Review sách: Bàn về Đam mê – Renyi Hong

0
532
Review sách: Bàn về đam mê
Review sách: Bàn về đam mê

“Đam mê lớn nhất của tôi là gì?”

Bạn từng hỏi bản thân câu hỏi đó bao giờ chưa? Mình thì đã hỏi bản thân mình rất nhiều lần và …

Có sao không nếu chúng ta chẳng biết ĐAM MÊ của mình là gì? Liệu có phải tất cả những người thành công, giàu có và nổi tiếng đều biết rõ đam mê của mình từ sớm? Họ nuôi dưỡng và làm giàu bằng đam mê? hay họ làm giàu để nuôi dưỡng đam mê?

Có quá nhiều câu hỏi xoay quanh 2 chữ ĐAM MÊ này, đặc biệt khi mình cầm trên tay cuốn sách “BÀN VỀ ĐAM MÊ” của tác giả Renyi Hong.

Giới thiệu sách: Bàn về Đam mê

Trong lời mở đầu của cuốn sách, tác giả có viết: “Công việc khi được thực hiện phù hợp với đam mê của con người sẽ giúp chúng ta phát huy các năng lực sáng tạo của mình và góp phần xây dựng một thế giới tốt đẹp.”

Mình đồng ý một phần với quan điểm này, nhưng mình muốn bổ sung một ý rằng: trong trường hợp chúng ta không tìm thấy đam mê của mình thì chúng ta cũng có thể ủ mầm và nuôi dưỡng nó.

Review sách: Bàn về đam mê
Review sách: Bàn về đam mê

Mình kỳ vọng rằng cuốn sách này sẽ mô tả rõ ràng về ĐAM MÊ thông qua phần mục lục khá thú vị:

  1. Từ hạnh phúc tới đam mê
  2. Thất nghiệp, không bị tồn tại, đàn hồi tâm lý
  3. Sự tương tượng giàu lòng trắc ẩn
  4. Bảo tồn đô thị
  5. Kết luận: Niềm đam mê trong trường hợp cuối cùng.

Cùng mình đọc và khám phá điều thú vị trong 383 trang sách từ cuốn “Bàn về đam mê” này nhé!

3 Điều tâm đắc mà mình nghiệm được từ cuốn sách “Bàn về Đam mê”

Gần đây mình liên tục gặp từ khóa “đam mê” phải chăng đây là tín hiệu nào đó từ vũ trụ gửi về muốn mình phải trả lời rõ cho câu hỏi:

“Này Hương, đam mê của mày là gì?”

Mình cũng không biết có phải vậy không, nhưng những gì xuất hiện gần đây đang giúp mình từ từ tìm được câu trả lời cho câu hỏi đó.

Trong cuốn sách YouTube Secrets mình đọc vài ngày nay có viết: “Nếu muốn khám phá ra đam mê của bạn, hãy hỏi bản thân rằng bạn sẵn lòng làm điều gì miễn phí?”

Review sách: Bàn về đam mê
Review sách: Bàn về đam mê

Một cách sâu sắc hơn trong cuốn BÀN VỀ ĐAM MÊ của tác giả Renyi Hong, mình chiêm nghiệm được 3 điều khá thú vị như sau:

1. Đam mê là khát vọng bên trong

  • Bạn mong muốn điều gì?
  • Trải nghiệm cuộc sống và có ý nghĩa tốt đẹp nào bạn muốn xảy đến cuộc đời mình?

Nếu câu trả lời của bạn cho 2 câu hỏi trên không TẠO ĐỘNG LỰC để bạn sáng tạo và THÚC ĐẨY HÀNH ĐỘNG của bạn một cách quyết liệt thì rất tiếc phải thông báo với bạn rằng đó không phải thứ bạn KHÁT VỌNG BÊN TRONG bạn.

Họa may, đó chỉ là những gì mà bạn nghĩ bạn muốn thế, hay nói cách khác là người khác cũng như vậy nên bạn nghĩ mình cũng nên như thế.

2. Đam mê quyết định thái độ

“Thái độ” được nhắc tới ở đây chính là hành động của bạn khi đối mặt với khủng hoảng, thất nghiệp hoặc thật bại.

Nếu thái độ này được vun đắp bởi đam mê thì nó sẽ trở thành quãng nghỉ tích cực trong cuộc đời bạn trước khi bật nhảy lên một nấc thang mới trong cuộc đời.

