Review sách: Cứ viết đi! – Greta Solomon

9
908
Review sách: Cứ viết đi!

“Bạn có phải là tác giả của chính cuộc đời mình? Nếu không, làm thế nào bạn có thể viết câu chuyện của riêng bạn mỗi ngày? Làm thế nào bạn có thể viết nó từ trong ra ngoài. Cả những gì trần tục và hoành tráng, nhỏ bé và rộng lớn. Những khoảnh khắc màu nhiệm và những khoảnh khắc lộn xộn, cả niềm vui và nỗi đau?”

Tôi đã tìm được phương pháp để làm được điều đó thông quá 2 kỹ thuật luyện viết trong cuốn sách Cứ viết đi! này. Hãy để tôi chia sẻ cho bạn nghe điều tôi thần kỳ mà tôi học được nhé!

2 Kỹ thuật luyện viết gây kinh ngạc trong cuốn sách “Cứ viết đi”

Viết đối tượng – chạm vào dòng chảy sáng tạo

“Viết đối tượng được phát minh bởi Pat Pattison – một giáo sư tại Đại học Âm nhạc Berklee để giúp các bạn nhạc sĩ lấy nguyên liệu cho các bài hát của họ. Nhưng kỹ thuật này không chỉ dành cho nhạc sĩ. Nó có thể biến đổi thành kỹ năng viết của bất cứ ai.”

__Trích sách “Cứ viết đi!” – tác giả Grate Solomon__

Tôi đã vô tình chạm một tay vào kỹ thuật viết đối tượng

Tôi đã từng xuất bản cuốn sách online của riêng mình có tên “Hãy cho tôi một điểm tựa…” cách đây một tháng. Khi đó tôi vô tình đã áp dụng kỹ thuật viết đối tượng này. Thả lỏng suy nghĩ và ý tưởng lên những dòng chữ. Để cho mạch ý tưởng trong đầu từ từ tuôn trào ra bên ngoài, một cách tự nhiên nhất. Bất cứ điều gì nảy ra trong đầu tôi khi tôi viết, tôi đều để chúng “phóng” ra ngoài.

Mỗi ngày tôi lấy một câu nói trên App Tide làm chủ đề viết cho mình. Cứ thế tôi đã viết liên tục suốt 20 ngày liên tục. Tôi khá bất ngờ vì khi đọc lại, nó thật sự không tới nỗi nào. Tôi không chắc là nó sẽ hay, hoặc mang một ý nghĩa gì to tát với bạn nhưng nó thật sự có ý nghĩa với tôi.

Điều tôi có được…

Tôi đã bất ngờ vì mình có thể viết liên tục trong suốt 20 ngày như vậy, chỉ lấy ý tưởng từ một câu danh ngôn nào đó mà tôi dịch từ tiếng Anh ra mà thôi. Tôi không đặt nặng bất cứ kỹ thuật nào lên đó, chỉ đơn giản là “vặn vòi” cho dòng chảy sáng tạo tuôn ra.

Sau khi hoàn thành cuốn sách này, tôi cảm thấy vô cùng tự hào về những gì mình đã làm được. Tôi mang tác phẩm của mình đi khoe với rất nhiều bạn bè của mình. Tôi bỗng cảm thấy như bên trong tôi có một chút “thiên phú” viết lách mà trước giờ tôi vẫn luôn nghĩ mình là một con dân khối Tự nhiên “đặc sệt”. Và tôi đã từng tin, sẽ chẳng có bất cứ ngôn từ bay bổng hay liền mạch có thể tạo ra từ chính tôi.

Vương quốc của riêng tôi…

Mỗi lần tôi gõ những dòng chữ ấy xuống, tôi cảm thấy như mình đang từng chút, từng chút gieo xuống những hạt mầm trên vương quốc của riêng mình. Tôi cảm thấy mình đang đứng trên mảnh đất phì nhiêu, trù phú. Nó đang gào thét vào tai tôi rằng, hãy gieo thứ gì đó phủ xanh vùng đất màu mỡ này đi. Đây là vương quốc của tôi, tôi có quyền định đoạt nó. Nó sẽ là trở nên giàu có hay hoang tàn phụ thuộc vào việc tôi quyết định gieo hạt giống gì xuống mảnh đất này.

Như bạn biết đó, thực sự tôi đã hoàn thành 20 chương sách cho cuốn sách online đầu tay của mình. Viết theo cách của riêng mình, theo điều mà tôi cho là đúng đắn, mang tâm sự chôn xuống, mang ý chí ươm mầm.

