Review sách: Bạn không thông minh lắm đâu

Bạn không thông minh lắm đâu - một tuyển tập những bài giảng tâm lý học với tất cả sự nhàm chán đã bị lược bỏ.

0
388
Review sách: Bạn không thông minh lắm đâu
Review sách: Bạn không thông minh lắm đâu

Bạn không thông minh lắm đâu – David McRaney

“Cho dù bạn có đang chọn mua Smartphone hay đang quyết định xem nên tin theo chính trị gia thế nào, thì bạn cũng luôn tự cho mình là một cá thể đầy lý trí. Tất cả mọi suy nghĩ, hành động của bạn đều dựa trên những luận điểm, luận cứ rõ ràng, logic và trung lập. Nhưng đây mới là thực tế này: Bạn không thông minh lắm đâu. Bạn cũng chỉ là một kẻ hay tự dối mình như tất cả những người khác – nhưng đừng lo, bởi ảo tưởng là một phần của bản chất con người.” – Trích sách: Bạn không thông minh lắm đâu – tác giả David McRaney.

Về tác giả David McRaney

David McRaney là phóng viên, nhân viên truyền thông. David từng viết quảng cáo cho Heineken và tham gia sản xuất các chương trình truyền hình.

Với niềm đam mê tâm lý học, ông đã nghiên cứu, tổng hợp và đem đến cho người đọc nhiều thông tin thú vị ẩn sâu trong bộ não con người thông qua trang blog You Are Not So Smart.

Trang blog này đã trở thành một hiện tượng và thu hút hàng triệu lượt xem. Nhờ sự thành công của nó, cuốn sách cùng tên đã ra đời.

You Are Not So Smart được dịch ra hơn 14 thứ tiếng và nhanh chóng trở thành cuốn sách bán chạy trên toàn thế giới. David hiện đang sóng ở Mississippi, Mỹ, cùng vợ là Amanda McRaney và chú mèo Simon.

Cuốn sách này phù hợp với ai?

Review sách: Bạn không thông minh lắm đâu
Review sách: Bạn không thông minh lắm đâu
  • Một người ưa thích khám phá thế giới nội tâm của con người
  • Một người thích đọc và nghiên cứu về tâm lý học
  • Một bạn trẻ muốn ngắm nhìn thế giới thông qua nhiều góc nhìn khác nhau
  • Bất cứ ai luôn tò mò về thế giới nội tâm và hành vi thường ngày của chính mình

… đều sẽ hứng thú với cuốn sách này.

Bài học giá trị từ cuốn sách Bạn không thông minh lắm đâu

Nếu bạn đã đọc bài viết: Bạn không thông minh lắm đầu – Trích đoạn hay! thì có lẽ bạn sẽ nhận ra có quà nhiều điều thú vị và hứu ích xuất hiện trong cuốn sách này.

Và dưới đây là 3 bài học giá trị mà tôi học được từ nó.

Tích cực ảo còn tai hại hơn cả tiêu cực

Bạn vẫn tưởng: Bạn biết khi nào bạn đang bị tự lừa đối bản thân.

Sự thật là: Bạn thường không nắm rõ về động cơ thúc đẩy đằng sau những hành vi của mình. Và thường tự tạo dựng nên những câu chuyện để giải thích về quyết định, cảm xúc, lịch sử của bạn thân mà không hề hay biết.

Review sách: Bạn không thông minh lắm đâu
Review sách: Bạn không thông minh lắm đâu

Tôi đã từng trải qua trạng thái tích cực ảo trong quá khứ. Khi mà tôi luôn cố gắng thể hiện năng lượng tích cực cho mọi người thấy. Tôi muốn người khác gọi tôi với cụm từ “truyền cảm hứng tích cực” và tôi tìm mọi cách che đậy những cảm xúc tiêu cực của chính mình. Tôi nghĩ chỉ cần tin rằng mình đang tích cực sống tốt thì mọi thứ sẽ luôn tích cực.

