5 bài học từ “Những điều tôi tự dặn chính mình”

11
1150
5 bài học từ Những điều tôi tự dặn chính mình

Cuốn sách “Những điều tôi tự dặn chính mình”.

Tác giả Emilie Pine là một nhà văn, học giả hiện đang sống tại thành phố Dublin. Những điều tôi tự dặn chính mình (tựa tiếng Anh: Note to Self) là một tác phẩm tùy bút tự truyện, đây là tác phẩm phi học thuật đầu tiên của Emilie. Cô cũng là phó giáo sư bộ môn kịch hiện đại tại trường Đại học Bublin, nơi cô đã cống hiến hơn 12 năm kể từ năm 2008.

Cuốn sách được tặng bởi bạn Lan Hương nhân ngày sinh nhật của tôi.

Nhân ngày sinh nhật năm nay, bạn Lan Hương hỏi:

– Mày có đặc biệt muốn cái gì hông? Tao sẽ order cho nà?

Nghe cưng xỉu! Mình nhanh nhẹn vào app Tiki gửi cho bạn Lan Hương hình ảnh 3 cuốn sách có sẵn trong giỏ hàng.

– List đây, bạn hãy chọn đi.

– Chăm chỉ đọc sách ghê, 2 quyển trên đi. T lại ck cho hén.

– Mở app ra đặt cho thành ý nào. Mình rep lại.

– T không cài tiki ý. Cài nhiều app con đt nó lag.

Kệ bạn. Mình trả lời.

Được rồi để đi cài rồi order.

Ha Ha. Vậy là ngay buổi tối hôm đó, sau khi trở về từ hồ Tây từ bữa tiệc sinh nhật nhẹ nhàng cùng 2 ông bạn, tôi đã có 2 cuốn sách trên tay.

Cuốn sách được tặng bởi bạn Lan Hương nhân ngày sinh nhật của tôi.

Cảm thấy được cưng chiều hết mức.

Cảm ơn bạn Lan Hương nhiều lắm luôn ý về món quà hết sức yêu thương này.

Tôi đã định từ bỏ khi đọc 10 trang đầu. Cảm ơn vì tôi đã không làm điều đó.

Cuốn sách về tay đúng ngày sinh nhật ngày 5 tháng 10, nhưng đến hơn tuần sau tôi mới bắt đầu đọc nó. Chính xác là ngày 12 tháng 10.

Tôi vẫn nhớ như in câu hỏi mình tự đặt ra cho chính mình đó là: tại sao mình lại chọn cuốn sách này ở trong giỏ Tiki nhỉ? Rất có thể cái tự đã kéo mình lại hoăc có thể là chút tô điểm của màu xanh lá trên trang bìa sách. Chắc chắn là vậy rồi!

Tôi nhớ rất rõ ràng rằng mình chưa hề nghe bất cứ ai nói về “Những điều tôi tự dặn chính mình” cho đến khi đọc nó.

Với 10 trang sách đầu tiên, tôi không thể cảm nhận được điều gì mà tác giả muốn gửi gắm. Hay nói đúng hơn là tôi chưa hình dung ra mình sẽ được nghe thông điệp gì. Thật may là tôi đang đọc trên App OnMic. Điều này giúp tôi không ngừng việc đọc này lại, mặc dù là hết sức miễn cưỡng.

Và đến tối ngày 14 tháng 10, tôi đã phải cảm ơn cho quyết định không mấy tự nguyện đó của bản thân. Tôi đã không bỏ dở cuốn sách quý giá này.

5 Bài học tôi nhận được từ cuốn sách này.

Bài học số 1: Bố mẹ chúng ta chỉ cần được nói chuyện thôi

Tôi nhanh chóng nhận được bài học đầu tiên với Những điều tôi tự dặn chính mình sau khi kết thúc câu chuyện đầu tiên của Emilie viết về người bố nghiện rượu trong thời gian ông bị bệnh.

Hóa ra chỉ cần những đoạn hội thoại bình thường cũng có thể bày tỏ yêu thương. Không phải làm điều gì to tát, đồ sộ mới thể hiện sự yêu thương của bạn với gia đình của mình.