Tôi nhận ra rằng…

Kiên trì nuôi dưỡng sáng tạo cần được thực hiện thật kỷ luật, kiên nhẫn và trường kỳ. Có lẽ bởi vậy mà tôi tiếp tục cho ra đời cuốn sách online thứ hai của mình vào đầu năm 2022 có tên Bước tiếp theo… Mặc dù cuốn sách này, tôi viết với nhiều ngày ngắt quãng nhưng dù sao tôi cũng đã cố gắng viết được 10 ngày. Một thành tích có vẻ như không mấy “ổn định” cho sự kiên trì lắm bởi đôi lúc tôi đã cho sự sợ hãi xâm lấn vương quốc của mình.

Tôi sợ hãi điều gì đó không thể vượt qua với cuốn “Hãy cho tôi một điểm tựa…”  Tôi bỗng dừng viết sau khi xong chương số 9. Ngập ngừng trong khoảng một tuần, cho đến khi tôi đọc được cuốn sách này. Tôi quyết định mình sẽ áp dụng kỹ thuật viết đối tượng này một cách kiên nhẫn hơn, theo hướng dẫn của Grate Solomon.

Review sách: Cứ viết đi!
Viết đối tượng – chạm vào dòng chảy sáng tạo

5 Bài viết đối tượng tôi đã thực hiện:

  1. Tôi cảm thấy chữa lành khi đọc cuốn sách này!
  2. Búp măng non năm ấy
  3. Đọc sách và Stick Note
  4. Bông hoa đồng tiền nhà tôi
  5. Cuốn sách online: Bước tiếp theo – Chương 10

Viết đối tượng trong bảy bước

Có bảy bước để hoàn thành mỗi bài viết đối tượng theo như Grate Solomon hướng dẫn:

  1. Viết tiêu đề sau ở đầu trang để nhắc bạn về các giác quan bạn cần tập trung vào: Nhìn – Nghe – Chạm – Nếm – Ngửi – Cảm nhận – Di chuyển
  2. Đặt đồng hồ bấm giờ trong mười phút, năm phút hoặc chín mươi giây.
  3. Viết ngẫu nhiên bất cứ điều gì nảy ra trong đầu bạn về đối tượng. Viết ra với sự phẩn khích và thích thú. Các mô tả và hình của bạn càng cụ thể càng tốt.
  4. Bạn không cần tập trung hoàn toàn vào đối tượng, vì vậy đừng lo lắng nếu câu từ ngẫu nhiên tuôn ra. Chỉ cần đi tới bất cứ nơi nào bảy giác quan dẫn bạn đến.
  5. Viết ra các câu đầy đủ nếu bạn có thể, những đừng lo lắng nếu dễ dàng hơn khi không viết ra những câu như vậy.
  6. Giữ bàn tay di chuyển trên trang giấy và đừng dừng lại để gách bỏ hãy sửa lỗi chính tả.
  7. Chỉ sửa đổi chính tả, lỗi ngữ pháp hoặc các lỗi khác khi bạn đã kết thúc. Đúng, làm điều này khó đấy. Những hay chống lại sự cám dỗ khiến bạn dừng lại và phán xét. Giữ dòng chảy, và đừng lo lắng nếu những gì bạn viết có vẻ rườm rà hoặc thiếu tổ chức.

Không biết bạn có kịp nhận ra hay không?

Tôi thật sự đang dùng kỹ thuật viết đối tượng cho bài review cuốn sách này. Phải áp dụng nó một cách kiên nhẫn mỗi ngày phải không?

Tôi nghĩ bạn nhất định phải thử kỹ thuật luyện viết này. Hãy viết với tình yêu và niềm vui, và đừng nghĩ về việc xác nhận. Đừng vội quan tâm những gì bạn viết đã “hay” chưa. giống như khi tôi thực hiện cuốn sách Hãy cho tôi một điểm tựa… vậy. Bạn chỉ cần cầm bút lên, và viết, bỏ qua độc giả của bạn là ai, họ muốn lắng nghe điều gì từ bạn. Thứ bạn cần quan tâm chính là biểu đạt bản thân một cách vui vẻ, tươi mới và sống động thông qua 7 giác quan như trên hướng dẫn.

Giấy trắng không hề phán xét. Tất cả những gì nó yêu cầu là được lấp đầy bằng dấu mực.