Người ta thường dạy nhau hãy luôn nhìn nửa ly nước bằng con mắt của một ly nước đầy. Trong một vài trường hợp thì đúng, nhưng đa số lại sai. Thứ chúng ta cần nhìn là sự thật. Sự thật về trạng thái tinh thần, về suy nghĩ và cảm xúc thật bên trong, không phải tự lừa gạt chính mình. Nó chỉ có tác dụng tức thời, không thể kéo dài mãi mãi.

Trải nghiệm của tôi…

Mọi thứ bị đầy đi quá xa đến nỗi nó khiến tôi phải thú nhận sự thật rằng tôi đang tiêu cực với một cậu bạn tôi quen khi sống ở Sài Gòn. Cậu ấy có nói với tôi một câu, một câu khiến tôi tỉnh ngộ cũng là giúp tôi được giải thoát. Và đến giờ nó vẫn còn luôn vang lên trong đầu tôi mỗi khi tôi không vui vẻ hoặc cảm thấy bản thân hết năng lượng.

“Làm gì có ai tích cực được mãi, con người cũng phải có lúc suy nghĩ tiêu cực chứ.”

Đúng, rất đúng. Người làm bằng xương, bằng thịt, không phải robot để lập trình, cũng không phải sỏi đá mà không hề có cảm xúc. Nếu ai đó nói với tôi rằng họ lúc nào cũng suy nghĩ tích cực, chẳng bao giờ có suy nghĩ tiêu cực, tôi dám khẳng định rằng: HỌ ĐANG TÍCH CỰC ẢO.

Bài học tôi nhận được…

Ai mà không gặp những điều không may mắn trong cuốn sống cơ chứ? Ai mà không gặp những việc không vừa ý của mình? Ai mà không gặp những người mình không ưa? Ai mà có thể nghĩ mọi chuyện tích cực?

Dù 1 thoáng qua tiêu cực, nó cũng là tiêu cực. Chỉ khác nhau ở chỗ, người ta dùng bao nhiêu thời gian để ổn định lại trạng thái của chính mình, trở về với con người thật, con người bình thường của bản thân. Biến những tiêu cực thành động lực, biến động lực thành hành vi, biến hành vi thành kết quả. Chuyện là vậy đây!

Vậy nên, nếu có ngày nào đó bạn trở nên tiêu cực, hãy cứ cho mình 1 chút không gian. Một chút không gian để lười biếng cũng được, trú ẩn cũng được, xấu tính cũng xong. Rồi sau đó mới tìm cách thoát ra trạng thái đó vẫn là chưa muộn.

Lời khuyên

Đôi lúc tôi không vui, tôi buồn, tôi lo lắng, tôi mệt mỏi, tôi suy nghĩ tiêu cực, tôi chọn viết xuống. Cho bản thân mình được nói ra, được giải thoát, được nghỉ ngơi. Đây là cách mà tôi tự tìm thấy cho mình. Nhưng cũng chính những trạng thái tưởng chứng độc hại này lại khiến tôi có thêm nhiều chất liệu cuộc sống để viết, để sáng tạo, để thấu hiểu và để quan tâm tới mọi người xung quanh.

Hóa ra chúng cũng không xấu hoàn toàn như ta từng nghĩ. Chúng luôn có một mặt tốt nào đó mà ta chưa kịp nhận ra, nhưng cũng đừng cố “bẻ cong” nó bằng được từ xấu sang tốt. Mặc dù chúng có mặt tốt những nếu chúng ta không thật sự cảm nhận được thì đừng tự lừa dối bản thân.

Tự lừa dối bản thân là một dạng của tích cực ảo. Chính trạng thái tích cực ảo mới cần đáng báo động đấy!

Cách để vượt qua trì hoãn

Bạn vẫn tưởng: Bạn thường trì hoãn công việc bởi vì bạn là một kẻ lười biếng và không biết cách kiểm soát thời gian của mình.

