Một thương nhân Mĩ đi nghỉ ở một ngôi làng nhỏ ven biển của Mexico theo lệnh của bác sĩ. Buổi sáng đầu tiên, sau khi bị một cuộc gọi từ văn phòng đánh thức, anh ta không thể ngủ tiếp được và đi dạo dọc bến tàu cho thư thái đầu óc. Một con thuyền nhỏ chỉ có duy nhất một ngư dân vừa cập bến và bên trong thuyền có mấy con cá ngừ vây vàng lớn. Người Mĩ đánh giá rất cao chất lượng cá của Mexico.
Thương nhân người Mĩ hỏi: Anh mất bao lâu để bắt chúng?
“Chỉ một lúc thôi”, anh chàng Mexico trả lời bằng một câu tiếng Anh chuẩn đến bất ngờ.
sau đó, thương nhân người Mĩ hỏi: “Sao anh không ở ngoài biển lâu hơn một chút và bắt nhiều cá hơn?”
“Tôi đã kiếm đủ tiền để nuôi gia đình và cho bạn bè một ít.” – anh chàng Mexico vừa trả lời vừa đổ cá vào giỏ.
“Nhưng… anh làm gì với khoảng thời gian con lại?”
Anh chàng Mexico ngước nhìn lên và cười: “Tôi thức dậy muộn, đi câu cá một lát, chơi với con cái, ngủ trưa với vợ tôi – Julia, đi vào làng mỗi tối để uống rượu và chơi ghi-ta với bạn bè. Tôi có một cuộc sống đầy đủ và bận rộn, anh bạn ạ!”
Lời khuyên từ một thương nhân…
Thương nhân người Mĩ đứng yên và cười: “Tôi là một thạc sĩ quản trị kinh doanh của Trường Đại học Havard, và tôi có thể giúp anh. Anh nên dành nhiều thời gian hơn để câu cá, và mua chiếc thuyền lớn hơn với số tiền kiếm được. Sau đó, anh sẽ nhanh chóng mua thêm được vài chiếc thuyền nữa với những mẻ lưới lớn hơn. Cuối cùng, anh có cả một đội thuyền đánh cá.”
“Thay vì bán cho người trung gian, anh có thể bán trực tiếp cho khách hàng và sau này, anh sẽ mở được nhà máy sản xuất đồ hộp của riêng mình. Anh có thể quản lý toàn bộ sản phẩm, quá trình chế biến và phân phối. Đương nhiên, anh sẽ phải rời khỏi ngôi làng nhỏ bé này để chuyển tới thành phố Mexico, sau đó là Los Angeles và cuối cùng là New York. Ở đó, doanh nghiệp của anh có thể hoạt động tốt nhất.”
Anh ngư dân Mexico hỏi: “Nhưng tất cả những việc đó mất bao lâu?”
“15 đến 20 năm. Tối đa là 25 năm.”
“Sau đó thì sao hả anh bạn?”
Thương nhân người Mĩ cười và trả lời: “đó là quãng thời gian đẹp nhất. Khi có cơ hội ảnh có thể phát hành cổ phiếu ra công chúng và trở nên giàu có. Anh sẽ có hàng triệu đôla.”
“Hàng triệu ư? Sau đó thì sao?”
“Sau đó anh có thể nghỉ hưu và chuyển tới một ngôi làng nhỏ ven biển. Ở đó anh có thể dậy muộn, đi câu cá, chơi với con cái, ngủ trưa cùng vợ, đi dạo trong làng mỗi tối để uống rượu và chơi ghi – ta với bạn bè…”
Bạn thấy được điều gì qua câu chuyện ngụ ngôn trên?
Không biết bạn có thấy điều giống tôi đang thấy ở đó không? Nhưng tôi thật sự tin rằng hình dung về cuộc sống trong mơ của thương nhân người Mĩ và anh chàng ngư dân kia là hoàn toàn khác nhau. Họ không có chung hướng nhìn về mục đích của cuộc sống ý nghĩa.
Người thương nhân cho rằng giàu có mới là cái đích để sống và làm việc. Nhưng chàng ngư dân thì luôn thấy cuộc sống vừa lao động, vừa tận hướng của anh ta mới đủ đầy và bận rộn biết chừng nào.
Tôi vẫn luôn cho rằng, mỗi một người đều có góc nhìn và cảm giác khác nhau về cuộc sống. Mỗi một người cũng sẽ có định nghĩa riêng về từ “ý nghĩa cuộc sống” và từ “hạnh phúc” của riêng mình.
Dù cho bạn hay tôi là chuyên gia của bất cứ lĩnh vực nào, thì bất cứ lời khuyên nào chúng ta đưa ra đều mang ý nghĩa tham khảo. Chúng ta không thể thay ai quyết định hoặc sống thay cho cuộc đời của họ.
Một điều khác nữa...
Một câu hỏi đặt ra: Liệu rằng chúng ta có nên dành hơn 3/4 cuộc đời để lao động, sau đó nghỉ hưu và tận hưởng cuộc sống ở 1/4 khoảng đời con lại?
Cũng như điều tôi chia sẻ ở trên, sẽ luôn không có một câu trả lời chính xác cho những câu hỏi như thế này. Bởi mỗi một góc nhìn của mỗi người khác nhau sẽ có cái lý riêng của họ.
Nhưng nếu đâu đó, có một câu gợi ý mang tính lựa chọn, giống như là: Thay vì dùng 1/4 phần thời gian cuối đời để nghỉ hưu, bạn có thể chọn những quãng nghĩ hưu ngắn được chia đều trong cuộc đời mình. Tận hưởng nó, trải nghiệm nó và khám phá nó.
Bạn có sẵn lòng tìm hiểu về điều này không?
Nếu câu trả lời là có, tôi nghĩ chúng ta sẽ bàn sâu hơn về điều mà Timothy Ferriss chia sẻ trong cuốn sách Tuần làm việc 4 giờ này nhé.
Bài học áp dụng cuộc sống tôi học từ cuốn sách Tuần làm việc 4 giờ
Không phải tự nhiên mà cuốn sách này được xuất bản tại 30 nước chỉ sau 1 năm phát hành.Cuốn sách liên tục giữ thứ hạng cao trong danh sách bán sách bán chạy tại New York Times Bestseller, Wall Street Journal Bestseller, BusinuessWeek Bestseller.
Cảnh báo:Đừng đọc cuốn sách này trừ khi bạn muốn thoát khỏi chế độ làm việc từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều.
Cuốn sách này sẽ giúp bạn Thiết kế nối sống kiểu New Rich:
Thay đổi mức thu nhập từ 40.000 USD/năm và làm việc 80 giờ/ tuần thành 40.000 USD/ tháng và làm việc 4 giờ/ tuần
Di du lịch vòng quanh thế giới mà không bỏ quên công việc của mình
Giảm 50% khối lượng công việc trong vòng 48 giờ bằng cách sử dụng nguyên lý 80/20
Sử dụng những trợ lý ảo với chi phí 5 USD/ giờ và có thời gian rảnh để làm tất cả những gì bạn muốn
Xây dựng sự nghiệp lâu dài bằng cách thường xuyên tạo ra những thời điểm “nghỉ hưu ngắn hạn” cho riêng mình
Những gạch đầu dòng ở trên có làm bạn thấy hào hứng không?
Chúng chắc chắn là một trong số lý mà tôi quyết định đặt mua cuốn sách này nếu tôi biết về chúng sớm hơn. Điều mà lẽ ra tôi phải làm cách đây khoảng 3 năm về trước. Khi lần đầu tiên nghe tới cuốn tên cuốn sách này, tôi đã nghĩ rằng có vẻ đây là một tựa sách rất giật gân theo kiểu tiêu đề báo của kênh 14. Tôi đã thật hối hận khi không biết đến những gạch đầu dòng ở trên tại khi đó.
Tôi đặt mua cuốn sách này khi vô tình bắt gặp tên cuốn sách trong cuốn Deep Work (tôi vẫn nợ bản thân mình bài review cuốn sách tuyệt vời ấy). Tôi nghĩ đây chắc chắn là tin nhắn từ “thần linh mách bảo” để tôi mua và đọc cuốn sách này.
Và dưới đây là những điều tôi học được thông qua cuốn sách “Tuần làm việc 4 giờ” – Timothy Ferriss.
Bài học số 1: Nguyên tắc 80/20
Tôi vẫn thường kể với bạn về sự khó tập trung của tôi đối với bất cứ hoạt động nào trong cuộc sống cũng như công việc. Tôi khó đạt được “dòng chảy” khi thực hiện rất nhiều hoạt động trong cuộc sống. Từ viết lách, đọc sách, học tập, xem phim… Tôi luôn dễ dàng bị xao nhãng và đa nhiệm trong nhiều hoàn cảnh khác nhau.
Tôi rất phiền não về điều này.
Tôi thử áp dụng rất nhiều cách để giúp mình tập trung hơn trong cuộc sống. Ví dụ như đặt đồng hồ đếm ngược, thiền, ngắt Internet… Tuy với rất nhiều nỗ lực những dường như kết quả không đủ làm tôi hài lòng. Cho dù tôi vẫn nên biết ơn vì ít ra những gì tôi đã thử cũng có một vài tác dụng tức thì trong nhiều thời điểm.
Bắt bệnh của chính mình…
Tôi bắt được bệnh của mình trong thông qua những gì Timothy Ferriss chia sẻ qua cuốn sách này. Tôi đã qua tham lam với to do list của mình.
Anh ta đã hỏi tôi rằng:
Đâu là 20% dẫn tới 80% vấn đề rắc rối và bất hạnh của tôi?
Đâu là 20% đem lại 80% thu nhập và hành phúc cho tôi?
Tôi đã rất nghiêm túc trả lời hai câu hỏi này, sau khi được Timothy Ferriss phân tích và chia sẻ về Quy luật Pareto (nguyên lý 80/20).
Quy luật Pareto có thể tổng kết lại như sau: 80% sản lượng đầu ra là kết quả của 20% đầu vào. Quy luật này có thể được diễn đạt theo nhiều cách khác, tùy thuộc từng tình huống, như:
80% kết quả bắt nguồn từ 20% nguyên nhân
80% thành quả xuất phát từ 20% nỗ lực và thời gian
80% lợi nhuận của công ty được đem lại từ 20% sản phẩm và khách hàng
80% lợi tức của cả thị trường chứng khoản thu được 20% các nhà đầu tư và 20% của một danh mục đầu tư.
Mặc dù, không phải lần đầu tiên tôi nghe và biết đến nguyên lý 80/20 này. Nhưng đây là lần đầu tiên, tôi nghiêm túc nghiệm lại nguyên lý này đang diễn ra thật sự trong cuộc sống của tôi như thế nào.
Tôi quyết định nhận lời khuyên của Timothy Ferriss.
Hãy chỉ đặt 2 nhiệm vụ mục tiêu trong ngày là những gì tôi nhận được. Hãy chỉ suy nghĩ, tập trung và dồn toàn bộ nguồn lực, thời gian cho tối đa 2 mục tiêu. Đừng tham lam.
Tôi được thuyết phục bởi hàng loạt những dẫn chứng thực tế mà Timothy Ferriss đưa ra trong cuốn sách.
Tôi áp dụng 2 nhiệm vụ mỗi ngày ngay lập tức sau khi tôi nhận được lời khuyên này. Tôi chưa có đủ dữ liệu để nói rằng lời khuyên của anh ấy có hiệu quả, nhưng có một niềm tin rất lớn về nguyên lý 80/20 này. Tôi sẽ kiên trì bài học này trong nhiều ngày, có thể là trong một đến hai tháng trước khi đưa ra bất cứ kết luận nào chính thức.
Tôi kỳ vọng một kết quả sáng sủa. Và tôi sẽ công bố kết quả đó ngay sau khi chúng xuất hiện.
Chúng ta cùng chờ xem!
