt qua, bạn sẽ bất ngờ trước khả năng tiềm tàng của mình, kinh ngạc vì mình đã có được cuộc sống tốt đẹp hơn nhờ sự cố gắng của bản thân.

Cảnh giới: không ngừng nhìn lại, không ngừng vươn cao

  1. Sau mỗi giai đoạn, chúng ta nên nhìn lại một cách tổng quát về những thu hoạch và tổn thất trong giai đoạn đó để tiếp tục cải thiện trong giai đoạn tiếp theo.
  2. Mỗi giai đoạn, mỗi kinh nghiệm đều nên để lại cho ta bài học nào đó, giúp ta vỡ vạc ra nhiều điều, có vậy mới không sống uống phí.
  3. Là người trong cuộc, trong nhà chưa tỏ ngoài ngõ đã tường, chỉ có cách đứng ngoài cuộc, làm người quan sát mới có thể tinh tường nhận ra vấn đề nằm ở đâu.
  4. … chính là bỏ ra một tháng để ghi chép xem mình thường dành thời gian để làm gì.
  5. Hãy quay đầu nhìn lại quá khứ để có một tương lại tươi sáng hơn. Người có kỷ luật tự giác có thể kiểm soát việc học tập, công việc và cuộc sống của mình, cũng nhờ vậy nắm giữ được cuộc đời mình.
  6. Khó khăn hiện tại đều là để trải đường cho ngày mai tươi sáng hơn.

Khí chất: Đừng ngừng suy ngẫm và làm việc kể cả khi đang dưỡng da

  1. Làm một người tự giác mới có thể kiểm soát bản thân một cách hữu hiệu, để sắp xếp những việc vặt vãnh trong đời, làm cuộc sống vừa ngăn nắp trật tự vừa tự tại nhẹ nhàng, giúp ta sống theo cách mình muốn.
  2. Người có kỷ luật tự giác có thể cầm lòng trước ham muốn để nâng cao chất lượng công việc và cuộc sống.

Tự do: tự giác bao nhiêu tự do bấy nhiêu

Như thế nào là kỷ luật tự giác?
Như thế nào là kỷ luật tự giác?
  1. Tự do không phải làm muốn gì làm nấy, mà là có khả năng, bản lĩnh để không làm điều mình không muốn.
  2. Lên kế hoạch, lấp thời gian biểu cho riêng mình, sắp xếp công việc sao cho ổn thỏa mới có nhiều sự ủng hộ về mặt tinh thần lẫn vật chất.
  3. Kỷ luật tự giác là trao cho mình quyền đặt ra quy tắc trò chơi, còn lười biếng là trao quyền đặt quy tắc cho người khác.
  4. Người có kỷ luật tự giác mới có thể nắm giữ cuộc sống, công việc của mình, làm chủ nhịp độ của bản thân, nội tâm vừa phong phú vừa kiên định.

Đỉnh cao: những người nỗ lực rồi sẽ gặp nhau ở đỉnh cao

  1. Thomas D. Cory từng dành năm năm để nghiên cứu cuộc sống của 176 người giàu và nhận thấy 76% người giàu kiên trì tập thể dục hơn 30 phút mỗi ngày, một nửa trong số họ dậy sớm ít nhất 3 tiếng trước khi bắt đầu làm việc.
  2. Người nỗ lực chưa bao giờ bỏ cuộc vì thấy khó khăn, họ chỉ biết không ngừng leo lên vị trí cao hơn. Nên khi họ có thành tựu, bạn không cần phải thèm thuồng, đó là điều họ xứng đáng nhận được.
  3. Có rất nhiều con đường dẫn lên đỉnh núi, những biển chỉ dẫn lên đường nào cũng khắc dòng chữ kỷ luật tự giác. Không có thành công nào dễ dàng, chỉ có kỳ tích nhờ tinh thần bất khuất không ngại tram ngàn lần thử sức.
  4. Tự do không phải là phóng túng, lại càng không phải chiều theo ý mình.
  5. Người có kỷ luật tự giác sẽ dẫn dắt mình bước lên vị trí cao.
  6. …ví dụ như dậy sớm.
  7. Giờ phút này, ta không biết đỉnh cao cuộc đời nằm ở đâu. Những mỗi một hành động sẽ quyết định tầm cao ta có thể vươn tới.
  8. Người có kỷ luật tự giác sẽ lên kế hoạch cho tương lai của mình.

Tương lai: mạnh mẽ tiến lên, sống thật ý nghĩa

  1. Ở trong vùng an toàn sẽ được sung sướng nhất thời, nhưng về lâu dài lại không phải lựa chọn sáng suốt.
  2. Nhân tố đảm bảo cho cuộc sống bền vững là khả năng đi tới đâu sinh tồn được ở đó.
  3. Theo tháp nhu cầu của Maslow, khi đạt tới một độ cao nhất định, con người không chỉ cố gắng làm việc vì vất chất, mà còn để thể hiện giá trị của bản thân.
  4. Chúng ta phải thử sức, phải liều lĩnh vài lần trong đời mới có thể hiểu rõ bản thân, hiểu bản chất của công việc và cuộc sống, thấu tỏ ý nghĩa cuộc đời.
  5. Tương lai của mỗi người nên nằm trong tay bản thân, chứ không nên bị dư luận cùng những người xung quanh chi phối.
  6. Tôi không cần ổn định, chỉ muốn được yên lòng, tôi không muốn thấy bản thân còn trẻ mà tâm hồn đã già nua.
  7. Thời gian là giám khảo công bằng nhất, nó sẽ cho điểm xứng đáng với công sức ta bỏ ra, ai cũng như ai.

Mạnh mẽ tiến lên, sống thật ý nghĩa.

Như thế nào là kỷ luật tự giác?
Như thế nào là kỷ luật tự giác?

Một vài gợi ý khác cho bạn

Bạn chắc chắn sẽ muốn đọc các cuốn sách tuyệt vời khác. Mời bạn đến với chuyên mục: Review sách nhé!

Các đầu sách khác liên quan:


CÁC TRANG LIÊN HỆ KHÁC

  1. Website: Phụ Nữ Tự Do – Blog viết về chủ đề quản lý tài chính cá nhân cho phụ nữ.
  2. Linkedin: Nguyễn Thị Thu Hương
  3. Facebook: Hương Nguyễn
  4. Fanpage: Hương Nguyễn Blog

1 COMMENT

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here