Thứ năm, Tháng mười một 21, 2024
Home Blog Page 5

Bạn không thông minh lắm đâu – Trích sách hay!

1
Bạn không thông minh lắm đâu
Bạn không thông minh lắm đâu

Trích đoạn hay từ cuốn Bạn không thông minh lắm đâu – David McRaney

Bạn vẫn tưởng:

Bạn là một cá thể có lý trí, biết suy nghĩ logic và luôn nhìn thế giới một cách khách quan.

Sự thật là:

Bạn cũng chỉ là một kẻ hay tự dối mình như tất cả những người khác. Nhưng không sao, chính điều đó lại giúp bạn có trí óc lành mạnh

Dưới đây là 46 cách khác nhau bạn đang sử dụng để tự đánh lừa bản thân mình:

1. Mồi tiềm thức

Bạn vẫn tưởng: Bạn biết rõ khi nào mình chịu tác động của một điều gì đó, và nó ảnh hưởng tới hành vi của bạn ra sao.

Sự thật là: Bạn hoàn toàn không ý thức được về việc mình liên tục bị tác động bởi các ý tưởng do chính tiềm thức của mình tạo ra.

2. Chứng bịa chuyện

Bạn vẫn tưởng: Bạn biết khi nào bạn đang bị tự lừa đối bản thân.

Sự thật là: Bạn thường không nắm rõ về động cơ thúc đẩy đằng sau những hành vi của mình. Và thường tự tạo dựng nên những câu chuyện để giải thích về quyết định, cảm xúc, lịch sử của bạn thân mà không hề hay biết.

3. Thiên kiến xác nhận

Bạn vẫn tưởng: Quan điểm cá nhân của bạn là kết quả của hàng năm trời quan sát và phân tích một cách khách quan.

Sự thật là: Quan điểm cá nhân của bạn là kết quả của hàng năm trời chỉ tập trung chú ý tới các thông tin xác nhận những điều vốn đã nằm trong niềm tin của bạn, trong khi bỏ qua những thông tin trái ngước với quan niệm có sẵn.

4. Thiên lệch nhận thức muộn

Bạn vẫn tưởng: Sau khi học được một điều mới, bạn nhận thức được rằng mình đã từng thiếu hiểu biết và sai lầm

Sự thật là: Bạn thường nhìn lại những điều vừa mới học được và cho rằng mình đã biết hết từ lâu rồi.

  • Biết ngay là kiểu gì cũng sẽ thua mà
  • Đó là điều tôi nghĩ sẽ xảy ra
  • Đã bảo rồi mà
  • Đấy rõ ràng là chuyện ai cũng phải biết
  • Tôi đã đoán trước là anh sẽ nói thế

Đã bao nhiêu lần bạn nói những điều giống như trên và tin rằng đó là sự thật?

5. Sự ngụy biện của tay thiện xa Texas

Bạn vẫn tưởng: Bạn biết cách tính tới sự ngẫu nhiên khi xác định nguyên nhân và kết quả.

Sự thật là: Bạn có xu hướng bỏ qua ngẫu nhiên khi kết quả có vẻ có ý nghĩa, hoặc khi bạn muốn một sự việc ngẫu nhiên có nguyên nhân hợp lý.

6. Sự trì hoãn

Bạn vẫn tưởng: Bạn thường trì hoãn công việc bởi vì bạn là một kẻ lười biếng và không biết cách kiểm soát thời gian của mình.

Sự thật là: Sự trì hoãn được thúc đẩy khi bạn yếu đuối trước những cám dỗ và không tự ngẫm về các suy nghĩ của bản thân.

7. Sự ngộ nhận trạng thái bình thường

Bạn vẫn tưởng: Bản năng đương đầu hay chạy trốn của bạn sẽ thường được kích hoạt khi đối mắt với hiểm nguy.

Sự thật là: Bạn thường trở nên bình thản một cách kỳ lạ trước mối nguy và vờ như mọi chuyện vẫn ổn.

8. Nội quan

Bạn vẫn tưởng: Bạn nắm rõ lý do cho các sở thích và cảm xúc của mình.

Sự thật là: Bạn không thể tiếp cận được với nguồn gốc thực sự của một số trạng thái cảm xúc. Khi bị chất vấn, bạn sẽ bịa ra điều gì đó cho có vẻ hợp lý.

9. Tự nghiệm về sự phổ biến

Bạn vẫn tưởng: Với sự phát triển của ngành truyền thông, bạn có thể nắm rõ cách thế giới vận hành thông qua những dữ liệu thống kê và tin tức rút ra từ nhiều ví dụ.

Sự thật là: Bạn dễ dàng tin rằng điều gì đó là bình thường chỉ với một ví dụ cụ thể mà bạn tìm được, trong khi đó lại khó chấp nhận những thông tin mà bạn chưa từng biết tới.

10. Hiệu ứng bàng quan

Bạn vẫn tưởng: Khi một ai đó gặp nạn, mọi người sẽ tới để cứu.

Sự thật là: Càng nhiều người chứng kiến một người gặp nạn thì khả năng một ai đó ra tay giúp đỡ càng nhỏ.

11. Hiệu ứng Dunning-Kruger

Bạn vẫn tưởng: Bạn có thể dự đoán được chính xác khả năng của mình ở mọi tình huống.

Sự thật là: Về cơ bản thì bạn khá kém trong việc đánh giá khả năng của bản thân và độ khó của những công việc phức tạp.

“Bạn càng giỏi việc gì đó, bạn càng bỏ nhiều thời gian để luyện tập, thì bạn càng có nhiều kinh nghiệm. Bạn sẽ có thể so sánh bản thân mình với người khác một cách chính xác hơn. Khi càng cố gắng để tiến bộ, bạn sẽ nhận ra những điểm mà bạn cần cải thiện. Bạn bắt đầu nhìn ra được sự phức tạp và chiều sâu của vấn đề. Bạn biết đến những người đang dẫn đầu trong ngành, tự so sánh với họ và nhận ra điểm thiếu sót của mình.

Mặt khác, bạn càng kém việc gì đó, bạn càng bỏ ra ít thời gian cho việc luyện tập và càng nắm được ít kinh nghiệm. Vì vậy, khả năng so sánh bản thân với người khác của bạn cũng kém hơn. Những người xung quanh lại không chỉ ra điều đó, hoặc là bởi vì trình độ của họ cũng chỉ bằng hoặc kém bạn, hoặc là họ không muốn làm bạn tổn thương.”

Trích sách: Bạn không thông minh lắm đâu – David McRaney

12. Ảo quan

Bạn vẫn tưởng: Có những trung hợp thật kỳ diệu. Chắc hẳn chúng phải cí ý nghĩa nào đó chứ.

Sự thật là: Trùng hợp là chuyện thường ngày ở huyện, kể cả những điều tưởng chừng như là kỳ diệu. Mọi ý nghãi mà chúng có đều do chính tâm trí của bạn nghĩ ra thôi.

13. Lòng trung thành với thương hiệu

Bạn vẫn tưởng: Bạn thích những thứ mà bạn sở hứu hơn những thứ khác bởi vì bạn đã chọn lựa một cách lý trí khi mua.

Sự thật là: Bạn thích những thứ mà bạn sở hữu bởi bạn hợp lý hóa những lựa chọn trong quá khứ của mình để bảo vệ ý thức hệ của bản thân.

14. Lập luận dựa vào thẩm quyền

Bạn vẫn tưởng: Bạn quan tâm đến độ chính xác của thông tin hơn là người đưa ra thông tin.

Sự thật là: Địa vị và uy tín của một người ảnh hướng rất lớn tới cách mà bạn nhận thức về thông điệp của họ.

15. Lập luận dựa vào sự thiếu hiểu biết

Bạn vẫn tưởng: Khi không thể giải thích được điều gì đó, bạn sẽ tập trung vào những điều mà bạn có thể chứng mình.

Sự thật là: Khi không chắc về điều gì đó, bạn có xu hướng chấp nhận những lời giải thích kỳ lạ.

16. Ngụy biện bù nhìn rơm

Bạn vẫn tưởng: Khi tranh luận, bạn luôn bám vào những luận chứng khách quan.

Sự thật là: Trong các cuộc tranh luận, sự bực bội sẽ khiến bạn cố tình bẻ cong và thay đổi lập trường của đối thủ.

17. Ngụy biện tấn công cá nhân

Bạn vẫn tưởng: Nếu bạn không thể tin tưởng ai đó thì bạn nên bỏ ngoài tai những quan điểm của họ.

Sự thật là: Điều mà người ta nói và tại sao mà họ nói điều đó cần được phán xét một cách tách biệt rạch ròi.

18. Ngụy biện về thế giới công bằng

Bạn vẫn tưởng: Những người thật bại trong cuộc sống chắc chắn đã phải làm điều gì đó sai nên mới đáng bị như vậy.

Sự thật là: Những người may mắn thường cũng chẳng do đã làm điều gì đó xứng đáng, và kẻ xấu thì cũng thường xuyên thoát tội mà không phải trả giá.

19. Trò chơi lợi ích chung

Bạn vẫn tưởng: Chúng ta có thể xây dựng một hệ thống xã hội không cần có sự quản lý, một nơi mà mọi người đều đóng gops vào lợi ích chung, đều được hưởng lợi và đều hạnh phúc.

Sự thật là: Nếu không có một hình thức quản lý nhất định thì những người lười biếng và những kẻ lừa đảo sẽ nhanh chóng phá hoại nền kinh tế, bởi vì không ai muốn cảm thấy mình làm một thằng khở cả.

20. Trò chơi tối hậu thư

Bạn vẫn tưởng: Bạn chấp nhận hay từ chối một đề nghị dựa vào phân tích logic.

Sự thật là: Trong một cuộc thỏa thuận, bạn sẽ đưa ra quyết định dựa vào địa vị của bản thân.

21. Sự xác nhận chủ quan

Bạn vẫn tưởng: Bạn thường nghi ngờ những nhận định chung chung.

Sự thật là: Bạn có xu hướng tin vào những nhận định và tiên đoán chung chung, đặc biệt là nếu nó mang màu sắc tích cực và hướng tới bạn.

22. Sự truyền bá của các giáo phái

Bạn vẫn tưởng: Bạn dù thông minh để không tham gia vào một giáo phải nào.

Sự thật là: Các giáo phái bao gồm toàn những người như bạn.

23. Tư duy tập thể

Bạn vẫn tưởng: Vấn đề sẽ được giải quyết dễ dàng hơn khi một nhóm người tập hợp lại và cùng bàn luận các giải pháp.

Sự thật là: Mong muốn đạt được tiếng nói chung và xu hướng tránh đối đầu sẽ kìm nén tiến độ.

24. Tác nhân siêu kích thích

Bạn vẫn tưởng: Những người đàn ông sở hữu búp bê tình dục là những tên bệnh hoạn, và cô gái cưới vị tỷ phú 80 tuổi là một kẻ đào mỏ.

Sự thật là: Búp bê tình dục và các đại gia thực chất là những tác nhân siêu kích thích.

25. Sự tự nghiệm cảm xúc

Bạn vẫn tưởng: Bạn luôn suy tính giữa rủi ro và lợi ích, và luôn lựa chọn để tối ưu hóa lợi nhuận trong khi giảm thiểu những thiệt hại

Sự thật là: Bạn phụ thuộc vào cảm xúc khi xác định một thứ là tốt hay xấu, thường đánh giá quá cao những lợi ích tiềm tàng và bị ám ảnh bởi ấn tượng ban đầu.

26. Con số Dunbar

Bạn vẫn tưởng: Bạn có một cuốn danh bạn trong đầu lưu giữ tên gọi và khuôn mặt của tất cả những người mà bạn quen biết

Sự thật là: Bạn chỉ có khả năng duy trì và chăm chú cho các mối quan hệ với khoảng 150 người trong cùng thời điểm.

27. Bán rẻ

Bạn vẫn tưởng: Cả chủ nghĩa tiêu thụ lẫn chủ nghĩa tư bản đều được duy trì bởi những tập đoàn kinh tế lớn và ngành công nghiệp quảng cáo.

Sự thật là: Cả chủ nghĩa tiêu thụ lẫn chủ nghĩa tư bản đều có nên móng là sự cạnh tranh địa vị giữa chính những người tiêu dùng.

28. Thiên kiến tự đề cao

Bạn vẫn tưởng: Bạn tự đánh giá bản thân một cách khách quan qua những thành công và thất bại trong quá khứ.

Sự thật là: Bạn luôn tìm lý do biện hộ cho sự thất bại của bản thân và tự cho mình là thành đạt hơn, thông minh hơn, giỏi giang hơn so với con người thực.

29. Hiệu ứng ánh đèn sân khấu

Bạn vẫn tưởng: Khi ở giữa những người khác, bạn cảm thấy như thể họ đang dõi theo và đánh gái mọi mặt của diện mạo và hành vi của bạn.

Sự thật là: Người ta chẳng mấy khi để ý tới bạn trừ khi bị buộc phải làm như vậy.

30. Hiệu ứng người thứ ba

Bạn vẫn tưởng: Quan điểm và quyết định của bản thân bạn là sản phẩm dựa trên kinh nghiệm thực tế và những kiến thức đã được kiểm định. Còn những người phản đối bạn đang rơi vào những lời nói dối và công tác tuyên truyền từ các nguồn mà bạn không tin tưởng.

Sự thật là: Mọi người đều nghĩ người đang bất đồng ý kiến với minh là một người cả tin, còn bản thân mình thì là một người không dễ bị thuyết phúc, trong khi thực tế thì lại rất khác.

31. Thanh tẩy

Bạn vẫn tưởng: Trút xả cơn giận là cách hiệu quả để giảm stress và tránh việc giận cá chém thớt lên bạn bè và người thân.

Sự thật là: Qua thời gian, xả giận sẽ làm tăng những hành vi hung hăng.

32. Hiệu ứng thông tin sai lệch

Bạn vẫn tưởng: Ký ức có thể được tua lại như một cuộn phim vậy.

Sự thật là: Ký ức được tạo dựng bởi những thông tin có sẵn. Điều đó khiến nó rất dễ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố trong thời điểm hiện tại.