Bài học số 2: Chi phí cơ hội sẽ giúp ra quyết định nhanh hơn
Trong khi tôi đọc cuốn sách này, tôi vẫn luôn nghĩ về một dự án mà tôi quyết định khởi động cách đây không lâu.
Điều tôi nghĩ ngợi không phải là sự lo lắng, mà tôi muốn kiểm nghiệm điều Timothy Ferriss dẫn chứng trong cuốn sách này. Anh ấy đã đưa ra một phân tích khi quyết định đầu từ cho trợ lý ảo. Họ sẽ giúp anh ta thực hiện những công việc phiền toái, không quan trọng nhưng chiếm nhiều thời gian. Nó có thể là kiểm tra và đọc email, làm một PowerPoint trình bày báo cáo tài chính, sắp xếp vài cuộc hẹn với những người nổi tiếng… Tất nhiên những điều này có thể sẽ xâm lấn vào thời gian anh ta thực hiện 2 nhiệm vụ mục tiêu quan trọng trong một ngày, tức là 20% đầu vào để nhận 80% kết quả.
Tôi cũng từng được Cal Newportchia sẻ về góc nhìn với chi phí cơ hội trong cuốn Deep Work. Khi đó, anh ta đã phân tích về những điều tôi sẽ mất đi so với những gì tôi nhận được khi tiếp tục để cho Mạng xã hội và Internet làm phiền đến thời gian làm việc sâu của mình.
Chi phí cơ hội chính là bài toàn cân nhắc giữa những gì bạn tiết kiệm và những gì bạn mất đi khi thực hiện tiết kiệm đó.
Ví dụ bạn dành 5 đô mỗi giờ cho trợ lý ảo để thực hiện những cuộc gọi khảo sát, hãy trả lời những email không yêu cầu đến chuyên môn cá biệt của bạn. Vậy thì điều bạn có được sẽ là thời gian làm việc sâu, viết một bài phân tích cho báo New York Times hoặc đang tận hưởng thời gian thư giãn, tái tạo sức lao động để sau đó bạn sẽ tạo ra những sản phẩm đáng giá hơn cả trăm lần 5 đô mà bạn cần tiêu tốn.
Khi tôi đặt bút xuống, viết toàn bộ những ĐƯỢC – MẤT của mình khi không khởi động và thực hiện dự án đó. Tôi phát hiện ra danh sách những điều tôi mất đi chẳng đáng là gì nếu tôi thành công dự án đó.
Tất nhiên, tôi không chắn chắn rằng dự án sẽ thành công theo đúng những gì tôi dự tính. Nhưng như Samuel Beckett nói trong cuốn Để trở thành người viết, rằng:
Đã cố gắng. Gặp thất bại. Không sao. Hãy thử lại. Thất bại thêm lần nữa. Nhưng là thất bại theo hướng tốt lên”
Sau tất cả, tôi càng tự tin về quyết định của bản thân mình với dự án đó. Mặc dù, như bạn biết đó, đây là một dự án có thể nói là “được ăn cả ngã là về không”.
Nhưng tôi biết tôi sẽ hối hận vô cùng nếu không cho mình cơ hội thử và thành công hoặc tệ một chút là thất bại. Ít nhất thì tôi đã hành động. Đây mới thật sự là điều tôi quan tâm.
Bài học số 3: Lời đáp cho băn khoăn, đâu là nơi tôi thuộc về?
Nghe câu này, có thể bạn nghĩ tôi là một kẻ thích lang thang. Tôi thật sự sẽ không phiền khi bạn có ý nghĩ như vậy. Bởi nó là một phần trong những gì tôi sẽ nói sau đây.
Tôi luôn muốn sống ở Sài Gòn. Đôi lúc tôi lại nghĩ mình sẽ sống thử ở Pháp, trở thành một nhân viên văn phòng ở Pháp và tận hưởng những cuối tuần lãng mạn ở một bờ biển nào đó gần Paris. Những điều xinh đẹp ở Pháp hiện lên và ám ảnh quanh tôi trong những trang sách tôi đọc, bộ phim tôi xem và cả những câu chuyện mà tôi nghe kể.
Nhưng nó cũng không giữ được chân tôi lâu, khi tôi cũng muốn sống một lần ở Thụy Điển, nơi sinh ra lối sống Lagom đầy cảm hứng. Hay tôi cũng muốn một lần được đến Cuba và tham gia trở thành một khán giả bên đường đua tốc độ giống như những cảnh phim Fast & Furious từng tái hiện. Tôi cũng muốn mặc sườn xám và đi lại dưới đường phổ của Thượng Hải – Trung Quốc. Tôi cũng muốn có một căn chung cư tại Bắc Kinh, và thử đón giao thừa nơi xa xôi, lạ lẫm ấy.
Tôi có rất nhiều giấc mơ về nhưng ngôi nhà, nghĩ ngày tháng sinh sống như một cư dân địa phương ở rất nhiều nơi trên thế giới. Nhưng suy nghĩ đôi lúc làm tôi hoang mang giống như mình là một con người thật ảo tưởng.
Thật may, tôi bắt gặp những chuyến đi của Timothy Ferriss qua cuốn sách này.
Anh ấy đã chứng minh cho tôi thấy, nhưng mong ước của tôi hoàn toàn chính đáng và cơ hội thực hiện nó cũng vô cùng khả thi. Tôi đã rất vui mừng khi phát hiện ra điều đó.
Cùng nhìn bảng thành tích của anh ấy nhé.
Vận động viên đấm bốc tự do, đã từng chiến thắng bốn giải vô đích thể giới
Người Mĩ đầu tiên trong lịch sử được ghi vào kỷ lục Guinness về tango
Được mờilàm Giảng viên môn kinh doanh trường Đại học Princeton
Nhà ngôn ngữ học ứng dụng tiếng Nhật, tiếng Trung Quốc, tiếng Đức và tiếng Tây Ban Nha
Nhà nghiên cứu chỉ số glycemic
Vô địch giải tán thủ Trung Quốc
Vũ công nhảy break-dance của MTV Đài Loan
Cố vấn môn điền kinh cho hơn 30 người đang giữ kỷ lục thế giới
Diễn viên trong các phim truyền hình ăn khách ở Trung Quốc và Hồng Kông
Phát thanh viên truyền hình ở Thái Lan và Trung Quốc
Nhà hoạt động và nghiên cứu tị nạn chính trị
Thợ lăn săn cá mập
Tay đua mô tô.
Timothy Ferriss khi đó mới chỉ 30 tuổi.
Anh đã tới hơn 13 quốc gia với 23 thành phố khác nhau trong chưa đầy 10 năm, trong khi công ty của anh vẫn được vận hành và mọi thứ vấn ổn khi anh ấy không trả lời điện thoại liên tục trong 2 tuần.
Quay là câu hỏi: Đâu là nơi tôi thuộc về?
Tôi nghĩ nó sẽ không còn là một địa điểm nào đó, nó thuộc về khái niệm thời gian và ý nghĩa cuộc sống mà tôi theo đuổi.
Và giống như một từ Timothy thường dùng đó là những kỳ nghĩ hưu ngắn hạn. Tôi sẽ làm việc và thực hiện những kỳ nghỉ hưu ngắn hạn của mình, phần bố đều trong toàn bộ cuộc đời mình. Nó sẽ không bị dồn ứ một cách “chèn ép” phía cuối cuộc đời già yếu của tôi.
Điều đó đồng nghĩa với việc tôi cần HÀNH ĐỘNG để thực hiện giấc mơ của mình. Và cuốn sách đã cho tôi một vài ý tưởng. Một vài ý tưởng mà tôi nghĩ tôi sẽ áp dụng nó vào trong chính dự án sắp tới của mình.
Cảm ơn cuốn sách đã tới kịp lúc!
Đánh giá chung cuốn sách “Tuần làm việc 4 giờ” – Timothy Ferriss
Một cuốn sách giải quyết được 3 câu hỏi rất lớn: What – Why – How cho cái tựa khá giật gân “Tuần làm việc 4 giờ”
Thay vì phải làm việc cật lực lúc còn trai trẻ để hy vọng được hưởng một khoản tiền lớn khi nghỉ hưu. Timothy Ferriss sẽ giúp bạn bước vào thế giới New Rich thông qua cuốn sách này bằng cách:
Hiểu rõ chênh lệch giữa thu thập tuyệt đối và thu nhập tương đối
Để ông chủ đánh giá bạn dựa vào năng lực chứ không phải mức độ chuyên cần
Cách trau đồi khả năng xử lý và tạo thời gian cho mình với chế độ hạn chế thông tin
Tìm hiểu những bí kíp của các CEO quản lý di động
Thuê nhà miễn phí ở khắp nói trên thế giới và mua vé máy bay giảm giá 80%
Lấp chỗ trống và tạo ra cuộc sống ý nghĩa sau khi thoát khỏi công việc
BẠN CÓ THỂ LÀM TẤT CẢ NHỮNG ĐIỀU ĐÓ!
Điểm đánh giá: 9,5/10
Cảm ơn Thái Hà Books đã đồng hành cùng cuốn sách này với độc giả Việt Nam
Một buổi chiều nắng. Trời cao và xanh, màu xanh da trời dịu nhẹ, gắn lợn gợn những sóng mây trắng đều đặn và thưa thớt. Cái màu nắng vàng ấm ấp đá văng mấy ngày mưa rét khó chịu của mùa đông miền Bắc.
Tôi đã đọc xong cuốn sách Flow – Dòng chảy với gần 500 trang sách, dày cộp. Cái cảm giác thành tựu, và thỏa mãn chạy khắp trong trí não và mạch máu trên cánh tay tôi. Tôi thấy như từng lỗ chân lông của mình cũng đang hò reo mừng vui chiến thắng vậy.
Đúng, chiến thắng. Dùng từ “chiến thắng” khi đọc xong một cuốn sách có vẻ không hợp logic thông thường. Nhưng tôi không tìm kiếm được bất cứ từ nào phù hợp từ chiến thắng này.
Phải nói rằng, đây là một cuốn sách không dễ đọc với tôi, it nhất là gần một nửa đầu của cuốn sách. Đó bao trùm lên toàn bộ hộp sọ của tôi từng mảnh nghiên cứu lớn, tầng tầng lớp lớp chồng chất. Tôi ngỡ như cái cổ của tôi có thể rơi xuống bất cứ lúc nào vì cái nặng đáng sợ ấy. Có quá nhiều thông tin, phân tích, lập luận vượt ra khỏi tư duy tôi có thể tiếp nhận. Tôi đã phải dừng lại nhiều lần và đọc lại những đoạn sách chỉ bởi tôi thấy mình không thể đưa những thông tin ấy vào đầu. Nó giống như những gì cuốn sách này có thể cung cấp vượt xa những gì tôi có thể dễ dàng tiếp nhận. Và cánh cửa nơi vỏ sọ của tôi có thể cần được đập bung hoặc nới rộng để đưa chúng vào bên trong não bộ.
Mặc dù vậy, tôi đã đọc xong cuốn sách này. Và quan trọng là có được điều cần có sau khi hoàn thành xong nó. Đây luôn là mấu chốt của vấn đề mà tôi đề cập tới khi thực hiện bất cứ bài review sách nào trên Blog này.
Tôi đã tự giải đáp cho mình hai nghi vấn mà bấy lâu nay tôi vẫn luôn tìm kiếm, nhưng luôn tiến tới những giả thuyết hoặc lập luận không làm tôi hài lòng.
Trước khi bắt đầu với kết quả có được sau những nghi vấn mà tôi đặt ra. Tôi xin phép cắt nghĩa từ “Dòng chảy” mà tôi “bắt được” trong cuốn sách này.
