Review sách: Chúng ta học thế nào – How we learn

Chúng ta hoc thế nào - How we learn, tiết lộ sự thật khó tin về việc học. Nó diễn ra khi nào? ở đâu? và vì sao?

1
690
Chúng ta học thế nào - How we learn

Review sách “Chúng ta học thế nào – How we learn” bằng 6 câu hỏi quan trọng

How we learn – Chúng ta học thế nào. Chúng ta học khi nào, ở đâu và vì sao?

1. Giải phóng lười biếng có phải là chiến lược học tập hợp lý?

Hoạt động của việc học diễn ra mọi lúc, có khi là chủ động, có lúc là thụ động. Không phải lúc bạn dán mắt vào cuốn sách, quyển vở, màn hình máy tính mới được coi là học. Bạn còn vô tình học (học thụ động) trong lúc chơi, nghỉ ngơi, thậm chí là ngủ.

2. Việc cố định không gian ngồi học có thật sự hiệu quả?

Nhiều người tin rằng có một không gian dành riêng cho việc học sẽ khiến não bộ làm quen và tự động hóa thói quen học. Chúng ta không có lý do để phủ định hiệu quả của 1 không gian cố định cho việc học.

Nhưng sẽ tốt hơn nếu sau đó chúng ta có thể rèn luyện bản thân có thể ngồi học ở bất cứ không gian nào. Điều này khiến não bộ của bạn phải tự vận động thay vì dựa vào các tín hiệu xung quanh môi trường.

3. Giấc ngủ ảnh hướng tới việc học như thế nào?

Giấc ngủ chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn củng cố và chắt lọc thông tin theo cách khác nhau.

Chúng ta học thế nào - How we learn
Chúng ta học thế nào – How we learn

Giấc ngủ sâu tập trung vào đầu nửa đêm, là giá trị nhất trong việc ghi nhớ các dữ liệu cứng: tên người, ngày tháng, công thức, khái niệm. Giai đoạn của giấc ngủ giúp củng cố các kỹ năng vận động và tư duy sáng tạo: toán học, khoa học, kỹ năng viết lách diễn ra vào gần sáng, trước khi thức giấc.

  • Nếu bạn chuẩn bị cho bài kiểm tra năng nề về ghi nhớ thì tốt hơn là nên đi ngủ vào giờ bình thường và thức dậy sớm để xem lại bài.
  • Nếu bạn chuẩn bị cho buổi diễn tấu âm nhạc, cuộc thi thể thao hay một bài kiểm tra đòi hỏi tư duy sáng tạo, bạn nên thức khuya hơn bình thường để chuẩn bị và thức dậy muộn hơn 1 chút.

4. Có tồn tại một thời lượng học hay luyện tập tối ưu không?

Không quan trọng bạn dùng bao nhiêu thời gian để học mà bạn phân bổ lượng thời gian đó như thế nào. Chia nhỏ thời gian học tập hoặc tập luyện thành 2 – 3 khoảng sẽ hiệu quả hơn nhiều so với tập trung vào một lần.

Chia nhỏ thời gian học, buộc bạn mỗi lần học phải ép não bộ nhớ lại thông tin hoặc bài tập trước đó, điều này góp phần giúp bạn củng cố và lưu trữ tốt hơn, học tập 1 cách chủ động hơn.

Chúng ta học thế nào - How we learn
Chúng ta học thế nào – How we learn

5. Học nhồi nhét có phải một ý tồi không?

Trong vài trường hợp thì không. Nếu bạn gấp gáp cho một bài kiểm tra vào sáng hôm sau thì việc ra sức nhồi nhét lượng thông tin dồn dập là một giải pháp.

Thế nhưng để những thông tin này lưu đọng lại trong não bộ của bạn sau 1 thời gian dài thì bạn cần vẫn dụng việc chia nhỏ khoảng học. Thậm chí vừa học vừa kiểm tra chính mình thì sẽ hiệu quả hơn.

Nghiên cứu thấy rằng người ta nhớ được tới gấp đôi lượng học liệu mà họ đã được học trong các phiên giãn cách hay có kiểm tra so với khi học dồn dập.

6. Việc tự kiểm tra hiệu quả tới mức nào?

Rất hiệu quả. Tự kiểm tra là một kỹ thuật của luyện tập và là phương pháp học hiệu quả nhất.