33. Sự phục tùng

Bạn vẫn tưởng: Bạn là một cá thể độc lập mạnh mẽ, không chịu phúc tùng chỉ trừ những trường hợp cần thiết.

Sự thật là: Chỉ cần có một chút áp lực từ xã hội hoặc từ một nhân vật có thẩm quyền là đã có thể khiến bạn bị khuất phục, bởi vì phục tùng là một trong những bản năng sinh tồn.

34. Sự bùng phát cuối cùng

Bạn vẫn tưởng: Khi bạn ngừng thực hiện một thói quen xấu, thói quen đó sẽ dần biến mất khỏi cuộc đời bạn.

Sự thật là: Bất cứ khi nào bạn cố gắng bở một tật xấu, bộ não sẽ nỗ lực lần cuối để đẩy bạn trở về lối cũ.

35. Sự lười biếng xã hội

Bạn vẫn tưởng: Khi làm việc nhóm để đạt được mục tiêu chúng, bạn sẽ làm việc chăm chỉ và hiệu quả hơn.

Sự thật là: Khi nằm trong một nhóm, bạn có xu hướng ít nỗ lực hơn, bởi vì bạn biết rằng công sức mình bỏ ra sẽ bị gộp chung vào với thành quả của những người khác.

36. Ảo giác về sự minh bạch

Bạn vẫn tưởng: Khi bạn đang trải qua những cảm xúc mạnh, những người xung quanh chỉ cần nhìn là biết được điều bạn đang suy nghĩ và cảm nhận.

Sự thật là: Những trải nghiệm chủ quan của bạn không thể quan sát được từ bên ngoài, và bạn đang đánh giá quá cao khả năng truyền tải suy nghĩ và cảm xúc cá nhân của mình.

37. Sự bất lực tự luyện

Bạn vẫn tưởng: Nếu bị rơi vào một tình huống tồi tệ, bạn sẽ làm mọi việc để có thể thoát ra.

Sự thật là: Khi cảm thấy không thể điều khiển được vận mệnh của chính mình, bạn sẽ bỏ cuộc và chấp nhận an phận thủ thường.

38. Nhận thức từ cảm giác thứ phát

Bạn vẫn tưởng: Ý kiến của bạn về người khác hay về các sự kiện được dựa trên những đánh giá khách quan.

Sự thật là: Bạn thông dịch những cảm giác vật lý của mình thành từ ngữ, và sau đó để chúng gây ảnh hưởng lên quan điểm cá nhân.

39. Hiệu ứng mỏ neo

Bạn vẫn tưởng: Bạn sẽ phân tích mọi yếu tố một cách hợp lý trước khi đưa ra quyết định hya định giá một thứ gì đó.

Sự thật là: Ấn tượng đầu tiên sẽ luôn ám ảnh tâm trí bạn, gây ảnh hưởng lên những nhận định và quyết định sau này.

40. Sự chú ý

Bạn vẫn tưởng: Bạn nhìn thấy hết mọi thức diễn ra trước mắt, thu thập mọi thông tin như một chiếc máy ảnh vậy.

Sự thật là: Bạn chỉ có khả năng nhận biết được một phần rất nhỏ trong toàn bộ lượng thông tin mà mắt thu vào. Trong đó, phần được lý trí xử lý và lưu vào bộ nhớ thì còn ít hơn nữa.

“Sự nhận thức của bạn được xây dựng nên từ thứ mà bạn tập trung chú ý.”Trích sách: Bạn không thông minh lắm đâu – David McRaney

41. Sự tự chấp

Bạn vẫn tưởng: Trong mọi việc, bạn luôn cố gắng để đạt được thành công.

Sự thật là: Bạn thường tạo ra những điều kiện cho sự thất bại để tự bảo vệ cái tôi của mình.

“Thay vì tạo dựng một lời bào chữa như một lời nói dối. Bạn tạo nên một điều kiện để mở đường cho lời bào chữa trở thành sự thật.” Trích sách: Bạn không thông minh lắm đâu – David McRaney

42. Những lời tiên tri tự hoàn thành

Bạn vẫn tưởng: Tương lai chịu tác động của những thế lực ngoài tầm kiểm soát của bạn.

Sự thật là: Chỉ có niềm tin là có thể khiến một sự kiện trong tương lai thực sự xảy ra, nếu sự kiện đó phụ thuộc vào hành vi của con người.

“Nếu bạn muốn có một công việc ổn định hơn, một cuộc sống gia đình hạnh phúc hơn, một người thầy giỏi hơn, hay một người bạn tốt hơn – bạn sẽ phải hành xử như thể những thứ mà bạn mong mỏi từ người khác đã thực sự bắt đầu xảy ra.” Trích sách: Bạn không thông minh lắm đâu – David McRaney.

43. Thời khắc

Bạn vẫn tưởng: Bạn là cá thể duy nhất, và sự hạnh phúc của bạn phụ thuộc vào việc bạn có bằng lồng với cuộc sống hay không.

Sự thật là: Bạn là một tập hợp của nhiều bản ngã, và hạnh phúc của bạn dựa vào việc thỏa mãn tất cả những bản ngã này.

44. Thiên kiến về sự nhất quán

Bạn vẫn tưởng: Bạn biết rõ sự thay đổi trong các quan điểm của mình qua thời gian.

Sự thật là: Trừ khi bạn ghi chép lại một cách có ý thức và chi tiết về sự phát triển của bản thân, bạn sẽ luôn cho rằng cảm xúc và con người hiện tại của bạn từ xưa đến này vẫn vậy.

45. Sự tự nghiệm về tính đại diện

Bạn vẫn tưởng: Biết được lịch sử của người khác sẽ giúp bạn dễ dàng xác định xem họ là kiểu người thế nào.

Sự thật là: Bạn thường vội vàng đi đến kết luận sau khi so sánh họ với những mẫu người đã tồn tại sẵn trong tiềm thức của bạn.

46. Sự trông đợi

Bạn vẫn tưởng: Rượu vang là một thứ chất lỏng phức tạp, chừa đầy những hương vị tinh tế mà chỉ chuyên gia mới có thể thực sự cảm nhận. Những người nếm rượu có kinh nghiệm không thể nào bị đánh lừa.

Sự thật là: Cả các chuyện gia về rượu vang cũng như người tiêu dùng đều có thể bị đánh lừa khi sự trông đợi của họ bị thay đổi.

47. Ảo giác về sự kiểm soát

Bạn vẫn tưởng: Bạn biết rõ khả năng kiểm soát những yếu tố xung quanh của bản thân

Sự thật là: Bạn thường xuyên tin rằng mình có khả năng kiểm soát kết quả của những sự kiện mang tính ngẫu soát kết quả của những sự kiện mang tính ngẫu nhiên, hoặc những thứ quá phức tạp để có thể tiên lượng trước.

48. Lỗi quy kết bản chất

Bạn vẫn tưởng: Hành vi của mọi người đều phản ánh tính cách của họ.

Sự thật là: Hành vi của con người phần nhiều là kết quả của tình huống cụ thể, hơn là do tính cách.

Mua sách: TẠI ĐÂY

Một vài gợi ý khác cho bạn

Bạn chắc chắn sẽ muốn đọc các cuốn sách tuyệt vời khác. Mời bạn đến với chuyên mục: Review sách nhé!


CÁC TRANG LIÊN HỆ KHÁC

  1. Website: Phụ Nữ Tự Do – Blog viết về chủ đề quản lý tài chính cá nhân cho phụ nữ.
  2. Linkedin: Nguyễn Thị Thu Hương
  3. Facebook: Hương Nguyễn
  4. Fanpage: Hương Nguyễn Blog
  5. Tiktok: Hương Nguyễn TT

Yêu những điều không hoàn hảo – Trích sách hay!

0
yêu những điều không hoàn hảo
Trích sách hay - yêu những điều không hoàn hảo

Những nhắn gửi tích cực từ cuốn sách Yêu những điều không hoàn hảo – tác giả Hae Min.

1. Yêu bản thân

Yêu bản thân như người mẹ bảo vệ đứa con duy nhất của mình.

Đừng sống quá hiền lành

  1. Khi đi máy bay, ta vẫn thường được hướng dẫn rằng trong trường hợp khẩn cấp, ta cần đeo mặt nạ dưỡng khí cho mình trước khi đeo cho trẻ em đi cùng. Tương tự, chăm lo cho bản thân mình trước hoàn toàn không phải là một hành động ích kỷ. Bản thân mình phải hạnh phúc thì mới có thể làm cho những người xung quanh hạnh phúc.
  2. Khi bạn biết tự trân trọng bản thân, thế gian cũng sẽ bắt đầu trân trọng bạn.
  3. Nếu bạn liên tục bận tâm về những điều người khác chê bai thì bạn sẽ tự thu mình lại và dần dần không thể làm bất cứ việc gì nữa. Đó chính là điều họ muốn thấy ở bạn. Đừng giao chìa khóa cuộc đời mình cho những người chê bai bạn. Mỗi khi nghe thấy tiếng họ, bạn sẽ nói thật to rằng: “Hãy xem ai mới là người đúng! Nhờ có các người, tôi sẽ càng cố gắng hơn nữa!”
  4. Không phải chỉ khi làm tốt những điều thế gian đòi hỏi, bạn mới là người có giá trị. Mà chỉ cần bạn tồn tại thôi, điều đó cũng đủ khiến bạn quan trọng và đang được yêu thương rồi.
Trích sách hay - yêu những điều không hoàn hảo
Trích sách hay – yêu những điều không hoàn hảo

Chỉ cần bạn tồn tại là đã đủ rồi

  1. Đừng để quá khứ nhiều đau thương quyết định tương lai của bạn. Làm vậy sẽ chỉ khiến chúng ta sống như một vật hy sinh của quá khứ cho đến tận cuối đời. Ngay giữa nội đau bên trong chúng ta vẫn luôn tồn tại một sự thay đổi đầy sức sống đang chờ nảy mầm và bung nở. Hãy tin vào sức sống ấy, chắp tay chào nỗi đau của quá khứ và quyết tâm rằng: “Từ bây giờ, tôi sẽ cố gắng để hạnh phúc hơn.”
  2. Nếu bạn thích hình ảnh lúc này của mình thì bạn cũng sẽ thích cả những người xung quanh. Ngược lại nếu bạn bất mãn với chính mình, bạn sẽ thấy bất mãn với tất cả những người xung quanh. Hy vọng bạn sẽ trở thành người hâm mộ của chính mình.
  3. Nếu bạn đang ghét một ai đó, hãy thử nhìn lại thật kỹ trái tim mình. Để xem lý do khiến bạn ghét bỏ người đó là gì. Đây chính là cơ hội tốt nhất để bạn hiểu thấu lòng mình. Con người chúng ta có thể phóng tên lửa đến tận Mặt Trăng nhưng lại mù mờ về chính trái tim mình.

2. Những mối quan hệ

Như 2 vầng trăng đêm rằm soi sáng cho nhau

Điều nhỏ bé tôi nhận ra ở Thiền Phòng

  1. Việc sống cùng bạn cùng phòng, gia đình hay người thân cũng giống như một quá trình tu hành vậy. Ta không thể chỉ làm theo ý mình mà còn phải biết tôn trọng tiết chế, từ bỏ để hòa hợp với người khác. Đó chính là tu hành. Không phê phán người khác vì họ sống khác ta mà cố gắng hiểu và chấp nhận con người họ. Đó cũng là tu hành.
  2. Đôi khi bạn có ấn tượng đầu tiên rất tốt về người nào đó. Nhưng chưa được bao lâu thì mối quan hệ giữa bạn và người đó nhanh chóng trở nên xấu đi. Đó là vì khi mới gặp, bạn đã không nhìn người đó như chính con người thật của họ. Mà chỉ thấy sự kỳ vọng và tưởng tượng của mình đắp lên họ mà thôi.
  3. Nếu bạn thích ai đó thực sự thì đừng bao giờ viên cớ là không có thời gian. Nếu thực sự thích thì dù bận bịu bạn vẫn có thể dành thời gian riêng cho người đó. Nếu có ai đó thường xuyên viện cớ hoặc giải thích lý do với bạn, hãy sớm nhận ra rằng họ không quan tâm đến bạn nhiều như bạn nghĩ đâu…
  4. Cách mà đối phương nói về những người yêu cũ chính là thước đó để đoán định anh ta sẽ nới với người khác về bạn ra sao khi mối quan hệ của hai người xảy ra xích mích, dù chỉ là những xích mích vô cùng nhỏ nhặt.
  5. Hãy tạo dựng mối quan hệ mà không ai trong 2 người phải cố gắng thay đổi cho phù hợp với người kia hay miễn cưỡng hòa hợp, thay vào đó hãy như hai vầng trăng rằm, cùng sáng trong và tròn trịa, cùng tôn trọng cá tính, sở thích của nhau và cùng chiếu sáng cho nhau trên một bầu trời.
Trích sách hay - yêu những điều không hoàn hảo
Trích sách hay – yêu những điều không hoàn hảo

Cách giải quyết cảm xúc “phật lòng”

  1. Đừng than tại sao người khác không chịu làm theo ý bạn. Chẳng phải cái tư tưởng luôn muốn người khác làm theo ý mình của bạn mới chính là vấn đề đấy sao? Trên thế gian này chẳng có vị thánh nào, chứng chưa nói đến con người, có thể răm rắp làm theo ý bạn suốt 24 giờ một ngày đâu.
  2. Hạnh phúc sẽ tìm đến khi bạn tạm quên đi bản thân và cảm nhận được sự liên kết hoặc biết ơn với người khác. Người lại khi bạn không quan tâm đến người khác mà chỉ nghĩ cho bản thân, bạn sẽ tự cô lập mình và bắt đầu cảm thyas bất án về mọi thứ.
  3. Trong cuộc sống, chúng ta không cần gì quá vĩ đại. Thực ra, những người ta gặp gỡ thường chính là nội dung cuộc đời ta. Bởi vậy ta cần biết tôn trọng những người đang ở bên cạnh mình. Họ sẽ trở thành câu chuyện của chính cuộc đời ta.
  4. Đừng vội đứng ra giải quyết vấn đề trong khi đối phương còn chưa lên tiếng nhờ bạn giúp đỡ. Có thể bạn có ý tốt, nhưng đối phương sẽ nghĩ rằng bạn chưa hỏi ý họ đã tự tiện hành động khiến họ cảm thấy quyền tự chủ cuộc đời mình bị bạn cướp đi và khiến lòng tự trọng của họ bị tổn thương.
  5. Thế nào là một người bất hạnh? Chính là người chỉ nhìn thấy những sai lầm của người khác.