Tôi hiểu từ dòng chảy này là trạng thái mà người ta thành công tâm trung vào việc gì đó, bỏ xa các biến đổi về không gian và thời gian, mang năng lượng tinh thần đặt vào vào mục tiêu mà họ đang theo đuổi. Bạn có thể thấy thời gian 1 giờ đọc sách trôi nhanh như 5 phút ngắn ngủi, bạn có thể quên đi ngôi nhà chật hẹp để đưa mình vào thế giới vũ trụ nằm cách trái đất cả trăm năm ánh sáng. Đó là một trạng thái rất tuyệt diệu, có thể đây đó bạn từng trải qua như làm việc quên cơn đói, chăm chú đọc sách đến nỗi không còn nghe được các âm thanh và tiếng động xung quanh, hoặc khi bạn vội vàng mang những dòng chữ từ trong bộ não của mình viết xuống trang giấy trắng… Tất cả chúng đều có thể đại diện cho trạng thái dòng chảy.
Dòng chảy – Điều thứ nhất: Làm sao để tăng tốc độ đọc sách của tôi lên?
Gần đây, khi tập trung quan sát hành vi của bản thân thường xuyên hơn. Tôi nhận thấy tốc độ đọc sách của tôi hoàn toàn không đồng nhất. Có giai đoạn tôi đọc khá ổn định, nhưng có lúc tôi đọc cực kỳ chậm chạp và lề mề.
Tôi phát hiện ra điều này bởi mỗi ngày tôi đều tính xem mình đã đọc được khoảng bao nhiêu trang sách và trong bao lâu. Tôi thường đặt thời gian đếm ngược khi đọc sách. Đây là một mẹo nhỏ giúp tôi đọc tập trung hơn.
Tôi nhận thấy tốc độ đọc của tôi rơi vào khoảng 2 phút một trang sách khổ 14,5cm*20,5cm (khổ sách thường thấy nhất). Có khi khá hơn thì sẽ là 100 phút cho 70 trang sách. Còn số này liên tục lên xuống khá thất thường và không theo một quy luật nhất định nào có thể đoán trước được.
Tôi rất băn khoăn về tốc độ đọc chậm đến kinh ngạc của mình. Bởi khi tôi chủ tâm thực hiện quan sát này, cuốn sách tôi đọc là một cuốn tiểu thuyết. Nó không có quá nhiều những tình tiết cần dừng lại suy ngẫm. Đương nhiên, nó cũng không có quá nhiều khoảng dừng để tôi ghi chú hoặc highlight đoạn sách như những cuốn sách thể loại nghiên cứu khác.
Tôi tự hỏi liệu tốc độ đọc của mình có liên quan tới khả năng ngôn ngữ hay ý thức của bản thân?
Tôi tìm thấy câu trả lời trong hàng loạt những lập luận của cuốn sách này, Flow – dòng chảy.
Tốc độ đọc của tôi sẽ được nâng cao nếu như trong ý thức của tôi đặt ra mục tiêu và phản hồi liên tục với từng hành vi sau đó của tôi. Nó sẽ giống như việc tôi sẽ cần đọc 100 trang sách trong 100 phút, tương đương với tốc độ là 1 phút 1 trang. Não bộ của tôi cần ghi nhận mục tiêu này, đây chính là thử thách của nó.
Nó tiếp tục thúc đẩy nhịp độ đọc của tôi tăng dần cho đến khi đạt được tốc độ tôi mong muốn. Nhưng nó sẽ chỉ cho phép tôi duy trì tốc độ đó khi nào não bộ của tôi vẫn nhớ rằng nó cần thực hiện mục tiêu với tốc độ 1 phút 1 trang. Nếu nó bỗng thả lòng, ngó lơ và quên mất mục tiêu, nó sẽ dần bị trôi lại thành tích cũ, trở về vạch xuất phát.
Để duy trì liên tục tốc độ này, tôi cần liên túc nhắc nhở ý thức của mình về mục tiêu nó cần thực hiện bằng các cách như sau:
Ghi nhớ mục tiêu
Nâng cao khả năng để bám sát mục tiêu và hoàn thành nó
Duy trì thói quen đọc thường xuyên
Ý thức liên tục về mục tiêu, thậm chí cần phải nâng cao mục tiêu lên một thách thức mới.
Và như thế tốc độ đọc của tôi được nâng cao nhờ vào việc duy trì thường xuyên thử thách cho não bộ, ý thức đồng thời nâng cao kỹ năng, năng lực thực hiện mục tiêu đó. Không để não bộ hoặc ý thức có cơ hội ở trạng thái không có thử thách hoặc thử thách quá dễ dàng, điều này sẽ gây nhàm chán. Ngược lại cũng không thể để cho bộ não hoặc ý thức ở trong trạng thái lo âu khi đứng trước những thử thách quá sức với kỹ năng, hoặc vượt xa thực tại. Việc ta cần làm là thực hiện từng bước, từng bước một.
Dòng chảy sẽ xuất hiện khi thử thách và kỹ năng ở trạng thái cân bằng. Liên tục tạo ra thử thách mới nhằm nâng cao kỹ năng là một giải pháp duy trì dòng chảy. Tuy nhiên, việc này cần diễn ra một cách từ từ, nhịp nhàng, không thể quá đột ngột. Nó giống như nhịp điệu tăng tiến khi duy trì hoặc nâng cao thành tích của một vận động viên vậy. Nếu đột ngột tăng thử thách, có thể vận động viên đó sẽ gặp phải trấn thường. Và tôi không nghĩ đó là kết quả tốt cho sự phát triển.
Tôi đã thực hiện rèn luyện nâng cao tốc độ đọc của mình trong khi đọc chính cuốn sách này trong 4 ngày vừa qua. Tốc độ đọc trung bình của tôi tính đến ngày hôm này là 1 rưỡi cho 1 trang sách. Tốc độ không nhanh, nhưng tốt hơn tôi của trước đó.
Dòng chảy – Điều thứ hai: Tại sao người giàu, họ vẫn cố gắng để giàu hơn nữa?
Đây là câu hỏi mà tôi nghĩ không chỉ riêng tôi từng đặt ra, những người không giàu về mặt vật chất.
Tôi luôn nghĩ về điều này, bằng sự “ngây thơ” pha chút “ngẫn ngờ” của bản thân. Tôi thắc mắc rằng, khi họ giàu đến như vậy, còn cần kiếm tiền làm gì nhiều thế làm gì nữa nhỉ? Họ có thể nghỉ hưu, đưa tiền kiếm được bỏ vào ngân hàng, hàng tháng rút tiền ra thôi có lẽ cũng dư sức ăn chơi. Dù sao khi chết họ cũng không thể mang theo được.
Tôi nghĩ những người giàu khi đọc tới đây sẽ cười nhếch mép và nói: đúng là một đầu óc bần hàn, hoặc đại loại vậy. Đó là tôi đoán, có thể đúng hoặc không. Hoặc họ cũng chẳng có thời gian để đọc được dòng thắc mắc này của tôi.
Đây là thắc mắc không phải một hai ngày trong đời tôi, nó đã sống cùng tôi khá lâu. Nó hiện diện rõ nhất khi tôi đọc đâu đó những mẩu thông tin về người giàu. Hì hì. Kể ra tôi thấy tôi cũng “rảnh”, không lo làm giàu mà hay đi hóng người giàu.
Khi biết về dòng chảy, tôi đã tự lý giải được cho thắc mắc của mình. Vốn dĩ con người luôn có khát khao tận hưởng và chìm đắm trong dòng chảy. Chỉ là họ không biết trạng thái đó được gọi tên là gì, cũng chưa từng ai nhắc tới một định nghĩa nào nôm na. Họ chỉ đơn giản cắt vội nghĩa từ như là thành công, sung sướng, hạnh phúc, hết mình, nhiệt huyết, dấn thân… có cả ngàn từ để mô tả cho hình dung mơ hồ đầy phấn khích đó. Nhưng có lẽ mỗi từ đó chỉ giới hạn ở một phần trong những trường hợp cụ thể. Chúng không đại diện được cho số chung cho đến khi từ “dòng chảy” này được cắt nghĩa để hình dung trạng thái đó.
Như đã giả thích ở trên, dòng chảy chính là một dạng trải nghiệm thăng hoa. Nó bóp méo mọi định nghĩa về thời gian, khiến người ta cảm thấy hạnh phúc và có ý nghĩa. Chúng khiến người được dòng chảy chạy qua đẫm chìm trong trạng thái tập trung tuyệt đối, quên đi vạn vật mà chỉ tập trung cho mục tiêu mà họ đang theo đuổi. Thứ làm họ khát khao và đam mê đuổi bắt.
Dòng chảy sẽ sinh ra khi thử thách và kỹ năng của họ tương thích với nhau. Chúng làm cho kỹ năng được phát triển và sử dụng đúng tầm của nó bởi những thử thách ngang tầm. Chúng là cho cuộc đuổi bắt trở nên hấp dẫn bởi cơ hội cũng như thách thức ẩn bên trong nó. Bởi vậy, khi đạt được dòng này ở cặp cập độ kỹ năng – thử thách bậc thấp, thì dòng chảy cần được tiếp tục duy trì theo hướng cấp tiến đi lên. Tức là dòng chảy giống như một đường tuyến tính mà cặp nghiệm số ở đây là kỹ năng và thử thách đi kèm. Đường tuyến tính hướng lên thì kỹ năng và thử thách cũng cần song hành cấp tiền lên. Nghĩa là nâng cao độ khó của thử thách và nâng cao cấp độ của kỹ năng. Bởi vậy tính kích thích mà dòng chảy tạo ra buộc cho người nhận được phải chuyển mình từ trạng thái này sang trạng thái khác nhằm giữ cho dòng chảy được tiếp tục.
Nếu như một trong hai phần là kỹ năng và thách thứ trượt ra khỏi quỹ đạo thăng cấp đó, thì người đó sẽ dần bị đẩy về một trong hai bên bờ của dòng chảy. Đó là bờ của sợ hãi hoặc chán nản.
Nếu kỹ năng cao, thử thách thấp thì người đó sẽ chuyển từ trạng thái dòng chảy sang trạng thái chán nản.
Nếu kỹ năng thấp, thử thách cao thì người đó sẽ chuyển từ trạng thái dòng chảy sang trạng thái lo sợ.
Nếu kỹ năng – thử thách cùng cao hoặc cùng thấp thì người đó sẽ về lại trạng thái dòng chảy.
Bởi vậy, để giữ cho trạng thái dòng chảy kéo dài trong cuộc đời mỗi người, mà ở đây có thể hiểu là trạng thái mong ước của tất cả mọi người, có mục tiêu và tận hướng thành quả của mục tiêu, người ta cần cân bằng giữa kỹ năng và thử thách.
Quay lại câu chuyện những người giàu có. Khi họ được đắm chìm trong dòng chảy, tức là họ đã đạt vượt qua những thử thách và tích lũy những kỹ năng tương đương để đạt được mục tiêu. Vậy để giữ luôn trong trạng thái dòng chảy, buộc thử thách phải tăng thêm, nếu luôn giữ thử thách ở mức cố định trong khi kỹ năng đã tăng thêm thì họ sẽ bị trượt ra khỏi trạng thái dòng chảy.
Dễ dàng lý giải việc đặt thêm những thử thách là cách họ duy trì dòng chảy của mình. Hay nói cách khác, dòng chảy khiến họ muốn kiếm tiền nhiều hơn. Khi đó mục đích thực sự không còn là việc kiếm tiền mà là việc tận hưởng dòng chảy sinh ra từ hoạt động đó. Gia tăng thử thách và trau đồi kỹ năng.
Hóa ra, sẽ chẳng có đỉnh cao nhất cho mọi thử thách. Luôn có những đỉnh cao hơn để chinh phục, còn không người ta sẽ luôn tìm cách tạo ra các đỉnh cao để chinh phục.
Con người sẽ dễ dàng rơi vào trạng thái chán nản nếu như không còn đỉnh để vượt quá hóa ra dễ hiểu là như thế. Họ cần được sống trong dòng chảy, vì vậy họ cần những thử thách trong đời.