  • Bạn sẽ sẵn sàng tinh chỉnh CV để chuẩn bị ứng tuyển cho một vị trí mới trong một công ty mới, cho bản thân đón nhận cơ hội mới thay vị tiếc nuối với những gì đã mất đi.
  • Bạn sẽ chấp nhận thất bại như một bài học để đúc rút kinh nghiệm thay vì dằn vặt bản thân và đổ lỗi cho vận may cạn kiệt.
  • Bạn sẽ chống lại sức ì và sự lười biếng để học tập và nâng cao chính mình trong thời giản “rảnh rỗi” bất đắc dĩ, biến khoảng thời gian đó trở thành giờ nghỉ giữa hiệp bóng.
  • Không chỉ thế, đam mê có thể quyết định thái độ trong việc khai thác sức lao động của chính mình. Đó là khi bạn thấy mình đang: Học hỏi – Sáng tạo – Nhiệt tình – Đánh đổi

Để tạo ra kết quả tốt hơn, chất lượng hơn, tối ưu chí phí hơn cho dù phần thưởng nhận về có chút “khiêm tốn” hơn những gì bạn bỏ ra.

Sẽ không là như thế nếu không có “đam mê” đính kèm. Có thể bạn sẽ uể oải mỗi sáng tới công ty, bạn cảm thấy mình được giải thoát sau mỗi buổi check vân tay ra về. Hoặc bạn sẽ cảm thấy thật bất công khi người khác thăng chức tăng lương trong khi bạn vẫn dậm chân tại chỗ trong một góc văn phòng cùng số đơn hàng Shopee và TikTokShop mới săn được mã quà tặng đêm qua.

Số phận con người thực ra luôn nằm trong tay của chúng ta, được quyết định bởi thái độ của chúng ta, và đâu đó thái độ ấy được nuôi dưỡng một phần bởi đam mê, phần còn lại là định vị bản thân của mỗi người.

3. Đam mê đồng nghĩa với kiên trì

Kiên trì chưa chắc đã là đam mê, nhưng đam mê thì sẽ kiên trì.

Tác giả chia sẻ rằng, khi ta làm việc với đam mê ta sẽ mang thái độ sẵn sàng, khả năng thích nghi và dễ dàng đi vào trạng thái tập trung sâu (trạng thái dòng chảy).

Và cũng thật dễ hiểu thôi khi một người đam mê với cái gì đó thì anh ta sẽ sẵn lòng dành nhiều thời gian cho nó, kiên trì với nó và đánh đổi vì nó.

Một cách khác nữa để tìm xem đam mê của bạn là gì đó là hỏi xem: “Bạn đã kiên trì với điều gì trong 3 – 5 năm qua?”

Mình thật sự không chắc câu hỏi này có thích đáng và tìm được đúng gốc rễ khát vọng bên trong bạn hay không nhưng mình tin một điều:

Nếu chưa thể tìm thấy đam mê, bạn có thể kiên trì với những điều tốt đẹp bạn đang làm, biết đâu bạn đang nuôi dưỡng niềm đam mê thật sự của mình thì sao!

Với mình BÀN VỀ ĐAM MÊ là một cuốn sách không dễ đọc, nó khá hàn lầm và thích hợp hơn với những người nghiên cứu ở tâm vĩ mô hơn là một người trẻ như mình.

Có nhiều phần nhiều ý mình kỳ vọng tác giả sẽ đưa ra quan điểm của bản thân một cách rõ ràng hơn. Nhưng trái lại đây cũng là điểm thú vị của cuốn sách này, nó khiến bạn phải tự tìm ra đúc rút của riêng mình.

Có lẽ cuốn sách BÀN VỀ ĐAM MÊ vào tay ai cũng sẽ tạo ra một “câu chuyện” mới thú vị. Và mình rất tò mò về “câu chuyện” ấy của riêng bạn.

Hãy đọc thử và cho mình biết điều thú vi ấy nhé!

Một vài chiêm nghiệm khác từ cuốn sách Bàn về đam mê

Review sách: Bàn về đam mê
Review sách: Bàn về đam mê

Tổng hợp các phần chiêm nghiệm từ cuốn sách trong quá trình đọc:

1. “Làm vì đam mê!”

Một câu nói mang bề ngoài thú vị nhưng lại thường xuyên được dùng với một dụng ý khá “mỉa mai”.

Cách người ta nói về một hoạt động làm việc bất chất vất chất, thời gian và công sức để đạt được thành quả. Cũng là cách ám chỉ sự “hời hợt” của một ai đó chỉ hiện hữu với công việc như một hình thức “trưng bày”.