3. Sự đồng cảm

Nếu bạn yêu thương ai đó hãy cố gắng chịu đựng đến cùng.

Cái ôm ấm áp như ánh mặt trời

  1. Khi có người hỏi bạn “Hôm nay tâm trạng bạn thế nào?” nhưng bạn lại không biết trả lời ra sao. ThÌ hãy dơn giản nói rằng “Tôi thấy rất vui!”. Ngay khoảnh khắp thối ra lời, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy vui vẻ hơn nhiều.
  2. Nhà cửa bừa bộn nhưng bạn cảm thấy việc dọn dẹp quá phiền phức? Vậy hãy mời bạn bè tới nhà chơi. Bạn sẽ cảm nhận được sức mạnh bất ngờ giúp bạn dọn dẹp chỉ trong vọng ba mươi phút.
  3. Khi giúp đỡ người khác, thay vì nghĩ rằng “Mình làm vậy là vì họ.” Hãy nghĩ “Mình làm vậy để chính bản thân mình thấy thoải mái.” Để sau này nếu người bạn từng giúp có làm bạn phật lòng, tâm trí bạn sẽ không bị dao động nhiều.
Trích sách hay - yêu những điều không hoàn hảo
Trích sách hay – yêu những điều không hoàn hảo

Lắng nghe là một biểu hiện cảu tình yêu thương

  1. Chữa lành nỗi đau của một ai đó, thực ra không phải là ra tay giải quyết các vấn đề cho họ. Khi ta khiến đối phương nhận thấy rằng ta cũng từng có nỗi đau tương tự, và mở lòng lắng nghe, đồng cảm với họ. Đối phương sẽ được tiếp thêm dũng khí và tự chữa lành bản thân mà không cần bất kỳ câu trả lời rõ ràng nào khác.
  2. Khi trò chuyện, đôi lúc chúng ta chỉ mong đối phương thực sự lắng nghe mình thay vì muốn nghe những lời khuyên đúng đắn từ họ. Khi có ai đó nói chuyện với bạn đừng vội vàng đưa ra lời khuyên. Hãy lắng nghe đến khi họ nói xong câu chuyện của mình.
  3. Những người hay nói xấu người khác khi ở bên cạnh ta, khi không có ta bên cạnh chắc chắn họ cũng sẽ nói xấu ta với người khác.

4. Dũng khí

Như ánh sáng lóe lên trong tăm tối.

Gửi những bạn trẻ tôi yêu mến

  1. “Tôi không muốn cả đời giam mình trong trong tiêu chuẩn thành công của người khác đặt ra, để rồi đến tận lúc chết vẫn phải lo lắng người khác nghĩ gì về mình.”
  2. Nếu bấy lâu nay bạn vẫn chờ đợi một người nào đó xuất hiện và thay đổi cuộc đời mình nhưng đến lúc này vẫn chưa có ai xuất hiện. Thì có thể đó là ý trời muốn bạn đừng chờ đợi nữa mà hãy trở thành người làm thay đổi cuộc sống của chính mình. Khi bạn muốn dựa dẫm vào ai đó, hãy nhớ rằng, bên trong bạn đang tồn tại một cá thế thông thái và mạnh mẽ hơn bạn nghĩ rất nhiều.
  3. Sự suy nghĩ nhiều không có nghĩa là vấn đề sẽ được giải quyết. Đừng có giải quyết vấn đề chỉ bằng suy nghĩ mà hãy dành thời gian cho tâm trí mình được nghỉ ngơi. Chính khi bạn ngừng những suy nghĩ phức tạp, cách giải quyết vấn đề sẽ xuất hiện. Sự thông thái luôn bắt đầu bằng sự tĩnh lặng.
  4. Khi cảm thấy bất an vì lo lắng quá nhiều hãy tự mình hỏi rằng: Liệu có gì sẽ thay đổi khi bạn lo lắng về tương lai như vậy? Và liệu bạn có lãng phí thời gian của hiện tại cho những lo lắng vô ích ấy hay không? Nếu bạn nhận thấy rằng dù mình lo lắng thế nào cũng chẳng có gì thay đổi hãy nói với sự bất an của mình rằng: Nếu chuyện đó thực sự xảy ra, hãy để đến lúc đó rồi lo lắng.
  5. Đừng sợ sai lầm. Hãy sợ rằng mình không học được gì từ những sai lầm đó. “Chuyên gia” ở một lĩnh vực là từ được dùng để gọi những người tích cóp được nhiều kinh nghiệm thông qua những sai lầm.
Trích sách hay - yêu những điều không hoàn hảo
Trích sách hay – yêu những điều không hoàn hảo

Khi lần đầu tiên thất bại trong đời

  1. Thất bại chỉ là một bài học đáng quý để bạn nhận ra bạn đã chọn sai cách tiếp cận để đạt được thứ mình muốn.”
  2. Khi bạn ước có ai đó xuất hiện và giải quyết vấn đề thay cho mình. Hãy nhớ rằng, trên thế gian này tuyệt đối không có thứ gì là miễn phí cả. Nếu ai đó giải quyết vấn đề không công cho bạn, thì sau khi vấn đề được giải quyết người đó sẽ trở thành vấn đề của bạn đấy.
  3. Khi muốn giúp bạn trưởng thành, ông trời sẽ gửi đến một đối thủ. Đối thủ ấy sẽ có nền tảng tốt, năng lực nhỉnh hơn bạn, thậm chí tính cách cũng tốt hơn bạn. Đó là cách ông trời đốt cháy nhiệt huyết nỗ lực và đánh thức tiềm năng của bạn. Khi cạnh tranh có thể bạn thấy đổi thủ của mình thật đáng ghét. Nhưng sau này, nhìn lại quá trình trưởng thành của mình, bạn sẽ nhận ra mình trưởng thành một phần nhờ đối thủ ấy.

5. Gia đình

Tình yêu đầu tiên của tôi, vết thương đầu tiên của tôi.

“Con yêu mẹ rất rất nhiều”

  1. Một vài người bước vào đời ta và rồi lại nhanh chóng ra đi. Một vài người dừng bước trong chốc lát, để lại những dấu chân đẹp đẽ trên trái tim ta, và khiến cuộc đời ta không bao giờ còn như cũ nữa.”
  2. Nếu quá nâng niu học trò của mình, bạn sẽ làm hư chúng. Giáo dục con cái cũng tương tự vậy. Tôi đã chứng kiến nhiều trường hợp con thứ hai hoặc thứ ba tuy ít được cha mẹ quan tâm bằng con đầu nhưng lại có hiếu hơn và thành công hơn.
  3. Nếu bạn nghĩ rằng vì đã ở cạnh nhau lâu nên không cần thể hiện vẫn có thể hiểu được nhau. Nghĩa là bạn không hiểu bất cứ điều gì hết.
Trích sách hay - yêu những điều không hoàn hảo
Trích sách hay – yêu những điều không hoàn hảo

Hiểu về cha

  1. Trong tình yêu, ngoài tình yêu ra thì không còn bất cứ lý do nào khác.
  2. Khi tức giận, hãy nghĩ đến gia đình. Chỉ cần bạn kiềm chế một lần, những người yêu thương bạn sẽ bình an hơn.
  3. Cho dù chỉ là một chú mèo hoang bị bỏ rơi. Nếu bạn đưa về nhà chăm sóc và nuôi nấng thì không bao lâu, nó sẽ trở thành chú mèo bạn có cảm tính nhất trên thế gian này.

6. Chữa lành

Mong sao chúng ta sẽ nhìn thấy ánh mắt ấm áp của lòng tư bi bên trong mình…

Khi gặp người khó có thể tha thứ

  1. Khi bạn thật sự thấu hiệu một ai đó nghĩa là bạn đã tha thứ cho họ.
  2. Đôi khi sự yên tĩnh của tâm hồn mà chúng ta cảm nhận được khi ở một mình lại chính là liều thuốc quý giá dành cho tâm hồn. Khi im lặng một mình bạn sẽ tìm lại được trọng tâm của bản thân và chạm tới sự thiêng liêng trong mình. Hãy tự kê đơn thuốc tĩnh lặng cho chính mình.
  3. Chỉ là hôm nay tâm trạng bạn không tốt chứ tuyệt đối không phải toàn bộ cuộc sống của bạn là một màu đen u uất. Tâm trạng không vui ấy sau khi ngủ một giấc bạn sẽ thấy khá hơn nhiều. Xin được vỗ về bạn…
  4. Những vết thương lòng cũng có thể được chữa lành khi gặp những điều đẹp đẽ hoặc hài hước. Khi bạn vận động cơ thể giữa thiên nhiên tươi đẹp và cho suy nghĩ nghỉ ngơi. Khi bạn ngắm nhìn một tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời và mở cánh cửa cảm xúc đang đóng chặt. Khi bạn gặp một người hài hước và cảm thấy trong mình bình an, tươi sáng hơn… Lòng bạn sẽ quay trở lại trạng thái vẹn nguyên ban đầu thông qua những điều đẹp đẽ và hài hước.
Trích sách hay - yêu những điều không hoàn hảo
Trích sách hay – yêu những điều không hoàn hảo

Thưa sư thầy, lòng con quá u sầu

  1. Hãy cảm nhận hơi thở của mình. Hít thật sâu và thở ra thật nhẹ nhàng… Bạn sẽ được chữa lành khi cảm nhận được chính mình.
  2. Việc chúng ta can thiệp một cách thái quá vào chuyện của người khác, có thể là do chúng ta đang sợ hãi, không dám đối mặt với nỗi cô đơn và sự trống trải bên trong mình.
  3. Nếu bạn cảm thấy u uất vì cuộc sống của mình quá trống rỗng. Hãy chọn và thực hiện một trong những điều dưới đây.
  • Học một điều gì đó mới. Có thể là nhạc cụ, kỹ thuật, thể thao, ngoại ngữ, hoặc một môn nhân văn bất kỳ.
  • Tham gia các hoạt động tình nguyện cần dung sức khoảng 3 tiếng mỗi tuần. Khi tham gia tình nguyện bạn sẽ cảm thấy “Thì ra mình cũng là người có ích.”
  • Gọi cho một người bạn lâu ngày không gặp và mời người bạn ấy một bữa ăn. Khi cảm nhận được mối liên hệ giữa mình và người khác, lòng ta sẽ cảm thấy hạnh phúc và bớt u sầu.
  • Giác ngộ chân lý nhân sinh vô thường. Hãy nhận thức rằng tất cả mọi thức trên thế gian này đều sẽ thay đổi theo thời gian rồi biến mất vào một ngày nào đó, và những thứ ta đang đặt mục tiêu vốn dĩ là những thứ chưa từng tồn tại.

4. Ngay cả những người sinh ra với tài năng trời phú cũng nói rằng quá hoàn hảo cũng là một vấn đề.

7. Bản tính

Bản tính của chúng ta cũng như bầu trời. Có những đám mây suy nghĩ, những tia chớp cảm xúc, có bóng hoàng hồn của ký ức. Bầu trời cho phép những điều đó xảy ra và chỉ im lặng dõi theo những thay đổi. Những biến đổi thời tiếp của suy nghĩ, cảm xúc, ký ức xuất hiện rồi biến mất.

Hiện tai luôn thức tỉnh chính là quê hương của tâm hồn

  1. Bầu trời phải hoàn toàn trống trải ta mới có thể biết được bầu trời cao bao nhiêu. Tâm hồn chúng ta cũng vậy, phải xua tan các suy nghĩ, bản tình của tâm hồn vốn trong xanh như bầu trời mới hiện ra.
  2. Một số cách đơn giản để chặn những suy nghĩ phức tạp trong đầu. Và giúp cho tâm trí trở về với hiện tại:
  • Ngắm nhìn phong cảnh đẹp đẽ với một nụ cười
  • Nhắm mặt lại và hít thở thật sâu mười lần
  • Nhắm mắt lại và tập trung nghe một bản nhạc hay
  • Vận động khoảng 20 phút để tim đập nhanh một chút
  • Hay cảm nhận vai và lưng bạn bằng tất cả những giác quan trong cơ thể
Trích sách hay - yêu những điều không hoàn hảo
Trích sách hay – yêu những điều không hoàn hảo

“Bạn thật giống Đức Phật”

  1. Tâm trí nhận thức và không gian vũ trụ thực ra là một. Tâm trí nhận thức tạo ra không gian, và không gian lại chứa đầy sự sống nên tâm trí nhận thức được.
  2. Nếu chỉ có trí tuệ mà không có cảm xúc bạn sẽ không biết cảm thông khi nhìn người khác đau khổ. Nếu chỉ có cảm xúc mà không có tính chất duy linh, bạn sẽ đánh mất hy vọng và gục ngã trước khó khăn. Nếu chỉ có lòng duy linh mà không có trí tuệ, bạn sẽ dễ lạc vào những tập đoàn ngụy đạo và làm khó chính mình.

8. Chấp nhận

Chấp nhận chính bản thân như mình vốn vậy.