Dòng chảy – 9 thành tố chủ yếu để mô tả cảm giác của một trải nghiệm mang tính thưởng thức
Có mục tiêu rõ ràng từng bước
Có những phản hồi tức thì cho hành động
Có một sự cân bằng giữa thách thức và kỹ năng
Hành động và nhận thức được hợp nhất
Những khía cạnh khác bị loại khỏi ý thức
Không lo sợ thất bại
Sự tự ý thức biến mất
Cảm thức về mặt thời gian bị bóp méo
Hoạt động trở thành hoạt động có mục đích tự thân
Đánh giá chúng về cuốn sách Flow – Dòng chảy
Đây là một cuốn sách không dễ đọc với tôi. Có một điều chắc chắn rằng tôi sẽ cần đọc lại cuốn sách này vài lần trước khi có thể mang đến một bài Review rõ nét hơn về Dòng chảy.
Chính tôi khi đọc những phần ghi chú ở trên cũng có phần hơi “luẩn quẩn” trong câu từ. Tôi không cho rằng bạn hiểu hết những gì tôi viết ở trên, nhưng tôi vẫn viết chúng ra. Đây như một ghi chú lần đầu sau khi tôi đọc xong cuốn sách này.
Tôi sẽ tiếp túc ghi xuống những gì tôi nhận thấy và cảm được sau những lần đọc kế tiếp.
Có một điều tôi rất chắc chắn rằng, khái niệm “dòng chảy” xuất hiện để giải thích cho rất nhiều hiện tưởng, nguyên lý, thậm chí là các phương pháp sống và làm việc của Trái Đất này. Chỉ là tại thời điểm này, tôi thật sự chưa thể viết ra một cách rảnh mạch về chúng.
Tôi không biết dùng điều gì để thuyết phục bạn đọc cuốn sách này với những ghi chú ở trên của mình. Nhưng nếu bạn tin tôi, thông qua rất nhiều bài viết khác của tôi, thì tôi tin khi bạn “đẫm mình” trong dòng chữ tại cuốn sách Flow – Dòng chảy, bạn sẽ được trải nghiệm cảm giác này ít nhất một lần, và nhiều lần sau khi đọc xong nó nữa.
Nó sẽ giống như tôi, ngay bây giờ, ngồi đây và viết những dòng ghi chú cho cuốn sách này.
Điểm đánh giá: 9/10 (Do chưa hiểu hết nên không đánh được cao hơn, nhưng tôi nghĩ lần thứ hai tôi đọc, tôi sẽ có thêm nhiều sự rành mạch cho bài viết Review này)
Cảm ơn NXB Dân Trí đã đồng hành cùng cuốn sách này.
Cuốn sách “Giết con chim nhại” – Món quà của bạn Chang
Dày quá!
Nhiều nhân vật quá!
Đọc 3 chương đâu vẫn chưa biết tác giả nói gì?
Tiểu thuyết? Liệu có mơ cao, bay xa, rồi biến mất trong không gian không đây?
Đây là những suy nghĩ đầu tiên của tôi khi cầm trên tay cuốn sách này, cố gắng ngồi im lặng và đọc được 3 chương sách. Tôi đã gấp lại, “vứt” sách vô một xó trên giường. Và cuốn sách nằm dài trong thương nhớ hơn một năm ròng rã.
Đây là một cuốn sách tôi được bạn Chang tặng. Bạn Chang có hai cuốn, một cuốn bạn Chang mua và đọc xong rồi. Còn một cuốn bạn Chang được tặng. Nên tôi được hưởng một cuốn.
Tôi có chút phiến diện trước khi bắt đầu với cuốn sách “Giết con chim nhại”
Tại sao ư? Như bạn thấy đó, 4 gạch đầu dòng ở trên đã thể hiện một phần suy nghĩ trong tôi về những cuốn sách dạng này. Tôi luôn cho rằng những cuốn sách đó sẽ khiến tôi xa rời thực tế, bay bổng và mơ mộng. Chúng có thể khiến tôi bay vào không gian và lơ lững mãi ở đó như một vật thể trông chốn để về.
Thật nực cười thì tôi phát hiện ra những suy nghĩ của mình thật phiến diện.
Những cuốn tiểu thuyết, truyện dài, ngắn… hay bất cứ câu chuyện nào có trong sách đều bước ra từ trong chính cuộc sống của loài người trên trái đất này. Chỉ là, bằng một cách thần kỳ nào đó, các tác giả đã biến tình tiết câu chuyện trở nên rõ nét và có mục định hơn thôi.
Minh chứng cho sự ngộ nhận của tôi, một sự ác cảm vô duyên trước nay của mình chính là cuốn sách Giết con chim nhại – tác giả Harper Lee.
Tôi đã được trải qua hơn 400 trang sách kể về một vùng quê nào đó trên tại một bang miền Nam nước Mỹ vào thập niên 1930. Khi phân biệt sắc tộc, giới tính, tôn giáo… vẫn còn đè năng trên tư tưởng của đa số con người nơi đây.
Giết con chim nhại – Nạn phân biệt chủng tộc của những năm 1930 tại miền Nam nước Mỹ
Giới thiệu cuốn sách
Một luật sư người da trắng bao vệ cho một người da đen bị buộc tội cưỡng hiếp một cô gái da trắng. Đó không phải một câu chuyện thường tình mọi lúc mọi nơi, nên tại một bang miền Nam nước Mỹ vào thập niên 1930, đó càng như điều bất khả. Nhưng nó đã xảy ra. Lòng vị tha và đức can trường của một con người đơn độc chiến đấu vời mọi thành kiến tắm tôi và tàn bạo của một cộng đồng hầu bao vệ một người khác đơn giản vì đó là một con người. Tất cả cả được khắc hoạt tuyệt đẹp, đầy kịch tính, đầy cảm xúc, trong một câu chuyện với nhân vật đặc sắc và chi tiết khó quên, bởi mọt ngòi bút tài hoa hàng đầu nước Mỹ.
Giết con chim nhại, một trong những tác phẩm kinh điển của văn chương Mỹ, từng nhận được nhiều giải thưởng kể từ khi xuất bản lần đầu năm 1960. Trong đó có giả Pulitzer, được dịch ra hơn bốn mươi thử tiếng và dựng thành phim.
Đôi điều đọng lại
Qua câu chuyện của tác giả, tôi biết được người đàn ông Tom Robinson kia bằng tất cả lòng tốt của một người đàn ông với một cô gái đã mang tới hiểu lầm khó thể giải thích cho chính mình. Anh ta kết thúc cuộc đời bằng 10 lỗ đạn khi đã cố chạy chốn khỏi bản án bất công. Anh ta bị kết án cưỡng hiệp một cô gái da trắng. Trong khi những bằng chứng nói rằng, cô gái đang cố làm điều người lại với một người đàn ông da đen.
Có lẽ sẽ chẳng có bản án bất công ấy nếu anh mang màu da của người da trắng.
Có lẽ sẽ chẳng có cái chết bị thảm kia nếu như người anh giúp đỡ không phải một cố gái da trắng sống trong cô đơn lâu ngày.
Có lẽ sẽ chẳng có một phiên tòa căng thẳng đến vậy nếu người luật sự biện hộ cho Tom Robinson là bố Atticus. Một luật sư nỗ lực hết mình để bảo về anh tới giây phút cuối cùng.
Tất cả bằng chứng cho thấy, Tom Robinson đang bị đổ oan.
Anh ta chẳng thể làm gì với một cánh tay gần như bị liệt và một trái tim sạch sẽ. Tất cả là màn kịch của người đàn ông da trắng khỏe mạnh, sống sau bãi rác thị trấn và đều đặn nhận trợ cấp của chính phủ suốt ba đời để mua rượu uống. Bỏ đói lũ trẻ và đứa con gái sau những men sai.
Tôi gần như sụp đổ cùng với Jem – anh trai của Scout (người kể chuyện), khi nghe về kết quả cuối cùng của Robinson. Có tội. Cậu trai trẻ 13 tuổi, mang hi vọng quật ngã những bất công, nhìn cuộc sống với màu của Mặt Trời và Chúa đã gục xuống lời tuyên án của quý tòa Taylor.
Những điều xinh đẹp câu đọc được trong sách. Những răn dạy của người cha luật sư đáng kính. Những lễ giáo tôi rèn cậu thành một quý ông… Tất cả chúng đã bủa vây cậu, làm câu hi vọng thật nhiều, khát khao thật lớn. Đến hồi, bản án gần như đã được xoay chiếu, tất cả hi vọng của người da Đen trong thị trần một lần được đốt cháy. Nhưng bản tuyên án kia dã dập tắt tất cả. Bảo gồm cả ngọn đuốc trong tim Jem.
Điều tôi ngộ ra sau khi đọc xong cuốn sách “Giết con chim nhại” này
Tiểu thuyết không có nghĩa là mơ mộng và xa rời thực tại
Tôi từng có định kiến rằng, tiểu thuyết sẽ mang những tình tiết hư cấu, tách rời với thực tại cuộc sống. Nó có thể kiến tôi sống trong vọng tưởng đến mức si đần.
Thế rồi đã thấy mình thật si đần vì nghĩ những điều đó.
Tiều thuyết không về mơ mộng và ra rời thực tại. Nó được xây dựng dựa trên chất liệu cuộc sống. Mang một chủ để lớn lao sau những câu chuyện rất “đời”.
Nó không mang đến bất kỳ một kết luận hay triết lý nào trên mặt giấy. Nó khiến ta phải tự suy ngẫm và đúc rút ra điều đó. Bởi thế, sức nặng của kết luận hay triết lý ấy lại càng to lớn và có giá trị. Nó có thể gây ám ảnh và khắc nhớ một cách sâu sắc đối với người đọc.
Bước ra thế giới từ tiểu thuyết
Hóa ra, tôi có thể bước chân vào cuộc sống của một phần nào đó trên Trái Đất này một cách kỳ dễ dàng đến vậy. Tôi thấy mình được sải chân trên phố của hạt Maycomb, bang Alabama miền Nam nước Mỹ. Tôi thấy mình đứng cóng trong đêm tháng 12 lạnh rét và nóng muốn điên đầu vào những ngày trưa tháng 8.
Tôi đang ở những năm 1930, khi mà phụ nữ sẽ mặc váy và áo nịt. Họ sẽ cùng tụ họ trà chiều hoặc cùng tới nhà thờ vào mỗi ngày thứ 7. Đàn ông sẽ sắm sửa cùng bộ vest và áo ghile, đi ủng hoặc giầy tây. Và chắc chắn, họ biết cách cư xử như một quý ông.
Hóa ra, tôi vẫn đang ở Trái Đất chứ không phai bay lơ lửng trên bây khí quyển mà trước nay tôi vẫn thường nghĩ thế.
Tôi có thể để mình thăm thú khắp nói mà tác giả muốn tôi đặt chân tới, bằng những cụm từ mô tả, những từ gợi hình, gợi thanh. Tôi nhận ra rằng, thay vì kể lể, sao ta không thử tả. Cho nhân vật đứng ở một nơi nào đó, có vị trị, địa điểm, màu sắc, khoảng cách, kích cỡ, màu sắc, thậm chí là nhịp thở.
Tôi nhận ra để mang được một câu chuyện hay, kể thôi là chưa đủ, tôi cần mang cả không gian, thời gian và nhân vật gắn chúng vào một hệ quy chiếu.
Thật may, trong nhà đã có sẵn cuốn sách này. Thật may mắn cho tôi.
Đánh giá chung về cuốn sách “Giết con chim nhại”
Đánh giá chung
Một cuốn sách mang chủ đề về phân biết chủng tộc. Lấy góc nhìn từ một cô bé mới chỉ học cấp một, với những câu hỏi ngô nghê và đầy tò mò. Cô bé đã giúp người đọc được thỏa mãn những điều trước nay tưởng chừng hiển nhiên, không ai hỏi tới. Nhưng khi bóc tách vấn đề, quả thật làm người ta phải khai sáng.
Có một câu hỏi rất hay trong tiếp học của cô bé mà cô giáo đã đặt cho cả lớp.
