Bạn không thông minh lắm đâu – Trích sách hay!

1
410
Bạn không thông minh lắm đâu
Bạn không thông minh lắm đâu

Trích đoạn hay từ cuốn Bạn không thông minh lắm đâu – David McRaney

Bạn vẫn tưởng:

Bạn là một cá thể có lý trí, biết suy nghĩ logic và luôn nhìn thế giới một cách khách quan.

Sự thật là:

Bạn cũng chỉ là một kẻ hay tự dối mình như tất cả những người khác. Nhưng không sao, chính điều đó lại giúp bạn có trí óc lành mạnh

Dưới đây là 46 cách khác nhau bạn đang sử dụng để tự đánh lừa bản thân mình:

1. Mồi tiềm thức

Bạn vẫn tưởng: Bạn biết rõ khi nào mình chịu tác động của một điều gì đó, và nó ảnh hưởng tới hành vi của bạn ra sao.

Sự thật là: Bạn hoàn toàn không ý thức được về việc mình liên tục bị tác động bởi các ý tưởng do chính tiềm thức của mình tạo ra.

2. Chứng bịa chuyện

Bạn vẫn tưởng: Bạn biết khi nào bạn đang bị tự lừa đối bản thân.

Sự thật là: Bạn thường không nắm rõ về động cơ thúc đẩy đằng sau những hành vi của mình. Và thường tự tạo dựng nên những câu chuyện để giải thích về quyết định, cảm xúc, lịch sử của bạn thân mà không hề hay biết.

3. Thiên kiến xác nhận

Bạn vẫn tưởng: Quan điểm cá nhân của bạn là kết quả của hàng năm trời quan sát và phân tích một cách khách quan.

Sự thật là: Quan điểm cá nhân của bạn là kết quả của hàng năm trời chỉ tập trung chú ý tới các thông tin xác nhận những điều vốn đã nằm trong niềm tin của bạn, trong khi bỏ qua những thông tin trái ngước với quan niệm có sẵn.

4. Thiên lệch nhận thức muộn

Bạn vẫn tưởng: Sau khi học được một điều mới, bạn nhận thức được rằng mình đã từng thiếu hiểu biết và sai lầm

Sự thật là: Bạn thường nhìn lại những điều vừa mới học được và cho rằng mình đã biết hết từ lâu rồi.

  • Biết ngay là kiểu gì cũng sẽ thua mà
  • Đó là điều tôi nghĩ sẽ xảy ra
  • Đã bảo rồi mà
  • Đấy rõ ràng là chuyện ai cũng phải biết
  • Tôi đã đoán trước là anh sẽ nói thế

Đã bao nhiêu lần bạn nói những điều giống như trên và tin rằng đó là sự thật?

5. Sự ngụy biện của tay thiện xa Texas

Bạn vẫn tưởng: Bạn biết cách tính tới sự ngẫu nhiên khi xác định nguyên nhân và kết quả.

Sự thật là: Bạn có xu hướng bỏ qua ngẫu nhiên khi kết quả có vẻ có ý nghĩa, hoặc khi bạn muốn một sự việc ngẫu nhiên có nguyên nhân hợp lý.

6. Sự trì hoãn

Bạn vẫn tưởng: Bạn thường trì hoãn công việc bởi vì bạn là một kẻ lười biếng và không biết cách kiểm soát thời gian của mình.

Sự thật là: Sự trì hoãn được thúc đẩy khi bạn yếu đuối trước những cám dỗ và không tự ngẫm về các suy nghĩ của bản thân.

7. Sự ngộ nhận trạng thái bình thường

Bạn vẫn tưởng: Bản năng đương đầu hay chạy trốn của bạn sẽ thường được kích hoạt khi đối mắt với hiểm nguy.

Sự thật là: Bạn thường trở nên bình thản một cách kỳ lạ trước mối nguy và vờ như mọi chuyện vẫn ổn.

8. Nội quan

Bạn vẫn tưởng: Bạn nắm rõ lý do cho các sở thích và cảm xúc của mình.

Sự thật là: Bạn không thể tiếp cận được với nguồn gốc thực sự của một số trạng thái cảm xúc. Khi bị chất vấn, bạn sẽ bịa ra điều gì đó cho có vẻ hợp lý.

9. Tự nghiệm về sự phổ biến

Bạn vẫn tưởng: Với sự phát triển của ngành truyền thông, bạn có thể nắm rõ cách thế giới vận hành thông qua những dữ liệu thống kê và tin tức rút ra từ nhiều ví dụ.

