Đọc sách là một trong những công việc mỗi ngày của tôi, nó giúp tôi sáng rõ và thấu suốt hơn cũng giúp tôi thoát khỏi sự trì hoàn của bản thân.
Review sách: Hành tinh của một kẻ nghĩ nhiều
Đọc tới lần thứ 2 rồi vẫn phải chê lại lần nữa cho chắc. Viết mọi thứ theo 1 cách lòng vòng, rẽ trái, rẽ phải nhân danh tâm lý học.
Nếu bạn muốn đọc một cái gì đó theo kiểu “pick me girl” à không đúng hơn thì luôn cho mình là “nạn nhân” thì bạn nhất định đừng bỏ qua cuốn sách này.
Vì lí do công việc nên phải đọc lại thôi, lần này mình cũng có gắng “mở lòng yêu thương” nhưng mà vẫn là thất vọng nhé!
Ảnh: mượn tạm trên google cho tiện, lười chụp.
ĐẶT SÁCH: TẠI ĐÂY
Review sách: Không diệt không sinh đừng sợ hãi
Tóm tắt sách
Sách “Không diệt không sinh đừng sợ hãi” của thiền sư Thích Nhất Hạnh là một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông, được dịch ra nhiều thứ tiếng và được nhiều độc giả trên thế giới yêu thích. Sách đề cập đến một trong những chủ đề quan trọng nhất của Phật giáo, đó là bản chất không sinh không diệt của vạn vật.
Theo thiền sư Thích Nhất Hạnh, con người thường có ảo tưởng rằng vạn vật có sự sinh diệt, có đến có đi. Chúng ta tin rằng mình sinh ra từ hư vô, và khi chết đi sẽ trở về hư vô. Chính ảo tưởng này đã khiến chúng ta lo sợ cái chết, và lo sợ những thay đổi trong cuộc sống.
Tuy nhiên, theo Phật giáo, bản chất của vạn vật là không sinh không diệt. Tất cả đều là sự kết hợp của các yếu tố khác nhau, và khi những yếu tố đó thay đổi, chúng ta thấy sự vật hiện hữu theo những cách khác nhau. Ví dụ, đám mây không bao giờ chết, nó chỉ chuyển hóa từ hình dạng này sang hình dạng khác. Bông hoa không bao giờ chết, nó chỉ chuyển hóa từ bông hoa sang hạt giống.
Khi chúng ta hiểu được bản chất không sinh không diệt của vạn vật, chúng ta sẽ không còn lo sợ cái chết hay những thay đổi trong cuộc sống. Chúng ta sẽ sống trọn vẹn từng khoảnh khắc hiện tại, và tận hưởng vẻ đẹp của vạn vật.
Sách “Không diệt không sinh đừng sợ hãi” được chia thành 10 chương, mỗi chương là một bài học về bản chất không sinh không diệt của vạn vật. Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã sử dụng ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu, cùng với những hình ảnh minh họa sinh động để giúp độc giả hiểu rõ hơn về chủ đề này.
Dưới đây là một số trích dẫn nổi tiếng từ sách:
- “Tất cả mọi hiện tượng đều không có tự tánh, không sinh không diệt, không đến không đi. Chúng chỉ là những tập hợp của các yếu tố khác nhau, và khi các yếu tố đó thay đổi, chúng ta thấy sự vật hiện hữu theo những cách khác nhau.”
- “Cái chết không phải là một sự mất mát, mà là một sự chuyển hóa. Khi chúng ta chết đi, chúng ta chỉ chuyển hóa từ một hình thức hiện hữu sang một hình thức hiện hữu khác.”
- “Cái gì không sinh không diệt thì không thể bị tổn thương. Khi chúng ta hiểu được điều này, chúng ta sẽ không còn lo sợ bất cứ điều gì.”
Sách “Không diệt không sinh đừng sợ hãi” là một cuốn sách đáng đọc cho những ai muốn tìm hiểu về bản chất của vạn vật và cách sống an lạc, hạnh phúc.