Dân chủ là gì?
Cô bé đã có câu trả lời: Quyền bình đẳng cho mọi người, không có đặc quyền cho bất cứ ai. Đây cũng chính là lời răn dạy từ người bố luật sư đáng kính Atticus.
Giết con chim nhại mang đến một không gian và qua điểm về góc nhìn cuộc sống, về xã hội con người. Bất cứ ai cũng có mặt tốt và mặt xấu. Cho dù quá khứ, hiện tại và tương lai. Ai cũng từng có những sai lầm va quan điểm của riêng mình. Chúng ta cần tôn trong sự khác biệt ấy. Cũng giống như tôn trọng màu da, tin ngưỡng, tôn giáo, giới tính, tuổi tác…
Đến đây, chỉ muốn chúc mừng chính bản thân mình đã bước qua được cái bóng phiến diện về những cuốn tiểu thuyết.
Điểm đánh giá: 8,5/10
Cảm ơn trải nghiệm tuyệt với này từ bạn Chang, tác giả Harper Lee.
Cảm ơn nhà xuất bản Nhã Nam đã đồng hành cùng tác phẩm đắt giá này.
Còn chờ gì nữa mà không mở App Tiki của bạn nên nao!
Bạn thích bài viết này? Hãy để lại comment để giúp mình có thêm động lực. Ngoài ra, bạn cũng có thể ủng hộ mình bằng hình thức mua sách qua link tại Blog Hương Nguyễn nhé!
App điện thoại là câu chuyện tôi muốn viết dành cho tất cả các app đang hiện hữu trong điện thoại của tôi. Ý tưởng viết về những app có trong điện thoại bỗng nảy ra một cách tình cờ, nhanh chóng khi tôi đang tìm kiếm một chủ đề mới cho cuốn Ebook thứ tư của mình.
Những cuốn sách được viết theo kiểu của tôi, dành cho tôi và do tôi viết. Tôi sẽ không tham khảo bất cứ chuẩn mực về một cuốn sách nào để áp dụng vào đây. Bởi tôi biết mục đích thật sự khi tôi thực hiện những cuốn sách này là gì?
Tôi không ở đây để viết một cuốn sách bất hủ, truyền cảm hứng, mang thông điệp to lớn để giải cứu thế giới. Tôi ở đây để thỏa mãn và rèn luyện bản thân bằng việc viết mỗi ngày.
Và nếu bạn tự hỏi tôi đã làm cái quái gì tương tự trước đó? Bạn sẽ có câu trả lời lại Chuyên mục Ebook trên Blog này.
Chào mừng đến với Cuốn sách online: App điện thoại, tác giả Hương Nguyễn, NXB Hương Nguyễn Blog.
Chương 1. App điện thoại – Habit
Tôi là một người cuồng xây dựng thói quen và rồi liên tục phá vỡ nó. Tôi rất thích xây nên một cái gì đó mới, nhưng để duy trì lâu dài thì tôi lại không có nhiều hào hứng. Tôi thích cảm giác xây mới. Nó mang rất nhiều hứng khởi, hi vọng và cả nhưng cơ hội khám phá tiềm năng của bản thân. Chúng làm tôi phấn khích vô cùng.
Tôi đã từng thử tham gia vào một trào lưu có tên làBullet Journal vào năm 2018. Đây là bước mở đầu cho hành trình “lao” vào con đường xây dựng thói quen. Bullet Journal cho phép bạn theo dõi thói quen, nhịp sống và mục tiêu một cách rất chi tiết theo từng ngày, tuần, tháng, năm. Khi ấy tôi đã rất nghiêm túc sắm cho mình một cuốn sổ xinh xẻo bìa cứng, vài chiếc bút lông nhiều màu và cả bút highlight các màu nữa chứ. Khá tốn kém đó. Tôi cắm mặt vào youtube hàng giờ chỉ để học cách vẽ trang bìa cho cuốn sổ.
Tôi không giỏi vẽ, và chữ viết không quá đẹp. Tôi chỉ thích tô màu thôi. Tôi đã cố gắng thực hiện các mẹo để biến chiếc sổ thành một vườn hoa đầy cảm hứng và rực rỡ. Tôi không còn nhớ chiếc sổ đã trở nên như thế nào nữa. Tôi chỉ nhớ rằng, sau đó tôi đã quyết định bỏ qua mấy bước rườm rà nhằm biến khả năng hội họa dở tệ của mình hình thành một sản phẩm hoàn hảo giống như trên mạng. Quả tốn thời gian.
Tôi quyết định chỉ vẽ ra các ô vuông để theo dõi thói quen của mình. Tôi bắt đầu với thói quen uống nước, đọc sách, skin care mỗi ngày… Mọi chuyện tốt đẹp và có quy luật trong 3 ngày đầu tiên rồi leo lói, dập dìu, chỉ trực chờ tắt nghỉm.
Tôi phát hiện có một chiếc app theo dõi việc uống nước có thể tải về miễn phí. Tôi thấy mình không thể ngồi yên quá 5 phút để kiên nhẫn đọc hết trang sách. Và tôi thấy tôi nằm dài trên giường sau khi vội vã tẩy trang qua loa dưới cái lạnh của mùa đông miền Bắc. Và tôi đã không đủ dũng khí để mở cuốn sổ ấy ra nữa. Nó làm tôi thấy lạnh lẽo.
Tôi đã tự dặn mình sẽ bắt đầu lại vào tháng sau. Tôi tự nhắn nhủ với bản thân rằng tháng này “không hợp phong thủy” và tôi thật sự chưa sẵn sàng cho điều đó.
Tôi nghĩ tới đây, bạn có thể đoán được cái kết dễ hiểu của việc “mang trào lưu về nhà” mà tôi đã thực hiện và làm cho nó “chết yểu” chỉ chưa tới một tuần. Đã không có thêm bất cứ bản vẽ Bullet Journal nào ra đời nữa.
Sau câu chuyện đó, tôi nghiệm ra sự thật rằng, Bullet Journal chỉ là một công cụ theo dõi, nó không phải phương pháp để xây dựng nên bất cứ thói quen nào. Từ khóa mà tôi cần tìm kiếm là chính là “cách xây dựng một thói quen mới”. Và bạn có thể tìm thấy câu trả lời lại bài viết 7 bước đơn giản giúp tôi xây dựng một thói quen mới.
Tôi tìm mọi cách để hình thành nên các thói quen mới. Như đọc sách, dậy sớm, tự học, skin care, uống nước, học tiếng Anh, viết nhật ký…
Tôi được tiếp cận một cách đơn giản hơn nhiều với Bullet Jounal. Hóa ra, tôi chỉ cần tạo những To do list vào một cuốn sổ vào mỗi buổi sáng. Gạch chúng đi khi tôi đã hoàn thành. Nhiệm vụ của tôi chỉ cần hoàn thành mỗi ngày, không cần đao to búa lớn làm gì cho cồng kềnh. Càng không cần tạo ra một cuốn sổ sắc sỡ lá hoa và ong bướm với danh nghĩa truyền cảm hứng thực hiện thói quen. Cảm hứng thực hiện và xây dựng thói quen không nằm trong các cuốn sổ. Nó nằm ở những điều tốt đẹp mà nó mang lạ cho cuộc sống của tôi. Tôi đã thoát ra khỏi cuốn số chết tiệt ấy. À, xin lưu ý, nó có thể “chết tiệt” với tôi không có nghĩa nó sẽ “chết tiệt” với bạn. Đừng sợ hãi Bullet Jounal nhé, nó khá thú vị, ít nhất là nó dẫn tôi tới các thói quen lành mạnh.
Đến nay, cũng đã gần 4 năm kể từ khi tôi quyết định hình thành những thói quen tốt trong đời mình. Tôi đã thực hiện rất nhiều cách khác nhau, từ to do list bằng tay, bằng excel, bằng bảng link khảo sát hàng ngày,… Chúng đều xuất hiện bên đời tôi lặp lại nhiều lần, với “tuổi thọ” mỗi lần một khác. Bởi tôi đã nói rồi đó, tôi luôn hào hứng khi mới bắt đầu, nhưng chỉ được thời gian đầu, sau khi có những kết quả đầu tiên, tôi thường lười dần, lười dần và lụi hẳn.
Tôi tìm thấy App Habit này trong một giây phút tình cờ nào đó, khi tôi đang dọn dẹp các app lâu ngày không dùng trong điện thoại (tôi thường làm vậy 3-6 tháng một lần). Vô tình, tôi vào app store và gõ chữ “thói quen”. Có vô số app liên quan đã xuất hiện, nhưng như có “thần linh mách bảo”, tôi đã chọn Habit để theo dõi các thói quen hàng ngày của mình. Tôi đã dùng Habit được tròn hai tháng, tức là tôi bắt đầu vào đúng ngày mùng 1 tháng 1 năm 2022.
Hiện trong App của tôi đã theo dõi 5 thói quen, bao gồm:
Viết nhật ký
Viết tự do
Học tập
Đọc sách
Thiền
Trong app có cài sẵn mỗi số âm thanh của tự nhiên như: tiếng sóng biển, tiếng lửa đốt, tiếng rừng rậm, tiếng mưa rơi, tiếng nước chảy, tiếng giọt cafe phin… Tôi có thể bất lên bất cứ lúc nào cần một chút âm thanh của đất trời. Điều tôi thích nhất là chúng cài đặt thời gian và có thể setup lại theo từng tháng.
Ví dụ như thiền, tháng 1 tôi đặt mục tiêu thiền 5 phút mỗi ngày. Sang tháng 2, tôi điều chính nâng thành 6 phút mỗi ngày. Và tháng 3 này tôi quyết định tăng lên là 7 phút mỗi ngày.
Ta có thể nâng mục tiêu của mình lên, theo dõi dưới dạng tuần, tháng, năm… App đều đáp ứng được.
Nghe thì chẳng có gì tối ưu nhỉ, nhưng tôi luôn cảm thấy rất hào hứng mỗi khi mở app để thực hiện một thói quen nào đó trong này. Giao diện app cũng có đôi phần giống Bullet Jounal bản điện tử đó. Có chút màu sắc, có cài đặt mục tiêu, có theo dõi checklist… Thuận tiện.
Tôi hi vọng, Habit có thể ở lại lâu cùng với tôi trong tương lai. Và đương nhiên, điều tôi mong chờ nhất chính là những trải nghiệm từ các thói quen mang lại cho cuộc sống của tôi.
Bạn có chiếc app nào tương tự muốn chia sẻ ở đây không? Hãy để lại lời nhắn dưới phần bình luận nhé!
Chương 2. App điện thoại – Sổ thu chi
Bạn theo dõi chi tiêu hàng tháng của mình như thế nào?
Bạn có biết mỗi tháng mình tiêu bao nhiêu?
Cho những mục gì?
Có khoản chi tiêu nào làm bạn hối hận không?
Tại sao tiền luôn trong trạng thái thiếu hút lúc cuối tháng và dồi dào lúc lĩnh lương vậy nhỉ?
Liệu khoảng thời gian “nghèo nhất” của bạn trong tháng là một tuần cách ngày lĩnh lương?
…
Có cả ti tỉ câu hỏi xoay quanh vấn đề tài chính khi tôi bắt đầu đi làm và loay hoay trong việc tiền bạc của chính mình. Tôi hoàn toàn không nhận thực được vấn đề trước khi tôi chuyển vào sống trong Sài Gòn. Tức là cách đây khoảng 3 năm.
Mọi thứ thay đổi đột ngột làm tôi bắt đầu phải nhìn lại mọi khía cạnh cuộc sống của bản thân. Tôi thử việc với mức lương thấp hơn tất cả các mức lương tôi từng được nhận khi làm việc fulltime trước đó. Tất nhiên, điều đó chỉ kéo dài trong vòng 2 tháng thử việc và tôi được tăng lương lên con số đề xuất khi phỏng vấn trước đó.