Hãy cho phép bản thân mình đau khổ

  1. Vào khoảnh khắc bạn hoàn toàn chấp nhận bản thân mình, sự bình yên sẽ tìm đến với bạn. Khi bạn hoàn toàn chấp nhận và tự ôm lấy mình, bạn sẽ cảm nhận được tình yêu thương từ chính sự tồn tại của mình. Chúng ta không thể, cũng như không cần phải trở thành ai khác ngoài chính bản thân mình.
  2. Việc bạn cứ khăng khăng yêu cầu ai đó thay đổi chưa biết chứng là do bạn không muốn thỏa mãn với hoàn cảnh hiện tại chứ chẳng phải vì bạn muốn tốt cho người đó như bạn nghĩ đâu. Có thể vấn đề không nằm ở anh ta mà nằm ở chính bản thân bạn đấy.
  3. Nếu ngay lúc này bạn đang khổ sở vì một việc gì đó hãy nhớ đến việc đã làm khổ bạn một năm trước. Bạn có còn đau khổ vì việc đó hay không? Hoặc bạn có còn nhớ chính xác việc ấy là việc gì không? Chúng ta đang tự hành hạ và lãng phí thời gian quý báu của mình chỉ vì những chuyện chúng ta sẽ hoàn toàn quên đi sau một năm nữa.
  4. Khi một người nào đó thành công hoặc trở nên nổi tiếng thì chẳng bao lâu sau sẽ bắt đầu có những điều tiếng chê bai họ.
  5. Bí quyết của cuộc sống hạnh phúc không phải là được làm việc mình thích mà yêu thích chính công việc mình đang làm.
Trích sách hay - yêu những điều không hoàn hảo
Trích sách hay – yêu những điều không hoàn hảo

Khi bạn đã cố gắng nhưng tình hình vẫn không tốt đẹp hơn

  1. Nếu cuộc sống thiếu những nghịch cảnh thì ta sẽ không thể phát triển. Qua bao lần vật lộn cố gắng giải quyết những vấn đề xảy ra với mình. Ta sẽ có thêm những kỹ năng mới và càng lúc càng dày dặn kinh nghiệm hơn.
  2. Từ trái nghĩa với tham lam không phải kiềm chế, mà là biết cách tự hài lòng.
  3. Tâm trí ta thường bị dày vò. Khi ta trì hoãn công việc phải làm. Hãy lên lịch cụ thể, hôm nay phải làm việc gì từ mấy giờ. Và khi đến giờ, đừng nghĩ đến chuyện khác mà hãy thực hiện việc đó ngay.

Tổng kết – Yêu những điều không hoàn hảo

“Mong sao những dong chữ nhỏ bé của tôi có thể đem đến cho độc giả dũng khí, giúp họ chữa lành vết thương lòng và dành ra cho riêng mình khoảng thời gian để yêu bản thân… Mong sau muốn sách này sẽ trở thành bàn tay giữ lấy bạn khi bạn rơi vào tuyệt vọng, sẽ trở thành khoảng lặng để bạn tạm dừng chân giữa những hồn độn ồn ào.” Trích sách “Yêu những điều không hoàn hảo” – Đại Đức Hae Min.

Trích sách hay - yêu những điều không hoàn hảo
Trích sách hay – yêu những điều không hoàn hảo

Mua sách: TẠI ĐÂY

Một vài gợi ý khác cho bạn

Bạn chắc chắn sẽ muốn đọc các cuốn sách tuyệt vời khác. Mời bạn đến với chuyên mục: Review sách nhé!


CÁC TRANG LIÊN HỆ KHÁC

  1. Website: Phụ Nữ Tự Do – Blog viết về chủ đề quản lý tài chính cá nhân cho phụ nữ.
  2. Linkedin: Nguyễn Thị Thu Hương
  3. Facebook: Hương Nguyễn
  4. Fanpage: Hương Nguyễn Blog
  5. Tiktok: Hương Nguyễn TT

Review sách: Mỗi ngày dôi thêm một giờ

1
Review sách: Mỗi ngày dôi thêm một giờ
Review sách: Mỗi ngày dôi thêm một giờ

Mỗi ngày dôi thêm một giờ – tác giả Lâm Tiểu Bạch

  • Bạn có quá nhiều việc phải làm trong một ngày, dù liên tục tăng ca hay thức khuya vẫn không xử lý hết được?
  • Bạn không biết đâu là nhiệm vụ quan trọng cần giải quyết nên hiệu quả làm việc không cao?
  • Bạn thường xuyên bị quấy nhiễu, không thể tập trung làm việc nên đến cuối ngày mọi công việc vẫn dở dang?

Vậy thì đây chính là cuốn sách dành cho bạn.

Thời gian luôn công bằng, dù là ai thì trong một ngày cũng chỉ có 24 giờ. Để cuộc sống và công việc được vận hành trơn tru, bạn cần làm chủ được thời gain của mình. Hướng đến mục tiêu ấy, cuốn sách này sẽ chỉ dẫn bạn:

  • Vận dụng các phương pháp lên kế hoạch để sắp xếp, phân loại công việc, tập trung giải quyết nhiệm vụ quan trọng.
  • Loại bỏ những yếu tố quầy nhiễu quá trình làm việc
  • Giao phó nhiệm vụ cho người khác
  • Cân bằng giữa công việc và cuộc sống

5 Bài học giúp bạn quản lý thời gian hiệu quả từ cuốn sách “Mỗi ngày dôi thêm một giờ”

“Thời gian công bằng với tất cả mọi người, nó không thể dự trữ, không thể thay thế, không thể lấy lại, cho nên, thời gian trở thành thứ quý giá nhất trên đời này.” – Trích sách: Mỗi ngày dôi thêm một giờ – Lâm Tiểu Bạch.

Bệnh trì hoàn xuất hiện là do đâu?

Review sách: Mỗi ngày dôi thêm một giờ
Review sách: Mỗi ngày dôi thêm một giờ

Có bao giờ bạn tự hỏi, vì sao bạn lại trì hoãn hay không? Đây là 7 lý do khiến bạn trì hoãn:

1. Cho rằng công việc không gấp rút lắm

Thú thực thì tôi thường xuyên có suy nghĩ này khi nhận một việc nào đó. Tôi có một suy nghĩ khá “độc hại” đó là: Nước đến chân mới nhảy thì sẽ nhảy cao hơn.

Chính từ suy nghĩ ấy mà thói quen trì hoãn trong tôi được hình thành nhanh chóng. Tôi thường tự bào chữa rằng:

  • hôm nay không có cảm hứng để làm.
  • hôm nay chưa phải thời điểm thích hợp để bắt đầu.
  • hôm nay không làm thì vẫn có ngày mai, ngày kia để thực hiện.
  • hôm nay hơi mệt, thôi ta tự nuông chiều bản thân hôm nay nghỉ sớm để mai làm.

Có cả trăm lý do hợp lý bào chữa cho sự trì hoãn này khi trong đầu bạn có suy nghĩ: Việc này không gấp lắm. Cứ như vậy, căn bệnh trì hoãn của bạn sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn.

Lời khuyên: Hãy xem xét linh trình và kế hoạch hàng tuần. Hãy cân nhắc mức độ gấp rút và quan trọng của các đầu mục công việc và tiến hành thực hiện nhiệm vụ ngay nếu nó nằm trong nhóm việc có tác động đến mục tiêu hoặc tương lai của bạn.

2. Không muốn làm một việc nào đó

Trì hoãn là một cách trốn tránh áp lực, khó khăn hoặc nhiệm vụ nào đó. Một việc có thể khiến bản thân có một áp lực vô hình nào đó, khiến bạn kháng cự không muốn làm.

Ví dụ, tôi không muốn học tiếng Anh, trì hoãn việc học tiếng Anh mặc dù tôi hiểu rất rõ những lợi ích của việc thành thạo một ngôn ngữ thứ 2.

Thế nhưng những thất bại trước đó của tôi với việc học tiếng Anh khiến tôi gặp một áp lực rất lớn; rằng nếu tôi tiếp tục thất bại, điều đó thật đáng xấu hổ. Thay vì có thêm động lực khi có áp lực thì tôi từ bỏ, trì hoàn việc thực hiện nhiệm vụ đó. Tôi sợ tiếp tục thất bại và nghĩ cảm xúc tiêu cực bủa vây lấy tôi.

Quản lý thời gian - Lập To-do list mỗi ngày
Review sách: Mỗi ngày dôi thêm một giờ

Lời khuyên: Hãy viết xuống điều bạn sợ hã. Hãy viết xuống những thứ bạn phải đánh đổi nếu như không thực hiện việc cần làm đó. Tự hỏi chính mình rằng: Liệu bạn có chấp nhận cái giá phải trả cho việc không làm điều đó không?

Đọc thêm: Quản lý thời gian – Rốt cuộc thời gian đã đi đâu mất?

3. Không biết nên tiến hành công việc như thế nào?

Tuýp người này thường nghĩ nhiều, làm ít. Một người nghĩ quá nhiều, làm quá ít sẽ dẫn tới nghĩ ngợi lung tung, tự dọa chính mình và sợ hãi. Họ có xu thế hiểu rõ cặn kẽ mọi thứ mới bắt tay vào làm, thế nhưng sự thật thì chẳng ai có thể biết hết mọi thứ cả hoặc để đến lúc biết hết tất cả thì mất quá nhiều thời gian. Chính sự trì hoãn đó khiến họ sợ hãi, mất dần động lực và trùn bước trước hành động.

Họ quên mất rằng, học tập, hiểu biết, kinh nghiệm, bài học đều được đúc rút từ thực tế, từ hành động chứ không phải từ suy nghĩ.

Suy xét quá nhiều chỉ khiến sợ hãi gia tăng, không dám hành động và khó khăn trong việc tiến bộ. Đây là nguồn căn của sự trì hoãn.

Lời khuyên: Nếu có 10 câu hỏi mà bạn nghĩ cần giải quyết trước khi hành động, hãy hành động sau khi 5 câu hỏi được giải quyết, và bạn sẽ từ từ tìm thấy câu trả lời chó 5 câu hỏi còn lại. Đừng nghĩ nữa, việc của bạn là làm.

4. Cảm thấy lo lắng khi nhìn vào To-do list

Nếu bạn có một to-do list dài ngoẵng và toàn là những việc khó khăn, có thể bạn sẽ cảm thật kiệt sức trước khi bắt tay vào thực hiện chúng.

Chính danh sách công việc dài thòng đó khiến bạn cảm thấy lo lắng, áp lực và sợ hãi trước sự bận rộn, vất vả, khó khăn đang chờ bạn ngay sau khi bạn bắt tay vào xử lý.

Thậm chí có những việc bị dồn ứ do việc bạn đã trì hoãn trước đó, và nó càng khiến cho sự trốn tránh của bạn gia tăng. Tệ hơn là bạn bắt đầu mất đi sự tin tưởng vào năng lực của bản thân, thậm chí là tự dằn vặt, trách móc chính mình.

Và tất cả điều đó khiến bạn bị chậm tiến độ, và vòng lặp lại bắt đầu, to-do list mỗi ngày lại dài thêm, chúng không được rút ngắn, bạn tiếp tục gặp áp lực, chậm tiến độ, trách móc bản thân…

Quản lý thời gian - Lập To-do list mỗi ngày
Review sách: Mỗi ngày dôi thêm một giờ

Lời khuyên: Xác đinh sự ưu tiên của mọi công việc trong to-do list. Hãy tranh thủ các khoảng thời gian ngắn dôi ra để xử lý bớt các việc lặt vặt như: Trả lời email, gọi điện xác nhận lịch họp với khách hàng, in tài liệu báo cáo…

Đọc thêm: Quản lý thời gian – To-do list

5. Có những việc khác thú vị hơn

Có quá nhiều cám dỗ trong cuộc sống của chúng ta: điện thoại, facebook, tiktok, shopee, tiki, lazada, livestream, các cuộc tụ tập, thú cưng, trung tâm mua sắm, ăn uống, …

Ví dụ, tôi thường lên Youtube để tìm kiếm ý tưởng viết bài, và chỉ nửa tiếng sau tôi thấy mình đang xem một bộ phim cung đầu dài tập nào đó. Hay nhiều lúc, đang ngồi đọc sách tự nhiên có một cuộc gọi từ cô bạn thân, và sau đó sách 1 góc, người 1 góc, không còn ở bên nhau.

Nguyên nhân gốc rễ của việc bạn sa ngã vào những thú vui bất chợt xuất hiện là do bạn không để tâm, thậm chí là không rõ về mức độ ưu tiên của từng hoạt động.

Lời khuyên: Tìm cách ngăn các tác nhân khiến bạn bị xao nhãng khi làm việc. Ví dụ như: để điện thoại về chế độ im lăng, tắt thông báo những MXH, ứng dụng không phục vụ cho công việc, học cách nói KHÔNG,… Ngoài ra, bạn cần xác định rõ: viết hoặc nói thành tiếng mục đích hoặc mục tiêu bạn muốn khi làm công việc nào đó.

6. Sợ thất bại

Một trong những nguyên nhân lớn khiến nhiều người mắc chứng trì hoãn là sợ thất bại, theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo.

Họ luôn kỳ vọng làm tốt mọi việc chỉ trong một lần. Họ đặc biết quan tâm suy nghĩ, ánh mắt của người khác, do vậy họ rất sợ bị thất bại. Họ nghiên cứu rất nhiều, học tập rất nhiều, nhưng họ lại chần chừ không hành động. Họ luôn lo lắng, nếu họ hoàn thành không tốt công việc ngày, người khác sẽ đánh giá họ yếu kém, không có năng lực hoặc không thích họ nữa.

Họ sợ nếu thực hiện bước đầu không tốt sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển sau này, kết quả là họ lại 5 lần 7 lượt trì hoãn. Và càng trì hoãn thì càng “nghiện”, mất động lực hành động cuối cùng, tệ hơn cả là từ bỏ.

Quản lý thời gian - Xác lập mục tiêu như thế nào?
Review sách: Mỗi ngày dôi thêm một giờ

Lời khuyên: Hãy đặt mục tiêu nhỏ, hoàn thành chúng và tiếp túc đặt sang mục tiêu mới. Thực hiện từng bước nhỏ, âm thâm cũng được, công khai cũng được nhưng luôn nhìn mọi kết quả dưới con mắt khách quan. Thứ bạn đã làm được và chưa làm được. Hãy ở gần những người tin tưởng năng lực của bạn, tạo động lực và thường xuyên động viên bạn.

7. Thiếu sự khẩn trương

Có một dạng người bị ảo tưởng năng lực của bản thân. Họ thường đánh giá không đúng thời gian và công sức cần bỏ ra để hoàn thành công việc. Cho nên họ trì hoàn việc bắt tay vào thực hiện. Đợi đến khi deadline gần kề họ mới phát hiện ra bản thân chưa hoàn thành xong nhiệm vụ.

