30 thử thách 30 ngày thay đổi – Phần 2
Thử thách 30 ngày thay đổi – Loại bỏ thói quen xấu “lấy cắp” cuộc đời của mỗi chúng ta. Làm mới cuộc đời một lần nữa!
Chọn ra một thói quen xấu mà bạn muốn loại bỏ và thử hiện thử thách 30 ngày thay đổi của mình ngay hôm nay nhé.
Đọc thêm: Thử thách 30 ngày thay đổi – Phần 1
11. Không dành thời gian cho “kẻ độc hại”
Một trong những hậu quả nghiêm trọng của việc dành thời gian cho kẻ độc hại đó chính là cách nhìn nhận về bản thân.
Thói tự trách móc chính mình giống như một căn bệnh truyền nhiệm. Nếu bạn chơi cùng với những người quá lâu thì chắc chắn bạn sẽ chỉ nhìn thấy khuyến điểm của bản thân mình. Điều này khiến cho thâm tâm của bạn luôn tự chỉ trích, đập tan lòng tự trọng cũng như sự tự tin của bạn.
Dành nhiều thời gian cho những người độc hại và khó ưa sẽ rút cạn năng lượng của bạn. Nó dập tắt động lực và ý chí của bạn. Chúng khiến bạn mệt mỏi, dễ bỏ cuộc và ngưng trệ cuộc đời.
Hãy tìm cách tránh xa những kẻ khó ưu, độc hại trong cuộc đời bạn. Chắc chắn cuộc sống của bạn sẽ trở nên tươi mới có sức sống hơn rất nhiều.
12. Đừng vội thỏa mãn
Rất nhiều người sống dưới mức mong đợi của chính mình. Khi chúng ta cho phép bản thân trở nên tầm thường hơn tiềm năng thực sự, ta rất dễ bị sa lầy. Thậm chí khi đã sa lầy rồi chúng ta lại không muốn rút ra.
Mọi việc ta làm trong trạng thái sa lầy đêu là những việc nằm trong vùng an toàn.
Tình trạng này sẽ khiến ta không thể phát triển sự nghiệp cũng như trau dồi bản thân được. Sống cuộc đời tầm thường lâu dần khiến chúng ta không nhận ra điểm yếu của bản thân. Tầm nhìn của chúng ta thấp đị và không còn đánh giá đúng về bản thân mình nữa.
Nếu bạn đã mệt mỏi với cuộc sống tầm thường, và đã sẵn sàng để gặt hái thành quả nhiều hơn thì đây chính là lúc bạn đứng dậy, vươn vai và lên kế hoạch vượt khỏi vùng an toàn của chính mình.
Hãy bắt đầu học một thứ mới, đương đầu với thử thách và đón nhận những cơ hội cao hơn tầm tay của mình. Đừng trì hoãn nữa!
Đọc thêm: Cách tự học hiệu quả nhất
13. Thất bại không có gì đáng sợ
Chẳng ai thích thất bại, nhưng chúng vẫn luôn đến với bất cứ ai dù là người thành công nhất. Người ta vẫn nói thất bại là mẹ thành công. Nhưng điều đáng nói ở đây chính là thất bại quá nhiều lần, chúng khiến ta hình thành một nỗi sợ mang tên sợ thất bại. Hậu quả dẫn đến là:
- Ta chần chừ và trì hoãn làm việc khi phải đối mặt với nhiệm vụ nằm ngoài vùng an toàn
- Nó ngăn cản ta dám thử thách bản thân. Chúng ta cứ bám víu mãi vào những việc mình biết làm, do đó không gặp chút rủi ro nào, nhưng đổi lại ta mất đi cơ hội phát triển bản thân và sự nghiệp.
- Nỗi sợ thất bại cổ xúy tính cầu toàn.
- Nỗi sợ thất bại tác hại tới khả năng đưa ra quyết định.
- Ăn mòn động lực của chúng ta
- Ngăn trở bước tiến ra khỏi vùng an toàn của ta.
Nếu bạn không thoát khỏi nỗi sợ này, cuộc đời bạn có thể sẽ trở thành một kịch bản lỗi thời giữa thời đại 4.0 đấy.
14. Thành công không có đáng sợ
Nỗi sợ thành công cũng mang nhiều lo lắng không kém nỗi sợ thất bại. Nỗi sợ này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:
- Họ không biết đối phó như thế nào với hiệu ứng kéo theo sau đó. Ví dụ như một diễn viên thể hiện một nhân vật mang tính kinh điển và sau đó anh ta sợ rằng không thể vượt qua cái bóng do mình đã tạo ra trước đó.