Điều tôi vẫn tưởng…

Khi còn nhỏ tôi đã từng lầm tưởng rằng mình phải làm điều gì đó thật to lớn mới là yêu thương mẹ mình. Ví như mình phải giàu, phải xây được nhà, phải là một người thành đạt để mẹ mình nở mày nở mặt. Đó mới là việc mà một người con biết yêu thương phải làm.

Sự thật là mình đã sai.

Mỗi lần mình trở về nhà, mẹ mình đều rất vui, vui vẻ ra mặt. Mặc dù mình không mang quà, không mang tiền, cũng chưa xây được nhà cao cửa rộng cho mẹ. Nhưng có lẽ với bà, bà chỉ cần được nhìn thấy đứa còn gái duy nhất của mình đang khỏe mạnh, bình an đã là quá đủ. Còn mình thì cứ cắm mặt vào cái laptop hoặc chiếc điện thoại.

Mình rất ít khi nói chuyện với mẹ, kể cả những người khác cũng vậy. Mình không thích quá thân thiết ở ai cả. Mình chỉ cảm thấy mình thích như vậy. Không quá lấn sâu vào cuộc sống của người khác và hi vọng họ cũng vậy.

Nhưng rồi tôi đã bị thức tỉnh bởi:

“Hiện tại, thỉnh thoảng bố vẫn gọi cho tôi. Đôi khi tôi xao lãng và ông cứ tự độc thoại một mình, rồi tôi ngừng lại đôi chút để tập trung và ông cũng ngừng lại, cuối cùng là tôi sẽ bắt máy. Đôi khi tôi nhắn cho ông là tôi đang bận và sẽ gọi lại sau, rồi quên khuấy lời hứa của mình. Đôi khi ông gọi để thông báo tin mới và rôm rả vài câu chuyện phiếm mà tôi không hiểu gì mấy, nhưng dù thế nào tôi vẫn sẽ lắng nghe. Đôi khi tôi chọc cho ông cười và tôi cũng cười theo. Đôi khi ông gọi đúng vào lúc tôi chỉ muốn ở một mình. Đôi khi ông gọi và tôi thầm nghĩ rằng thật tốt khi nghe được giọng ông.

Và lần nào ông gọi, tôi cũng thấy lòng mình xao động. Tôi sẽ luôn luôn xao động vì cha mình.”

Tôi nhìn lại tất cả…

Tôi ngẫm lại trong suốt khoảng thời gian tôi học và đi làm xa nhà, các cuộc gọi luôn xuất phát  từ mẹ tôi. Họa may những lần tôi gọi về có lẽ là những lần xin tiền hoặc nhờ mẹ tôi làm một việc gì đó. Tôi chưa bao giờ chủ động hỏi thăm bà ấy.

Tôi thấy mình thật tệ.

Bây giờ khi ở nhà làm việc, hầu hết thời gian của tôi là viết lách và đọc sách. Tôi cũng không giao tiếp nhiều với mẹ. Và các cuộc nói chuyện thường là do mẹ tôi mở lời trước.

Tôi chợt nhớ lại và nhận ra, mỗi lần tôi ở nhà, mẹ sẽ thường tự kể cho tôi chuyện hàng xóm, chuyện ở quê, chuyện đi làm, chuyện con gà, con lợn. Và tôi đã thường phớt lờ nó đi. Như kiểu mẹ thật nhiều chuyện.

Và tôi đã hiểu ra, bà ấy chỉ muốn được nói chuyện với tôi như những người bạn. Có thể cùng tôi bàn luận hoặc thủ thỉ điều gì đó.

Click vào đây để đặt sách

Bài học rút ra:

Tôi đã biết tôi phải làm gì trong thời gian sắp tới. Tôi chỉ cần gợi chuyện thôi, còn người nói sẽ là mẹ. Có lẽ yêu thương chính là những điều nhỏ bé vậy thôi đó. Không phải bất kỳ điều gì to tát mà tôi thường tự tưởng tượng ra.

Cảm ơn Emilie đã giúp tôi nhận ra bài học đáng quý này. Bài học này sẽ cần được áp dũng từng ngày trong cuộc sống của tôi.