Sự thật là: Bạn dễ dàng tin rằng điều gì đó là bình thường chỉ với một ví dụ cụ thể mà bạn tìm được, trong khi đó lại khó chấp nhận những thông tin mà bạn chưa từng biết tới.

10. Hiệu ứng bàng quan

Bạn vẫn tưởng: Khi một ai đó gặp nạn, mọi người sẽ tới để cứu.

Sự thật là: Càng nhiều người chứng kiến một người gặp nạn thì khả năng một ai đó ra tay giúp đỡ càng nhỏ.

11. Hiệu ứng Dunning-Kruger

Bạn vẫn tưởng: Bạn có thể dự đoán được chính xác khả năng của mình ở mọi tình huống.

Sự thật là: Về cơ bản thì bạn khá kém trong việc đánh giá khả năng của bản thân và độ khó của những công việc phức tạp.

“Bạn càng giỏi việc gì đó, bạn càng bỏ nhiều thời gian để luyện tập, thì bạn càng có nhiều kinh nghiệm. Bạn sẽ có thể so sánh bản thân mình với người khác một cách chính xác hơn. Khi càng cố gắng để tiến bộ, bạn sẽ nhận ra những điểm mà bạn cần cải thiện. Bạn bắt đầu nhìn ra được sự phức tạp và chiều sâu của vấn đề. Bạn biết đến những người đang dẫn đầu trong ngành, tự so sánh với họ và nhận ra điểm thiếu sót của mình.

Mặt khác, bạn càng kém việc gì đó, bạn càng bỏ ra ít thời gian cho việc luyện tập và càng nắm được ít kinh nghiệm. Vì vậy, khả năng so sánh bản thân với người khác của bạn cũng kém hơn. Những người xung quanh lại không chỉ ra điều đó, hoặc là bởi vì trình độ của họ cũng chỉ bằng hoặc kém bạn, hoặc là họ không muốn làm bạn tổn thương.”

Trích sách: Bạn không thông minh lắm đâu – David McRaney

12. Ảo quan

Bạn vẫn tưởng: Có những trung hợp thật kỳ diệu. Chắc hẳn chúng phải cí ý nghĩa nào đó chứ.

Sự thật là: Trùng hợp là chuyện thường ngày ở huyện, kể cả những điều tưởng chừng như là kỳ diệu. Mọi ý nghãi mà chúng có đều do chính tâm trí của bạn nghĩ ra thôi.

13. Lòng trung thành với thương hiệu

Bạn vẫn tưởng: Bạn thích những thứ mà bạn sở hứu hơn những thứ khác bởi vì bạn đã chọn lựa một cách lý trí khi mua.

Sự thật là: Bạn thích những thứ mà bạn sở hữu bởi bạn hợp lý hóa những lựa chọn trong quá khứ của mình để bảo vệ ý thức hệ của bản thân.

14. Lập luận dựa vào thẩm quyền

Bạn vẫn tưởng: Bạn quan tâm đến độ chính xác của thông tin hơn là người đưa ra thông tin.

Sự thật là: Địa vị và uy tín của một người ảnh hướng rất lớn tới cách mà bạn nhận thức về thông điệp của họ.

15. Lập luận dựa vào sự thiếu hiểu biết

Bạn vẫn tưởng: Khi không thể giải thích được điều gì đó, bạn sẽ tập trung vào những điều mà bạn có thể chứng mình.

Sự thật là: Khi không chắc về điều gì đó, bạn có xu hướng chấp nhận những lời giải thích kỳ lạ.

16. Ngụy biện bù nhìn rơm

Bạn vẫn tưởng: Khi tranh luận, bạn luôn bám vào những luận chứng khách quan.

Sự thật là: Trong các cuộc tranh luận, sự bực bội sẽ khiến bạn cố tình bẻ cong và thay đổi lập trường của đối thủ.

17. Ngụy biện tấn công cá nhân

Bạn vẫn tưởng: Nếu bạn không thể tin tưởng ai đó thì bạn nên bỏ ngoài tai những quan điểm của họ.

Sự thật là: Điều mà người ta nói và tại sao mà họ nói điều đó cần được phán xét một cách tách biệt rạch ròi.

18. Ngụy biện về thế giới công bằng

Bạn vẫn tưởng: Những người thật bại trong cuộc sống chắc chắn đã phải làm điều gì đó sai nên mới đáng bị như vậy.