- Một số người khác sợ thành công vì e ngại mình sẽ phải thay đổi.
- Một số người khác sợ thành công sẽ khiến họ phải hi sinh một vài nguyên tắc sống của chính mình.
- …
Nếu cứ lo lắng rằng việc làm việc hết sức để có được thành công sẽ kéo theo những trách nhiệm lớn hơn, kỳ vọng cao hơn, chúng ta sẽ vô tình nỗ lực ít hơn.
Nỗi sợ thành công có thể cản trở sự phát triển của bạn, làm suy giảm năng suất công việc, ăn mòn ý chí vượt khó của bạn, sợ hãi và tự ti…
Tại sao lại e sợ thành công trong khi chúng ta sẽ có một trang mới tuyệt vời hơn trong cuộc đời mình chứ? Bước ra khỏi cái bóng của chính mình là cách chúng ta có thể tạo một bước chuyển lớn hơn trọng đời.
15. Các dự án và mối quan hệ cũng cần được ưu tiên
Nếu không phần cấp ưu tiên, mọi thứ trong cuộc sống đều mang mức độ cấp thiết như nhau. Những nhiệm vụ đơn giản lại có vẻ quan trọng không kém những nhiệm vụ chủ chốt. Những mới quan hệ xã giao dường như cũng ngang hàng như những mối quan hệ thực sự đem lại hạnh phúc và lợi ích cho bạn. Điều này sẽ dẫn tới những phiền toái như:
- Bạn cảm thấy căng thẳng và mệt mỏi khi cố gắng thỏa mãn nhu cầu của tất cả.
- Bạn sẽ vuột mật thời gian quý báu
- Bạn sẽ cuống cuồng nhảy từ việc này sang việc khác mà không thực sự làm xong được nhiệm vụ nào.
- Bạn bị khủng hoảng trong việc quản lý thời gian
- Suy kiệt năng lượng
- Đánh mất mục tiêu cá nhân của mình
- …
Phân cấp ưu tiên sẽ giúp bạn phân bổ được thời gian và năng lượng hợp lý. Cũng là cách để bạn lọc bớt những đòi hỏi không quan trọng để dồn hết nguồn lực vào giải quyết những việc thực sự tác động tới cuộc sống của chính mình.
Đọc thêm: Đặt mục tiêu SMART như thế nào?
16. Nhanh chóng đưa ra quyết định
Quyết định không dứt khoát là một trong những loại bệnh. Chúng có thể gây ra các tổn hại nghiêm trong đến cả kế hoạch, hành trình của bạn.
- Thổi bay sự tự tin
- Nghĩ nhiều mất thời gian, bỏ lỡ cơ hội
- Để thời gian trôi đi lãng phí
- Giảm bộ nhớ làm việc
- Gây mất tập trung
- …
Nếu bạn mắc phải căn bênh này, hẳn là bạn đã bị chúng lấy đi rất nhiều thời gian và cơ hội tốt. Mà những điều đó có tác động trực tiếp đến cuộc đời của bạn. Tìm cách loại bỏ chúng ra khỏi đời mình chính là một thử thách dành cho bạn.
17. Loại bỏ thói xấu là mục tiêu lâu dài
Loại bỏ thói quen xấu một cách vội vã không phải là một tư duy đúng nên có nếu bạn muốn gạt bỏ thói quen xấu của mình.
Bất kỳ thói quen nào, dù tốt dù xấu đều được xây dựng bởi một chuỗi các vòng lặp trong thời gian dài. Chúng từ từ xâm lấn vào con người chúng ta cho đến khi chúng trở thành một phần con người của chúng ta. Và khi chúng ta nhận ra sự hiện diện của chúng tức là chúng đã ở đó một thời gian rất lâu trước đó rồi.
Cho nên, khi bỏ đi một phần con người của chúng ta thì bạn cũng nhất định đừng nóng vội. Hãy luôn nhớ rằng đây là mục tiêu dài hạn, cần từ từ thực hiện từng bước một, chậm mà chắc.
Thay đổi thói quen thành công là quá trình lặp lại, tập quen và không đòi hỏi sự hoàn hảo.
Đọc thêm: 10 thói quen tốt phát triển bản thân mỗi ngày
18. Thay đổi từng chút một
Hầu hết chúng ta đều muốn có được sự thay đổi lớn, dễ nhìn thấy trong thời gian ngắn. Sự thật thì điều này rất khó xảy ra.
