Review sách: Flow – Dòng chảy

2
1797
Review sách: Flow - Dòng chảy

Cuốn sách Flow – Dòng chảy

Một buổi chiều nắng. Trời cao và xanh, màu xanh da trời dịu nhẹ, gắn lợn gợn những sóng mây trắng đều đặn và thưa thớt. Cái màu nắng vàng ấm ấp đá văng mấy ngày mưa rét khó chịu của mùa đông miền Bắc.

Tôi đã đọc xong cuốn sách Flow – Dòng chảy với gần 500 trang sách, dày cộp. Cái cảm giác thành tựu, và thỏa mãn chạy khắp trong trí não và mạch máu trên cánh tay tôi. Tôi thấy như từng lỗ chân lông của mình cũng đang hò reo mừng vui chiến thắng vậy.

Đúng, chiến thắng. Dùng từ “chiến thắng” khi đọc xong một cuốn sách có vẻ không hợp logic thông thường. Nhưng tôi không tìm kiếm được bất cứ từ nào phù hợp từ chiến thắng này.

Phải nói rằng, đây là một cuốn sách không dễ đọc với tôi, it nhất là gần một nửa đầu của cuốn sách. Đó bao trùm lên toàn bộ hộp sọ của tôi từng mảnh nghiên cứu lớn, tầng tầng lớp lớp chồng chất. Tôi ngỡ như cái cổ của tôi có thể rơi xuống bất cứ lúc nào vì cái nặng đáng sợ ấy. Có quá nhiều thông tin, phân tích, lập luận vượt ra khỏi tư duy tôi có thể tiếp nhận. Tôi đã phải dừng lại nhiều lần và đọc lại những đoạn sách chỉ bởi tôi thấy mình không thể đưa những thông tin ấy vào đầu. Nó giống như những gì cuốn sách này có thể cung cấp vượt xa những gì tôi có thể dễ dàng tiếp nhận. Và cánh cửa nơi vỏ sọ của tôi có thể cần được đập bung hoặc nới rộng để đưa chúng vào bên trong não bộ.

Mặc dù vậy, tôi đã đọc xong cuốn sách này. Và quan trọng là có được điều cần có sau khi hoàn thành xong nó. Đây luôn là mấu chốt của vấn đề mà tôi đề cập tới khi thực hiện bất cứ bài review sách nào trên Blog này.

Tôi đã tự giải đáp cho mình hai nghi vấn mà bấy lâu nay tôi vẫn luôn tìm kiếm, nhưng luôn tiến tới những giả thuyết hoặc lập luận không làm tôi hài lòng.

Trước khi bắt đầu với kết quả có được sau những nghi vấn mà tôi đặt ra. Tôi xin phép cắt nghĩa từ “Dòng chảy” mà tôi “bắt được” trong cuốn sách này.

Tôi hiểu từ dòng chảy này là trạng thái mà người ta thành công tâm trung vào việc gì đó, bỏ xa các biến đổi về không gian và thời gian, mang năng lượng tinh thần đặt vào vào mục tiêu mà họ đang theo đuổi. Bạn có thể thấy thời gian 1 giờ đọc sách trôi nhanh như 5 phút ngắn ngủi, bạn có thể quên đi ngôi nhà chật hẹp để đưa mình vào thế giới vũ trụ nằm cách trái đất cả trăm năm ánh sáng. Đó là một trạng thái rất tuyệt diệu, có thể đây đó bạn từng trải qua như làm việc quên cơn đói, chăm chú đọc sách đến nỗi không còn nghe được các âm thanh và tiếng động xung quanh, hoặc khi bạn vội vàng mang những dòng chữ từ trong bộ não của mình viết xuống trang giấy trắng… Tất cả chúng đều có thể đại diện cho trạng thái dòng chảy.

Dòng chảy – Điều thứ nhất: Làm sao để tăng tốc độ đọc sách của tôi lên?