Ẩn dụ – ngôn ngữ của tâm hồn

“Bạn dùng từ, cụm từ, đối tượng hoặc vật của mình và tự hỏi mình hai câu hỏi:

  1. Nó có những đặc điểm gì?
  2. Những gì khác có đặc điểm đó?

Chẳng hạn với từ cái kim, ví dụ, nếu bạn là một y tá, đây có thể là một vật dụng hàng ngày trong cuộc sống của bạn. Một số đặc điểm của kim là: sắc nét, nguy hiểm, kim loại, mỏng, dài, hữu ích, và thiết yếu. Sau đó lần lượt lấy từng từ đó và tự hỏi: Có gì sắc nét nữa không? Có gì nguy hiểm nữa không? Kim loại khác là gì? Và như thế. Những từ tôi nghĩ ra là: gác chuông, tảng băng trôi, đồng xu, con đường màu đông, giấy và nước.

Từ những thông tin trên, ta chỉ cần kết hợp giữa đặc điểm và “những gì khác” có đặc điểm đó với “cây kim”. Chẳng hạn như: “Cây kim là một tảng băng” hay “Cây kim mong manh là một con đường mùa đông cong cong.”

Bạn thấy đấy, có khả năng là bạn sẽ cần thêm các từ mô tả khác để ẩn dụ trở nên có ý nghĩa. Nhưng bài tập này rèn luyện để bạn có thể nhìn sự vật khác đi.”

__Trích sách “Cứ viết đi!” – tác giả Grate Solomon__

Review sách: Cứ viết đi!
Ẩn dụ – ngôn ngữ của tâm hồn

Một phương pháp lạ kỳ và có sức sống…

Tôi chưa từng được nghe ai đó nói rằng có thể dùng kỹ thuật để luyện tập và tạo ra các ẩn dụ trước đó, cho đến khi đọc cuốn sách này.

Phương pháp tạo ẩn dụ này cũng được sáng tạo bởi Pat Pattison, một giáo sư sáng tác lời nhạc tại Đại học Âm nhạc Berklee. Tôi không bất ngờ vì người sáng tạo ra phương pháp này là một giáo sư sáng tác lời nhạc. Bởi tôi thật sự được chiêm nghiệm qua điều thần kỳ trong nghệ thuật ẩn dụ, ví von của những người viết lời nhạc. Đó là những bài hát trong chương trình Rap Việt thường phát sóng vào mỗi tối thứ 7 hàng tuần thời gian gần đây.

Những ngôn từ được chắt lọc, gợi âm, gợi sắc, gợi hình, được mài rũa rất cẩn thận và tỉ mỉ trước khi lên sân khấu.

“Hãy đến hãy đến với nhau đêm này. Hãy thắp tiếng ca cho đời mê say. Nhạc vui cuồng quay nhịp chân rộn rã. Hãy cất bước đến với nhau đêm này. Việc anh hát thì cứ hát chứ. Còn đàn đánh làm sao thì kệ đàn. Người ta bảo luật vua thua lệ làng. Anh chỉ thua.. Khi nhìn giọt lệ nàng”

__Trích trong bài rap “Bài này vui phết” – Rapper 2Can – Rap Việt mùa 2.__

Tôi thật sự lầm tưởng rằng để tạo ra những phép ẩn dụ độc đáo, người ta sẽ cần rất nhiều thiên bẩm bên trong tâm hồn mình. Quả thực, tôi chỉ nhận định đúng một nửa. Ẩn dụ có thể coi là ngôn ngữ bên trong tâm hồn, nhưng nó không nhất thiết cần “thiên bẩm”. Nó hoàn toàn có thể được tạo ra bởi luyện tập, quan sát, và động não.

Giống như ví dụ cây kim ở trên. Ta chỉ cần trả lời chi tiết hai câu hỏi: Nó có đặc điểm gì? và Những gì khác có đặc điểm đó? Kết hợp chúng lại và tạo ra phép ẩn dụ theo cách của riêng bạn.

Một ví dụ khác nhé!

“Cắm đầu xuống. Bấm rồi vuốt
Tin nóng hổi, chấm rồi mút
Chuyện càng nhiều nó càng nhiễu
Họ yêu bàn tán và đàm tiếu
Cắm đầu xuống, bấm và vuốt
Muốn được thuốc hàng ngày
Không thể chịu được cuộc sống chán ngấy
Họ chỉ muốn cảm xúc luôn luôn được sạc đầy
Cắm đầu xuống, tạo ảnh đại diện và nhân vật
Nếu có thể thêu dệt thì tại sao phải chân thật
Nếu có thể trút hết mọi cơn giận lên người lạ thì tại sao phải thân mật.”