Sự thật là: Những người may mắn thường cũng chẳng do đã làm điều gì đó xứng đáng, và kẻ xấu thì cũng thường xuyên thoát tội mà không phải trả giá.

19. Trò chơi lợi ích chung

Bạn vẫn tưởng: Chúng ta có thể xây dựng một hệ thống xã hội không cần có sự quản lý, một nơi mà mọi người đều đóng gops vào lợi ích chung, đều được hưởng lợi và đều hạnh phúc.

Sự thật là: Nếu không có một hình thức quản lý nhất định thì những người lười biếng và những kẻ lừa đảo sẽ nhanh chóng phá hoại nền kinh tế, bởi vì không ai muốn cảm thấy mình làm một thằng khở cả.

20. Trò chơi tối hậu thư

Bạn vẫn tưởng: Bạn chấp nhận hay từ chối một đề nghị dựa vào phân tích logic.

Sự thật là: Trong một cuộc thỏa thuận, bạn sẽ đưa ra quyết định dựa vào địa vị của bản thân.

21. Sự xác nhận chủ quan

Bạn vẫn tưởng: Bạn thường nghi ngờ những nhận định chung chung.

Sự thật là: Bạn có xu hướng tin vào những nhận định và tiên đoán chung chung, đặc biệt là nếu nó mang màu sắc tích cực và hướng tới bạn.

22. Sự truyền bá của các giáo phái

Bạn vẫn tưởng: Bạn dù thông minh để không tham gia vào một giáo phải nào.

Sự thật là: Các giáo phái bao gồm toàn những người như bạn.

23. Tư duy tập thể

Bạn vẫn tưởng: Vấn đề sẽ được giải quyết dễ dàng hơn khi một nhóm người tập hợp lại và cùng bàn luận các giải pháp.

Sự thật là: Mong muốn đạt được tiếng nói chung và xu hướng tránh đối đầu sẽ kìm nén tiến độ.

24. Tác nhân siêu kích thích

Bạn vẫn tưởng: Những người đàn ông sở hữu búp bê tình dục là những tên bệnh hoạn, và cô gái cưới vị tỷ phú 80 tuổi là một kẻ đào mỏ.

Sự thật là: Búp bê tình dục và các đại gia thực chất là những tác nhân siêu kích thích.

25. Sự tự nghiệm cảm xúc

Bạn vẫn tưởng: Bạn luôn suy tính giữa rủi ro và lợi ích, và luôn lựa chọn để tối ưu hóa lợi nhuận trong khi giảm thiểu những thiệt hại

Sự thật là: Bạn phụ thuộc vào cảm xúc khi xác định một thứ là tốt hay xấu, thường đánh giá quá cao những lợi ích tiềm tàng và bị ám ảnh bởi ấn tượng ban đầu.

26. Con số Dunbar

Bạn vẫn tưởng: Bạn có một cuốn danh bạn trong đầu lưu giữ tên gọi và khuôn mặt của tất cả những người mà bạn quen biết

Sự thật là: Bạn chỉ có khả năng duy trì và chăm chú cho các mối quan hệ với khoảng 150 người trong cùng thời điểm.

27. Bán rẻ

Bạn vẫn tưởng: Cả chủ nghĩa tiêu thụ lẫn chủ nghĩa tư bản đều được duy trì bởi những tập đoàn kinh tế lớn và ngành công nghiệp quảng cáo.

Sự thật là: Cả chủ nghĩa tiêu thụ lẫn chủ nghĩa tư bản đều có nên móng là sự cạnh tranh địa vị giữa chính những người tiêu dùng.

28. Thiên kiến tự đề cao

Bạn vẫn tưởng: Bạn tự đánh giá bản thân một cách khách quan qua những thành công và thất bại trong quá khứ.

Sự thật là: Bạn luôn tìm lý do biện hộ cho sự thất bại của bản thân và tự cho mình là thành đạt hơn, thông minh hơn, giỏi giang hơn so với con người thực.

29. Hiệu ứng ánh đèn sân khấu

Bạn vẫn tưởng: Khi ở giữa những người khác, bạn cảm thấy như thể họ đang dõi theo và đánh gái mọi mặt của diện mạo và hành vi của bạn.

Sự thật là: Người ta chẳng mấy khi để ý tới bạn trừ khi bị buộc phải làm như vậy.