Sự thật là: Sự trì hoãn được thúc đẩy khi bạn yếu đuối trước những cám dỗ và không tự ngẫm về các suy nghĩ của bản thân.

Review sách: Bạn không thông minh lắm đâu
Review sách: Bạn không thông minh lắm đâu

Thói quen tai hại dẫn tới sự trì hoãn

Tôi có một tật xấu. Đó là, mỗi lần ăn cơm tôi phải xem một cái gì đó. Tôi thường xem những đoạn review phim ngắn trên facebook. Điều này rất không tốt cho dạ dày, tôi biết điều đó nhưng vẫn cứ làm. Thật sự thói quen xấu rất khó bỏ, bởi nó đều khiến con người thỏa mãn nhanh chóng.

Thói quen xấu này còn dẫn tới một hệ lụy nghiêm trọng hơn mà gần đây tôi mới để ý. Thuật toán trên Facebook cực kỳ thông mình. Nó ghi nhớ lịch sử tương tác và thói quen sử dụng nền tảng của tôi là thường xuyên xem review phim. Cho nên, nó liên túc đề xuất các video cùng chủ đề cho tôi xem. Cứ thế, tôi luôn bị cuốn theo những đề xuất đó. Dù đã kết thúc bữa ăn, đi rửa bát xong tôi vẫn cứ tiếp tục xem tiếp. Nó “ngốn” của tôi khá nhiều thời gian, khiến tôi sau mỗi bữa ăn lại nằm dài trên giường để tiếp túc “cày” review phim.

Chính điều này khiến tôi trì hoãn nhiều việc của mình. Thật tệ!

3 cách thoát khỏi trì hoãn hiệu quả mà tôi đúc rút được:

Cách 1. Cách ly khỏi cám dỗ

Giờ hãy thứ viết xuống những thứ cám dỗ trong cuộc sống của mình. Những thứ khiến bạn tiêu tốn thời gian, năng lượng, sức khỏe, tiền bạc nhưng không mang giá trị về trí tuệ, cơ hội, tương lai, tiền bạc, sức khỏe cho bạn.

Khi bạn xác định được cám dỗ làm ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn thì bạn sẽ biết cách tránh xa chúng.

Ví dụ như của tôi là:

  1. Tắt thông bao mạng xã hội
  2. Để điện thoại về chế độ im lặng
  3. Để điện thoại ngoài vùng “với tay” khi làm việc
  4. Bỏ follow những người bạn “lười biếng” trên mạng xã hội
  5. Hủy kết bạn với những người toxic trên MXH
  6. Ngừng theo dõi người nổi tiếng, sao showbiz, chỉ giữ lại những người có lối sống lành mạnh, tích cực và truyền cảm hứng phát triển bản thân.
  7. Thông báo với những người quan trọng về lịch trình làm việc của bạn
  8. Giảm tần suất check email
  9. Học cách từ chối các buổi hẹn vô bổ, hạn chế các bữa nhậu…
  10. Hạn chế các vất dụng xung quanh nơi làm việc…
  11. Giảm ăn vặt, …

Cách 2. Ghi lại mục tiêu hằng ngày

Hằng ngày hãy viết xuống cho mình một to-do list và viết xuống mục tiêu gần nhất bằng con số cụ thể mà bạn đang hướng tới.

Ví dụ mục tiêu trong 3 tháng tới của bạn là trả hết khoản vay trả góp mua điện thoại từ lần trước là 20 triệu. Vậy hãy viết nó xuống mỗi ngày ở mục đầu tiên trong to-do list của bạn. Và hãy nghĩ về hậu quả nếu như bạn không hoàn thành mục tiêu đó. Chúng chính là động lực thúc đẩy hành động của bạn đấy.