Đây có lẽ là bước mở đầu thần kì cho mọi thay đổi trong cuộc sống của tôi. Một trong những thay đổi đó là tải một chiếc app thần kỳ nào đó để ghi lại những khoản thu chi trong cuộc sống của mình.
Thực ra tôi biết tới các app theo dõi chi tiêu từ khi còn ở ngoài Bắc. Như bạn biết đó, tôi thường không có nhiều kiên nhẫn để duy trì thói quen nào đó lâu dài mà không ngắt quãng. Có một điều kỳ lạ đã xảy ra với tôi khi tôi vào Sài Gòn. Tôi đã luôn duy trì việc kiếm soát thu chi của mình trong suốt thời gian mới vào Sài Gòn đến nay. Đây là một trong những thói quen dài hơn nhất của tôi.
Trước khi sử dụng App Sổ thu chi của Misa – đơn vị chuyên trong lĩnh vực kế toán phát hành, tôi có dùng một App theo dõi thu chi khác. Nói thật thì tôi không thể nhớ nổi tên của nó. Tôi chỉ nhớ, tôi đã dùng App đó suốt hơn một năm đầu tiên khi ở Sài Gòn. Những tính năng trong App thật sự không làm tôi thỏa mãn. Nó cũng là lý do tôi luôn tìm kiếm những thứ tốt hơn để thay thế. Và Sổ thu chi xuất hiện trong một ngày nắng thần kỳ. Nó mang những tính năng tôi mong muốn, từ các khoản mục, đến thống kê số liệu theo chu kỳ, ngoài ra tôi cũng có thể xuất file báo cáo về email của mình… Những tính năng đó làm tôi yên tâm và hài lòng hơn rất nhiều.
Tôi đã chia sẻ thông tin này đến ít nhất 3 người bạn của tôi. Và họ cũng rất hào hứng với chiếc app này.
Tôi đồng ý rằng một chiếc App không thể biến việc chi tiêu bất hợp lý của ai đó thành hợp lý. Nó chỉ là phương tiện, công cụ hỗ trợ. Muốn thực hiện bất cứ cân bằng nào trong cuộc sống, buộc lòng tôi phải chủ động xuất kích. Tôi học và áp dụng những lời khuyên về chi tiêu, đầu tư, và tiết kiệm tài chính cá nhân. Tôi đã nghiệm ra cho mình rất nhiều mẹo cho để khiến cuộc sống của tôi vẫn thoải mái trong một vòng thu chi hợp lý.
Nói thật thì tôi không quá mê tiền, cũng không phải người giỏi kiểm soát tài chính. Nhưng tôi có cách để cân bằng cuộc sống trong bất cứ hình dạng nào tôi muốn. Đây có thể là một biệt tài của chính tôi.
Giờ đây, khi đang ở nhà làm việc, với khoản thu nhập không ổn định, tôi càng hiểu sâu sắc việc chi tiêu của mình càng cần được kiểm soát hợp lý. Nếu không, tôi có thể “đói nhăn răng” bất cứ lúc nào.
Cảm ơn chiếc App Sổ thu chi đã sống bên tôi suốt những thời gian vừa qua. Giúp tôi cân đối cuộc sống. Hỗ trợ tôi nhìn cuộc sống của mình toàn diện và khách quan hơn.
Chương 3. App điện thoại – Facebook
Tôi đang cai Facebook.
Tôi quyết định thực hiện việc này sau khi nhận thấy tôi đang bị chúng thao túng và chiếm đoạt thời gian làm việc. Đây không phải lần đầu tôi thực hiện hoạt động này.
Tôi ý thức được sự tai hại đến từ Facebook từ rất sớm. Tôi đã từng nhắc tới điều này trong bài viết Lợi ích của việc đọc sách mang lại cho tôi cách đây không lâu. Tôi đã cảm thấy những áp lực vô hình hiện diện lên cuộc sống của tôi. Tôi quyết định tôi cần hành động. Loại bỏ sự làm phiền của facebook đến cuộc sống của mình.
Kể từ khi tôi quyết định nghỉ việc và quyết định chuyển hướng sang viết lách, tôi đã tắt mọi thôi báo đến từ các app điện thoại, bao gồm cả facebook. Đây là bước đầu tiên để tôi thực hiện việc tránh xa Facebook trong thời gian đầu.
Tôi từng bị ám ảnh bởi những con số hiện thị số thông báo ở các app. Tôi sẽ cần kích vào app đó, chỉ để làm những con số màu đó kia biến mất. Tôi ghét những màu cảnh báo như màu đỏ. Nó làm tôi có cảm giác bồn chồn, lo lắng. Bởi thể tôi luôn có xu hướng ấn vào để loại bỏ chúng.
Như bạn biết đấy, chỉ cần bạn ấn vào Facebook, chúng sẽ có cách giữ bạn ở lại thật lâu. Facebook hay bất kỳ trang mạng nào đều có cách làm điều đó. Chúng lôi kéo sự chú ý của bạn bằng những dự đoán về điều bạn thật sự quan tâm.
Tôi luôn thấy mình chỉ vào để xóa thông báo, ở lại đó trong hai giờ đồng hồ tiếp theo. Nó đã chiếm dụng thời gian viết, đọc sách, làm việc và học tập của tôi.
Tôi tin, có hẳn một nhóm người, có thể là cả trăm nghìn người đứng sau những thao túng đó. Họ có nhiệm vụ tìm cách thỏa mãn tôi. Họ tìm cách làm tôi dễ dàng tiếp cận những thứ khiến tôi thích thú và quan tâm. Tôi đã ở lại ngày một lâu hơn với bạn.
Tôi từng thấy mình rất buồn ngủ và ngả lưng xuống giường. Tôi lại tiếp tục thấy bản thân cố căng mắt và xem nốt đoạn review phim trên facebook. Tôi xem hết đoạn này, tới đoạn khác. Tôi đã cố căng mắt ra và chợt quên đi cơn buồn ngủ của mình trước đó. Sau cùng tôi thấy mình thức quá mười hai giờ khuya. Nó quá tai hại.
Da của tôi chắc sẽ buồn phiền biết mấy. Hốc mắt của tôi có lẽ cũng gào thét vì sẽ có chút thầm cuồng ngày hôm sau. Đặc biệt, nội tạng của tôi chắc chắn sẽ kêu gào trong vô vọng. Tôi đã lờ chúng đi. Tôi là thực hiện những điều sai trái, làm tổn hại đến cơ thể của chính mình.
Tôi đã bị Facebook dắt mũi.
Giải pháp tuyệt vời để chấm dứt tất cả: Tôi sẽ cai facebook.
Tôi đã giữ mình tránh xa facebook nhất có thể. Tôi thậm chí đã xóa facebook vài ngày để làm quen với sự thiếu vắng này. Tất nhiên tôi cũng vẫn tải lại. Như bạn thấy, tôi vẫn cập nhật trạng thái cá nhân của mình.
Tất cả trở nên dễ dàng và quyết tâm hơn khi tôi đọc cuốn Deep Work – Làm ra làm, chơi ra chơi của Cal Newport, theo sau nó là cuốn sách Để trở thành người viết. Họ nói tôi sẽ làm việc hiệu quả và tập trung hơn nếu tránh xa Internet. Tôi có thể tắt wifi khi tôi làm việc. Sẽ không có bất cứ xao nhãng nào nếu điện thoại của tôi ở trạng thái ngắt kết nối mạng.
Tôi rất tin vào điều đó. Bằng chứng là tôi đang ngồi đây, chăm chút suốt 30 phút liên túc và viết những dòng chữ này. Bây giờ là 6 giờ 48 phút, kết quả của việc ngủ sớm. Tôi không tiếp tục lướt điện thoại và mê man cùng Facebook nữa. Không có quá nhiều điều quan trọng trong cuộc sống của tôi xuất hiện ở Facebook.
Dù tôi không online Facebook thường xuyên thì bạn bè của tôi cũng không “nháo nhào” tìm kiếm. Điều đó có nghĩa, không nhiều người quan tâm và cần bạn bất cứ lúc nào như bạn nghĩ. Bạn nghĩ có thể ai đó sẽ lo lắng nếu bạn không ở trên Facebook trong suốt một ngày. Sự thật thì có quá nhiều thú vui và sự quan tâm đáng hấp dẫn ở Facebook với họ hơn với bạn. Hãy tin vào điều đó.
Tôi vẫn trong trạng thái cai Facebook, tôi sẽ tiếp tục làm điều đó đến khi đưa facebook về đúng vị trí mà nó đã từng. Facebook là nơi để giải trí. Tôi chủ động xuất hiện và chủ động rời đi. Và tôi sẽ chỉ ở đó sau khi xong hết những việc cần làm của mình, bao gồm cả tận hưởng cuộc sống đời thực của chính mình.
Cách tốt nhất để bạn tìm thấy tôi, hãy lên đây, tại Blog này. Tôi sẽ luôn ở đây, viết và lắng nghe cùng bạn.
Chúc bạn một ngày xinh đẹp!
Chương 4. App điện thoại – PvZ (Zombie)
Tôi còn nhớ lần đầu tiên tôi được chơi trò này là ở trên máy tính của bạn đại học. Khi đó với tôi, Zombie thật sự rất hấp dẫn và thách thức. Game với đồ họa là Zombie là thế giới cây cối. Điều mà tôi cực kỳ thích trên trái đất này.
Có hoa, có cây bắn đạn, có cây ăn thịt người, có củ (tôi đoán là củ khoa tây), có bom là những trái quả màu đỏ, có cả mặt trời để tiếp thêm nhiên liệu trồng cây nữa. Tất cả đều được đồ họa thực sự sinh động.
Lần đó, tôi được bạn mình cho mượn laptop của cô ấy lúc cô ấy ngủ. Và tôi gần như dành cả buổi chiều cho trò chơi ấy. Tay phải của tôi cứng lại, y như một khúc gỗ được lắp vội vào bả vai. Tôi tưởng như tay mình đã bị liệt sau chiều hôm ấy. Đầu tôi ong ong, cơ thể gần cứ đuối đi trước màn hình đang nhảy nhót những màu xanh lá… Ồ hóa ra cả giác khó chịu của việc ngồi máy tính liên túc là như vậy.
Tôi không chơi game, bất cứ game nào cho đến khi vào đại học được bạn rủ chơi Zombie hoặc bắn gà. Ngoài ra, tôi hoàn toàn không có hứng thú với game.
Thời cấp hai của tôi, gần như con gái sẽ chơi Nông trại vui vẻ hoặc nhảy Audition, các bạn nam sẽ chơi Võ lâm truyền ký, Đột kích, AOE… Còn tôi tuyệt nhiên không biết gì về nó. Tôi thậm chí còn không mê mẩn bất cứ sao nam Hàn hay nhóm nhạc Hàn nào cả. Thời mà DBSK, Super Junior, SNSD, T-Ara, 2PM, BEATS … là trào lưu chúng của toàn bộ giới trẻ Việt Nam, nếu như không muốn nói là toàn châu Á.
Và tôi, hoàn toàn nằm ngoại họ.
Có thể bạn nói rằng tôi nhạt nhẽo, hoặc không có tuổi thơ. Bạn có thể nói thế. Và tôi vui vẻ đón nhận nhận xét đó. Điều quan trọng là tôi không cảm thấy rằng bị thua thiệt, cũng không tiếc nuối vì điều đó. Tôi chọn điều đó.
Tính từ lúc tôi chơi Zombie khi là một cô sinh viên năm nhất tời nay, cũng đã gần 10 năm rồi. Ý tôi không phải tôi đã chơi Zombie trong 10 năm qua. Mà là mốc năm tính từ lúc lần đầu biết tới Zombie đến cách đây hơn 2 tuần trước, tôi quyết định tải phiên bản điện thoại về máy.