30. Hiệu ứng người thứ ba

Bạn vẫn tưởng: Quan điểm và quyết định của bản thân bạn là sản phẩm dựa trên kinh nghiệm thực tế và những kiến thức đã được kiểm định. Còn những người phản đối bạn đang rơi vào những lời nói dối và công tác tuyên truyền từ các nguồn mà bạn không tin tưởng.

Sự thật là: Mọi người đều nghĩ người đang bất đồng ý kiến với minh là một người cả tin, còn bản thân mình thì là một người không dễ bị thuyết phúc, trong khi thực tế thì lại rất khác.

31. Thanh tẩy

Bạn vẫn tưởng: Trút xả cơn giận là cách hiệu quả để giảm stress và tránh việc giận cá chém thớt lên bạn bè và người thân.

Sự thật là: Qua thời gian, xả giận sẽ làm tăng những hành vi hung hăng.

32. Hiệu ứng thông tin sai lệch

Bạn vẫn tưởng: Ký ức có thể được tua lại như một cuộn phim vậy.

Sự thật là: Ký ức được tạo dựng bởi những thông tin có sẵn. Điều đó khiến nó rất dễ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố trong thời điểm hiện tại.

33. Sự phục tùng

Bạn vẫn tưởng: Bạn là một cá thể độc lập mạnh mẽ, không chịu phúc tùng chỉ trừ những trường hợp cần thiết.

Sự thật là: Chỉ cần có một chút áp lực từ xã hội hoặc từ một nhân vật có thẩm quyền là đã có thể khiến bạn bị khuất phục, bởi vì phục tùng là một trong những bản năng sinh tồn.

34. Sự bùng phát cuối cùng

Bạn vẫn tưởng: Khi bạn ngừng thực hiện một thói quen xấu, thói quen đó sẽ dần biến mất khỏi cuộc đời bạn.

Sự thật là: Bất cứ khi nào bạn cố gắng bở một tật xấu, bộ não sẽ nỗ lực lần cuối để đẩy bạn trở về lối cũ.

35. Sự lười biếng xã hội

Bạn vẫn tưởng: Khi làm việc nhóm để đạt được mục tiêu chúng, bạn sẽ làm việc chăm chỉ và hiệu quả hơn.

Sự thật là: Khi nằm trong một nhóm, bạn có xu hướng ít nỗ lực hơn, bởi vì bạn biết rằng công sức mình bỏ ra sẽ bị gộp chung vào với thành quả của những người khác.

36. Ảo giác về sự minh bạch

Bạn vẫn tưởng: Khi bạn đang trải qua những cảm xúc mạnh, những người xung quanh chỉ cần nhìn là biết được điều bạn đang suy nghĩ và cảm nhận.

Sự thật là: Những trải nghiệm chủ quan của bạn không thể quan sát được từ bên ngoài, và bạn đang đánh giá quá cao khả năng truyền tải suy nghĩ và cảm xúc cá nhân của mình.

37. Sự bất lực tự luyện

Bạn vẫn tưởng: Nếu bị rơi vào một tình huống tồi tệ, bạn sẽ làm mọi việc để có thể thoát ra.

Sự thật là: Khi cảm thấy không thể điều khiển được vận mệnh của chính mình, bạn sẽ bỏ cuộc và chấp nhận an phận thủ thường.

38. Nhận thức từ cảm giác thứ phát

Bạn vẫn tưởng: Ý kiến của bạn về người khác hay về các sự kiện được dựa trên những đánh giá khách quan.

Sự thật là: Bạn thông dịch những cảm giác vật lý của mình thành từ ngữ, và sau đó để chúng gây ảnh hưởng lên quan điểm cá nhân.

39. Hiệu ứng mỏ neo

Bạn vẫn tưởng: Bạn sẽ phân tích mọi yếu tố một cách hợp lý trước khi đưa ra quyết định hya định giá một thứ gì đó.

Sự thật là: Ấn tượng đầu tiên sẽ luôn ám ảnh tâm trí bạn, gây ảnh hưởng lên những nhận định và quyết định sau này.

40. Sự chú ý

Bạn vẫn tưởng: Bạn nhìn thấy hết mọi thức diễn ra trước mắt, thu thập mọi thông tin như một chiếc máy ảnh vậy.

Sự thật là: Bạn chỉ có khả năng nhận biết được một phần rất nhỏ trong toàn bộ lượng thông tin mà mắt thu vào. Trong đó, phần được lý trí xử lý và lưu vào bộ nhớ thì còn ít hơn nữa.