Cảm nhận sách
5/10 – Không thần thánh như những gì được ca tụng. Tôi mà chê thì sợ rằng nhiều người nói rằng chưa đủ “tầm” để đọc. Tôi mà khen thì có lỗi với cảm nhận của mình. Đơn giản cuốn sách này có thể gói gọn trong một câu: “Không có gì tự nhiên sinh ra, cũng không có gì tự nhiên mất đi, nó chỉ chuyển từ dạng này qua dạng khác, bao gồm cả con người.”
Nói chung cuốn sách này sẽ hợp để chữa lành tâm hồn bị tổn thương, hoặc những ai đang chìm đắm trong sự đau thương mất mát. Nhưng dù sao vẫn là nên tỉnh táo khi đọc, đừng chím đắm quá sâu mà u mê, ngu muội. Đứng lùi vài bước có thể sẽ thấy ý nghĩa ẩn bên trong câu chữ uyên thâm. Nhưng style viết này không hợp với gu đọc của tôi.
Cuối cùng thì muốn có kết quả gì thì phải tạo điều kiện để kết quả đó xảy ra.
ĐẶT SÁCH: TẠI ĐÂY
Review sách: Họ đã làm gì để thay đổi thế giới?
4/10 – Thất vọng. Thất vọng hơn cả là cuốn sách này đến từ nhà Alphabooks.
Các câu chuyện tương đối hời hợt, không quá đào sâu như cái tên nó đã đề. Cảm giác mang đến là sự bình luận rất cá nhân của tác giả mặc dù có nhiều đoạn trả lời phỏng vấn từ các nhân vật chính.
Không có nhiều thông tin và ấn tượng được đọng lại khi gấp lại những trang sách. Không nghĩ sẽ giới thiệu cho ai.
Tôi cho rằng cách tốt nhất đề tìm hiểu về sự thay đổi của thế giới là đọc sách tiểu sử, lịch sử nó sẽ khách quan và chân thực hơn. Đồng thời, “góc máy” đa chiều cũng sẽ đáng tin hơn góc nhìn 1 phía từ tác giả.
ĐẶT SÁCH: TẠI ĐÂY
Review sách: Kẻ làm thay đổi cuộc chơi
4/10 – Lại là sự thất vọng thứ 2 đến từ nhà Alphabooks. Cuốn sách viết về văn hóa cách tân và sự hồi sinh ngoại mục của tập đoàn P&G.
Tôi không đánh giá cao cách dắt chuyện của tác giả A.G.Lafley và Ram Charan, họ mang rất nhiều ví dụ của các thương hiệu khác vào cuốn sách khiến thông tin bị loãng. Tôi sẽ đánh giá cao hơn ví dụ từ chính các chiến dịch thương hiệu của P&G hay việc so sánh tương đương cùng ngành.
Lấy góc nhìn của người thứ 3, nhìn vào và giải đáp những câu hỏi mà họ tự soạn ra có thể là một cách tiếp cận thiếu sáng tạo. Nếu nhưng đặt bàn cân so sánh hành trình thay đổi thế giới của Apple trong “Tiểu sử của Steve Jobs” và P&G trong cuốn sách này thì đúng là 1 trời một vực. Tôi không có ý so sánh tầm vóc của hai thương hiệu mà về cách tiếp cận của tác giả để làm sáng bật cái “siêu anh hùng” trong mỗi thương hiệu.
Không đọc lại.
ĐẶT SÁCH: TẠI ĐÂY
Một vài gợi ý khác cho bạn
Bạn chắc chắn sẽ muốn đọc các cuốn sách tuyệt vời khác. Mời bạn đến với chuyên mục: Review sách nhé!
CÁC TRANG LIÊN HỆ KHÁC
- Youtube: On The Book
- Facebook: Hương Nguyễn
- Fanpage: Hương Nguyễn Blog
- Group: On The Book – Rèn đọc mỗi ngày
- Website: Phụ Nữ Tự Do – Blog viết về chủ đề quản lý tài chính cá nhân cho phụ nữ.