Cuốn sách “Giết con chim nhại” – Món quà của bạn Chang
- Dày quá!
- Nhiều nhân vật quá!
- Đọc 3 chương đâu vẫn chưa biết tác giả nói gì?
- Tiểu thuyết? Liệu có mơ cao, bay xa, rồi biến mất trong không gian không đây?
Đây là những suy nghĩ đầu tiên của tôi khi cầm trên tay cuốn sách này, cố gắng ngồi im lặng và đọc được 3 chương sách. Tôi đã gấp lại, “vứt” sách vô một xó trên giường. Và cuốn sách nằm dài trong thương nhớ hơn một năm ròng rã.
Đây là một cuốn sách tôi được bạn Chang tặng. Bạn Chang có hai cuốn, một cuốn bạn Chang mua và đọc xong rồi. Còn một cuốn bạn Chang được tặng. Nên tôi được hưởng một cuốn.
Tôi có chút phiến diện trước khi bắt đầu với cuốn sách “Giết con chim nhại”
Tôi chưa từng nghĩ sẽ đọc tiểu tuyết, truyện dài, truyện trinh thám, văn học kinh điển… Tôi chưa từng có ý định đó trước khi đọc cuốn sách “Để trở thành người viết” – tác giả Travis Elborough & Helen Gordon.
Tại sao ư? Như bạn thấy đó, 4 gạch đầu dòng ở trên đã thể hiện một phần suy nghĩ trong tôi về những cuốn sách dạng này. Tôi luôn cho rằng những cuốn sách đó sẽ khiến tôi xa rời thực tế, bay bổng và mơ mộng. Chúng có thể khiến tôi bay vào không gian và lơ lững mãi ở đó như một vật thể trông chốn để về.
Thật nực cười thì tôi phát hiện ra những suy nghĩ của mình thật phiến diện.
Những cuốn tiểu thuyết, truyện dài, ngắn… hay bất cứ câu chuyện nào có trong sách đều bước ra từ trong chính cuộc sống của loài người trên trái đất này. Chỉ là, bằng một cách thần kỳ nào đó, các tác giả đã biến tình tiết câu chuyện trở nên rõ nét và có mục định hơn thôi.
Minh chứng cho sự ngộ nhận của tôi, một sự ác cảm vô duyên trước nay của mình chính là cuốn sách Giết con chim nhại – tác giả Harper Lee.
Tôi đã được trải qua hơn 400 trang sách kể về một vùng quê nào đó trên tại một bang miền Nam nước Mỹ vào thập niên 1930. Khi phân biệt sắc tộc, giới tính, tôn giáo… vẫn còn đè năng trên tư tưởng của đa số con người nơi đây.
Giết con chim nhại – Nạn phân biệt chủng tộc của những năm 1930 tại miền Nam nước Mỹ
Giới thiệu cuốn sách
Một luật sư người da trắng bao vệ cho một người da đen bị buộc tội cưỡng hiếp một cô gái da trắng. Đó không phải một câu chuyện thường tình mọi lúc mọi nơi, nên tại một bang miền Nam nước Mỹ vào thập niên 1930, đó càng như điều bất khả. Nhưng nó đã xảy ra. Lòng vị tha và đức can trường của một con người đơn độc chiến đấu vời mọi thành kiến tắm tôi và tàn bạo của một cộng đồng hầu bao vệ một người khác đơn giản vì đó là một con người. Tất cả cả được khắc hoạt tuyệt đẹp, đầy kịch tính, đầy cảm xúc, trong một câu chuyện với nhân vật đặc sắc và chi tiết khó quên, bởi mọt ngòi bút tài hoa hàng đầu nước Mỹ.
Giết con chim nhại, một trong những tác phẩm kinh điển của văn chương Mỹ, từng nhận được nhiều giải thưởng kể từ khi xuất bản lần đầu năm 1960. Trong đó có giả Pulitzer, được dịch ra hơn bốn mươi thử tiếng và dựng thành phim.