BỐ MẸ CHÚNG TA CHỈ CẦN ĐƯỢC NÓI CHUYỆN

Bài học số 1: Bố mẹ chúng ta chỉ cần được nói chuyện thôi

Bài học số 2: Học cách chấp nhận nỗi đau và vượt qua nó

Emilie muốn có con ở độ tuổi gần 40. Mặc dù là một phụ nữ 27 tuổi nhưng tôi biết đó không phải là một mong ước dễ dàng thực hiện. Và sự thật đã trả lời điều tôi nghĩ là đúng. Cô ấy đã không thể có con dù đã thử rất nhiều biện pháp. Như một định mệnh rằng cô ấy sẽ không có đứa con cho riêng mình khi chính giây phút cô ấy biết mình khó khăn lắm đã mang thai rồi nhận kết quả sảy thai vài tuần sau đó.

Tôi biết cô ấy đã rất khó khăn để chấp nhận hiện thực đau buồn đó. Cũng giống như tôi đã rất khó khăn để chấp nhận mình bị “không có bố”.

Khi còn nhỏ, chắc từ hồi mẫu giáo, tôi đã không được chào đón với một vài bạn trong nhà trẻ. Khi đó tôi không hiểu lắm tại sao, chỉ cảm thấy vậy. Sau này khi tôi lên tiểu học rồi lên trung học, tôi đã hiểu được nguyên nhân tại sao các bạn không chào đón tôi chơi chung đến như vậy.

Tôi không có bố.

Tôi luôn cảm thấy đó là lý do mà chỗ ngồi của tôi luôn là bàn cuối, mặc dù tôi không phải là đứa trẻ cao lớn trong lớp. Tôi luôn cảm thấy đó là lý do mà tôi thường phải đi bộ một mình về nhà mỗi ngày tan học. Tôi luôn cảm thấy tôi sẽ ít bị bọn con trai bắt nạt hơn nếu tôi có bố.

Sự thật là câu chuyện không có bố ấy cứ mãi đeo bám tôi đến mãi năm cấp 2. Cho đến một ngày tôi phát hiện ra rằng, các bạn được dạy rằng không nên chơi với một đứa con không có bố như tôi. 

Tại sao lại vậy? Tôi làm sao mà biết được câu trả lời ấy.

Thực ra, tôi không thật sự đau lòng vì việc các bạn có vẻ như là “kỳ thị” tôi vì tôi không có bố. Bố mẹ của họ cũng nhìn tôi với vẻ mặt ái ngại và thương hại. Điều làm tôi thật sự đau lòng nhất chính là khoảnh khắc tôi nhận ra mình thật sự KHÔNG CÓ BỐ.

Có thể các bạn sẽ thấy hơi khó hiểu đôi chút phải không?

Vốn dĩ tôi luôn không thật sự đau lòng về những gì các bạn đã đối xử với tôi là bởi mặc dù như các bạn nói rằng tôi không có bố. Sự thật là khi đó họ đã dùng một từ “đắt nghĩa” hơn đó là CON HOANG.

Tôi được mẹ tôi nói rằng, bố tôi là người đàn ông đã có gia đình và với ông ấy, có lẽ mẹ con tôi chỉ là “sân sau” thôi. Nhưng vào cuối tuần ông ấy vẫn tới thăm tôi, cho tôi ăn kẹo và ôm tôi ngủ. Khi đó có lẽ tôi chỉ là đứa trẻ 5 6 tuổi mà thôi.

Bởi vì thế nên những gì tôi có thể thanh minh khi ai đó trêu chọc tôi rằng tôi không có bố đó là bố tôi chỉ không ở nhà với tôi, không sống chung với tôi nhưng tôi vẫn có một người bố. Nếu không có bố làm sao mà tôi sinh ra được cơ chứ.

Rồi đến một ngày, mẹ tôi đã đi bước nữa. Bà chung sống với một người đàn ông khác, không phải bố tôi, là dượng của tôi bây giờ. Tôi chợt thắc mắc: Vậy bố tôi sẽ ra sao?

Và từ đó kí ức về những lần bố tới thăm tôi dần mờ đi và biến mất hẳn. Sau này, tôi mới biết, bố muốn nhận lại tôi vì mạng tuổi của tôi rất hợp với mạng tuổi của bố, có thể giúp bố thăng tiến trong sự nghiệp. Và ông tới thăm tôi như là muốn lấy chút hên vây.

Tôi hiểu ra rằng: Thật sự tôi không có bố.

