Chúng ta học thế nào – Phần 3

Chúng ta học thế nào - Tận dụng sức mạnh của giấc ngủ như thế nào trong việc học tập và phát triển trí tuệ, kỹ năng.

0
447

Chúng ta học thế nào – Ngủ cũng là học

Có thể bạn từng nghe về chu kỳ giấc ngủ. Theo các nghiên cứu về giấc ngủ, mỗi chu kỳ ngủ kéo dài 90 phút và con người nên ngủ đủ 5 chu kỳ để tinh thần minh mẫn và thể chất khỏe mạnh.

Nhiều người tin rằng, trong 1 chu kỳ ngủ, tương ứng với 90 phút sẽ diễn ra đầy đủ 5 giai đoạn của giấc ngủ: Ngủ ru – Ngủ nông – Ngủ sâu – Ngủ rất sâu – Ngủ mơ.

Thế những thí nghiệm nghiên cứu của Robert Stickgold ở Harvard và Carlyle Smith thuộc Đại học Trent ở Peterborough, Ontario đã đưa ra những bằng chứng thực nghiệm và chỉ ra rằng:

Nếu giấc ngủ của bạn đủ 5 chu kỳ thì 2 chu kỳ đầu sẽ diễn ra đầy đủ 5 giai đoạn của giấc ngủ, 3 chu kỳ sau sẽ chỉ diễn ra giai đoạn (2) và (3).

Cụ thể như sau:

Chúng ta học thế nào - How we learn
Chúng ta học thế nào – How we learn

Giai đoạn I. Giai đoạn khởi đầu (1)

Hiểu đơn gian đây là giai đoạn ngủ nông, kiểu như lim dim ngủ vậy. Đóng 1 vai trò nhất định khi kết hợp với giai đoạn REM là củng cố ký ức.

Giai đoạn REM. Giấc ngủ mắt chuyển động nhanh (2)

Nhưng cơn bão noron này dường như để giúp nhận diện các khuôn mặt, giải quyết vấn đề sáng tạo và tri nhận những mối quan hệ mà vào ban ngày nó hiện lên không quá rõ ràng (củng cố ký ức).

Nó đóng vai trò lớn nhất so với các giai đoạn khác nhau, trong việc trợ giúp quá trình “mưa dầm thấm lâu”

Giai đoạn II. Đây là chuyên gia về ký ức vận động (3)

Giai đoạn này rất quan trọng với quá trình học tập vận động. Khi chúng ta tước bỏ của mọi người giai đoạn 2, nghĩa là sau 3 tiếng ngủ liên tục chúng ta thức dậy chẳng hạn, chúng ta sẽ không thấy sự tiến bộ với mọi kiểu học tập vận động bao gồm âm nhạc, thể thao hãy kỹ năng cơ khí…

Giai đoạn III, IV: Giai đoạn sóng chậm hay ngủ sâu (4), (5)

Đây là vùng lưu trữ ký ức quan trọng nhất. Nếu tước mất giai đoạn ngủ sâu này, nó không chỉ ảnh hưởng tới vẻ bề ngoài của họ, họ không nhận được lợi ích đầy đủ của giấc ngủ lên việc nhớ lại, với các dữ liệu mới học, từ vựng đã học qua, tên người, ngày tháng và công thức…

Giai đoạn này có tác động rất quan trọng trong việc củng cố trí nhớ thông tin.

Tóm lại

Giấc ngủ sâu tập trung vào nửa đầu của đêm, là giá trị lớn nhất trọng việc ghi nhớ các dữ liệu cứng – tên người, ngày tháng, công thức, khái niệm.

Nhưng giai đoạn của giấc ngủ giúp củng cố các kỹ năng vận động và tư duy sáng tạo – dù là trong toán học, khoa học, hay kỹ năng viết lách – diễn ra vào những giờ gần sáng, trước khi thức giấc.

Nếu bạn định đốt cháy giai đoạn, thì sẽ có ích nếu bạn biết cần đốt ở đâu.

Chúng ta học thế nào – Ứng dụng cuộc sống

  • Nếu bạn đang chuẩn bị cho phần thể hiện – một tiệt mục độc tấu, cuộc thi chạy bộ,… thì thức khuya sẽ tốt hơn là dậy sớm
  • Nếu bạn đang chuẩn bị bài kiểm tra toán hoặc hóa học, kiểu bài thử thách năng lực nhận diễn khuôn mẫu của bạn thì tốt hơn là nên thức khuyên nếu có thể.
  • Nếu bạn cần chuẩn bị cho bài kiểm tra lịch sử, văn học, từ vựng mới hay điền vào bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học, dạng bài kiểm tra khả năng lưu trữ. Hãy sắp xếp việc học sao cho bạn đi ngủ vào giờ bình thường, ngủ thật nhiều giai đoạn ngủ sâu và thức dậy sớm để xem qua bài vở trước bình minh.

Một phát hiện thú vị đó là: Những giấc ngủ ngày 1 – 1,5 tiếng rưỡi, đem lại cho chúng ta những lợi thế gần tương tự trong việc củng cố kiến thức mà bạn có được từ một giấc ngủ 8 tiếng trọn vẹn vào buổi tối.

Mua sách: TẠI ĐÂY

Một vài gợi ý khác cho bạn

Bạn chắc chắn sẽ muốn đọc các cuốn sách tuyệt vời khác. Mời bạn đến với chuyên mục: Review sách nhé!

Các đầu sách khác liên quan:


CÁC TRANG LIÊN HỆ KHÁC

  1. Website: Phụ Nữ Tự Do – Blog viết về chủ đề quản lý tài chính cá nhân cho phụ nữ.
  2. Linkedin: Nguyễn Thị Thu Hương
  3. Facebook: Hương Nguyễn
  4. Fanpage: Hương Nguyễn Blog
  5. Tiktok: Hương Nguyễn TT

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here