Gần đây, khi tập trung quan sát hành vi của bản thân thường xuyên hơn. Tôi nhận thấy tốc độ đọc sách của tôi hoàn toàn không đồng nhất. Có giai đoạn tôi đọc khá ổn định, nhưng có lúc tôi đọc cực kỳ chậm chạp và lề mề.

Tôi phát hiện ra điều này bởi mỗi ngày tôi đều tính xem mình đã đọc được khoảng bao nhiêu trang sách và trong bao lâu. Tôi thường đặt thời gian đếm ngược khi đọc sách. Đây là một mẹo nhỏ giúp tôi đọc tập trung hơn.

Tôi nhận thấy tốc độ đọc của tôi rơi vào khoảng 2 phút một trang sách khổ 14,5cm*20,5cm (khổ sách thường thấy nhất). Có khi khá hơn thì sẽ là 100 phút cho 70 trang sách. Còn số này liên tục lên xuống khá thất thường và không theo một quy luật nhất định nào có thể đoán trước được.

Tôi rất băn khoăn về tốc độ đọc chậm đến kinh ngạc của mình. Bởi khi tôi chủ tâm thực hiện quan sát này, cuốn sách tôi đọc là một cuốn tiểu thuyết. Nó không có quá nhiều những tình tiết cần dừng lại suy ngẫm. Đương nhiên, nó cũng không có quá nhiều khoảng dừng để tôi ghi chú hoặc highlight đoạn sách như những cuốn sách thể loại nghiên cứu khác.

Tôi tự hỏi liệu tốc độ đọc của mình có liên quan tới khả năng ngôn ngữ hay ý thức của bản thân?

Tôi tìm thấy câu trả lời trong hàng loạt những lập luận của cuốn sách này, Flow – dòng chảy.

Tốc độ đọc của tôi sẽ được nâng cao nếu như trong ý thức của tôi đặt ra mục tiêu và phản hồi liên tục với từng hành vi sau đó của tôi. Nó sẽ giống như việc tôi sẽ cần đọc 100 trang sách trong 100 phút, tương đương với tốc độ là 1 phút 1 trang. Não bộ của tôi cần ghi nhận mục tiêu này, đây chính là thử thách của nó.

Nó tiếp tục thúc đẩy nhịp độ đọc của tôi tăng dần cho đến khi đạt được tốc độ tôi mong muốn. Nhưng nó sẽ chỉ cho phép tôi duy trì tốc độ đó khi nào não bộ của tôi vẫn nhớ rằng nó cần thực hiện mục tiêu với tốc độ 1 phút 1 trang. Nếu nó bỗng thả lòng, ngó lơ và quên mất mục tiêu, nó sẽ dần bị trôi lại thành tích cũ, trở về vạch xuất phát.

Để duy trì liên tục tốc độ này, tôi cần liên túc nhắc nhở ý thức của mình về mục tiêu nó cần thực hiện bằng các cách như sau:

  • Ghi nhớ mục tiêu
  • Nâng cao khả năng để bám sát mục tiêu và hoàn thành nó
  • Duy trì thói quen đọc thường xuyên
  • Ý thức liên tục về mục tiêu, thậm chí cần phải nâng cao mục tiêu lên một thách thức mới.

Và như thế tốc độ đọc của tôi được nâng cao nhờ vào việc duy trì thường xuyên thử thách cho não bộ, ý thức đồng thời nâng cao kỹ năng, năng lực thực hiện mục tiêu đó. Không để não bộ hoặc ý thức có cơ hội ở trạng thái không có thử thách hoặc thử thách quá dễ dàng, điều này sẽ gây nhàm chán. Ngược lại cũng không thể để cho bộ não hoặc ý thức ở trong trạng thái lo âu khi đứng trước những thử thách quá sức với kỹ năng, hoặc vượt xa thực tại. Việc ta cần làm là  thực hiện từng bước, từng bước một.