Chính sự trì hoãn này kéo theo hàng loạt những hệ quả như: Kéo dài to-do list, mất dần niềm tin vào năng lực bản thân, mất kiên nhẫn, gặp sai sót trong khi vội vã, kết quả công việc không như mong đợi,…

Lời khuyên: Luôn nghĩ rằng: “Ngay mai luôn là ngày bận rộn nhất của một tuần, vì vậy đừng dồn công việc tới ngày mai.”

Phân loại – sắp xếp công việc đạt hiệu quả cao

  • Tìm ra “thời kỳ hiệu suất cao”: bạn làm việc hiệu quả và tập trung nhất là thời điểm nào trong ngày? trong tuần? hoặc trong tháng? Đó có thể là lúc đêm khuya, đó có thể là trước thời gian vào ca làm việc 1 tiếng, đó có thể là sau kì nguyệt san vài ngày (trường hợp của tôi), hoặc có thể là ngày thứ 6 mỗi tuần.
  • Tận dùng “thời kỳ hiệu suất cao”: Luôn tận dụng khoảng thời gian vàng này cho các công việc quan trọng, yêu cầu cao về sự tập trung và kết quả.
  • Học cách cắt “chiếc bánh gato lớn”: Chia nhỏ mục tiêu dài hạn thành ngắn hạn. Chia nhỏ hạng mục công việc thành các đầu mục nhỏ lẻ.
  • Áp dụng quy tắc bốn góc phần tư – Ma trận quản lý thời gian Eisenhower: phân loại và đặt ưu tiên cho từng loại công việc theo 2 cặp tiêu chí: gấp rút – không gấp rút, quan trọng – không quan trọng.
Ma trận quản lý thời gian
Ví dụ về ma trận quản lý thời gian Eisenhower
  • Những việc cần ưu tiên xử lý: Ưu tiên xử lý những VIỆC QUAN TRỌNG NHẤT và VIỆC KHÓ KHĂN NHẤT trước.
  • Luôn sẵn sàng điều chỉnh mục tiêu: Những mục tiêu không phù hợp có thể khiến bạn áp lực, nản lòng và bỏ cuộc. Cần điều chỉnh mục tiêu cho phù hợp nguồn lực sẵn có của bạn.

Đọc thêm: Ma trận quản lý thời gian Eisenhower

Loại bỏ những yếu tố quấy nhiễu quá trình làm việc như thế nào?

  • Tận dụng thời gian lẻ tẻ để giải quyết công việc
  • Giữ phòng làm việc ngăn nắp
  • Phân loại, đơn giản hóa, quy cách hóa công việc.
  • Đừng để bị Internet quấy nhiễu
  • Đừng lãng phí thời gian cho việc băn khoăn, lưỡng lự

Học cách giao phó nhiệm vụ hiệu quả

Giao phó khác với phó mặc. Bạn không thể giao việc cho người khác sau đó ngồi chờ đợi kết quả cuối cùng. Bởi nó ấn chứa rất nhiều rủi ro ảnh hưởng tới chất lượng của nhiệm vụ. Do vậy, khi giao phó nhiệm vụ cho người khác, bạn cần lưu ý:

  • Xác định thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc của nhiệm vụ
  • Dùng danh sách công việc để theo dõi quá trình thực hiện nhiệm vụ
  • Đánh giá tiến trình thực hiện nhiệm vụ
  • Cho người được giao phó quyến lực thiết yếu
Ma trận quản lý thời gian Eisenhower
Review sách: Mỗi ngày dôi thêm một giờ

Làm sao để cân bằng giữa công việc và cuộc sống

  • Giải phóng bản thân khỏi bận rộn
  • Học cách từ chối khi cần thiết
  • Nghỉ ngơi khi thấy chán nản, mệt mỏi với công việc
  • Tinh lực dồi dào là nền tảng để nắm bắt thời gian
  • Quản lý tốt cảm xúc sẽ giúp ích cho việc quản lý thời gian

Đọc thêm: Quản lý thời gian – Xác lập mục tiêu như thế nào?

Đánh giá sách Mỗi ngày dôi thêm một giờ

“Thời gian là tài sản hữu hạn của bạn, hãy trân trọng và tận dung từng phút giây quý giá. Hãy trở thành chuyên gia quản lý thời gian. Có như vậy bạn mới thong dong, tự tại, có được cuộc đời cân bằng và tạo giá trị cho cuộc sống.” – Trích sách: Mỗi ngày dôi thêm một giờ – tác giả Lâm Tiểu Bạch.

Mình là một người quản lý thời gian rất kém và mình tìm thấy giải pháp cho bản thân về quản lý thời gian trong cuốn sách này. Cuốn sách nãy sẽ chia sẻ cho bạn những tuyệt chiêu quản lý thời gian hiệu quả để cân băng cuộc sống cũng như công việc. Cuốn này cực kỳ dễ đọc và có tính ứng dụng rất cao.

Mình rất recommend cho những bạn nào đang gặp khó khăn trong việc sắp xếp và quản lý thời gian, đặc biệt là các bạn sinh viên hoặc các bạn làm công việc tự do như mình.

Điểm đánh giá: 7,5/10 – Sẽ đọc lại.

Review sách: Mỗi ngày dôi thêm một giờ
Review sách: Mỗi ngày dôi thêm một giờ

Cảm ơn tác giả Lâm Tiểu Bạch với những chia sẻ thú vị và có tính ứng dụng thực tiễn cao.

Cảm ơn dịch giả Đỗ Thu Thủy và NXB Công Thương, Hapi Books, Bách Việt đã đồng hành và đưa cuốn sách giá trị này tới độc giả Việt Nam

Mua sách: TẠI ĐÂY

Một vài gợi ý khác cho bạn

Bạn chắc chắn sẽ muốn đọc các cuốn sách tuyệt vời khác. Mời bạn đến với chuyên mục: Review sách nhé!

Các đầu sách khác liên quan:


CÁC TRANG LIÊN HỆ KHÁC

  1. Website: Phụ Nữ Tự Do – Blog viết về chủ đề quản lý tài chính cá nhân cho phụ nữ.
  2. Linkedin: Nguyễn Thị Thu Hương
  3. Facebook: Hương Nguyễn
  4. Fanpage: Hương Nguyễn Blog
  5. Tiktok: Hương Nguyễn TT

Review nhanh 5 cuốn sách đã đọc 03/2023

0
Review nhanh sách đã đọc trong tháng 3/2023
Review nhanh sách đã đọc trong tháng 3/2023

Review nhanh 5 cuốn sách tôi đã đọc trong tháng 3 năm 2023.

1. Review nhanh: Atomic Habits – Thói quen nguyên tử

8,5/10 – Một cuốn sách có tính ứng dụng rất cao. Phân tích gốc rễ của vấn đề thông qua các nghiên cứu thực tiễn gần gũi và tạo ra hệ thống cách chỉ dẫn dựa trên các nguyên tắc rõ ràng. Bạn có thể tự lên cho mình 1 lộ trình chi tiết để tạo lập thói quen tốt hoặc xoá bỏ thói quen xấu.

Review thói quen nguyên tử
Atomic habits – Thói quen nguyên tử

Điểm quan trọng cuốn sách này đưa ra về sự thay đổi 1% mỗi ngày mang 1 hình dung cụ thể và rõ ràng cho người đọc. Thay vì nói hãy tốt hơn hôm qua 1%, tác giả đưa ra dẫn chứng cụ thể 1% kia là cái gì? Áp dụng như thế nào? Đánh giá ra sao?

Một câu mình rất tâm đắc: Thành công là sản phẩm của thói quen hằng ngày – Không phải của một cuốc biến hình một lần trong đời.

Đọc bài review chi tiết: TẠI ĐÂY.

2. Review nhanh: How we learn – Chúng ta học thế nào

7,5/10 – Nếu bạn từng nhu mình tò mò lý do vì sao nhiều người cắm đầu vào học tối ngày lại không co được thành tích như những người ít chăm chỉ hơn. Liệu lười biếng có phải là điều xấu? Ngủ nhiều khiến bạn mất đi thời gian quý báu để học tập. Cắm đầu học một cách có kỷ luật có phải là phương án tốt nhất cho việc học?

Review sách Chúng ta học thế nào
How we learn – Chúng ta học thế nào

Chúng ta học thế nào? Ở đâu? Tại sao? Khi nào? sẽ được giải đáp trong cuốn sách này.

Từ đây bạn có thể rút ra những cách thức học tập phù hợp cho bản thân và mục tiêu học tập riêng của từng giai đoạn.

Đọc bài review đầy đủ: TẠI ĐÂY

3. Review nhanh: Ý tưởng này là của chúng mình

7/10 – Đọc xong cuốn sách này sẽ đưa bạn đến 3 kết quả:

  1. Lao vào ngành quảng cáo như con thiêu thân
  2. Tránh quảng cáo như tránh tà
  3. Thương và nể phục người làm quảng cáo những vẫn nhất quyết không bước vào ngành.
Review sách Ý tưởng này là của chúng mình
Ý tưởng này là của chúng mình

Dù là kết quả nào thì những lời tâm tình rất thật, rất ngáo, rất đời của anh tác giả Sói Ăn Chay cũng đã cho bạn biết một cái nhìn rõ ràng hơn về ngành, tiếp cho bạn động lực ”kết hôn” hoặc “ly hôn” dứt khoát với ngành.

Cảm giác ngồi đọc cuốn sách này rất giống buổi trà đá vỉa hè của những người anh em thân thiết nói về ngành quảng cáo.

4. Review nhanh: Content hay nói thay nước bọt

6/10 – 2 phần đầu tiên cuốn sách không có gì quá ấn tượng, nhưng chuyển tới phần cuối cuốn sách lại học được rất nhiều thủ thuật hay có tính ưngs dụng cao giúp rèn luyện tư duy sáng tạo.

Review sách Content hay nói thay nước bọt
Content hay nói thay nước bọt

Đặc biệt ấn tượng với 6 công thức tạo 100 ý tưởng trong 30 phút, sáng tạo không thuộc về khả năng thiên phú mà là thứ mà ai cũng có thể học được và rèn luyện.

5. Review nhanh: Mỗi ngày dôi thêm một giờ

7,5/10 – Tuyệt chiêu quản lý thời gian cho công việc thuận lợi và cuộc đời thong dong.
Mình cứ nghĩ cuốn sách này sẽ sặc mùi self-help nhưng hoá ra nó có tính ứng dụng cực kỳ cao.

Review sách Mỗi ngày dôi thêm một giờ
Mỗi ngày dôi thêm một giờ

Với cuốn sách này bạn có thể học được cách phân loại công việc, biết đặt cách ưu tiên và áp dụng các phương pháp giúp đặt mục tiêu, lên kế hoạch cụ thể. Đồng thời, các hướng dẫn giúp loại bỏ xoa nhãng, giao phó nhiệm vụ cho người khác và cân bằng cuộc sống với công việc cũng rất ấn tượng và dễ áp dụng.

Sẽ đọc lại.

Đọc bài review chi tiết: TẠI ĐÂY

Một vài gợi ý khác cho bạn

Bạn chắc chắn sẽ muốn đọc các cuốn sách tuyệt vời khác. Mời bạn đến với chuyên mục: Review sách nhé!


CÁC TRANG LIÊN HỆ KHÁC

  1. Website: Phụ Nữ Tự Do – Blog viết về chủ đề quản lý tài chính cá nhân cho phụ nữ.
  2. Linkedin: Nguyễn Thị Thu Hương
  3. Facebook: Hương Nguyễn
  4. Fanpage: Hương Nguyễn Blog
  5. Tiktok: Hương Nguyễn TT

Quản lý thời gian – Ma trận quản lý thời gian Eisenhower

0
Ma trận quản lý thời gian Eisenhower

Nếu bạn cũng giống như tôi, gặp khó khăn trong việc áp dụng ma trận quản lý thời gian Eisenhower – quy tắc bốn góc phần tư, thì đây là những gì bạn không thể bỏ qua.

Có 2 lý do chính khiến tôi gặp khó khăn trong việc áp dụng ma trận này:

  1. Không phân loại chính xác các công việc vào từng góc phần tư
  2. Đặt ưu tiên không đúng trọng việc các loại công việc

Để giải quyết 2 vấn đề trên, trước tiên bạn cần hiểu rõ về đặc tính của từng công việc

Ma trận quản lý thời gian Eisenhower được xác định như thế nào?

Để xác định rõ các công việc nào thuộc góc phần tư nào, chúng ta cần dựa vào 2 cặp yếu tố sau:

  1. Gấp rút – Không gấp rút
  2. Quan trọng – Không quan trong

Từ đó tạo nên 4 góc phần tư cụ thế như sau:

Góc phần tư số 1. Việc quan trọng và gấp rút

Những việc, bất kể trong hiện tại hay tương lai đều sẽ tạo ra sức ảnh hưởng và giá trị thì sẽ xếp vào góc phần tư số 1 này.

Ví dụ:

  • Xử lý khiếu nại của khách hàng
  • Giải quyết khủng hoảng tài chính cá nhân
  • Nhiệm vụ sắp đến hạn hoàn thành
  • Ôn bài trước kì thi hôm sau
  • Chuẩn bị bài thuyết trình
  • Hoàn thành bài tập lớn ở trường
  • Xử lý email quan trọng của khách hàng

Những công việc bạn càng xử lý sớm càng tốt. Những việc này bạn không nên trì hoãn hay để tồn đọng.

Ma trận quản lý thời gian
Ví dụ về ma trận quản lý thời gian Eisenhower

Góc phần tư số 2. Việc quan trọng và không gấp rút

Bao gồm việc có ảnh hưởng đối với tương lai, nhưng hiện tại chưa thể tạo ra giá trị ngay lập tức.