__Trích bài rap “Tin hot nhất” – Rapper BWine – Rap Việt mùa 2__

Tôi viết rằng…

Lời bài hát mà BWine thể hiện trong bài rap “Tin hot nhất” của mình ở vòng Bứt phá đã tạo nên cuộc địa chấn kinh hoàng và đầy ám ảnh trong lòng các HLV, ban giám khảo và toàn bộ khán giả. Hàng nghìn bình luận khen ngợi với những cụm từ như “nổi da gà”, “quá đỉnh”, “quá chạm” … đành cho bài hát này. Khả năng tận dụng triệt để sự “sắc nhọn” của ngòi bút đã giúp Bwine đưa bài rap này đâm thẳm vào lồng ngực những khán giả nghe nó. Làm cho họ nhức nhối, bàng hoàng, sửng sốt, thậm chí là đau thắt.

Có lẽ, đó là những gì mà phép ẩn dụ có thể tạo nên cho một câu chữ mang sức nặng. Thật không thể phủ nhận sức mạnh của phép ẩn dụ – ngôn ngữ từ trong tâm hồn. Nuôi dưỡng và chữa lành vết thương từ bên trong bạn.

Tôi cũng vừa dùng một chút kỹ thuật tạo ẩn dụ trong đoạn bình luật lời bài hát của Bwine đó, bạn thấy sao?

Thực hành chăm chỉ nhé…

Chúng ta cùng thực hành kỹ thuật tạo ẩn dụ này nhé. Hãy thử bắt đầu với danh sách thân quen mà bạn vô tình nghĩ tới trong đầu. Còn nếu bạn chưa có ý tưởng nào hay ho, bạn có thể thử danh sách này của tôi:

  1. Hoa dại
  2. Bút bi
  3. Cuốn sách “Cứ viết đi!”
  4. Con bướm
  5. Chiếc giường ngủ
  6. Chiếc gương
  7. Củ tỏi
  8. Bộ nail
  9. Mái tóc
  10. Ly cafe buổi sáng

ẩn dụ – ngôn ngữ từ tâm hồn

Review chung về cuốn sách “Cứ viết đi!”

Cuốn sách này là món quà rất có ý nghĩa với tôi

Tôi nhận được cuốn sách này bởi một người chị của tôi. Chị từng là người hướng dẫn và định hướng cho tôi, chị đồng thời cũng làm một người rất yêu sách. Thật tuyệt khi tôi được nhận món quà này cùng lời cổ vũ của chị.

“Chúc em luôn hạnh phúc, vui vẻ và gặt hái được kết quả bằng sở thích và thế mạnh của mình. Hãy cứ yêu sách nhiều như vậy nhé!”

Cảm nhận đầu tiên…

Trong bài viết Tôi cảm thấy được chữa lành bởi cuốn sách này! tôi từng chia sẻ cảm xúc của mình khi đọc những trang sách đầu tiên của cuốn sách này. Tôi khá bất ngờ với những gì tôi nhận được từ cuốn sách nhỏ bẻ này.

Cuốn sách thành công dẫn dắt tôi, giải mã những suy nghĩ và nỗi sợ thầm kín mà tôi chưa từng dám thừa nhận với ai, thậm chí là với chính mình. Đó là nỗi sợ khi bắt đầu viết, những lúc không muốn viết, những khi viết không nổi chữ nào.

Quả thật, khi tôi thực hiện những bài tập nhỏ trong cuốn sách này, tôi được một lần đối diện với nỗi đau sâu thẳm bên trong mình. Được nhìn thấy nụ cười khi nhớ về cảm xúc vui vẻ mỗi lần gõ bàn phím để tạo nên dòng cảm xúc thông qua ngôn từ. Tất cả đều rất chân thức và kỳ diệu đối với tôi.

Và sau đó….

Tôi đã tự viết cho mình một bức thứ bày tỏ tất cả những tiếc nuối, hối hận và nỗi đau từng hiện diện trong đời tôi. Tôi đã viết như cách viết của bài tập viết đối tượng. Để tất cả những điều sau thẳm trong lòng, vo ve trong trí não của tôi lên trang giấy trắng. Tôi đã đặt bút xuống, cứ như thế viết ra, viết tất cả những điều trước giờ tôi luôn né tránh, vờ quên để tỏ ra mình đang ổn. Cuối cùng, tôi làm theo những gì Greta hướng dẫn, tôi đốt toàn bộ những tiếc nuối, hối hận và nỗi đau kia trong một buổi tối cuối đông lạnh giá của miền Bắc. Để chúng trở thành tro bụi, bay đi, cuốn hết những điều làm tôi cảm thấy không vui vẻ ấy. Khi toàn bộ bức thư buồn kia cháy rụi thành đống tro tàn, tôi dần cảm thấy nhẹ nhàng trong lòng ngực. Tôi thấy mình được hồi sinh. Có thể tôi đã bắt đầu buông bỏ chúng, để dũng cảm viết.