Mọi sự thay đổi đền được góp nhặt từ rất nhiều rất nhiều nỗ lực và kiên trì. Cho nên bạn cần chấp nhận rằng muốn thay đổi cần thời gian.
Nếu bạn cùng lúc cố gắng thay đổi nhiều thứ, có thể bạn không những không thay đổi được gì mà còn nhanh chóng nhận những thất bại khiến bạn sợ hãi khi nghĩ tới việc thay đổi. Thay đổi hoàn toàn là có thể những cần phương pháp đúng.
“Dục tốc bất đạt”
19. Gia tăng động lực
Động lực làm một thứ vô cùng quan trọng, chúng có thể phá bỏ sự trì hoãn, thúc đầy hành động.
Thiếu động lực sẽ hạn chế bạn phát triển bản thân và sự nghiệp. Cùng với đó là mất đi nhiệt huyết. Trạng thái này sẽ ăn mòn mong muốn cải thiện bản thân, bạn sẽ không còn muốn theo đuổi những thay đổi tích cực cho cuộc sống nữa.
Nếu mất đi động lực thì đây chính là một trở ngại rất lớn khiến ta bắt tay vào việc, cho nên luôn tìm cách gia tăng động lực chính là chìa khóa sống còn.
20. Hết mình để đạt mục tiêu
Trong bối cản đạt mục tiêu đề ra, lòng quyết tâm có thể được đo bằng sự tận tâm đạt được kết quả nào đó.
Ví dụ như, bạn quyết tâm tiết kiệm 100 triệu vào cuối năm sau, bạn quyết tâm cai nghiện mua sắm online, bạn quyết tâm trả hết nợ tín dụng trong năm nay, bạn quyết tâm học một ngôn ngữ mới,…
Vấn đề là bạn đặt ra một mục tiêu và quyết tâm đạt được. Thế những thực tế, chúng ta hay nhầm lần quyết tâm và hứng thú. Khi điều này xảy ra, cảm hứng hành động sẽ bị khô héo như dòng sống mùa cạn.
Giống như bạn nghĩ rằng mình phải tiết kiệm 100 triệu vào năm sau. Trong 2 tháng đầu bạn hồ hởi gửi vào tài khoản tiết kiệm của mình mỗi tháng 5 triệu. Nhưng đến tháng thứ 3, chiếc iphone đời mới ra mắt. Và bạn không thể cưỡng lại sự mê hoặc của việc sở hữu một chiếc điện thoại nhiều người ghen tị. Cho nên bạn rút hết tiền tiết kiệm cộng với việc quét thẻ tín dụng để sở hữu một chiếc điện thoại. Bạn làm điều đó chỉ đề khoe với thế giới bạn “yêu” công nghệ và bắt trend nhanh chóng như thế nào.
Nếu bạn thật sự quyết tâm thì bạn đã lên cho mình kế hoạch tử tế hoặc hết lòng theo đuổi mục tiêu của mình.
Vậy đó, chỉ hết mình để đạt mục tiêu bạn mới có được kết quả bạn muốn. Nếu không, nó sẽ mãi chỉ là hứng thú nhất thời của bạn mà thôi.
Đọc thêm: Lập kế hoạch cá nhân như thế nào?
(còn tiếp)
Đừng quên rằng…!
Hương đã thiết kế một khóa học đặc biệt dành cho những ai mong muốn:
- Thoát khỏi rắc rối tài chính đang mắc phải
- Giải phóng bản thân khỏi con nghiện mua sắm
- Xây dựng quỹ dự phòng cho bản thân 6 – 12 tháng
Thì khóa học: 30 NGÀY THAY ĐỔI – TẠO LẬP THÓI QUEN CHI TIÊU TÍCH CỰC SAU 30 NGÀY là khóa học dành cho bạn.
Tìm hiểm thêm về khóa học tại đây!
Hương Nguyễn – Phụ Nữ Tự Do.
Nếu bạn thấy nội dung này là có giá trị, hãy mời Hương một cốc cafe nhé!
Hoặc,
Số tài khoản: 19037057180015 Chủ tài khoản: Nguyễn Thị Thu Hương Ngân hàng Techcombank chi nhánh Tân Bình.
CÁC TRANG LIÊN HỆ KHÁC
- Website: Phụ Nữ Tự Do – Blog viết về chủ đề quản lý tài chính cá nhân cho phụ nữ.
- Linkedin: Nguyễn Thị Thu Hương
- Facebook: Hương Nguyễn
- Fanpage: Hương Nguyễn Blog