Tôi tắt mạng, bỏ qua facebook những lúc nhàm chán, và thiếu vắng. Tôi đã chon Zombie thay vì check thông báo facebook (mặc dù chúng cũng không có nhiều), tin nhắn Zalo hoặc Messenge. Đây có thể coi là một giải pháp dành cho tôi. Tôi khá hài lòng với giải pháp này. Tôi gần như không check mạng xã hội sau giấc ngủ trưa của mình. Toàn bộ buổi sáng của tôi dành cho đọc và viết, còn lại sẽ là Zombie.
Mỗi lần chơi game này tôi đều sẽ nghĩ, hay là mình cũng trồng một vườn hoa 10 giờ như thế này nhỉ. Liệu nó nó nở ra mặt trời nhưng trong game. Hay nó có thu hút lũ Zombie xuống chiếm đóng không ta. Tôi cũng không chắc nữa. Khả năng cao là không. Vốn là tôi cũng không quá mê mẩn hoa hướng dương lắm, mắc do ý nghĩa loài hoa này khá kiêu sa. Chỉ là tôi thích những chiếc hoa bé xinh xinh, tôi không có nhiều hứng thú với những bông hoa to đùng cách mạng như vậy. Vậy nên tôi vẫn khi trồng hoa cúc sẽ phù hợp với tôi hơn tất thảy.
Gần đây, tôi nhân ra chiến thuật chơi Zombie của tôi có phần thay đổi rất lớn. Tôi nghĩ đó là kết quả của sự thay đổi trong tư duy của mình.
Cách đây 10 năm, khi còn là một cô sinh viên năm nhất, tôi luôn trồng hoa trong thế phòng thủ. Tức là vừa trồng vừa đặt củ khoai tây phía trước hàng hoa. Điều này sẽ giúp việc cầm chân vài còn Zombie trong một lúc. Tôi cố gắn trồng đều vào các hàng hết lớp này đến lớp khác. Điều đó đồng nghĩa với việc, nếu có 7 hàng, tôi phải đi kèm cũng 7 của khoai tây trước khi trông thêm bất cứ cây bắn đạn nào. Tôi không dàn trải cơ hội của mình, mỗi nơi một chút và chấp nhận chờ đợi.
Bây giờ, khi trải qua 10 năm “sóng ngầm” trong cuộc đời, lối chơi của tôi đã thay đổi đột biến. Tôi tập trung vào một nơi, trồng đầy hoa. Tôi tích mặt trời cho đến khi trồng được cây bắn đạn. Trong lúc đó, sẽ có một vài rủi ro xảy đến. Hoặc là tôi sẽ mặt đi một chiếc xe an toàn trước cửa nhà. Chiếc xe này có nhiệm vụ “cán bẹp” những con Zombie đang trên đường tiến vào nhà theo hàng đó, nếu một trong số con đó chạm vào xe.
Đây là điều mà cách đây 10 năm tôi hoàn toàn không có ý định đánh đổi. Nó quá rủi ro, và tôi có thể không có cơ hội làm lại nếu chiếc xe đó bị lãng phí ngay từ ban đầu. Hay nói đúng hơn, 10 năm trước tôi cần sự an toàn chứ không phải bất cứ rủi ro dù là nhỏ nhất để đánh đổi thành công. Tôi chỉ cần an toàn, trong vòng kiếm soát của mình. Có quá nhiều nỗi sợ mất đi, che lấp đi hi vọng có được của tôi tại thời điểm đó.
Khi ấy, tôi ngần ngừ trong mọi quyết định có thể dẫn tới rủi ro. Đây không phải tư duy xấu. Nhưng có lẽ nó hợp với tôi khi ấy. Tôi người chưa từng có được cái gì đó lớn lao, nhưng lại có một vài thứ tuy nhỏ bé nhưng chẳng dám làm mất. Đến nghĩ thôi cũng còn không dám.
Giờ đây, tôi đã là một cô gái trưởng thành, tôi nghĩ là thế. Tôi hiểu rất rõ cái gọi chi phi cơ hội. Có những chi phí bắt buộc phải trả xuống nếu muốn thu được kết quả vượt ngoài mong đợi, hoặc là về trạng thái trắng tay. Và nếu trở về trạng thái trắng tay thì hình như có vẻ cũng không đáng sợ nữa. Bởi khi đó, có lẽ tôi chẳng còn gì để mất mà lo với sợ nữa. Giống như con thiêu thân, lao về phía trước vậy. Hoặc là được đón sáng, hoặc là chết đi trong ánh hào quang kia.
“Thà một phút huy hoang rồi chợt tắt. Còn hơn buồn le lói xuống trăm năm.” – Xuân Diệu
Có người nghĩ rằng sống hết mình mới là sống. Có người chỉ mong ước những tháng ngày bình yên. Vài người tin rằng, ổn định, an phận là chân ái. Liệu có chuẩn mực nào cho lối sông không?
Tôi cho là không hẳn!
Chương 5. App điện thoại – Tiki
Tôi từng có thời gian nghiện Tiki hơn Facebook. Lướt Tiki điên cuồng tới nỗi giỏ hàng cứ đầy lên mỗi ngày mà đơn hàng thì không ấn thanh toán. Tôi thấy việc chọn mua xong để đó có chút thú vị và hào hứng. Và đặc biệt mặt hàng tôi đặt lại là sách nữa.
Tôi thường mở Tiki thêm vào giỏ hàng những cuốn sách có tựa hay hay hoặc một cái bìa bắt mắt. Đôi lúc, tôi chỉ thêm vào giỏ và không mua cho đến khi có gì gọi là “thần linh mách bảo”, một tín hiệu nào đó từ vũ trụ gửi về. Tín hiệu của việc, cuốn sách này phải về tay bạn Hương. Về tay rồi, khi nào đọc lại phải chờ tín hiệu vũ trụ lần nữa nhé. Hihi. Điều này tôi từng nhắc tới trong bài viết Tôi chọn sách như thế nào? cách đây hơn tháng.
Nếu bạn ở đây, thường xuyên đọc những bài viết về sách của tôi. Có thể bạn cũng là một trong những khách hàng của Tiki. Bạn biết Tiki là gì không?
Sau hơn 3 năm sử dụng dịch vụ của Tiki, tôi mới biết được Tiki là viết tắt của từ Tiết Kiệm. Một cách đặt tên thương hiệu bắt cách cắt bớt ký tự hoặc đọc lái đi. Tôi đã biết đến thông tin này qua một chương trình đào tạo kinh doanh bán hàng. Thật sự rất tình cờ. Theo tôi được biết Tiki còn là viết tắt của vài từ khác nữa. Nhưng tôi không nhớ hết, mà chỉ ấn tượng lớn nhất với từ “Tiết kiệm” này thôi.
Tôi khá yêu thích sử dụng dịch của của Tiki bởi tốc độ giao hàng nhanh tới chóng mặt. Nhiều lúc tôi cảm giác như Tiki đoán trước tôi sẽ mua gì vào ngày hôm đó và đã mang hàng đợi sẵn trước cổng nhà tôi vậy. Tôi thanh toán đơn hàng lúc 10 giờ sáng, và đến 11 giờ 30 phút là tôi có thể nhận sách vào tay.
Nói thật tôi thích cảm giác có được nhanh chóng. Chậm một chút cảm giác như rất mất hứng. Đây chính là đặc quyền của những lần book Tikinow khi tôi ở Sài Gòn hoặc Hà Nội.
Trở về Vĩnh Phúc, dịch vụ này không còn nữa. Mỗi lần đặt sách cũng phải đợi tới 2-3 ngày. Chưa kể thời gian và quãng đường vận chuyện, đôi khi làm sách bị gẫy mép, hoặc gặp mưa cực kỳ khó chịu.
Tôi vẫn luôn cố gắng giữ cho mình một cái đầu lạnh và một trái tim ấm khi nhận những đơn hàng đó. Cố gắng bỏ qua những thiếu sót này. Thế nhưng dù thế nào, trải nghiệm không tốt ấy vẫn vương lại đôi chút trong đầu. Nó còn sót lại và được kể với bạn ở đây.
Tôi chỉ thích mua sách ở Tiki. Không phải bởi vì Tiki giao hàng nhanh mà bởi vì tôi đã quen với nó. Tôi quen với việc mua một cái gì đó giá trị thì vào siêu thị lớn hoặc gian hàng chính hãng. Như mua laptop thì vào điện máy xanh chẳng hạn. Mua một số đồ dùng hàng ngày, không cần yêu cầu quá cao về chất lượng hoặc giá cả, như lọ hoa để bàn, có thể tôi sẽ vào Shopee mua cho rẻ. Nhưng nếu mua sách, nhất định phải là Tiki.
Không phải Fahasha, không phải nhà sách, không phải siêu thị, không là shopee, không là Lazada. Luôn luôn là Tiki cho việc mua sách.
Đây là phản xạ có điều kiện của tôi mỗi khi nghĩ tới việc mua sách. Tôi không đủ kiên nhân để săn sale giá rẻ trên Tiki. Tôi chỉ đơn giản là sách sẽ lên Tiki và tìm mọi mã giảm giá để được freeship.
Có thể rất nhiều người bị ám ảnh với phí ship như tôi. Chỉ cần freeship là cảm thấy là đã mua hời. Thật kỳ cục và có chút ích kỷ. Nhưng nhãn hàng đã chọn điều đó cho khách hàng. Và tôi cho rằng, tôi đã sử dụng đúng đặc quyền của mình. Dẫu biết giá trị đơn hàng có thể đã được nâng giá lên để bù vào phần phí ship kia, nhưng không sao cả. Đối với nhiều người, freeship tức là giá hời. Đơn giản vậy thôi.
Tôi không phải con nghiện săn sale. Nhưng tôi nghiện việc thêm sách vào giỏ hàng Tiki. Tôi có cảm giác an tâm khi thực hiện hành vi này. Có thể làm thế giúp tôi yên tâm rằng tôi không bỏ phí bất kỳ điều hay ho nào đang diễn ra quanh cuộc sống của tôi. Và bạn rất có thể đã bắt gặp những cuốn sách tôi để trong giỏ cả năm trời trước khi chính thức rước “em nó” về dinh. Tôi biết có nhiều người ngoài kia cũng có thói quen này giống tôi. Bởi thế tôi lại càng yên tâm với hành vi “chính đáng” của mình.
Tiki là một trong số những App không bị tôi xóa thường xuyên như các ứng dụng khác. Tôi luôn nghĩ Tiki sẽ không có điều gì đọc hại và lôi kéo tôi. Nếu nó thật sự lôi kéo tôi, thì đó chỉ có thể là đám sách đầy hấp dẫn mà thôi.
Theo thống kê vào tối qua, tôi đang có tổng cộng 16 cuốn sách chưa đọc tới và 4 cuốn khác đang trên đường về. Tôi nghĩ tôi thật sự đã bị Tiki lôi kéo theo một cách nào đó rất khó ngờ. Nhưng tôi vẫn mừng vì nó không làm tôi quá đau đầu nhưng một vài đồng nghiệp cũ của tôi. Những người có thể tiêu cả chục triệu cho những món hàng săn sale 1k, 9k, 19k trên Shopee, Lazada, Tiki vào mỗi đợt sale trong tháng. Rồi sau đó, tái mét mặt khi phải thành toán tín dụng.
Tôi không cho phép bản thân chạy theo điều đó. Bởi tôi chỉ có hứng thú với một app mua sắm trực tuyến duy nhất là Tiki.
Không có cái app nào kéo tôi đi xa hơn Tiki trong ít nhất là năm 2022 này. Tôi cá là như vậy.
Liệu bạn có nghiện Tiki theo kiểu của tôi không?
Chương 6. App điện thoại – Momo
Thực ra, đến hôm nay khi ngồi chọn Ứng dụng nào tiếp theo viết tới, tôi không còn biết nên chọn ứng dụng nào nữa. Gần như các ứng dụng trong điện thoại của tôi bắt đầu trở nên “nghèo nàn” đến mức nó cần đạt tới. Nói vậy nghĩa là sao đây? Tức là nó không có mất hấp dẫn và nhiều tiện ích không cuộc đời tôi nữa. Tôi không biết đây có phải dấu hiệu đáng mừng không? Hay đây là biểu hiện của một người không còn màng cập nhật với tiến trình hiện đại của công nghệ nữa.
