Một chiếc content về Deep Work…

Deep Work (làm việc sâu) - trạng thái tập trung cao độ, không có bất cứ sự phân tán nhắm thúc đầy khả năng nhận thức giới hạn.

0
622
Deep Work

Deep Work – Làm ra làm chơi ra chơi

“Việc bạn là ai? bạn đang nghĩ gì? cảm thấy gì? làm gì? và yêu thích điều gì? chính là tổng hòa của những gì bạn đang tập trung.”

__Trích sách “Deep Work” – tác giả Cal Newport__

Sáng nay, một buổi sáng chủ nhật có đôi chút ảm đạm, một phần bởi tiết trời Vĩnh Phúc không có nắng, một phần do dư âm của buổi rượu tối qua còn vương lại trong cơ thể, bởi vậy trí óc của tôi đang có chút lang thang. Tôi có cảm giác nó đang đi bộ ở một cung đường vắng vẻ, lặng tiếng, chỉ có chút rì rào của là cây sau những đợt gió se se lạnh còn sót lại hồi cuối mùa Xuân miền Bắc.

Ngồi một mình trong quán cà phê và quan sát từng tốp người kéo tới cùng bạn bè, lặng nghe câu chuyên của họ, có tiếng thở dài, có tiếng thì thầm, có tiếng cười giòn tan và có cả mùi khói thuốc của “ông chú” bàn bên. Không gian quả không tệ để mang sách ra đọc, cách hữu hiệu để kéo tâm trí lang thang về với thực tại.

Deep Work – làm ra làm chơi ra chơi, tôi đã có dịp đọc hồi tháng 2 vừa rồi. Gần đây tôi quyết định đọc lại thêm lần nữa sau khi tổng kết và đánh giá sự thiếu hiệu quả khi làm việc và đọc sách của chính mình hồi tháng 4 vừa qua.

Tôi nghiệm ra vấn đề của chính bản thân mình.

Sự thiếu tập trung dẫn tới sự giảm sút trong chất lượng

Tôi tự mình để ý ngay trong việc đọc sách của tôi. Khi tôi tập trung vào việc đọc sách chủ động, dường như tôi sẽ nhớ được nội dung mà cuốn sách đề cập một cách tốt hơn rất nhiều.

Nhờ vào sự tập trung này tôi cũng tăng được tốc độ đọc của mình lên đôi chút. Như tôi đã từng chia sẻ ở một bài viết khác bàn về việc đọc sách, tốc độ đọc trước đây rơi vào khoảng 2 phút 1 trang, đây là tốc độ khá chậm với một người thường xuyên đọc sách như tôi.

Tôi rất không hài lòng với tốc độ này của mình, sau đó tôi bắt đầu đánh giá phong cách đọc của tôi. Tôi nhận ra rằng mấu chốt của việc đọc chậm của tôi là tôi không sẵn sàng trong tâm thế đọc nhanh. Hay nói đúng hơn là phản xạ đọc của tôi cứ luôn ề à ề à, từ đó nó khiến quá trình đưa mắt trên trang giấy của tôi chậm hơn. Mặt khác, tôi thường đọc sách trong đầu, tốc độ đưa mắt sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ đọc của não bộ.

Vậy sự thiếu tập trung đang tác động ở phần nào?

Khi tôi thiếu tập trung, thì dù tôi có đưa mắt nhanh hơn thì nội dung cuốn sách cũng sẽ trôi tuột khỏi bộ não của tôi, nó không đọng lại. Và thi thoảng sự tập trung quay trở lại, tôi chợt nhận ra mình đang đọc cái gì? Tôi phải quay lại vài trang sách trước đó để đọc lại, mỗi lần quay lại như vậy lại khiến tôi phát khùng lên với việc đọc. Không, phải nói đúng hơn là tôi phát khùng với chính mình.

Thật lãng phí thời gian khi đọc sách trong trạng thái không tập trung.