Tôi đã phải sống chung với sự thật đó. Tiếp nhận sự tổn thương từ sự thật đó. Tự ti với hoàn cảnh của một đứa trẻ không có bố. Cứ mãi như thế cho đến một ngày đứa trẻ quật cường trong tôi trỗi dậy. Nói với tôi rằng: Nếu mày không có bố bảo vệ, thì nhất định mày tự bảo vệ chính mình.

Tôi không thèm hèn nhát nữa. Tôi chú tâm vào học hành và cố gắng trở thành số 1. Thực ra tôi vẫn luôn xếp thứ 2 từ cấp 1 đến cấp 2. Nhưng bù lại, bạn bè không còn có gan bắt nạt tôi nữa. 

Vì sao ư? Vì tôi đã có giá trị. Giá trị lợi dụng chẳng hạn.

Họ phải lựa chọn chơi với tôi. Đó là kết quả mà tôi thấy. Và rồi tôi thấy việc tôi không có bố cũng chẳng sao cả. Bởi vì tôi không cần ông bảo vệ nữa, tôi có thể tự mình làm việc đó. Tôi chẳng cần sự ban phát nhỏ giọt từ ông nữa.

Click vào đây để đặt sách

Bài học rút ra:

Tôi không thể thay đổi sự thật rằng mình không có bố. Nhưng tôi có thể thay đổi hành động của mình sau khi tiếp nhận nỗi đau đó. Tôi không thể chối bỏ sự thật, nhưng tôi đã chọn đứng lên.

Cảm giác của tôi lúc này cũng giống như Emilie từng viết:

“Và chính khoảnh khắc không mong chờ này làm cho tôi thấy cuộc đời mình hạnh phúc hơn nhiều so với những gì tôi tưởng tượng. Tôi có thể mường tượng cuộc sống tương lai của mình. Một cuốc sống mà chúng tôi chia sẻ với nhau. Một cuộc sống tuyệt diệu.”

HỌC CÁCH CHẤP NHẬN NỖI ĐAU VÀ VƯỢT QUA NÓ

Bài học số 2: Học cách chấp nhận nỗi đau và vượt qua nó

Bài học số 3: Cơ thể này thuộc về tôi, kể cả những vết sẹo

Bài học số ba tôi nhận được liên quan đến những vết sẹo trên cơ thể của tôi.

Tôi có rất nhiều vết sẹo trên người.

Một vết sẹo ở dưới cằm, một vết ở môi dưới. Đó là vết chó cắn hồi tôi học lớp ba. Rất đau và sợ hãi.

Một vết sẹo rất lớn ở phần cẳng chân bên phải. Vết sẹo do bỏng bô xe máy trong một đêm đi nhậu cùng đồng nghiệp hồi tháng 7 năm 2017. Nhắc lại mà còn nhờ cảm giác đau xé người mỗi lần thay thuốc và băng gạc.

Những vết sẹo xấu xí ngay dưới cánh tay. Đó là một sai lầm của tôi trong một lần làm đẹp. Vết sẹo xuất hiện sau hơn hai tuần nhiễm trùng do lần tiểu phẫu dưới nách. Tất nhiên với kỳ vọng sẽ có phần da dưới cánh tay trắng mịn như những hot girl trên mạng rồi. Chỉ là cái kết hơi bất ngờ thôi.

Tôi đã không thể, đúng hơn là không dám mặc bất cứ bộ đồ nào hở nách. Quả là một cái kết đắng lòng. Mỗi lần chạm vào nó, tôi đều nghĩ đến sai lầm ngu ngốc của bản thân.

Không giống như vết sẹo chó cắn hồi lớp ba hay vết sẹo bỏng bô xe 4 năm về trước, những vết sẹo này mỗi lần có ai hỏi tôi đều hào hứng kể về nó nhưng một kỷ niệm hết sức hài hước trong cuộc đời mình. 

Chỉ riêng vết sẹo ở nách, tôi thậm chí chẳng dám nói với ai. Có lẽ chỉ có bạn trai cũ của tôi biết điều đó. Anh ấy là người thay băng gạc ướm máu giúp tôi mỗi lần đau đơn ấy. Tôi luôn phủ nhận mọi sự tồn tại của nó. Ghét bỏ nó như một điều đáng xấu hổ.