Câu hỏi đặt ra là: Điều gì khiến người ta định nghĩa ĐAM MÊ với dụng ý mỉa mai đó? (Tất nhiên không phải là tất cả mọi trường hợp). Ở đây chúng ta đang bản ở một khía cạnh nhỏ của vấn đề.

Trong cuốn sách BÀN VỀ ĐAM MÊ của tác giả Renyi Hong có viết:

“Niềm hạnh phúc đã dạy cho người lao động biết chấp nhận một cuộc sống thỏa hiệp với thờ ơ, họ không còn đòi hỏi phải có công việc thú vị, thỏa mãn nguyện vọng mà trong tâm lý họ đã chấp nhận việc đánh đổi sự tồn tại tầm thường để lấy sự hài lòng an toàn bề ngoài.”

Đây là cách các nhà quản lý/ các doanh nghiệp đang reo rắc vào đầu người lao động những ẢO TƯỞNG về hạnh phúc rằng:

  • Bạn sẽ sống hạnh phúc hơn khi có nhà to hơn, xe sang hơn.
  • Bạn sẽ sống hạnh phúc hơn khi ra đường cũng một chiếc túi hiệu.
  • Bạn sẽ sống hạnh phúc hơn khi có thật nhiều tiền.
  • Bạn sẽ sống hạnh phúc hơn khi nhìn có vẻ giàu có.
  • Bạn sẽ sống hạnh phúc hơn với sự ghen tị của mọi người xung quanh.
  • Bạn sẽ sống hạnh phúc hơn khi có một công việc ổn định, một vị trí cao trong công việc….

Phải chăng: Hạnh phúc cần tỉ lệ thuận với vật chất?

Và thật dễ hiểu khi bạn tin rằng một vị trí công việc được cấp nhà, cấp xe, có đãi ngộ du lịch hằng năm, được hưởng các phúc lợi nổi bật là công việc đáng mơ ước của mỗi con người.

Đây là sự thành công của những nhà quản lý doanh nghiệp khi thành công dẫn dắt người lao động bằng cách “viết lại” định nghĩa về HẠNH PHÚC và THÀNH CÔNG.

Thế nhưng tác giả Renyi Hong đã đưa ra những lập luận khá thú vị để chứng minh rằng: NIỀM ĐAM MÊ khác hẳn với NIỀM HẠNH PHÚC THỤ ĐỘNG (hạnh phúc đã được định nghĩa lại bởi các nhà quản lý)

Tác giả chỉ ra rằng: Nhận thức rõ ràng về KHÁT VỌNG của bản thân, KHÔNG bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh BÊN NGOÀI là cách chúng ta tìm thấy ĐAM MÊ thật sự.

Việc phân biệt giữa: “Bạn mong muốn điều gì?”, tức là KHÁT VỌNG bên trong và “Bạn NÊN mong muốn điều gì?” nghĩa là, ảnh hưởng bên ngoài là điều vô cùng quan trọng.

  • Khát vọng bên trong cho bạn những trải nghiệm cuộc sống tốt đẹp và có ý nghĩa, thôi thúc hành động từ bên trong và nuôi dưỡng sự sáng tạo không ngừng để tạo ra kết quả tốt hơn.
  • Ảnh hưởng bên ngoài trở thành kẻ hở dễ bị lợi dụng bởi các nhà tư bản muốn thao túng, lợi dụng và gieo rắc những ý niệm lệch lạc về hành phúc nhằm tạo ra các “thương vụ” trao đổi lệch giá giữa công sức/chất sám và tiền bạc/lợi ích. Đương nhiên, cán cân luôn nghiên về phía nhà tư bản.

Cuốn sách BÀN VỀ ĐAM MÊ không tìm hiểu xem niềm đam mê ở khía cạnh định nghĩa, thay vào đó, tác giả tiếp cận vấn đề tìm hiểu về ý nghĩa về TÍNH HỮU ÍCH và VAI TRÒ, nhằm làm rõ ĐỘNG LỰC của đam mê đối với cuộc sống của con người.

Review sách: Bàn về đam mê
Review sách: Bàn về đam mê

2. Niềm đam mê và lòng trắc ẩn…

Hai khái niệm này có gì liên quan tới nhau? Tưởng chẳng có mối liên hệ nào nhưng hóa ra chúng lại mang những ý nghĩa tích cực rất giống nhau.

Nếu như, lòng trắc ẩn thôi thúc con người ta giúp đỡ người khác cho dù họ chưa từng rơi vào hoàn cảnh giống người đó nhưng vẫn có thể thấu hiểu và đồng cảm với sự khó khăn và đau khổ của người đó.