Đôi điều đọng lại
Qua câu chuyện của tác giả, tôi biết được người đàn ông Tom Robinson kia bằng tất cả lòng tốt của một người đàn ông với một cô gái đã mang tới hiểu lầm khó thể giải thích cho chính mình. Anh ta kết thúc cuộc đời bằng 10 lỗ đạn khi đã cố chạy chốn khỏi bản án bất công. Anh ta bị kết án cưỡng hiệp một cô gái da trắng. Trong khi những bằng chứng nói rằng, cô gái đang cố làm điều người lại với một người đàn ông da đen.
- Có lẽ sẽ chẳng có bản án bất công ấy nếu anh mang màu da của người da trắng.
- Có lẽ sẽ chẳng có cái chết bị thảm kia nếu như người anh giúp đỡ không phải một cố gái da trắng sống trong cô đơn lâu ngày.
- Có lẽ sẽ chẳng có một phiên tòa căng thẳng đến vậy nếu người luật sự biện hộ cho Tom Robinson là bố Atticus. Một luật sư nỗ lực hết mình để bảo về anh tới giây phút cuối cùng.
Tất cả bằng chứng cho thấy, Tom Robinson đang bị đổ oan.
Anh ta chẳng thể làm gì với một cánh tay gần như bị liệt và một trái tim sạch sẽ. Tất cả là màn kịch của người đàn ông da trắng khỏe mạnh, sống sau bãi rác thị trấn và đều đặn nhận trợ cấp của chính phủ suốt ba đời để mua rượu uống. Bỏ đói lũ trẻ và đứa con gái sau những men sai.
Tôi gần như sụp đổ cùng với Jem – anh trai của Scout (người kể chuyện), khi nghe về kết quả cuối cùng của Robinson. Có tội. Cậu trai trẻ 13 tuổi, mang hi vọng quật ngã những bất công, nhìn cuộc sống với màu của Mặt Trời và Chúa đã gục xuống lời tuyên án của quý tòa Taylor.
Những điều xinh đẹp câu đọc được trong sách. Những răn dạy của người cha luật sư đáng kính. Những lễ giáo tôi rèn cậu thành một quý ông… Tất cả chúng đã bủa vây cậu, làm câu hi vọng thật nhiều, khát khao thật lớn. Đến hồi, bản án gần như đã được xoay chiếu, tất cả hi vọng của người da Đen trong thị trần một lần được đốt cháy. Nhưng bản tuyên án kia dã dập tắt tất cả. Bảo gồm cả ngọn đuốc trong tim Jem.
Điều tôi ngộ ra sau khi đọc xong cuốn sách “Giết con chim nhại” này
Tiểu thuyết không có nghĩa là mơ mộng và xa rời thực tại
Tôi từng có định kiến rằng, tiểu thuyết sẽ mang những tình tiết hư cấu, tách rời với thực tại cuộc sống. Nó có thể kiến tôi sống trong vọng tưởng đến mức si đần.
Thế rồi đã thấy mình thật si đần vì nghĩ những điều đó.
Tiều thuyết không về mơ mộng và ra rời thực tại. Nó được xây dựng dựa trên chất liệu cuộc sống. Mang một chủ để lớn lao sau những câu chuyện rất “đời”.
Nó không mang đến bất kỳ một kết luận hay triết lý nào trên mặt giấy. Nó khiến ta phải tự suy ngẫm và đúc rút ra điều đó. Bởi thế, sức nặng của kết luận hay triết lý ấy lại càng to lớn và có giá trị. Nó có thể gây ám ảnh và khắc nhớ một cách sâu sắc đối với người đọc.
Bước ra thế giới từ tiểu thuyết
Hóa ra, tôi có thể bước chân vào cuộc sống của một phần nào đó trên Trái Đất này một cách kỳ dễ dàng đến vậy. Tôi thấy mình được sải chân trên phố của hạt Maycomb, bang Alabama miền Nam nước Mỹ. Tôi thấy mình đứng cóng trong đêm tháng 12 lạnh rét và nóng muốn điên đầu vào những ngày trưa tháng 8.
Tôi đang ở những năm 1930, khi mà phụ nữ sẽ mặc váy và áo nịt. Họ sẽ cùng tụ họ trà chiều hoặc cùng tới nhà thờ vào mỗi ngày thứ 7. Đàn ông sẽ sắm sửa cùng bộ vest và áo ghile, đi ủng hoặc giầy tây. Và chắc chắn, họ biết cách cư xử như một quý ông.