Ví dụ:

  • Xây dựng mối quan hệ
  • Viết Blog mỗi ngày
  • Đọc sách hằng ngày
  • Học một kỹ năng mới
  • Tập thể dục

Những hoạt động này thường có tác động rất lớn tới mục tiêu lâu dài của bạn. Do vậy, bạn cần lên kế hoạch thực hiện chúng và tránh để trì hoãn bởi nó sẽ làm mục tiêu dài hạn của bạn bị gián đoạn.

Góc phần tư số 3. Việc không quan trọng và gấp rút

Bao gồm những việc có ảnh hưởng ở hiện tại những không tạo ra giá trị trong tương lai.

Ví dụ:

  • Nhận cuộc gọi từ người thân, bạn bè
  • Giặt đồ
  • Nấu cơm
  • Rửa chén
  • Làm việc nhà
  • Nhận hàng shopee
Ma trận quản lý thời gian được xây dựng dựa trên những đặc tính nào?
Ma trận quản lý thời gian được xây dựng dựa trên những đặc tính nào?

Góc phần từ số 4. Việc không quan trọng và không gấp rút

Gồm những việc vô nghĩa, không tạo ra giá trị cho tương lai hay hiện tại; thậm chí chúng còn khiến bạn bị sự xao nhãng, mất tập trung và tốn thời gian.

Ví dụ:

  • Lướt MXH không chủ đích
  • “tám” chuyện
  • Lướt shopee quá thường xuyên
  • Các hoạt động giải trí thái quá
  • “khẩu nghiệp” trên internet

Ứng dụng ma trận quản lý thời gian Eisenhower vào thực tế cuộc sống

Hầu hết chúng ta được khuyên rằng, hãy ưu tiên giải quyết các phần việc ở góc phần tư số 1 nhưng ít người biết được rằng, nếu không xử lý tốt các đầu việc ở góc phần tư số 2 thì trong tương lại chúng sẽ dịch chuyển sang góc phần tư số 1. Vì thế mà cuộc sống của bạn sẽ mãi luôn đuổi chạy theo thời gian và luôn gặp áp lực trong việc sắp xếp và cân bằng cuộc sống với công việc.

Chúng ta có thể sử dụng quy tắc bốn góc phần tư để làm thông tỏ mạch suy nghĩ của bản thân, xây dựng trình tự thực hiện các nhiệm vụ để có thể làm việc một cách thong dong.

Góc phần tư số 1 – Việc quan trọng và gấp rút

Những nhiệm vụ có cấp ưu tiên cao nhất và được thực hiện ngay. Song bạn phải cố gắng tránh rơi vào trạng thái “gấp rút” bằng cách hoàn thành nhiều việc thuộc về góc phần tư số 2.

Góc phần tư số 2 – Việc quan trọng những không gấp rút

Cấp ưu tiên không phải là cao nhất, nhưng nên giữ vị trí quan trọng trong thời gian biểu của bạn và được thực hineej trong thời kỳ hiệu suất cao. Nếu có nhiệm vụ phực tập, hãy áp dụng phương pháp “cắt chiếc bánh gato lớn”.

Góc phần tư số 3 – Việc không quan trọng nhưng gấp rút

Chúng cần thời gian để hoàn thành, nhưng cấp ưu tiên thấp hơn nhiệm vụ vừa quan trọng vừa gấp rút. Bạn cần xem xét giữa thực hiện ngay lập tức hay từ chối nhiệm vụ này, chọn việc nào tốn thời gian ít hơn.

Ví dụ: Bạn bè gọi điện tới, nếu thời gian không cho phép bạn có thể từ chối nhận cuộc gọi và gọi lại ở một thời gian khác trong ngày.

Ma trận quản lý thời gian Eisenhower
Ma trận quản lý thời gian Eisenhower ứng dụng như thế nào?

Góc phần tư số 4 – Việc vừa không quan trọng vừa không gấp rút

Bạn có thực sự cần làm những việc này không?

Nếu cần, có thể bỏ ra chút thời gian để giải quyết, cố gắng làm ít hoặc không làm để dành thời gian cho những việc quan trọng (số 1 và số 2).

Tổng kết

Quy tắc bốn góc phần từ – ma trận quản lý thời gian Eisenhower có thể giúp bạn nâng cao hiệu suất làm việc trong mọi hoàn cảnh.

Bạn có thể cài đặt hình nền máy tính bằng hình ảnh phân chia màn hình thành 4 góc phần tư. Sau đó sắp xếp to-do list của mình vào các góc phần tư. Lời khuyên dành cho bạn là hãy bỏ trống góc phần tư số 4, bởi chúng nên được hạn chế và loại bỏ trong lịch trình dày đặc của bạn.

Tổng hợp và đúc rút từ cuốn sách: Mỗi ngày dôi thêm một giờ – Lâm Tiểu Bạch

Mua sách: TẠI ĐÂY

Một vài gợi ý khác cho bạn


CÁC TRANG LIÊN HỆ KHÁC

  1. Website: Phụ Nữ Tự Do – Blog viết về chủ đề quản lý tài chính cá nhân cho phụ nữ.
  2. Linkedin: Nguyễn Thị Thu Hương
  3. Facebook: Hương Nguyễn
  4. Fanpage: Hương Nguyễn Blog
  5. Tiktok: Hương Nguyễn TT

Quản lý thời gian – To-do list

2
Quản lý thời gian - Lập To-do list mỗi ngày

Chỉ cần bỏ ra 5 phút để viết lại những việc cần làm bằng giấy trắng mực đen, nó sẽ nói cho bạn biết mình còn bao nhiêu nhiệm vụ đang đợi được hoàn thành. Nó không chỉ là một trợ thủ tốt, mà còn là cú hích giúp bạn trở thành cao thủ quản lý thời gian.

Chúng ta nên viết To-do list vào đâu?

1. Viết vào sổ ghi chép

Đây là cách phổ biến nhất và cũng có hiệu quả cao nhất. Hành động viết xuống giấy bằng tay, giấy trắng mực đen có tác động rất lớn với người thực hiện nó. Nó khiến sức nặng của to-do list được đề cao và nó thúc đẩy bạn thực hiện.

Việc ghi vào sổ ghi chép còn có thể lưu giữ và thu thập được thông tin khi cần.

2. Viết vào giấy ghi chú

Cách viết này có tác dụng tương đương với sổ ghi chú. Tuy nhiên bạn có thể dán nó ở những nơi dễ nhìn trong ngày giúp bạn luôn được nhắc nhở mỗi khi xao nhãng, mất tập trung.

Một điểm trừ với giấy ghi chú là bạn sẽ khó lưu trữ, bởi mảnh giấy rời rạc sẽ dễ dàng bị thất lạc hơn.

Quản lý thời gian - Lập To-do list mỗi ngày
Quản lý thời gian – Lập To-do list mỗi ngày

3. Viết vào điện thoại

Một số ứng dung giúp bạn viết phần ghi chú trong điện thoại như: TickTick, Evernote, Markdown. Tôi thì hay dùng ứng dụng Việc cần làm

Chiếc điện thoại luôn đi theo chúng ta, bởi vậy bạn dễ dàng ghi chú và kiểm tra. Tuy nhiên một điểm trừ rất lớn ở điện thoại là chúng chứa quá nhiều sự xao nhãng như các trang mạng xã hội, game , các công cụ giải trí khác.

4 đặc điểm của to-do list

Để to-do list thực hiện tốt vai trò của mình, bạn cần đảm bảo to-do list của mình có được 4 đặc điểm như sau:

  1. To-do list chú trọng vào hiện tại.
  2. To-do list phải có tính khả thi và có thể thực hiện trong khoảng thời gian trong ngày.
  3. To-do list phải được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên: Việc gấp rút và quan trọng, việc thứ yếu, việc bình thường.
  4. To-do list phải ở vị trí dễ thấy và được nhìn thường xuyên.
Quản lý thời gian - Lập To-do list mỗi ngày
Quản lý thời gian – Lập To-do list mỗi ngày

 

Những sai lầm khi tạo to-do list

  1. Nhầm tưởng to-do list với kế hoạch. Nên nhớ, to-do list chỉ tạo bởi công việc có thể hoàn thành trong 1 ngày, không phải công việc sẽ kéo dài trong nhiều ngày.
  2. To-do list không khả thi. Bạn cần ước lượng được thời gian cần thực hiện cho mỗi công việc trong to-do list để không lập ra một to-do list “không tưởng” và rồi ngày nào cũng không hoàn thành hết số to-do list của mình.
  3. Không sắp xếp thứ tự ưu tiên của to-do list.
  4. Không dành ra khoảng thời gian cho các việc phát sinh.
  5. To-do list không xuất hiện thường xuyên trước mắt bạn.
  6. To-do list quá dài và bạn bị ngợp trong danh sách dài dằng dặc đó.
  7. Không kiểm tra và đánh giá lại to-do list vào cuối ngày. Bạn cần xem mình đã hoàn thành được bao nhiêu % công việc trong danh sách. Và từ đó tìm hiểu vì sao bạn không hoàn thành hết nhiệm vụ của mình. Từ đó rút kinh nghiệm cho những ngày sau đó.
Quản lý thời gian - Lập To-do list mỗi ngày
Quản lý thời gian – Lập To-do list mỗi ngày

Tổng kết

Hãy nhớ rằng, to-do list mỗi ngày là công cụ giúp bạn sắp xếp thời gian và hoàn thành mục tiêu mỗi ngày, tức là nó chỉ hiệu lực trong ngày hôm đó.

Lập to-do list là một dạng nghi lễ giúp bạn có động lực hoàn thành danh sách công việc trong ngày. Nhìn vào bản danh sách này, bạn sẽ biết rõ nhiệm vụ trong ngày của mình.

Tổng hợp và đúc rút từ cuốn sách: Mỗi ngày dôi thêm một giờ – Lâm Tiểu Bạch

Mua sách: TẠI ĐÂY

Một vài gợi ý khác cho bạn


CÁC TRANG LIÊN HỆ KHÁC

  1. Website: Phụ Nữ Tự Do – Blog viết về chủ đề quản lý tài chính cá nhân cho phụ nữ.
  2. Linkedin: Nguyễn Thị Thu Hương
  3. Facebook: Hương Nguyễn
  4. Fanpage: Hương Nguyễn Blog
  5. Tiktok: Hương Nguyễn TT

Quản lý thời gian – Xác lập mục tiêu như thế nào?

2
Quản lý thời gian - Xác lập mục tiêu như thế nào?

Hầu hết chúng ta đều ý thức được tầm quan trọng của việc quản lý thời gian, nhưng không phải ai cũng biết được quản lý thời gian và xác lập mục tiêu có mối quan hệ như thế nào.

Quản lý thời gian và xác lập mục tiêu có mối quan hệ bộ trợ lẫn nhau, hay nói cách khác, quản lý thời gian và xác lập mục tiêu có mối quan hệ chặt chẽ không thể tách rời. Không có mục tiêu là điều câm kỵ lớn nhất  trong phương diện quản lý thời gian, đồng thời đây cũng là điều dễ bị xem nhẹ nhất.

Câu hỏi đặt ra là: Chúng ta làm thế nào để xác lập cho mình một mục tiêu phù hợp?

Dưới đây là câu trả lời.

1. Viết ra mục tiêu trên giấy

Hành động viết mục tiêu ra giấy khiến cho mục tiêu dễ dàng và khiến não bộ được kích hoạt và ghi nhớ. Chỉ khi bạn viết ra bạn mới coi trọng nó và muốn hoàn thành nó.

Quá trình này, bạn đừng giới hạn bản thân và cũng đừng suy nghĩ đến câu hỏi làm thế nào để đạt được mục tiêu đó. Nhiệm vụ của bản ngay lúc này là CHỈ CẦN VIẾT NÓ RA GIẤY.

Đọc thêm: Đặt mục tiêu SMART như thế nào?

Quản lý thời gian - Xác lập mục tiêu như thế nào?
Quản lý thời gian – Xác lập mục tiêu như thế nào?

2. Miêu tả chi tiết mục tiêu

Nhìn vào mục tiêu ngắn gọn bạn đã viết ra trước đó, dùng ngôn từ rõ ràng và chính xác để hình dung về nó.

Hãy viết ra ít nhất 5 lý do để nói rõ: TẠI SAO BẠN MUỐN LÀM VIỆC NÀY?

Nguyên nhân khiến bạn theo đuổi mục tiêu càng rõ ràng, động lực càng tò lớn thì khả năng thực hiện của bạn càng mạnh mẽ, mực độ thành công sẽ càng cao. Đây cũng là cách tạo ra ràng buộc giữa bạn và mục tiêu của mình.

Quản lý thời gian - Xác lập mục tiêu như thế nào?
Quản lý thời gian – Xác lập mục tiêu như thế nào?

3. Xác định thời gian hoàn thành mục tiêu

Việc xác định thời gian hoàn thành mục tiêu mà bạn đã vạch ra là việc hết sức quan trọng. Nếu không có giới hạn về thời gian thực hiện, mọi mục tiêu đều vô nghĩa.

Chỉ khi bạn đề ra thời hạn hoàn thành mục tiêu, mục tiêu mới bắt đầu “sống dậy”, bạn mới biết được khi nào nên bắt đầu, điều này sẽ thúc giục bạn đối mặt với áp lực và thực sự hành động. Thời hạn của bạn càng rõ ràng càng tốt, ví dụ ngày x tháng y, thậm chí chuẩn xác đến từng giờ.

Đọc thêm: 7 bước giúp mình hình thành một thói quen mới

Quản lý thời gian
Quản lý thời gian – Xác lập mục tiêu như thế nào?

4. Phân loại mục tiêu

Bạn có thể dựa vào thời gian hoàn thành để tiến hành phân loại mục tiêu, có thể chia thành mục tiêu dài hạn, mục tiêu trung hạn và mục tiêu ngắn hạn.

  • Mục tiêu dài hạn: mục tiêu cần hoàn thành trong 10 năm
  • Mục tiêu trung hạn: mục tiêu cần hoàn thành trong 3 – 10 năm
  • Mục tiêu ngắn hạn: mục tiêu cần hoàn thành trong thời gian dưới 3 năm

Bạn cũng có thể phân loại các đối tượng của mục tiêu, ví dụ phân chia thành mục tiêu công việc, mục tiêu tài vụ, mục tiêu gia đình, mục tiêu sức khỏe, mục tiêu trưởng thành…

Quản lý thời gian - Xác lập mục tiêu như thế nào?