Bạn có thể tự kiểm tra bằng cách:

  • Đối thoại 1 – 1 cùng bạn học
  • Làm bài kiểm tra
  • Làm bài tập
  • Chấm chéo bài tập của ban học
  • Sử dụng flash card
  • Dạy lại cho 1 ai đó
Chúng ta học thế nào
Chúng ta học thế nào – How we learn

Tôi học được gì từ cuốn sách How we learn – Chúng ta học thế nào?

3 bài hoc mà tôi rút ra từ cuốn sách Chúng ta học thế nào:

Bài học số 1. Giá trị của sự không biết

Nếu bạn từng tham gia các buổi đào tạo hoặc khóa huấn luyện chuyên nghiệp, bạn sẽ thường được hướng dẫn rằng: Hãy tới đây trong trạng thái ly nước rỗng.

Ly nước ở đây chính là hình tượng hóa của bản thân bạn. Nước là biểu trưng cho thông tin, kiến thức mới được chia sẻ từ người dẫn giảng.

Nếu bạn xuất hiện với tâm thế của một ly nước đầy, “tôi biết rồi” thì dễ dàng đoán được bạn sẽ chẳng mang thêm bất cứ kiến thức, thông tin mới nào về nhà từ buổi huấn luyện, đào tạo đó. Tại sao ư? Nước mới sẽ chẳng thể được rót thêm và giữ lại trong một chiếc ly đã đầy nước. Nó sẽ bị tràn ra ngoài, và hành động này chẳng khác gì ném tiền qua cửa sổ. Bạn bỏ tiền ra, lãng phí thời gian và không thu được gì về nhà.

Ngược lại, nếu bạn xuất hiện ở tâm thế của một ly nước rỗng, bạn sẽ thu được rất nhiều điều mới mẻ cho mình, không có bất cứ giọt nước nào bị lãng phí với một ly nước rỗng cả.

Chúng ta học thế nào - How we learn
Chúng ta học thế nào – How we learn

Học với tâm thế không biết là một phương thức giúp bạn nhận thêm và giữ lại được thông tin, kỹ năng hữu ích. Đây là chìa khóa quan trọng giúp bạn phát triển mỗi ngày.

Đọc thêm: Chúng ta học thế nào – Phần 1

Bài học số 2. Mưa dầm thấm lâu

Sự học cũng giống như hạt mưa nhỏ nhẹ, từ từ rơi xuống đất, từng chút từng chút thầm dần vào từng thớt đất. Thời gian cơn mưa càng kéo dài, khiến cho lòng đất nhận về càng nhiều nước. Tuy không ồ ạt, chỉ từng chút nhỏ nhưng nó cứ kéo dài thêm sự ẩm ướt đó xuống 4 – 5 tầng lớp đất.

Đổi lại, nếu đó là một cơn mưa rào, ào ạt đổ xuống, tạnh rồi lại nắng. Có thể nước mưa chỉ thấm được tới 2 tầng lớp đất đã bị ánh nắng chói chang kia dẫn lối mà bốc hơi trở lại bầu trời.

Có câu nói thế này: “Ngu lâu, dốt bền, khó đào tạo”, tôi không tin vào câu nói ấy, bởi so với nó, câu nói này còn có vẻ đáng tin hơn: “Cần cù bù thông minh”

Đa số chúng ta sinh ra đều giống nhau: KHÔNG XUẤT CHÚNG. Để có được sự xuất chúng này buộc chúng ta phải có sự tích lũy vô cùng bền bỉ.

Giống như Lý Tiểu Long từng nói: “Tôi không sợ người luyện tập 10.000 cú đá chỉ một lần mà chỉ sợ người thực hành 1 cú đá 10.000 lần.”

Chúng ta học thế nào - How we learn
Bài học từ sách: How we learn

Mỗi ngày học thêm 1 chút, 1 chút thôi, có thể ngay hôm đó bạn không thấy gì biến đổi nhưng sau nhiều ngày, nhiều tuần, nhiều tháng bạn sẽ phát hiện ra bạn có cả một bảng thành tích mới để khoe.

Đọc thêm: Chúng ta học thế nào – Phần 2

Bài học số 3. Ngủ cũng là học

Khi còn học phổ thông, tôi và nhiều người bạn trong nhóm chơi chung thường có một thắc mắc, tại sao những bạn học chăm chỉ “biến thái” ở lớp tôi chẳng thể nâng thứ hạng của mình trong lớp học. Sau cả 3 năm học, họ cứ đều đều, bình bình ở vị trí lơ lửng phía dưới bảng điểm.

Những bạn học này chẳng bao giờ rời khỏi chỗ ngồi của mình khi giờ ra chơi 5 phút. Họ cũng thường đến lớp với đôi mắt gấu trúc một cách thường xuyên. Họ cực kỳ chăm chỉ.