Hóa ra, tôi vẫn đang ở Trái Đất chứ không phai bay lơ lửng trên bây khí quyển mà trước nay tôi vẫn thường nghĩ thế.
Tôi có thể để mình thăm thú khắp nói mà tác giả muốn tôi đặt chân tới, bằng những cụm từ mô tả, những từ gợi hình, gợi thanh. Tôi nhận ra rằng, thay vì kể lể, sao ta không thử tả. Cho nhân vật đứng ở một nơi nào đó, có vị trị, địa điểm, màu sắc, khoảng cách, kích cỡ, màu sắc, thậm chí là nhịp thở.
Tôi nhận ra để mang được một câu chuyện hay, kể thôi là chưa đủ, tôi cần mang cả không gian, thời gian và nhân vật gắn chúng vào một hệ quy chiếu.
Đây cũng là một trong những lý do tôi đã bị cuốn sách “Để trở thành người viết” thuyết phục mình hãy thứ đọc một cuốn tiểu thuyết nào đó.
Thật may, trong nhà đã có sẵn cuốn sách này. Thật may mắn cho tôi.
Đánh giá chung về cuốn sách “Giết con chim nhại”
Đánh giá chung
Một cuốn sách mang chủ đề về phân biết chủng tộc. Lấy góc nhìn từ một cô bé mới chỉ học cấp một, với những câu hỏi ngô nghê và đầy tò mò. Cô bé đã giúp người đọc được thỏa mãn những điều trước nay tưởng chừng hiển nhiên, không ai hỏi tới. Nhưng khi bóc tách vấn đề, quả thật làm người ta phải khai sáng.
Có một câu hỏi rất hay trong tiếp học của cô bé mà cô giáo đã đặt cho cả lớp.
Dân chủ là gì?
Cô bé đã có câu trả lời: Quyền bình đẳng cho mọi người, không có đặc quyền cho bất cứ ai. Đây cũng chính là lời răn dạy từ người bố luật sư đáng kính Atticus.
Giết con chim nhại mang đến một không gian và qua điểm về góc nhìn cuộc sống, về xã hội con người. Bất cứ ai cũng có mặt tốt và mặt xấu. Cho dù quá khứ, hiện tại và tương lai. Ai cũng từng có những sai lầm va quan điểm của riêng mình. Chúng ta cần tôn trong sự khác biệt ấy. Cũng giống như tôn trọng màu da, tin ngưỡng, tôn giáo, giới tính, tuổi tác…
Đến đây, chỉ muốn chúc mừng chính bản thân mình đã bước qua được cái bóng phiến diện về những cuốn tiểu thuyết.
Điểm đánh giá: 8,5/10
Cảm ơn trải nghiệm tuyệt với này từ bạn Chang, tác giả Harper Lee.
Cảm ơn nhà xuất bản Nhã Nam đã đồng hành cùng tác phẩm đắt giá này.
Còn chờ gì nữa mà không mở App Tiki của bạn nên nao!
Link mua sách: tại đây
———————————————–
Một vài gợi ý khác cho bạn
Bạn chắc chắn sẽ muốn đọc các cuốn sách tuyệt vời khác. Mời bạn đến với chuyên mục: Review sách nhé!
Review sách: Lagom – Biết đủ mới là tự do
Review sách: Cứ viết đi! – Grate Solomon
Review sách: Untamed – Glennon Doyle
Review sách: Trải nghiệm Wow – Zappos
#huongnguyentt
Growing up everyday!
ỦNG HỘ/ DONATE
Like Fanpage Hương Nguyễn Blog hoặc Follow Facebook cá nhân (Lê Thị Nhật Linh) để nhận thông tin mới nhất từ Hương Nguyễn Blog.
Bạn thích bài viết này? Hãy để lại comment để giúp mình có thêm động lực. Ngoài ra, bạn cũng có thể ủng hộ mình bằng hình thức mua sách qua link tại Blog Hương Nguyễn nhé!
Thank you!
[…] Review sách: Giết con chim nhại […]