Dòng chảy sẽ xuất hiện khi thử thách và kỹ năng ở trạng thái cân bằng. Liên tục tạo ra thử thách mới nhằm nâng cao kỹ năng là một giải pháp duy trì dòng chảy. Tuy nhiên, việc này cần diễn ra một cách từ từ, nhịp nhàng, không thể quá đột ngột. Nó giống như nhịp điệu tăng tiến khi duy trì hoặc nâng cao thành tích của một vận động viên vậy. Nếu đột ngột tăng thử thách, có thể vận động viên đó sẽ gặp phải trấn thường. Và tôi không nghĩ đó là kết quả tốt cho sự phát triển.

Tôi đã thực hiện rèn luyện nâng cao tốc độ đọc của mình trong khi đọc chính cuốn sách này trong 4 ngày vừa qua. Tốc độ đọc trung bình của tôi tính đến ngày hôm này là 1 rưỡi cho 1 trang sách. Tốc độ không nhanh, nhưng tốt hơn tôi của trước đó.

Dòng chảy – Điều thứ hai: Tại sao người giàu, họ vẫn cố gắng để giàu hơn nữa?

Đây là câu hỏi mà tôi nghĩ không chỉ riêng tôi từng đặt ra, những người không giàu về mặt vật chất. 

Tôi luôn nghĩ về điều này, bằng sự “ngây thơ” pha chút “ngẫn ngờ” của bản thân. Tôi thắc mắc rằng, khi họ giàu đến như vậy, còn cần kiếm tiền làm gì nhiều thế làm gì nữa nhỉ? Họ có thể nghỉ hưu, đưa tiền kiếm được bỏ vào ngân hàng, hàng tháng rút tiền ra thôi có lẽ cũng dư sức ăn chơi. Dù sao khi chết họ cũng không thể mang theo được.

Tôi nghĩ những người giàu khi đọc tới đây sẽ cười nhếch mép và nói: đúng là một đầu óc bần hàn, hoặc đại loại vậy. Đó là tôi đoán, có thể đúng hoặc không. Hoặc họ cũng chẳng có thời gian để đọc được dòng thắc mắc này của tôi.

Đây là thắc mắc không phải một hai ngày trong đời tôi, nó đã sống cùng tôi khá lâu. Nó hiện diện rõ nhất khi tôi đọc đâu đó những mẩu thông tin về người giàu. Hì hì. Kể ra tôi thấy tôi cũng “rảnh”, không lo làm giàu mà hay đi hóng người giàu.

Khi biết về dòng chảy, tôi đã tự lý giải được cho thắc mắc của mình. Vốn dĩ con người luôn có khát khao tận hưởng và chìm đắm trong dòng chảy. Chỉ là họ không biết trạng thái đó được gọi tên là gì, cũng chưa từng ai nhắc tới một định nghĩa nào nôm na. Họ chỉ đơn giản cắt vội nghĩa từ như là thành công, sung sướng, hạnh phúc, hết mình, nhiệt huyết, dấn thân… có cả ngàn từ để mô tả cho hình dung mơ hồ đầy phấn khích đó. Nhưng có lẽ mỗi từ đó chỉ giới hạn ở một phần trong những trường hợp cụ thể. Chúng không đại diện được cho số chung cho đến khi từ “dòng chảy” này được cắt nghĩa để hình dung trạng thái đó.

Như đã giả thích ở trên, dòng chảy chính là một dạng trải nghiệm thăng hoa. Nó bóp méo mọi định nghĩa về thời gian, khiến người ta cảm thấy hạnh phúc và có ý nghĩa. Chúng khiến người được dòng chảy chạy qua đẫm chìm trong trạng thái tập trung tuyệt đối, quên đi vạn vật mà chỉ tập trung cho mục tiêu mà họ đang theo đuổi. Thứ làm họ khát khao và đam mê đuổi bắt. 