Chúng tôi, những đứa trẻ ham chơi, ham ngủ những không hề lười học vẫn cứ liên tục nỗ lực đánh phá kỷ lục của bản thân sau mỗi kỳ chuyên đề.

Khi đó chúng tôi đều nghĩ rằng: “cần cù không thể bù thông minh”. Học ngày, cày đêm mà không có tố chất cũng bằng thừa.

Đến khi tôi đọc cuốn sách này, tôi mới hiểu ra bản chất của vấn đề mà các “mọt học” lớp tôi năm ấy chính là họ chẳng cho bộ não được nghỉ ngơi, cũng không cho cơ thể được thư giãn. Họ cứ cắm đầu và nhồi nhét một cách thiếu khoa học, học trước quên sau, áp dụng dấp khuôn thì sao mà khá mà giỏi lên được.

Nếu họ biết cách bố trí thời gian học tập, ngủ nghỉ hợp lý hơn, có lẽ bảng thành tích của họ đã khác hơn rất nhiều.

Chúng ta học thế nào - How we learn
Chúng ta học thế nào – How we learn

Theo các chuyên gia, giấc ngủ của con người được chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại có vài trò khác nhau trong việc chắt lọc và củng cố lại thông tin

  • Nếu bạn muốn sáng tạo hơn, rèn luyện kỹ năng nhanh chóng hơn thì đừng cố dậy sớm làm gì.
  • Nếu bạn muốn ghi nhớ lâu hơn, sâu hơn thì đứng cố thức khuya để rồi không thể dậy sớm được.

Từng khung thời gian trong giấc ngủ giữ một vai trò nhất định giúp não bộ và thần kinh được phục hồi, tái tạo và phát triển.

Bởi vậy, nắm được chìa khóa thúc đẩy sức mạnh mà giấc ngủ mang đến là một bí quyết thần kỳ giúp ích cho việc học tập và rèn luyện kỹ năng.

Đọc thêm: Chúng ta học thế nào – Phần 3

Đánh giá chung cuốn sách How we learn – Chúng ta học thế nào

Chúng ta học thế nào – How we learn tóm lược các nghiên cứu và phát kiến về kiến thức mà bộ não của chúng ta hoạt động để có được ký ức và sau đó sử dụng chúng. Cơ chế học tập của não bộ rất kỳ lạ, nó vượt ra bên ngoài sự tập trung và kỷ luật tự thân thông thường.

Trong cơ chế đó, sự phân tâm, sự gián đoạn, sự thay đổi môi trường học tập, giấc ngủ và thậm chí cả sự quên… cũng là một bộ phần cấu thành quá trình học tập hiệu quả.

Chúng ta học thế nào - How we learn
Review sách: How we learn

Muốn học thật tốt, chúng ta cần biết cách lười nhác một chút thay vì miệt mài học hành quên cả việc chơi. Chúng ta cũng nên ngủ nhiều hơn một chút thay vì cố thức để nhồi thêm kiến thức. Chúng ta cần để đầu óc thư giãn thay vì bắt nó học hành cực nhọc.

Tóm lại để học cho tốt chúng ta cần một cách học khôn ngoan hơn thay vì chỉ chăm chỉ học đến mụ mẫn cả người.

Đây sẽ là cuốn cẩm nang hướng dẫn sử dụng bộ não rất hiệu quả và thú vị dành cho những ai muốn cải thiện khả năng học tập và rèn luyện của mình.

Điểm đánh giá: 7,5/10

Cảm ơn tác giả Benedict Carey, dịch giả Trần Trọng Hải Minh và đơn vị phát hành Nhã Nam, NXB Thế Giới đã mang cuốn sách này về với độc giả Việt.

Mua sách: TẠI ĐÂY

Một vài gợi ý khác cho bạn

Bạn chắc chắn sẽ muốn đọc các cuốn sách tuyệt vời khác. Mời bạn đến với chuyên mục: Review sách nhé!

Các đầu sách khác liên quan:


CÁC TRANG LIÊN HỆ KHÁC

  1. Website: Phụ Nữ Tự Do – Blog viết về chủ đề quản lý tài chính cá nhân cho phụ nữ.
  2. Linkedin: Nguyễn Thị Thu Hương
  3. Facebook: Hương Nguyễn
  4. Fanpage: Hương Nguyễn Blog
  5. Tiktok: Hương Nguyễn TT

1 COMMENT

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here