Cứ viết đi!

nuôi dưỡng sáng tạo – chữa lành bản thân!

Đó là điều tôi được nhắc rất nhiều lần, và cũng là điều tôi thích nghe nhất, thích đọc nhất trong cuốn sách này. 

Đây là thông điệp ý nghĩa nhất mà tôi thừa nhận, mình đã khuất phục.

Review chung về cuốn sách “Cứ viết đi!”

Cuốn sách này dành cho những ai?

“Nếu tìm một nơi lẩn trốn hoặc môi trường đáng tin cậy là điều bất khả thi, thì viết lách sẽ cho bạn một không giản an toàn để được là chính mình. Cứ viết đi! gói gọn tất cả: những câu chuyện, ý tưởng, điều đáng suy ngẫm, kỹ thuật viết, những thách thức và bài tập. Nó cho bạn công cụ lắng nghe tiếng nói bên trong, nuôi dưỡng sự sáng tạo và hướng tới bản ngã tối thượng.

Cầm bút lên và Cứ viết đi! Khoảnh khắc không còn sợ hãi hay e ngại việc viết, là lúc bạn bắt đầu tìm thấy chính con người mình.”

Bạn có bị lay động với lời tựa này không? Nếu có thì cuốn sách này thật sự là dành cho bạn đó!

Đánh giá chung cuốn sách “Cứ viết đi!”

Điểm cộng: Cuốn sách cho tôi một khám phá mới về viết lách, cũng chỉ cho tôi những điểm mù về viết lách mà trước giờ tôi chưa từng biết tôi. Cho tôi hướng đi, giải pháp để giải quyết những khó khăn mà tôi gặp phải trên con đường đến với viết lách. Mang thông điệp súc tích, ngắn gọn và truyền cảm hứng.

Bất cứ ai đang theo đuổi sự nghiệp viết lách, hoặc đơn giản muốn trở thành “tác giả” của chính đời mình, thì tôi nghĩ các bạn cần đặt cho mình cuốn sách này và đọc nhé.

Điểm đánh giá: 8,5/10

Lời cảm ơn

Cảm ơn AZ Việt Nam đã đồng hành và xuất bản cuốn sách này tại Việt Nam. Cảm ơn tác giả Grate Solomon. Cảm ơn cô đã mang tới câu chuyện đầy cảm hứng và những câu hỏi đắt giá cùng bài tập đầy ý nghĩa dành cho tôi. 

Tôi tin rằng hai kỹ thuật để luyện viết được đề cập trong cuốn sách này là món quà đắt giá nhất mà tôi nhận được. Chúng đã tiếp thêm hi vọng trong sự nghiệp viết lách này của tôi.

Chúc bạn có một trải nghiệm tuyệt vời với cuốn sách này nhé!

>>CLICK VÀO ĐÂY ĐỂ ĐẶT SÁCH NHÉ

——————————— 

Một vài gợi ý khác cho bạn

Bạn chắc chắn sẽ muốn đọc các cuốn sách tuyệt vời khác. Mời bạn đến với chuyên mục: Review sách nhé!

Review sách: Hoàn thành – Jon Acuff

Review sách: Kiên trì hay từ bỏ

Đừng quên rằng…!

Hương đã thiết kế một khóa học đặc biệt dành cho những ai mong muốn:

  • Thoát khỏi rắc rối tài chính đang mắc phải
  • Giải phóng bản thân khỏi con nghiện mua sắm
  • Xây dựng quỹ dự phòng cho bản thân 6 – 12 tháng

Thì khóa học: 30 NGÀY THAY ĐỔI – TẠO LẬP THÓI QUEN CHI TIÊU TÍCH CỰC SAU 30 NGÀY là khóa học dành cho bạn.

Tìm hiểm thêm về khóa học tại đây!

Hương Nguyễn – Phụ Nữ Tự Do.


Nếu bạn thấy nội dung này là có giá trị, hãy mời Hương một cốc cafe nhé!

Hoặc,

Số tài khoản: 19037057180015 Chủ tài khoản: Nguyễn Thị Thu Hương Ngân hàng Techcombank chi nhánh Tân Bình.



CÁC TRANG LIÊN HỆ KHÁC

  1. Website: Phụ Nữ Tự Do – Blog viết về chủ đề quản lý tài chính cá nhân cho phụ nữ.
  2. Linkedin: Nguyễn Thị Thu Hương
  3. Facebook: Hương Nguyễn
  4. Fanpage: Hương Nguyễn Blog

9 COMMENTS

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here