Dòng chảy sẽ sinh ra khi thử thách và kỹ năng của họ tương thích với nhau. Chúng làm cho kỹ năng được phát triển và sử dụng đúng tầm của nó bởi những thử thách ngang tầm. Chúng là cho cuộc đuổi bắt trở nên hấp dẫn bởi cơ hội cũng như thách thức ẩn bên trong nó. Bởi vậy, khi đạt được dòng này ở cặp cập độ kỹ năng – thử thách bậc thấp, thì dòng chảy cần được tiếp tục duy trì theo hướng cấp tiến đi lên. Tức là dòng chảy giống như một đường tuyến tính mà cặp nghiệm số ở đây là kỹ năng và thử thách đi kèm. Đường tuyến tính hướng lên thì kỹ năng và thử thách cũng cần song hành cấp tiền lên. Nghĩa là nâng cao độ khó của thử thách và nâng cao cấp độ của kỹ năng. Bởi vậy tính kích thích mà dòng chảy tạo ra buộc cho người nhận được phải chuyển mình từ trạng thái này sang trạng thái khác nhằm giữ cho dòng chảy được tiếp tục.

Nếu như một trong hai phần là kỹ năng và thách thứ trượt ra khỏi quỹ đạo thăng cấp đó, thì người đó sẽ dần bị đẩy về một trong hai bên bờ của dòng chảy. Đó là bờ của sợ hãi hoặc chán nản. 

  • Nếu kỹ năng cao, thử thách thấp thì người đó sẽ chuyển từ trạng thái dòng chảy sang trạng thái chán nản.
  • Nếu kỹ năng thấp, thử thách cao thì người đó sẽ chuyển từ trạng thái dòng chảy sang trạng thái lo sợ.
  • Nếu kỹ năng – thử thách cùng cao hoặc cùng thấp thì người đó sẽ về lại trạng thái dòng chảy.

Bởi vậy, để giữ cho trạng thái dòng chảy kéo dài trong cuộc đời mỗi người, mà ở đây có thể hiểu là trạng thái mong ước của tất cả mọi người, có mục tiêu và tận hướng thành quả của mục tiêu, người ta cần cân bằng giữa kỹ năng và thử thách.

Quay lại câu chuyện những người giàu có. Khi họ được đắm chìm trong dòng chảy, tức là họ đã đạt vượt qua những thử thách và tích lũy những kỹ năng tương đương để đạt được mục tiêu. Vậy để giữ luôn trong trạng thái dòng chảy, buộc thử thách phải tăng thêm, nếu luôn giữ thử thách ở mức cố định trong khi kỹ năng đã tăng thêm thì họ sẽ bị trượt ra khỏi trạng thái dòng chảy. 

Dễ dàng lý giải việc đặt thêm những thử thách là cách họ duy trì dòng chảy của mình. Hay nói cách khác, dòng chảy khiến họ muốn kiếm tiền nhiều hơn. Khi đó mục đích thực sự không còn là việc kiếm tiền mà là việc tận hưởng dòng chảy sinh ra từ hoạt động đó. Gia tăng thử thách và trau đồi kỹ năng.

Hóa ra, sẽ chẳng có đỉnh cao nhất cho mọi thử thách. Luôn có những đỉnh cao hơn để chinh phục, còn không người ta sẽ luôn tìm cách tạo ra các đỉnh cao để chinh phục.

Con người sẽ dễ dàng rơi vào trạng thái chán nản nếu như không còn đỉnh để vượt quá hóa ra dễ hiểu là như thế. Họ cần được sống trong dòng chảy, vì vậy họ cần những thử thách trong đời.

Dòng chảy – 9 thành tố chủ yếu để mô tả cảm giác của một trải nghiệm mang tính thưởng thức

  1. Có mục tiêu rõ ràng từng bước
  2. Có những phản hồi tức thì cho hành động
  3. Có một sự cân bằng giữa thách thức và kỹ năng
  4. Hành động và nhận thức được hợp nhất
  5. Những khía cạnh khác bị loại khỏi ý thức
  6. Không lo sợ thất bại
  7. Sự tự ý thức biến mất
  8. Cảm thức về mặt thời gian bị bóp méo
  9. Hoạt động trở thành hoạt động có mục đích tự thân

Đánh giá chúng về cuốn sách Flow – Dòng chảy

Đây là một cuốn sách không dễ đọc với tôi. Có một điều chắc chắn rằng tôi sẽ cần đọc lại cuốn sách này vài lần trước khi có thể mang đến một bài Review rõ nét hơn về Dòng chảy.