5. Chia nhỏ mục tiêu

Bạn có thể sử dụng “phương pháp thiết lập mục tiêu ngược” để chia nhỏ mục tiêu, tức là đi từ mục tiêu đích rồi phân bổ dần theo thời gian.

Bạn cần xác định rõ:

  • Phương pháp, cách làm để đạt được mục tiêu
  • Công cụ hỗ trợ
  • Kỹ năng cần có
  • Kiến thức cần học
  • Các chướng ngại vật cản đường

Chia nhỏ mục tiêu dài hạn thành trung hạn, trung hạn thành ngắn hạn.

Ví dụ: mục tiêu tuần, tháng, quý, năm…

Đọc thêm: Lập kế hoạch cá nhân như thế nào?

Quản lý thời gian - Xác lập mục tiêu như thế nào?
Quản lý thời gian – Xác lập mục tiêu như thế nào?

Tổng kết

Mục đích cuối cùng của quản lý thời gian chính là thực hiện mục tiêu đã đề ra. Vì vậy bước đầu tiên để làm tốt công tác quản lý thời gian chính là phải xác lập mục tiêu.

Tổng hợp và đúc rút từ cuốn sách: Mỗi ngày dôi thêm một giờ – Lâm Tiểu Bạch

Mua sách: TẠI ĐÂY

Một vài gợi ý khác cho bạn


CÁC TRANG LIÊN HỆ KHÁC

  1. Website: Phụ Nữ Tự Do – Blog viết về chủ đề quản lý tài chính cá nhân cho phụ nữ.
  2. Linkedin: Nguyễn Thị Thu Hương
  3. Facebook: Hương Nguyễn
  4. Fanpage: Hương Nguyễn Blog
  5. Tiktok: Hương Nguyễn TT

Review sách: Chúng ta học thế nào – How we learn

1
Chúng ta học thế nào - How we learn

Review sách “Chúng ta học thế nào – How we learn” bằng 6 câu hỏi quan trọng

How we learn – Chúng ta học thế nào. Chúng ta học khi nào, ở đâu và vì sao?

1. Giải phóng lười biếng có phải là chiến lược học tập hợp lý?

Hoạt động của việc học diễn ra mọi lúc, có khi là chủ động, có lúc là thụ động. Không phải lúc bạn dán mắt vào cuốn sách, quyển vở, màn hình máy tính mới được coi là học. Bạn còn vô tình học (học thụ động) trong lúc chơi, nghỉ ngơi, thậm chí là ngủ.

2. Việc cố định không gian ngồi học có thật sự hiệu quả?

Nhiều người tin rằng có một không gian dành riêng cho việc học sẽ khiến não bộ làm quen và tự động hóa thói quen học. Chúng ta không có lý do để phủ định hiệu quả của 1 không gian cố định cho việc học.

Nhưng sẽ tốt hơn nếu sau đó chúng ta có thể rèn luyện bản thân có thể ngồi học ở bất cứ không gian nào. Điều này khiến não bộ của bạn phải tự vận động thay vì dựa vào các tín hiệu xung quanh môi trường.

3. Giấc ngủ ảnh hướng tới việc học như thế nào?

Giấc ngủ chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn củng cố và chắt lọc thông tin theo cách khác nhau.

Chúng ta học thế nào - How we learn
Chúng ta học thế nào – How we learn

Giấc ngủ sâu tập trung vào đầu nửa đêm, là giá trị nhất trong việc ghi nhớ các dữ liệu cứng: tên người, ngày tháng, công thức, khái niệm. Giai đoạn của giấc ngủ giúp củng cố các kỹ năng vận động và tư duy sáng tạo: toán học, khoa học, kỹ năng viết lách diễn ra vào gần sáng, trước khi thức giấc.

  • Nếu bạn chuẩn bị cho bài kiểm tra năng nề về ghi nhớ thì tốt hơn là nên đi ngủ vào giờ bình thường và thức dậy sớm để xem lại bài.
  • Nếu bạn chuẩn bị cho buổi diễn tấu âm nhạc, cuộc thi thể thao hay một bài kiểm tra đòi hỏi tư duy sáng tạo, bạn nên thức khuya hơn bình thường để chuẩn bị và thức dậy muộn hơn 1 chút.

4. Có tồn tại một thời lượng học hay luyện tập tối ưu không?

Không quan trọng bạn dùng bao nhiêu thời gian để học mà bạn phân bổ lượng thời gian đó như thế nào. Chia nhỏ thời gian học tập hoặc tập luyện thành 2 – 3 khoảng sẽ hiệu quả hơn nhiều so với tập trung vào một lần.

Chia nhỏ thời gian học, buộc bạn mỗi lần học phải ép não bộ nhớ lại thông tin hoặc bài tập trước đó, điều này góp phần giúp bạn củng cố và lưu trữ tốt hơn, học tập 1 cách chủ động hơn.

Chúng ta học thế nào - How we learn
Chúng ta học thế nào – How we learn

5. Học nhồi nhét có phải một ý tồi không?

Trong vài trường hợp thì không. Nếu bạn gấp gáp cho một bài kiểm tra vào sáng hôm sau thì việc ra sức nhồi nhét lượng thông tin dồn dập là một giải pháp.

Thế nhưng để những thông tin này lưu đọng lại trong não bộ của bạn sau 1 thời gian dài thì bạn cần vẫn dụng việc chia nhỏ khoảng học. Thậm chí vừa học vừa kiểm tra chính mình thì sẽ hiệu quả hơn.

Nghiên cứu thấy rằng người ta nhớ được tới gấp đôi lượng học liệu mà họ đã được học trong các phiên giãn cách hay có kiểm tra so với khi học dồn dập.

6. Việc tự kiểm tra hiệu quả tới mức nào?

Rất hiệu quả. Tự kiểm tra là một kỹ thuật của luyện tập và là phương pháp học hiệu quả nhất.

Bạn có thể tự kiểm tra bằng cách:

  • Đối thoại 1 – 1 cùng bạn học
  • Làm bài kiểm tra
  • Làm bài tập
  • Chấm chéo bài tập của ban học
  • Sử dụng flash card
  • Dạy lại cho 1 ai đó
Chúng ta học thế nào
Chúng ta học thế nào – How we learn

Tôi học được gì từ cuốn sách How we learn – Chúng ta học thế nào?

3 bài hoc mà tôi rút ra từ cuốn sách Chúng ta học thế nào:

Bài học số 1. Giá trị của sự không biết

Nếu bạn từng tham gia các buổi đào tạo hoặc khóa huấn luyện chuyên nghiệp, bạn sẽ thường được hướng dẫn rằng: Hãy tới đây trong trạng thái ly nước rỗng.

Ly nước ở đây chính là hình tượng hóa của bản thân bạn. Nước là biểu trưng cho thông tin, kiến thức mới được chia sẻ từ người dẫn giảng.

Nếu bạn xuất hiện với tâm thế của một ly nước đầy, “tôi biết rồi” thì dễ dàng đoán được bạn sẽ chẳng mang thêm bất cứ kiến thức, thông tin mới nào về nhà từ buổi huấn luyện, đào tạo đó. Tại sao ư? Nước mới sẽ chẳng thể được rót thêm và giữ lại trong một chiếc ly đã đầy nước. Nó sẽ bị tràn ra ngoài, và hành động này chẳng khác gì ném tiền qua cửa sổ. Bạn bỏ tiền ra, lãng phí thời gian và không thu được gì về nhà.

Ngược lại, nếu bạn xuất hiện ở tâm thế của một ly nước rỗng, bạn sẽ thu được rất nhiều điều mới mẻ cho mình, không có bất cứ giọt nước nào bị lãng phí với một ly nước rỗng cả.

Chúng ta học thế nào - How we learn
Chúng ta học thế nào – How we learn

Học với tâm thế không biết là một phương thức giúp bạn nhận thêm và giữ lại được thông tin, kỹ năng hữu ích. Đây là chìa khóa quan trọng giúp bạn phát triển mỗi ngày.

Đọc thêm: Chúng ta học thế nào – Phần 1

Bài học số 2. Mưa dầm thấm lâu

Sự học cũng giống như hạt mưa nhỏ nhẹ, từ từ rơi xuống đất, từng chút từng chút thầm dần vào từng thớt đất. Thời gian cơn mưa càng kéo dài, khiến cho lòng đất nhận về càng nhiều nước. Tuy không ồ ạt, chỉ từng chút nhỏ nhưng nó cứ kéo dài thêm sự ẩm ướt đó xuống 4 – 5 tầng lớp đất.

Đổi lại, nếu đó là một cơn mưa rào, ào ạt đổ xuống, tạnh rồi lại nắng. Có thể nước mưa chỉ thấm được tới 2 tầng lớp đất đã bị ánh nắng chói chang kia dẫn lối mà bốc hơi trở lại bầu trời.

Có câu nói thế này: “Ngu lâu, dốt bền, khó đào tạo”, tôi không tin vào câu nói ấy, bởi so với nó, câu nói này còn có vẻ đáng tin hơn: “Cần cù bù thông minh”

Đa số chúng ta sinh ra đều giống nhau: KHÔNG XUẤT CHÚNG. Để có được sự xuất chúng này buộc chúng ta phải có sự tích lũy vô cùng bền bỉ.

Giống như Lý Tiểu Long từng nói: “Tôi không sợ người luyện tập 10.000 cú đá chỉ một lần mà chỉ sợ người thực hành 1 cú đá 10.000 lần.”

Chúng ta học thế nào - How we learn
Bài học từ sách: How we learn

Mỗi ngày học thêm 1 chút, 1 chút thôi, có thể ngay hôm đó bạn không thấy gì biến đổi nhưng sau nhiều ngày, nhiều tuần, nhiều tháng bạn sẽ phát hiện ra bạn có cả một bảng thành tích mới để khoe.

Đọc thêm: Chúng ta học thế nào – Phần 2

Bài học số 3. Ngủ cũng là học

Khi còn học phổ thông, tôi và nhiều người bạn trong nhóm chơi chung thường có một thắc mắc, tại sao những bạn học chăm chỉ “biến thái” ở lớp tôi chẳng thể nâng thứ hạng của mình trong lớp học. Sau cả 3 năm học, họ cứ đều đều, bình bình ở vị trí lơ lửng phía dưới bảng điểm.

Những bạn học này chẳng bao giờ rời khỏi chỗ ngồi của mình khi giờ ra chơi 5 phút. Họ cũng thường đến lớp với đôi mắt gấu trúc một cách thường xuyên. Họ cực kỳ chăm chỉ.

Chúng tôi, những đứa trẻ ham chơi, ham ngủ những không hề lười học vẫn cứ liên tục nỗ lực đánh phá kỷ lục của bản thân sau mỗi kỳ chuyên đề.

Khi đó chúng tôi đều nghĩ rằng: “cần cù không thể bù thông minh”. Học ngày, cày đêm mà không có tố chất cũng bằng thừa.

Đến khi tôi đọc cuốn sách này, tôi mới hiểu ra bản chất của vấn đề mà các “mọt học” lớp tôi năm ấy chính là họ chẳng cho bộ não được nghỉ ngơi, cũng không cho cơ thể được thư giãn. Họ cứ cắm đầu và nhồi nhét một cách thiếu khoa học, học trước quên sau, áp dụng dấp khuôn thì sao mà khá mà giỏi lên được.

Nếu họ biết cách bố trí thời gian học tập, ngủ nghỉ hợp lý hơn, có lẽ bảng thành tích của họ đã khác hơn rất nhiều.

Chúng ta học thế nào - How we learn
Chúng ta học thế nào – How we learn

Theo các chuyên gia, giấc ngủ của con người được chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại có vài trò khác nhau trong việc chắt lọc và củng cố lại thông tin

  • Nếu bạn muốn sáng tạo hơn, rèn luyện kỹ năng nhanh chóng hơn thì đừng cố dậy sớm làm gì.
  • Nếu bạn muốn ghi nhớ lâu hơn, sâu hơn thì đứng cố thức khuya để rồi không thể dậy sớm được.

Từng khung thời gian trong giấc ngủ giữ một vai trò nhất định giúp não bộ và thần kinh được phục hồi, tái tạo và phát triển.

Bởi vậy, nắm được chìa khóa thúc đẩy sức mạnh mà giấc ngủ mang đến là một bí quyết thần kỳ giúp ích cho việc học tập và rèn luyện kỹ năng.

Đọc thêm: Chúng ta học thế nào – Phần 3

Đánh giá chung cuốn sách How we learn – Chúng ta học thế nào

Chúng ta học thế nào – How we learn tóm lược các nghiên cứu và phát kiến về kiến thức mà bộ não của chúng ta hoạt động để có được ký ức và sau đó sử dụng chúng. Cơ chế học tập của não bộ rất kỳ lạ, nó vượt ra bên ngoài sự tập trung và kỷ luật tự thân thông thường.

Trong cơ chế đó, sự phân tâm, sự gián đoạn, sự thay đổi môi trường học tập, giấc ngủ và thậm chí cả sự quên… cũng là một bộ phần cấu thành quá trình học tập hiệu quả.

Chúng ta học thế nào - How we learn
Review sách: How we learn

Muốn học thật tốt, chúng ta cần biết cách lười nhác một chút thay vì miệt mài học hành quên cả việc chơi. Chúng ta cũng nên ngủ nhiều hơn một chút thay vì cố thức để nhồi thêm kiến thức. Chúng ta cần để đầu óc thư giãn thay vì bắt nó học hành cực nhọc.

Tóm lại để học cho tốt chúng ta cần một cách học khôn ngoan hơn thay vì chỉ chăm chỉ học đến mụ mẫn cả người.

Đây sẽ là cuốn cẩm nang hướng dẫn sử dụng bộ não rất hiệu quả và thú vị dành cho những ai muốn cải thiện khả năng học tập và rèn luyện của mình.