Điều này đang rất hiệu quả với cuộc sống của tôi. Bạn thử tham khảo cách tôi làm nhé:

  1. Viết to-do list vào một tờ giầy note
  2. Dán nó ở nơi dễ nhìn, thường là một trong số vị trí sau: màn hình laptop, chân đèn bàn, chậu cây cảnh mini, đầu giường, cuốn sách,… vị trí tùy thuộc vào việc hôm đó tôi ngồi làm việc ở đâu.
  3. Viết mục tiêu của ngắn hạn theo công thức: ĐÁNH ĐỔI VÌ MỤC TIÊU [CON SỐ] – [HẬU QUẢ NẾU KHÔNG HOÀN THÀNH MỤC TIÊU]
  4. Dùng bút highlight gạch đi những việc đã hoàn thành
  5. Không viết quá 5 việc mỗi ngày, bao gồm cả mục tiêu
  6. Muốn làm việc thứ 6 thì phải hoàn thành ít nhất 3/5 việc trong to-do list rồi mới bổ sung mục thứ 6.
  7. Giữ lại tờ note ghi to-do list vào một chiếc hộp

Cách 3. Tin rằng chẳng ai đánh giá sự thất bại của mình

Một trong những điều từng khiến tôi không dám hành động là do tôi sợ thất bại. Đáng sợ hơn sau đó là tôi nghĩ rằng người khác sẽ “cười vào mặt” tôi.

Sự thật thì trong đời mỗi người có quá nhiều thứ để quan tâm, chẳng ai quan tâm tới bạn đâu. Có may chỉ là “tiện thể” họ quan tâm tới bạn một chút, rồi những điều khác trong cuộc sống của họ sẽ lấp hết vị trí của bạn trong mắt họ thôi.

Nếu thật sự có người dõi theo bạn, quan tâm tới sự thành bại của bạn thì họ sẽ là một trong hai loại người sau:

  1. Một người cực kỳ quan tâm, yêu thương bạn: Họ sẽ không phát xét nếu bạn thất bại, thậm chí họ luôn muốn đưa tay giúp đỡ bạn. Vậy sao bạn lại sợ họ thấy bạn thất bại nhỉ?
  2. Kiểu người dỗi hơi, có cuộc sống nhàm chán, lấy sự thất bại của người khác để an ủi cho sự lười nhác, thiếu ý chí phấn đấu của mình. Loại người này bạn giao du với họ chỉ có thụt lùi lại thôi, vậy thì bạn có cần quan tâm tới họ không?

Giờ thì bạn biết rồi đấy: Chẳng ai quan tâm tới sự thành bại của bạn hơn chính bạn đâu. Vậy nên việc mình thì mình làm. Đừng để những suy nghĩ rằng người ta sẽ nhìn bạn và hả hê khi bạn thất bại cản bước bạn tiến về phía trước.

Nếu bạn không hành động, đến thật bại cũng không thèm đến gặp bạn đâu nhé. HÃY HÀNH ĐỘNG NGAY BÂY GIỜ.

Làm việc độc lập là một kỹ năng để làm việc nhóm hiệu quả

Bạn vẫn tưởng: Khi làm việc nhóm để đạt được mục tiêu chúng, bạn sẽ làm việc chăm chỉ và hiệu quả hơn.

Sự thật là: Khi nằm trong một nhóm, bạn có xu hướng ít nỗ lực hơn, bởi vì bạn biết rằng công sức mình bỏ ra sẽ bị gộp chung vào với thành quả của những người khác.

Review sách: Bạn không thông minh lắm đâu
Review sách: Bạn không thông minh lắm đâu

Câu chuyện kỹ năng làm việc nhóm ở Việt Nam

Có một điều tôi thấy rất kỳ lạ khi đi làm đó là gần như CV của ai cũng ghi kỹ năng làm việc nhóm tốt. Nhà tuyển dụng nào cũng muốn bạn phải có kỹ năng này và ứng viên nào cũng chém gió là mình rất giỏi làm việc nhóm.