Chính tôi khi đọc những phần ghi chú ở trên cũng có phần hơi “luẩn quẩn” trong câu từ. Tôi không cho rằng bạn hiểu hết những gì tôi viết ở trên, nhưng tôi vẫn viết chúng ra. Đây như một ghi chú lần đầu sau khi tôi đọc xong cuốn sách này. 

Tôi sẽ tiếp túc ghi xuống những gì tôi nhận thấy và cảm được sau những lần đọc kế tiếp.

Có một điều tôi rất chắc chắn rằng, khái niệm “dòng chảy” xuất hiện để giải thích cho rất nhiều hiện tưởng, nguyên lý, thậm chí là các phương pháp sống và làm việc của Trái Đất này. Chỉ là tại thời điểm này, tôi thật sự chưa  thể viết ra một cách rảnh mạch về chúng.

Tôi không biết dùng điều gì để thuyết phục bạn đọc cuốn sách này với những ghi chú ở trên của mình. Nhưng nếu bạn tin tôi, thông qua rất nhiều bài viết khác của tôi, thì tôi tin khi bạn “đẫm mình” trong dòng chữ tại cuốn sách Flow – Dòng chảy, bạn sẽ được trải nghiệm cảm giác này ít nhất một lần, và nhiều lần sau khi đọc xong nó nữa. 

Nó sẽ giống như tôi, ngay bây giờ, ngồi đây và viết những dòng ghi chú cho cuốn sách này.

Điểm đánh giá: 9/10 (Do chưa hiểu hết nên không đánh được cao hơn, nhưng tôi nghĩ lần thứ hai tôi đọc, tôi sẽ có thêm nhiều sự rành mạch cho bài viết Review này)

Cảm ơn NXB Dân Trí đã đồng hành cùng cuốn sách này.

Link mua sách tại đây.

—————————————- 

Một vài gợi ý khác cho bạn

Bạn chắc chắn sẽ muốn đọc các cuốn sách tuyệt vời khác. Mời bạn đến với chuyên mục: Review sách nhé!

Review sách: Untamed – Glennon Doyle

Review sách: Trải nghiệm Wow – Zappos

Review sách: Giết con chim nhại

Đừng quên rằng…!

Hương đã thiết kế một khóa học đặc biệt dành cho những ai mong muốn:

  • Thoát khỏi rắc rối tài chính đang mắc phải
  • Giải phóng bản thân khỏi con nghiện mua sắm
  • Xây dựng quỹ dự phòng cho bản thân 6 – 12 tháng

Thì khóa học: 30 NGÀY THAY ĐỔI – TẠO LẬP THÓI QUEN CHI TIÊU TÍCH CỰC SAU 30 NGÀY là khóa học dành cho bạn.

Tìm hiểm thêm về khóa học tại đây!

Hương Nguyễn – Phụ Nữ Tự Do.


Nếu bạn thấy nội dung này là có giá trị, hãy mời Hương một cốc cafe nhé!

Hoặc,

Số tài khoản: 19037057180015 Chủ tài khoản: Nguyễn Thị Thu Hương Ngân hàng Techcombank chi nhánh Tân Bình.



CÁC TRANG LIÊN HỆ KHÁC

  1. Website: Phụ Nữ Tự Do – Blog viết về chủ đề quản lý tài chính cá nhân cho phụ nữ.
  2. Linkedin: Nguyễn Thị Thu Hương
  3. Facebook: Hương Nguyễn
  4. Fanpage: Hương Nguyễn Blog

2 COMMENTS

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here