Điểm đánh giá: 7,5/10

Cảm ơn tác giả Benedict Carey, dịch giả Trần Trọng Hải Minh và đơn vị phát hành Nhã Nam, NXB Thế Giới đã mang cuốn sách này về với độc giả Việt.

Mua sách: TẠI ĐÂY

Một vài gợi ý khác cho bạn

Bạn chắc chắn sẽ muốn đọc các cuốn sách tuyệt vời khác. Mời bạn đến với chuyên mục: Review sách nhé!

Các đầu sách khác liên quan:


CÁC TRANG LIÊN HỆ KHÁC

  1. Website: Phụ Nữ Tự Do – Blog viết về chủ đề quản lý tài chính cá nhân cho phụ nữ.
  2. Linkedin: Nguyễn Thị Thu Hương
  3. Facebook: Hương Nguyễn
  4. Fanpage: Hương Nguyễn Blog
  5. Tiktok: Hương Nguyễn TT

Quản lý thời gian – Rốt cuộc thời gian đã đi đâu?

2
Quản lý thời gian - Rốt cuộc thời gian đã đi đâu?

Rốt cuộc thời gian đã đi đâu? Cùng tìm lại chúng trong bài viết này nhé!

Quản lý thời gian – Bạn là kiểu người quản lý thời gian như thế nào?

Chúng ta cùng làm một bài trắc nghiệm nhỏ: Nếu bạn có thể sở hữu một loại siêu năng lực, bạn hy vọng đó là loại năng lực nào?

A. Trẻ mãi không già

B. Du hành thời gian

C. Khả năng tàng hình

D. Khả năng đọc tâm

Bạn đã chọn xong chưa? Bài trắc nghiệm nầy sẽ cho biết bạn đã lãng phí thời gian vào những việc gì. Hãy cùng xem kết quả nhé!

A. Trẻ mãi không già

Bạn lãng phí thời gian cho việc dạo phố, soi gương, trang điểm. Có phải là ngày nào bạn cũng tốn rất nhiều  thời gian để đắn đo xem sẽ mặc bộ đồ nào, phối cùng đôi giày nào, đôi dép nào, trước khi ra khỏi nhà phải ngắm mình trước gương một lúc không?

B. Du hành thời gian

Bạn lãng phí thời gian cho việc ngồi thẩn thơ, suy nghĩ lung tung, nằm mơ giữa ban ngày. Thường ngày có phải bạn luôn thích thả hồn lên mây, suy nghĩ luôn nhiều hơn hành động thực tiễn không?

C. Khả năng tàng hình

Bạn lãng phí thời gian cho việc xem điện thoại, lên mạng, cày phim. Bạn có phải là thành viên của tộc người cúi đầu, đi đến đâu cũng khư khư chiếc điện thoại trên tay để lượt mạng đọc tin tức, xem phim, đọc tiểu thuyết không?

D. Khả năng đọc tâm

Bạn lãng phí thời gian cho việc “nấu cháo điện thoại”, chat chit trên mạng xã hội. Bạn là người hay tò mò? Bạn thích thu thập thông tin từ khắp các kênh, chỉ sợ bỏ lỡ thông tin sốt dẻo nào đó?

Quản lý thời gian - Rốt cuộc thời gian đã đi đâu?
Quản lý thời gian – Rốt cuộc thời gian đã đi đâu?

Không thể phủ nhận, mỗi chúng ta đều rơi vào một chiếc “hố đen thời gian” nào đó. Vậy chính xác ai là kẻ đã trộm mất thời gian của bạn?

Quản lý thời gian – Tìm ra “kẻ trộm thời gian”

Cũng giống như việc quản lý tài chính cá nhân, bạn cần xác định chính xác bạn đang sử dụng thời gian của mình như thế nào.

Hãy bắt đầu thực hiện tuần tự các bước như sau:

Bước 1. Ghi chép hoạt động hằng ngày

Ghi chép toàn bộ những hoạt động 1 ngày của bạn vào một cuộc sổ hoặc vào một bảng thông kê.

Ví dụ:

05h00 – 06h45: Đọc sách – 105 phút

06h45 – 07h15: Sinh hoạt + ăn uống – 30 phút

07h15 – 09h00: Viết blog – 105 phút

09h00 – 11h00: Viết kịch bản và quay Tiktok – 120 phút

11h00 – 12h00: Làm việc nhà + ăn uống – 60 phút

12h00 – 13h00: Lướt FB + Xem phim – 60 phút

13h00 – 14h00: Ngủ trưa – 60 phút

14h00 – 17h00: Làm việc – 180 phút

17h00 – 18h00: Sinh hoạt + Ăn uống – 60 phút

18h00 – 19h00: Lượt MXH, xem phim – 60 phút

19h00 – 20h00: Đọc sách – 60 phút

20h00 – 21h30: Viết lách – 90 phút

21h30 – 22h30: Xem Youtube – 60 phút

22h30 – 23h00: Lướt FB, tiktok – 30 phút

23h00 – 05h00: Ngủ – 360 phút

Bước 2. Phân loại hoạt động

Bạn có thể phân loại các hoạt động trong ngày của mình thành 4 nhóm như sau:

  1. Nhóm sinh hoạt cá nhân: ngủ, ăn uống, vệ sinh cá nhân, làm việc nhà…
  2. Nhóm vui chơi giải trí: Lướt FB, Tiktok, xem phim,…
  3. Nhóm công việc: Viết bài, viết kịch bản tiktok, quay tiktok…
  4. Nhóm phát triển bản thân: Đọc sách, chạy bộ, viết blog..
Quản lý thời gian - Rốt cuộc thời gian đã đi đâu?
Quản lý thời gian – Rốt cuộc thời gian đã đi đâu?

Bước 3. Tổng kết thời gian

Sau khi phân loại, bạn sẽ có con số tổng hợp cho từng nhóm hoạt động. Ví dụ:

  1. Nhóm sinh hoạt cá nhân: 570 phút – 9,5 tiếng
  2. Nhóm vui chơi giải trí: 240 phút – 3,5 tiếng
  3. Nhóm công việc: 300 phút – 5 tiếng
  4. Nhóm phát triển bản thân: 360 phút – 6 tiếng

Từ đây, bạn có thể thấy bạn đang tiêu tốn thời giản vào những nhóm hoạt động nào. Như trên ví dụ thì bạn đang dành quá nhiều thời gian cho hoạt động giải trí. Nếu bạn muốn có thêm thời gian làm việc hoặc phát triển bản thân, bạn cần giảm thời gian giá trí xuống.

Quản lý thời gian – Làm chủ thời gian

Ghi chép mà không phân tích sẽ vừa tốn sức vừa lãng phí thời gian, chi bằng không làm. Vậy, chúng ta cần phân tích việc ghi chép thời gian như sau:

  • Bước 1. Tìm ra những việc tiêu tốn thời gian cố định trong ngày
  • Bước 2. Phân tích những việc tiêu tốn thời gian cô định chiếm thời gian của bạn như thế nào?
  • Bước 3. Phân tích thời gian cho công việc và các hoạt động rèn luyện bản thân
  • Bước 4. Phân tích thời gian dành cho giải trí
  • Bước 5. Phân tích thời gian dành cho những công việc phải làm
  • Bước 6. Công việc nào ta có thể loại bỏ hoặc giao phó cho người khác
Quản lý thời gian - Rốt cuộc thời gian đã đi đâu?
Quản lý thời gian – Rốt cuộc thời gian đã đi đâu?

Sử dụng cụm câu hỏi: What – Why – How?

  • What: Nó là những hoạt động cụ thể nào?
  • Why: Tại sao tôi cần giữ lại hoạt động này?
  • How: Tôi có thể lấy lại thời gian từ hoạt động này (cắt bỏ hoặc giảm thiểu hoạt động) bằng cách nào?

Tổng kết

Thời gian công bằng với tất cả mọi người, nó không thể dự trữ, không thể thay thế, không thể lấy lại, cho nên, thời gian đã trở thành thứ quý giá nhất trên đời này.

Hãy bắt đầu tìm hiểu xem, thời gian của bạn đang đi đâu?

Tổng hợp và đúc rút từ cuốn sách: Mỗi ngày dôi thêm một giờ – Lâm Tiểu Bạch

Mua sách: TẠI ĐÂY

Một vài gợi ý khác cho bạn


CÁC TRANG LIÊN HỆ KHÁC

  1. Website: Phụ Nữ Tự Do – Blog viết về chủ đề quản lý tài chính cá nhân cho phụ nữ.
  2. Linkedin: Nguyễn Thị Thu Hương
  3. Facebook: Hương Nguyễn
  4. Fanpage: Hương Nguyễn Blog
  5. Tiktok: Hương Nguyễn TT

Chúng ta học thế nào – Phần 3

0

Chúng ta học thế nào – Ngủ cũng là học

Có thể bạn từng nghe về chu kỳ giấc ngủ. Theo các nghiên cứu về giấc ngủ, mỗi chu kỳ ngủ kéo dài 90 phút và con người nên ngủ đủ 5 chu kỳ để tinh thần minh mẫn và thể chất khỏe mạnh.

Nhiều người tin rằng, trong 1 chu kỳ ngủ, tương ứng với 90 phút sẽ diễn ra đầy đủ 5 giai đoạn của giấc ngủ: Ngủ ru – Ngủ nông – Ngủ sâu – Ngủ rất sâu – Ngủ mơ.

Thế những thí nghiệm nghiên cứu của Robert Stickgold ở Harvard và Carlyle Smith thuộc Đại học Trent ở Peterborough, Ontario đã đưa ra những bằng chứng thực nghiệm và chỉ ra rằng:

Nếu giấc ngủ của bạn đủ 5 chu kỳ thì 2 chu kỳ đầu sẽ diễn ra đầy đủ 5 giai đoạn của giấc ngủ, 3 chu kỳ sau sẽ chỉ diễn ra giai đoạn (2) và (3).

Cụ thể như sau:

Chúng ta học thế nào - How we learn
Chúng ta học thế nào – How we learn

Giai đoạn I. Giai đoạn khởi đầu (1)

Hiểu đơn gian đây là giai đoạn ngủ nông, kiểu như lim dim ngủ vậy. Đóng 1 vai trò nhất định khi kết hợp với giai đoạn REM là củng cố ký ức.

Giai đoạn REM. Giấc ngủ mắt chuyển động nhanh (2)

Nhưng cơn bão noron này dường như để giúp nhận diện các khuôn mặt, giải quyết vấn đề sáng tạo và tri nhận những mối quan hệ mà vào ban ngày nó hiện lên không quá rõ ràng (củng cố ký ức).

Nó đóng vai trò lớn nhất so với các giai đoạn khác nhau, trong việc trợ giúp quá trình “mưa dầm thấm lâu”

Giai đoạn II. Đây là chuyên gia về ký ức vận động (3)

Giai đoạn này rất quan trọng với quá trình học tập vận động. Khi chúng ta tước bỏ của mọi người giai đoạn 2, nghĩa là sau 3 tiếng ngủ liên tục chúng ta thức dậy chẳng hạn, chúng ta sẽ không thấy sự tiến bộ với mọi kiểu học tập vận động bao gồm âm nhạc, thể thao hãy kỹ năng cơ khí…

Giai đoạn III, IV: Giai đoạn sóng chậm hay ngủ sâu (4), (5)

Đây là vùng lưu trữ ký ức quan trọng nhất. Nếu tước mất giai đoạn ngủ sâu này, nó không chỉ ảnh hưởng tới vẻ bề ngoài của họ, họ không nhận được lợi ích đầy đủ của giấc ngủ lên việc nhớ lại, với các dữ liệu mới học, từ vựng đã học qua, tên người, ngày tháng và công thức…

Giai đoạn này có tác động rất quan trọng trong việc củng cố trí nhớ thông tin.

Tóm lại

Giấc ngủ sâu tập trung vào nửa đầu của đêm, là giá trị lớn nhất trọng việc ghi nhớ các dữ liệu cứng – tên người, ngày tháng, công thức, khái niệm.

Nhưng giai đoạn của giấc ngủ giúp củng cố các kỹ năng vận động và tư duy sáng tạo – dù là trong toán học, khoa học, hay kỹ năng viết lách – diễn ra vào những giờ gần sáng, trước khi thức giấc.

Nếu bạn định đốt cháy giai đoạn, thì sẽ có ích nếu bạn biết cần đốt ở đâu.

Chúng ta học thế nào – Ứng dụng cuộc sống

  • Nếu bạn đang chuẩn bị cho phần thể hiện – một tiệt mục độc tấu, cuộc thi chạy bộ,… thì thức khuya sẽ tốt hơn là dậy sớm
  • Nếu bạn đang chuẩn bị bài kiểm tra toán hoặc hóa học, kiểu bài thử thách năng lực nhận diễn khuôn mẫu của bạn thì tốt hơn là nên thức khuyên nếu có thể.
  • Nếu bạn cần chuẩn bị cho bài kiểm tra lịch sử, văn học, từ vựng mới hay điền vào bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học, dạng bài kiểm tra khả năng lưu trữ. Hãy sắp xếp việc học sao cho bạn đi ngủ vào giờ bình thường, ngủ thật nhiều giai đoạn ngủ sâu và thức dậy sớm để xem qua bài vở trước bình minh.

Một phát hiện thú vị đó là: Những giấc ngủ ngày 1 – 1,5 tiếng rưỡi, đem lại cho chúng ta những lợi thế gần tương tự trong việc củng cố kiến thức mà bạn có được từ một giấc ngủ 8 tiếng trọn vẹn vào buổi tối.

Mua sách: TẠI ĐÂY

Một vài gợi ý khác cho bạn

Bạn chắc chắn sẽ muốn đọc các cuốn sách tuyệt vời khác. Mời bạn đến với chuyên mục: Review sách nhé!

Các đầu sách khác liên quan:


CÁC TRANG LIÊN HỆ KHÁC

  1. Website: Phụ Nữ Tự Do – Blog viết về chủ đề quản lý tài chính cá nhân cho phụ nữ.
  2. Linkedin: Nguyễn Thị Thu Hương
  3. Facebook: Hương Nguyễn
  4. Fanpage: Hương Nguyễn Blog
  5. Tiktok: Hương Nguyễn TT