Tương tự như vậy, niềm đam mê có khả năng thôi thúc con người ta làm một điều gì đó (thậm chí là nhàm chán với nhiều người) với hiệu suất cao.

Trong chương 3 của cuốn sách BÀN VỀ ĐAM MÊ của tác giả Renyi Hong có nhắc tới cụm từ khóa: Năng lực thụ động.

Bạn hiểu thế nào về năng lực thụ động? Hãy để lại ý kiến của bạn dưới phần bình luận dưới bài viết này nhé!

Còn đây là quan điểm của mình. Trước khi giải nghĩa năng lực thụ động thì mình muốn nhắc tới cụm từ đối lập của nó là “năng lực chủ động”. Đây là loại năng lực được xây dựng dựa trên rèn luyện, kiên trì và chủ động và nó cũng là một sản phẩm chất lượng cao từ niềm đam mê.

Giống như vài năng về trước, mình phát hiện ra mình có niềm đam mê với những con số và công thức logic sau khi hoàn thành khóa tự học Excel thông qua chuỗi video miễn phí. Từ đó mình có được kỹ năng sử dụng excel sau những ngày tích cực chìm vào các hàm trong bản excel khó nhằn.

Quay trở về khái niệm “năng lực thụ động”, mình định nghĩa nó như là một sản phẩm của sự bẩm sinh và may mắn ngẫu nhiên. Giống như có người sinh ra đã có một giọng hát trời phú vậy, chúng không cần sự khổ luyện và quyết tâm, càng không cần tới sự chủ động của người sở hữu; chúng cứ luôn ở đó như một món quà của Thượng Đế vậy.

Câu hỏi đặt ra lúc này, bạn muốn sở hữu năng lực chủ động nào trong 1 năm tới? Hãy thử liệt kê và lên kế hoạch để sở hữu chúng nhé!

Trong chương 3 của cuốn sách, tác giả Renyi Hong cũng mang tới một tổng hợp thú vị về CÔNG VIỆC ĐAM MÊ. Đó là công việc thúc đẩy thái độ sẵn sàng, khả năng thích nghi và tạo điều kiện thuận lợi để đi vào trạng thái tập trung sâu (Flow – dòng chảy).

Bạn có đang sở hữu công việc như thế?

Thú thật thì cuốn sách này khá khó đọc với mình, bởi gu đọc của mình không “hàn lâm” và “tổng hợp” như thế. Mình kỳ vọng tác giả sẽ mang tới những đúc rút và kết luận cá nhân một cách rõ ràng hơn là thu thập các ý kiến, nghiên cứu trái chiều và những đúc rút khá mơ hồ và mờ nhạt như vậy.

Nhưng cũng bởi niềm đam mê với sách, mình vẫn cố tìm cách thích nghi với cuốn sách và từ từ đưa bản thân đắm mình trong cuốn sách gần 400 trang này.

Biết ơn bản thân là kiên nhẫn chăm chỉ!

Review sách: Bàn về đam mê
Review sách: Bàn về đam mê

Đánh giá sách: Bàn về đam mê – Renyi Hong

Đây có thể sẽ làm một cuốn sách khó nhắn với nhiều người, trong đó có mình. Mình không nghĩ nó hợp với những người đọc “đại chúng” mà phù hợp hơn với những người làm nghiên cứu chuyên sâu.

Cuốn sách được viết theo hơi hướng luận văn nghiên cứu hơn là một cuốn sách làm sáng rõ một vấn đề hay mang tới một giải pháp rõ ràng cho người đọc.

Sẽ là một thử thách thú vị cho nhiều độc giả để đọc sâu và gạn lọc thông tin hữu ích với bạn thân. Trên đây là những gì mình “gạn lọc” được sau 4 ngày dành thời gian cho cuốn sách dày cộp này.

Chúc bạn có một trải nghiệm thú vị với cuốn sách Bàn về đam mê – Renyi Hong.

Cảm ơn Thái Hà Book đã tài trợ cuốn sách này!

MUA SÁCH: TẠI ĐÂY

Một vài gợi ý khác cho bạn

Bạn chắc chắn sẽ muốn đọc các cuốn sách tuyệt vời khác. Mời bạn đến với chuyên mục: Review sách nhé!

Các đầu sách khác liên quan:


CÁC TRANG LIÊN HỆ KHÁC

  1. Website: Phụ Nữ Tự Do – Blog viết về chủ đề quản lý tài chính cá nhân cho phụ nữ.
  2. Facebook: Hương Nguyễn
  3. Fanpage: Hương Nguyễn Blog

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here