Nhưng Emilie đã thức tỉnh tôi:

“Khi tôi nhìn vào vết sẹo do phẫu thuật cắt bỏ nang vú của mình, một đường màu trắng mờ mờ trên ngực phải, nó làm tôi cảm thấy hạnh phúc. Vết sẹo ấy không phải là một dấu hiệu của sự yếu đuối, nó chứng mình của việc tôi đã “đáp lại” cơ thể mình. Tôi cần vết sẹo này như một sự nhắc nhở rằng chính tôi mới là chủ nhân của cơ thể này.”

Khi đọc đến đoạn này, tôi tự đã hỏi sự hèn nhát ngớ ngẩn này từ đâu mà xuất hiện vậy. Tại sao tôi lại không thể đối xử với những vết sẹo dưới nách như đã đối xử với những vết sẹo khác. Cuối cùng, tôi đâu có thể phủ nhận sự tồn tại của nó đâu. Chẳng phải tôi cần chấp nhận nỗi đau và vượt qua nó sao? Tôi tự cười với chính mình.

Click vào đây để đặt sách

Bài học rút ra:

Tôi nên nhìn những vết sẹo của mình như một cốt mốc trưởng thành. Rằng tôi đã từng phải chịu đau để bản thân trở nên sinh đẹp và hấp dẫn hơn. Rằng tôi đã nỗ lực làm cuộc sống của mình tốt hơn mỗi ngày như thế nào. Tôi nên trân trọng từng tự nỗ lực ấy. Dù đôi khi nó chưa mang tới kết quả như mong đợi. Nhưng tôi cần thừa nhận chính mình. Tôi không thể vì một điểm mực nhỏ trên tờ giấy mà bỏ cả một mặt giấy trắng đi được. 

Đâu có gì cần mắc cỡ đâu. Cơ thể này là của tôi, ai có quyền phàn xét nó chứ? Tôi không cho phép họ làm như vậy. Tôi cần học yêu từng nhược điểm trên cơ thể của mình, bao gồm cả vết sẹo nào đó.

Cơ thể này thuộc về tôi, kể cả những vết sẹo

Bài học số 3: Cơ thể này thuộc về tôi, kể cả những vết sẹo

Bài học số 4: Cuộc sống này tốt đẹp bắt nguồn từ sự lựa chọn của chính bạn

Tôi rất đồng cảm với những gì Emilie đã trải qua trong thời ký “tuổi nổi loạn” của cô ấy. Cả  tôi cũng có những hành động và suy nghĩ “nổi loạn” khá ngu ngốc.

Nhưng, cả tôi và cô ấy đều đã lựa chọn bắt đầu cuộc sống tốt đẹp hơn.

“Bước sáng tuổi mười tám, tôi bắt đầu lựa chọn từ bỏ các loại thuốc kích thích.”

Chúc mừng cô, Emilie.

Khi còn nhỏ, tôi tin rằng nếu tôi được sinh ra trong một gia đình giàu có tôi sẽ xinh đẹp, khí chất, học giỏi, nổi tiếng, thông thái, hiểu biết, giúp đỡ được nhiều người… 

Thực tế đã chứng minh tôi đã sai.

Tôi của hiện tại vẫn có thể có những điều đó, vốn dĩ vẫn là một đứa trẻ không bố, xuất thân ở một gia đình nghèo đói. Đã có bữa phải ăn ngô bung sống qua ngày với lời nói dối của mẹ đó là hôm nay mẹ con mình ăn đổi món nhé. 

Tôi tự thấy mình thật xinh đẹp, ít nhất là tôi không hề tự ti về ngoại hình của mình. Tôi đã học từng rất nổi tiếng quanh xóm làng và dòng họ vì tôi học rất giỏi (thực ra là giỏi thôi, nhưng các bác hàng xóm hay khen vậy đó). Tôi không quá nổi tiếng nhưng đủ để không bị phớt lờ trong những doanh nghiệp tôi từng hợp tác và làm việc. Tôi hiểu biết, đủ để không bị bắt nạt và qua mặt, đủ để có thể kết giao và quen biết với những người có sức ảnh hưởng. Giúp đỡ được nhiều người, sự thật là chỉ cần bạn có lòng thì dù thế nào bạn sẽ vẫn giúp đỡ được người khác….