“Sự nhận thức của bạn được xây dựng nên từ thứ mà bạn tập trung chú ý.”Trích sách: Bạn không thông minh lắm đâu – David McRaney

41. Sự tự chấp

Bạn vẫn tưởng: Trong mọi việc, bạn luôn cố gắng để đạt được thành công.

Sự thật là: Bạn thường tạo ra những điều kiện cho sự thất bại để tự bảo vệ cái tôi của mình.

“Thay vì tạo dựng một lời bào chữa như một lời nói dối. Bạn tạo nên một điều kiện để mở đường cho lời bào chữa trở thành sự thật.” Trích sách: Bạn không thông minh lắm đâu – David McRaney

42. Những lời tiên tri tự hoàn thành

Bạn vẫn tưởng: Tương lai chịu tác động của những thế lực ngoài tầm kiểm soát của bạn.

Sự thật là: Chỉ có niềm tin là có thể khiến một sự kiện trong tương lai thực sự xảy ra, nếu sự kiện đó phụ thuộc vào hành vi của con người.

“Nếu bạn muốn có một công việc ổn định hơn, một cuộc sống gia đình hạnh phúc hơn, một người thầy giỏi hơn, hay một người bạn tốt hơn – bạn sẽ phải hành xử như thể những thứ mà bạn mong mỏi từ người khác đã thực sự bắt đầu xảy ra.” Trích sách: Bạn không thông minh lắm đâu – David McRaney.

43. Thời khắc

Bạn vẫn tưởng: Bạn là cá thể duy nhất, và sự hạnh phúc của bạn phụ thuộc vào việc bạn có bằng lồng với cuộc sống hay không.

Sự thật là: Bạn là một tập hợp của nhiều bản ngã, và hạnh phúc của bạn dựa vào việc thỏa mãn tất cả những bản ngã này.

44. Thiên kiến về sự nhất quán

Bạn vẫn tưởng: Bạn biết rõ sự thay đổi trong các quan điểm của mình qua thời gian.

Sự thật là: Trừ khi bạn ghi chép lại một cách có ý thức và chi tiết về sự phát triển của bản thân, bạn sẽ luôn cho rằng cảm xúc và con người hiện tại của bạn từ xưa đến này vẫn vậy.

45. Sự tự nghiệm về tính đại diện

Bạn vẫn tưởng: Biết được lịch sử của người khác sẽ giúp bạn dễ dàng xác định xem họ là kiểu người thế nào.

Sự thật là: Bạn thường vội vàng đi đến kết luận sau khi so sánh họ với những mẫu người đã tồn tại sẵn trong tiềm thức của bạn.

46. Sự trông đợi

Bạn vẫn tưởng: Rượu vang là một thứ chất lỏng phức tạp, chừa đầy những hương vị tinh tế mà chỉ chuyên gia mới có thể thực sự cảm nhận. Những người nếm rượu có kinh nghiệm không thể nào bị đánh lừa.

Sự thật là: Cả các chuyện gia về rượu vang cũng như người tiêu dùng đều có thể bị đánh lừa khi sự trông đợi của họ bị thay đổi.

47. Ảo giác về sự kiểm soát

Bạn vẫn tưởng: Bạn biết rõ khả năng kiểm soát những yếu tố xung quanh của bản thân

Sự thật là: Bạn thường xuyên tin rằng mình có khả năng kiểm soát kết quả của những sự kiện mang tính ngẫu soát kết quả của những sự kiện mang tính ngẫu nhiên, hoặc những thứ quá phức tạp để có thể tiên lượng trước.

48. Lỗi quy kết bản chất

Bạn vẫn tưởng: Hành vi của mọi người đều phản ánh tính cách của họ.

Sự thật là: Hành vi của con người phần nhiều là kết quả của tình huống cụ thể, hơn là do tính cách.

Mua sách: TẠI ĐÂY

Một vài gợi ý khác cho bạn

Bạn chắc chắn sẽ muốn đọc các cuốn sách tuyệt vời khác. Mời bạn đến với chuyên mục: Review sách nhé!


CÁC TRANG LIÊN HỆ KHÁC

  1. Website: Phụ Nữ Tự Do – Blog viết về chủ đề quản lý tài chính cá nhân cho phụ nữ.
  2. Linkedin: Nguyễn Thị Thu Hương
  3. Facebook: Hương Nguyễn
  4. Fanpage: Hương Nguyễn Blog
  5. Tiktok: Hương Nguyễn TT

1 COMMENT

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here