Cuối cùng vẫn là cú lừa qua lừa lại nhau thôi.

“Muốn đi nhanh thì đi một mình, đi xa thì đi cùng nhau.” Tại sao phải trong giữa nhanh và xa, trong khi nếu biết cách ta có thể vừa đi nhanh vừa đi xa nhỉ?

Có rất nhiều bài viết chỉ trích người Việt Nam chúng ta rất giỏi làm việc độc lập nhưng yếu kém trong việc làm việc nhóm.

Góc nhìn cá nhân…

Theo quan điểm của tôi, nếu một nhóm làm việc không hiệu quả lỗi đầu tiên ở ông leader. Một người có thể làm việc độc lập hiệu quả sẽ vẫn hiệu quả nếu người trường nhóm biết đặt để đúng chỗ và giao đúng việc, đúng cách.

Người ta thường hiểu sai vấn đề làm việc nhóm là cả nhóm làm chung một việc, nhưng thực chất làm việc nhóm là mọi người đều làm tốt nhiệm vụ của mình để hướng về một mục tiêu chung của cả nhóm.

Nếu giao việc đúng người, phân chia rõ ràng trách nhiêm, quyền hạn, dealine, giám sát và bao cáo tiến độ kịp thời thì việc của ai người đó làm. Đồng thời, cả nhóm cần phải thống nhất được luật chơi chung cho cả nhóm. Họ vẫn làm việc độc lập theo cách của họ và nằm trong khuôn khổ của luật chơi chung.

Cuối cùng, làm việc nhóm cũng chính làm từng thành viên làm việc độc lập hiệu quả và hướng tới một mục tiêu chung. Người không có năng lực làm việc độc lập cũng đồng nghĩa với việc họ không thể làm việc nhóm hiệu quả. Cái hiệu quả mà người ta tưởng rằng nó hiệu quả thức chất chỉ là ỷ lại, dựa dẫm vào thành tích của người khác mà thôi.

Đánh giá sách: Bạn không thông minh lắm đâu – David McRaney

Cuốn sách Bạn không thông minh lắm đâu gợi mở cho ta thấy nguồn gốc của mọi quyết định, suy nghĩ, cảm xúc hóa ra đến từ những nơi chẳng ai ngờ thấy. Chúng ta thường bịa ra những câu chuyện hoặc giả vờ như chúng ta thật thông mình để lừa phỉnh chính mình và người khác.

Bạn không thông minh lắm đâu
Bạn không thông minh lắm đâu

Cuốn sách này giống như tuyển tập những bài giảng Tâm lý học, với tất cả những phần nhàm chán đã được lược đi.

Bạn sẽ được khai mở tư duy từ cuốn sách này. Bạn sẽ có những bài học thực nghiệm giống như tôi viết ở trên. Bạn sẽ nắm bắt được nội tâm của bản thân và những người xung quanh mình.

Và cuốn sách này sẽ khiến bạn muốn đọc nhiều hơn, học nhiều hơn để bù lại sự “không thông mình lắm đâu” của mình.

Một cuốn sách thú vị!

Điểm đánh giá 7/10.

Cảm ơn tác giả David McRaney, AZ Việt Nam, NXB Thế Giới đã mang cuốn sách này về với độc giả Việt.

Mua sách: TẠI ĐÂY

Một vài gợi ý khác cho bạn

Bạn chắc chắn sẽ muốn đọc các cuốn sách tuyệt vời khác. Mời bạn đến với chuyên mục: Review sách nhé!

Các đầu sách khác liên quan:


CÁC TRANG LIÊN HỆ KHÁC

  1. Website: Phụ Nữ Tự Do – Blog viết về chủ đề quản lý tài chính cá nhân cho phụ nữ.
  2. Linkedin: Nguyễn Thị Thu Hương
  3. Facebook: Hương Nguyễn
  4. Fanpage: Hương Nguyễn Blog
  5. Tiktok: Hương Nguyễn TT

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here