Bài học rút ra:

Thế đó, rõ ràng việc bạn sinh ra ở đâu không đủ kết luận bạn sẽ có cuộc sống như thế nào.

Kinh nghiệm của bản thân nói cho tôi biết, nó nằm ở lựa chọn của tôi.

  • Tôi đã chọn giảm bớt bia rượu
  • Tôi đã chọn học tiếng Anh mỗi ngày
  • Tôi đã chọn đầu tư cả chục triệu cho những khóa học nâng cao năng lực bản thân
  • Tôi đã chọn đọc sách
  • Tôi đã chọn ăn uống lành mạnh
  • Tôi đã chọn những người bạn để kết giao
  • Tôi đã chọn phương thức tiến hành công việc
  • Tôi đã chọn viết Blog
  • Tôi đã chọn trở thành một nhà Coach Life trong tương lai
  • Tôi đã chọn phải học thật giỏi
  • Tôi đã chọn chăm sóc da mỗi tối
  • Tôi đã chọn đi ngủ sớm
  • Tôi đã chọn thay đổi thái độ của bản thân với những vết sẹo
  • ….

Và, tôi và Emilie cũng đã chọn nói cho bạn biết:

Cuộc sống này tốt đẹp bắt nguồn từ sự lựa chọn của chính bạn.

Bài học số 4: Cuộc sống này tốt đẹp bắt nguồn từ sự lựa chọn của chính bạn

Tôi làm tất cả những điều này vì cuộc sống của tôi, chứ không vì bất kỳ chuẩn mực của đám đông nào đó.

“Giờ đây, tôi viết ra mọi việc để đòi lại công bằng cho một phần trong tôi – phần mà suốt một thời gian tôi đã cố phủ nhận và bác bỏ. Tôi viết để mở khóa sự im lặng mà tôi đã gìn giữ suốt nhiều năm. Tôi viết ra để ít nhất, cảm thấy mình được sống cuộc đời của chính mình. Tôi viết bởi đây có thể là điều mạnh mẽ nhất mà tôi làm được.”

Click vào đây để đặt sách

Bài học số 5: Thất bại thật sự khi bạn không dám thử

Tôi có một danh sách những việc tôi muốn làm mà chưa làm được, hoặc chưa dám làm.

Có thể đâu đó trong số đó chính là tôi sợ gặp thất bại nên chưa dám thử. Tôi ghét cái cảm giác phải thừa nhận sự thất bại ấy. 

Emilie đã nói với tôi rằng:

“Và tôi sẽ luôn luôn nhắc nhở họ, với tất cả sự chân thành, rằng thất bại thực sự là khi bạn không dám thử.”

Tôi đã không dám nói tôi sẽ nghỉ việc để làm việc tại nhà khi tôi thậm chí chưa tìm được nguồn thu nhập mới sau khi nghỉ việc. Tôi đã đắn đo rất nhiều giữa việc quay lại Sài Gòn tìm việc mới và chuyển hẳn ra ngoài Bắc để làm việc tại nhà.

Tôi sợ mình sẽ phải đầu hàng trước mục tiêu của bản thân. Như vậy thật đáng ngại.

Nhưng tôi đã ra quyết định, sau khi đọc lời cổ vũ của Emilie.

“Thực ra người ta không bẩm sinh mang nỗi sợ này, cũng không phải sinh ra đã cảm thấy bản thân mình không đủ tốt. Chủ yếu vì người ta được dạy như thế. Tôi hiểu điều này, bởi chính tôi cũng từng được dạy dỗ như thế.”

Tôi không thể chờ đợi những bài học khi tôi không hành động gì cả. Khi tôi không có bài học gì thì tôi không thể có được thành công. Vì vậy tôi cần chấp nhận những rủi ro. Tôi đã ra quyết định sẽ về ngoài Bắc và bắt đầu công việc tại nhà của mình.

Đó có thể là một quyết định ngớ ngẩn nào đó. Nhưng tôi cho phép mình được vấp ngã, tôi cũng cho phép mình được hi vọng. Tôi muốn được vấp ngã để có bài học cho mình. Tôi muốn được hi vọng để thức dậy mỗi sáng sớm sau tiếng chuông lúc 6 giờ 8 phút mỗi ngày.