Deep Work
Deep Work

Tuy nhiên cũng phải thú nhận với bạn rằng, đã có lúc tôi thật sự đọc những cuốn sách trong trạng thái không nhớ gì hết, cũng không quan tâm thật sự tới nội dung.

Liệu tôi có đang mâu thuẫn hay không?

Sự thật thì đây là một trong những cách giúp tôi tìm lại sự tập trung của mình. Tôi thường dùng các cuốn self-help hoặc truyện ngắn để giúp tôi thực hiện hoạt động này. Nếu bạn đã đọc cuốn Flow – Dòng chảy (tôi đã viết một bài review cuốn sách này), thì đây là cách mang dòng chảy đến với tâm trí của bạn. Khi bạn tập trung vào một việc gì đó đủ lâu thì dần dần bạn sẽ tạo ra một dòng chảy khiến bạn được đẩy đến giới hạn của sự tập trung cao độ.

Xem thêm: Review sách Flow – Dòng chảy

Vì vậy, tôi dùng những cuốn sách, đọc chúng một cách hời hợt có chủ đích, tắt wifi và rời xa chiếc điện thoại, từ từ đắm vào những dòng chữ và dần dần chìm vào sự tập trung.

Khi tập trung, tôi thấy mình suy nghĩ sâu hơn, ghi nhận thông tin một cách có hệ thống, nhớ lâu hơn và đặc biệt trí óc của tôi sẵn sàng kết nối những thông tin mới và thông tin cũ tạo thành những liên kết vững chắc trong hệ thống thông tin thu được. Từ đó, sự sáng tạo được khai phóng từ đó.

Kỳ diệu này có được khi bạn tập trung cao độ vào một việc nào đó.

Bí quyết của tôi là tránh xa wifi và điện thoại, thả mình vào một không gian chỉ có một lựa chọn. Ví dụ như chỉ đọc sách, không ngắm cảnh, không chuông thông báo, không facebook, không laptop, … chỉ một hoạt động đọc sách duy nhất mà thôi.

Sự thiếu tập trung là kết quả trong mỗi quyết định của chúng ta

Tập trung là một lựa chọn. Tại sao ư?

Lấy việc đọc sách là một ví dụ.

Khi đọc sách, bạn để những hoạt động này cắt ngang hay không?

  • Check thông facebook
  • Nhìn đồng hồ
  • Ngắm cảnh
  • Lắng nghe tiếng nói chuyện ở xung quanh
  • Chụp hình
  • Check email
  • Lướt Tiktok

Có thể còn nhiều hoạt động nữa nhưng ở đây tôi chỉ ví dụ những gì tôi đã trải qua. Và tôi xin khẳng định tất cả các hoạt động này đều “giúp” tôi mất tập trung khi đọc sách. Nó cắt ngang dòng chảy của tôi, làm tôi phải khởi động lại sự tập trung của mình mỗi lần để chúng cắt ngang.

Cho nên tôi mới nói tập trung là sự lựa chọn. Nếu bạn cũng cắt bỏ chúng ra khỏi hoạt động duy nhất của mình, bạn sẽ tìm thấy sự tập trung.

Bạn không thể đợi trí óc của bạn tập trung rồi mới bắt đầu, bởi chúng sẽ không sinh ra khi bạn không hoạt động vào một việc nào đó. Bạn sẽ tìm thấy sự tập trung của mình khi ngưng “đa nhiệm”, chỉ làm duy nhất 1 việc, đều đặn. Ví dụ như suy nghĩ, ví dụ như lập hàm excel, ví dụ như viết lách (làm dòng chảy trong đầu bạn tràn xuống màn hình laptop), đọc sách, đan len…

Deep Work
Deep Work

Một vài ví dụ minh chứng:

  • Carl Jung – bác sĩ tâm thần học chọn thố quen làm việc tại một ngôi nhà có 2 gác chính được xây dựng riêng biệt và chỉ có ông mới có chìa khóa căn phòng đó. Ông nhốt mình sau giờ thưởng thức bữa sáng từ 7 giờ. Chuyên tâm ngồi viết trong 2 giờ tại căn phòng, buổi chiều ông đi bộ và thiền hành, ông đi ngủ vào lúc 10 giờ mỗi đêm. Và ông là tác giả cảu cuốn sách Psychological Types, cuốn sách tiền đồ củng cố sự khác biệt bấy lâu giữa tư duy của Jung Carl và người thầy của ông Sigmund Freud.
  • Nhà lý luận Michel de Montaigne ở thế kỷ XVI từng làm việc trong một thư viện riêng được ông xây dựng ở tòa tháp phía nam, nơi có các bức tường đá cảu lâu đài Pháp bao quanh.
  • Mark Twain cũng viết phần lớn cuốn sách The Adventures of Tom Sawyer tại một nhà kho ở Quarry Farm, New York. Twain say mê viết sách tới mức tự cô lập bản thân, gia đình ông phải thổi tù và để gọi ông khi đến giờ ăn cơm.
  • Nhà biên kịch kiêm đạo diễn Woody Allen, trong suốt 44 năm đã biên kịch và đạo diễn 44 bộ phim và nhận 23 đề cử cho giải Oscar. Trong thời gian đó ông chưng từng sở hữu một chiếc máy tính nào, thay vào đó ông đã dùng chiếc máy đánh chữ thủ công kiểu Olympia SM3 do Đức sản xuất.
  • Peter Higgs, nhà vật lý lý thuyết cũng từ chối mays tính và làm việc bằng cách ngắt tất cả kết nối để cánh báo chí không thể tìm được ông sau khi biết ông đoạt giải Nobel.
  • J.K.Rowling dùng vẫn dùng máy tính, nhưng bà đã tránh xa các phương tiện truyền thông xa hội trong suốt thời gian viết bộ tiểu thuyết Harry Potter.

Còn rất nhiều ví dụ khác được đưa ra trong cuốn Deep Work nhằm chứng mình việc tập trung của chúng ta có thể bắt đầu bằng việc LOẠI BỎ NHỮNG THỬ GÂY XAO NHÃNG cho bạn.

Bởi vậy, tôi khẳng định tập trung là một sự lựa chọn. Lựa chọn của chính bạn.

Tổng kết

Tôi cũng vừa giới thiệu cuốn sách này đến một người anh, một người đồng nghiệp cũ của tôi.

Tôi cho rằng trạng thái làm việc sâu (Deep Work) là trạng thái mà bất cứ ai cũng cần, bởi nó khiến bạn có thể tiếp cận thông tin một cách rõ ràng, hệ thống và chất lượng hơn.

Tôi đã thử và nhận được kết quả. Bạn cũng muốn thử chứ?

Đặt sách tại đây


Một vài gợi ý khác cho bạn

Bạn chắc chắn sẽ muốn đọc các cuốn sách tuyệt vời khác. Mời bạn đến với chuyên mục: Review sách nhé!

Review sách: Dù khó khăn vẫn ổn

Review sách: Sherlock Holmes – tập 1

#huongnguyentt

Growing up everyday!


ỦNG HỘ/ DONATE

Bạn thích bài viết này chứ? Hãy để lại bình luận của mình ở bên dưới bài viết nhé!

Nếu bài viết này là hữu ích với bạn thì bạn có thể donate cho tôi một tách cafe hoặc một cuốn sách để động viên tinh thần cho tôi thông qua mục ỦNG HỘ/ DONATE nhé.

Cảm ơn bạn rất nhiều!


CÁC TRANG LIÊN HỆ KHÁC

  1. Website: Phụ Nữ Tự Do (phunutudo.com) – Blog viết về chủ đề quản lý tài chính cá nhân cho phụ nữ.
  2. Podcast: Phụ Nữ Tự Do’s Podcasts – Podcast về chủ đề quản lý tài chính cá nhân cho phụ nữ.
  3. Linkedin: Nguyễn Thị Thu Hương
  4. Youtube: Phụ Nữ Tự Do
  5. Facebook: Hương Nguyễn
  6. Fanpage: Hương Nguyễn Blog

 

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here