Kinh nghiệm của tôi.

Tôi đã từng dám thử dù không nắm chắc phần thắng trong tay. Chẳng phải cách đây 3 năm tôi đã từng một mình vào Sài Gòn sinh sống và lập nghiệp hay sao?

Lúc đó tôi thậm chí còn chưa có việc làm, chưa biết mình sẽ ngủ ở đâu trong một tuần tới. Nhưng rồi cuối cùng trong một tuần đầu tiên tôi đã có công việc tạm coi là vừa ý với mình sao. Đó cũng là một trong những bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp đào tạo của tôi.

Rõ ràng tôi dám chấp nhận thất bại để đổi lấy một kết quả. Và thực tế tôi không những không thất bại mà tôi còn có thêm rất rất nhiều bài học đi kèm nữa.

Click vào đây để đặt sách

Bài học rút ra:

Tôi vẫn luôn có một câu cửa miệng được rút ra từ công việc chạy dự án tỉnh khi còn làm việc ngoài Bắc, đó là: Không thành công cũng sẽ thành nhân. Tôi tin tưởng mọi trải nghiệm trong cuộc đời mình đều mang về một cái giá nào đó. Chỉ là bạn đang chấp nhận cái giá nào mà thôi.

THẤT BẠI THẬT SỰ KHI BẠN KHÔNG DÁM THỬ

Bài học số 5: Thất bại thật sự khi bạn không dám thử

Đánh giá chung về Những điều tôi tự dặn chính mình.

Điểm cộng của cuốn sách: Lối kể chuyện chân thực, lôi cuốn, gần gũi, dễ đọc.

Điểm trừ của cuốn sách: Ước gì cuốn sách có book mark.

Nhìn chung đây là một cuốn sách mang rất nhiều thông điệp tích cực về cuộc sống. Cuốn sách không chỉ mang đến những bài học hay mà còn là lời cổ vũ của tác giả đối với bạn đọc. Cuốn sách bao hàm nhiều thông điệp không chỉ trong giáo dục giới tính, bình đẳng giới, quan điểm sống, tình cảm gia đình mà còn những cảnh báo với những bậc cha mẹ.

Một cuốn sách nên có trong tủ sách của môt cô gái, một phụ huynh, một giáo viên hay một người viết lách như mình.

Đánh giá: 8,5/10

Cảm ơn AZ Việt Nam đã đồng hành cùng cuốn sách này. 

Cảm ơn dịch giả Ngọc Huyền đã mang cuốn sách này đến với tôi.

Còn chờ gì mà không đặt ngay cuốn sách nhỏ xinh này về chứ.

Click vào đây để đặt sách

————— 

Một vài gợi ý khác cho bạn

Bạn chắc chắn sẽ muốn đọc các cuốn sách tuyệt vời khác. Mời bạn đến với chuyên mục: Review sách nhé!

Đừng quên rằng…!

Hương đã thiết kế một khóa học đặc biệt dành cho những ai mong muốn:

  • Thoát khỏi rắc rối tài chính đang mắc phải
  • Giải phóng bản thân khỏi con nghiện mua sắm
  • Xây dựng quỹ dự phòng cho bản thân 6 – 12 tháng

Thì khóa học: 30 NGÀY THAY ĐỔI – TẠO LẬP THÓI QUEN CHI TIÊU TÍCH CỰC SAU 30 NGÀY là khóa học dành cho bạn.

Tìm hiểm thêm về khóa học tại đây!

Hương Nguyễn – Phụ Nữ Tự Do.


Nếu bạn thấy nội dung này là có giá trị, hãy mời Hương một cốc cafe nhé!

Hoặc,

Số tài khoản: 19037057180015 Chủ tài khoản: Nguyễn Thị Thu Hương Ngân hàng Techcombank chi nhánh Tân Bình.



CÁC TRANG LIÊN HỆ KHÁC

  1. Website: Phụ Nữ Tự Do – Blog viết về chủ đề quản lý tài chính cá nhân cho phụ nữ.
  2. Linkedin: Nguyễn Thị Thu Hương
  3. Facebook: Hương Nguyễn
  4. Fanpage: Hương Nguyễn Blog

11 COMMENTS

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here