Momo là một ứng dụng thanh toán được tôi sử dụng đến phát cuồng khi làm việc và sinh sống ở Sài Gòn. Tôi dùng Momo gần như trong mọi trường hợp cần sử dụng đến tiền. Bao gồm mua sắm, thanh toán, chia tiền ăn, nhận tiền từ bạn bè, thậm chí tôi còn nộp phạt bằng ứng dụng Momo nữa.
Tôi có thể ra đường khi trên người không có một đồng tiền mặt nào. Tôi không thích cầm tiền mặt trong tay. Hoặc tôi có quá ít tiền để có cảm giác sung sướng thỏa mãn khi cầm cọc tiền polime trên tay. Tôi nghĩ đây là cách lý giải hợp lý hơn cho trường hợp của tôi.
Ở Sài Gòn, gần như ai cũng dùng ít nhất một ứng dụng thanh toán trực tuyến kiểu như Momo vậy. Nó tiện lợi, dễ sử dụng, nhanh chóng và quan trọng hơn tất thảy, nó miễn phí chuyển tiền. Chưa kể những tiện ích đến từ việc thành toán qua ứng dụng còn được giảm giá.
Tài khoản Tiki của tôi được thanh toán mặc định qua App Momo. Nó thường có những ưu đãi như freeship, giảm giá 20k, 30k cho mỗi đơn hàng. Và quan trọng và nó cũng hoàn toàn miễn phí.
Mỗi kỳ nhận lương, tôi sẽ nạp vào Momo khoảng một đến hai triệu để dùng dần. Tôi thanh toán tiền nhà qua Momo. Bởi chuyển khoản qua đây là hoàn toàn miễn phí thay vì mất mức phí cắt cổ như 9.900đ hoặc 7.700đ của một vài ngân hàng nào đó. Tôi tận dụng tối đa các chức năng của Momo cho cuộc sống. Từ việc vận hành tiền qua Momo, thanh toán, nạp tiền điện thoại, trao đổi tiền, hùn tiền… Mọi thứ có thể thực hiện qua Momo thì tôi đến ứng dụng nó vào cuộc sống của mình.
Tôi mê Momo đến độ quên đi cảm giác cầm những tờ tiền polyme có cảm giác ra sao. Bạn bè và những người xung quanh tôi mặc định rằng tôi sẽ chuyển khoản cho họ qua Momo hoặc bất cứ ví điện tử nào có thể thay vì một sấp tiền mặt khi chung tiền với họ. Nó gắn liền với cuộc sống của tôi như hơi thở của mình vậy.
Tôi nghĩ người ta đã có những bước nhảy vọt lớn trong công nghệ cũng như tài chính khi sinh ra những ứng dụng ví điện tử giống như Momo. Nó không mang tiền ảo, nó hoàn toàn là tiền thật nhưng nó được quay vòng nhanh chóng hơn. Nó giảm thiểu các rủi ro bệnh dịch truyền nhiễm thông qua tế bào biểu bì. Nó giảm thiểu thời gian xếp dàng dài và những câu lệnh cồng kềnh mỗi khi đứng trước cây ATM nào đó. Nó giảm thiểu khả năng rơi tiền do bất cẩn hoặc những lần đãng trí. Nó làm cho mọi thứ trở nên thuận tiện và hữu ích hơn cho cuộc sống này.
Nhắc tới đây, cũng không thể bỏ qua những chiến dịch mà Momo từng thực hiện để khuyến khích người dùng. Họ có những chương trình hỗ trợ người nghèo, những hoàn cảnh khó khăn, bệnh nhân ung thư thông qua chương trình đi bộ và quyên góp heo vàng. Bạn có thể đi bộ thường xuyên và tích lũy điểm để có cho mình những phần thường là những con heo vàng ảo. Từ phần thưởng đó bạn có thể quyên góp cho những người khó khăn được đề xuất trong danh sách. Momo sẽ chuyển đổi phần thưởng đó thành tiền mặt và trao tặng cho những người bạn muốn giúp đỡ.
Đây thật sự là một cách PR thương hiệu cao tay. Khi Momo vừa biết cách kể nên câu chuyện thương hiệu của mình. Vừa làm khách hàng cảm thấy họ là một phần của chiến dịch tốt đẹp do Momo tạo ra.
Giống như Tony Hiesh – CEO Zappos từng chia sẻ: một thương hiệu thành công sẽ luôn mở ra những câu chuyện sau đó.
Tôi nghĩ Momo là một thương hiệu thành công như thế.
Mặc dù vậy, Momo đã không thể hiện được tốt chức năng của mình khi theo tôi về Vĩnh Phúc. Ở đây, không nhiều người sử dụng hình thức chuyển tiền online là một phương tiện thân thiện, càng không nói đến việc sử dụng ví điện từ. Người dân ở quê vẫn quen với việc tiêu dùng bằng tiền mặt, cầm trong tay cọc tiền có lẽ mang tới cảm giác giá trị hữu hình thực sự hơn là ngắm nhìn các con số nhảy trong tài khoản.
Một số quán cafe hay dịch vụ bảo dưỡng xe máy tôi phải sử dụng hình thức chuyển khoản, bởi đến một tiện ích gần như được coi là quốc dân như “cà thẻ” cũng không được ứng dụng và ưa chuộng rộng rãi ở nơi đây. Tôi nghĩ đây là điều vô cùng đáng tiếc tại một tỉnh thành tiếp giáp với Hà Nội, gần sân bay Nội Bài, có đường cao tốc Bắc Nam chạy qua như Vĩnh Phúc.
Bởi vậy, nên dù Momo có nhiều ưu việt, nhưng khi nằm ở những nơi xa rời hệ quy chiếu và môi trường của nó, nó cũng gần như một đứa con ngoại lai xa lạ. Tôi nghĩ dù là Momo hay bất kỳ thứ gì trên Trái Đất này đều sẽ có một sân khấu riêng thuộc về. Giống như tôi, tự tạo nên Blog này, chơi trên sân khấu mà mình tự tạo ra vậy đó.
Chương 7. App điện thoại – OnMic
Nói thật, khi OnMic mới ra mắt, tôi đã bắt đầu dùng ứng dụng này như một công cụ để bắt đầu lại thói quen đọc sách của mình.
Tôi biết tới OnMic thông qua một người bạn trên Facebook. Đây là một ứng dụng để nói trực tuyến mà không cần ghi hình. Có thể là một phiên bản Radio ngẫu hứng của khán thính giả, những người muốn được nói nhưng ngại lên hình.
Có khá nhiều điều thú vị diễn ra trên Ứng dụng nói trực tuyến này. Tôi vô tình lạc vào một phòng ca nhạc cuối tuần ngẫu hững của những người mê ca hát. Nhưng con người không chuyên nhưng luôn muốn thể hiện giọng ca của mình. Tôi cũng từng được nghe sự thần kỳ đến từ thần số học trong những buổi tư vấn trực tuyền miễn phí có trên ứng dụng này. Phần đông mọi người còn khá “ngơ ngác” với ứng dụng mới, nhưng đều đến đây với mục đích khỏa lấp sự tĩnh mịch đáng sợ trong những ngày giãn cách kéo dài của cả hai đầu Bắc Nam, Sài Gòn – Hà Nội.
Tôi cũng tự mở cho mình chuyên mục “Đọc thay bạn” vào mỗi 6 giờ sáng hàng ngày, khi bắt đầu nghỉ hẳn công việc cố định để ở nhà xây dựng Blog Hương Nguyễn này. Tôi đọc 30 phút mỗi ngày trên đó. Có ngày không một thính giả nào đến với phòng đọc của tôi, nhưng cũng có lúc con số này tăng lên số lượng 5 – 6 người, mức cao nhất trong phòng đọc mà tôi đạt được.
Giọng đọc của tôi không quá lôi cuốn, êm dịu. Tôi càng không phải là một người có tiết tấu đọc chuẩn theo giọng đọc ở các Radio tại chuyên mục đọc thơ hay kể chuyện. Tôi không mang mục đích quảng bá giọng đọc của mình trên ứng dụng này. Tôi đơn giản chỉ muốn giúp mình có thêm một ràng buộc khi bắt đầu lại thói quen đọc sách mà tôi đã tạm gác lại vài tháng trước đó.
Nói thật, tôi không có kỹ thuật điều chỉnh âm thanh và hơi thở, bởi vậy mà việc hụt hơi liên tục làm tôi tỉnh ngộ ra rằng, tôi cần rèn luyện sức khỏe của bản thân một cách nghiêm túc hơn nữa. Tôi đã duy trì việc đọc sách mỗi sáng trên OnMic được khoảng 1 tuần, có lẽ vậy. Sau đó tôi dừng hẳn, bởi đọc ra tiếng là quá mệt và tốc độ đọc của tôi quá chậm so với những gì tôi muốn từ một cuốn sách. Tôi giữ App khoảng 1 – 2 tháng không dùng rồi xóa bỏ.
Sau một khoảng thời gian, tôi lại tải về và tham gia một số phòng thảo luận về tiếng Anh, cuộc sống, quan điểm xã hội. Có khá nhiều tranh luận thú vị diễn ra trong những phòng thảo luận như vậy. Có lẽ một phần, mọi người không biết nhau là ai, chỉ biết một cái tên và giọng nói như được chính bản thân họ giới thiệu, bởi vậy mọi người có vẻ mạnh dạn hơn trong việc thể hiện các quan điểm cá nhân của mình. Tôi khá thích điều này tại OnMic. Tuy tôi chưa từng phát biểu hay bày tỏ quan điểm của mình ở bất cứ phòng thảo luận nào, nhưng tôi cảm thấy khá vui khi bắt gặp những người có quan điểm thuận chiều hoặc trái chiều với bản thân mình. Từ đó mà tôi cũng được mở mang thêm góc nhìn của bản thân với những vấn đề thảo luận.
Như bạn biết đấy, tôi là một đứa trẻ nhanh chán. Tôi lần nữa xóa App sau vài ngài không tìm thấy chủ đề thảo luận hấp dẫn với mình trong OnMic. Tôi thường không thích nhìn thấy những thứ tôi không thường xuyên sử dụng xuất hiện ở trong tầm mắt của mình. Tôi thường loại bỏ chúng ngay lập tức. Và đó là những gì tôi đã làm, lần thứ hai với OnMic.
Dường như tôi và OnMic vẫn chưa kết thúc được duyên phận với nhau, khi cách đây khoảng một tháng, tôi lần nữa tải lại ứng dụng này về. Có thể bạn nghĩ tôi khá rảnh để làm những việc thừa thãi như vậy. Tôi xin thưa rằng, tôi thật sự rảnh thật mà. Lần này tôi dùng OnMic như một công cụ giúp tôi, ngồi xuống, đọc lên những dòng chữ mà mình viết. Đây là cách tôi dùng để tra soát lỗi chính tả, câu cú, ngữ pháp và cách kéo mạch văn trong bài viết. Nó khá hiệu quả với tôi.
Nói thật thì bài viết nào của tôi cũng chi chít lỗi chính tả, lỗi gõ máy, thậm chí cả lỗi diễn đạt. Nhưng tôi không đủ kiên nhẫn để rà soát nó kỹ càng trước khi ấn vào nút “Đăng” bài viết đó lên Blog.
Tôi đàng thực hiện việc này sau khi bài viết được xuất bản khoảng vài ba ngày. Tôi vẫn ổn với những gì mình viết ra. Và vẫn dùng OnMic như một cách quảng bá không mấy hiệu quả về mặt truyền thông cho bài viết, nhưng hiệu quả về mặt kỹ thuật ra soát biên tập lại bài viết.
Có phải tôi rất sáng tạo trong việc ứng dụng các App tiện ích trên điện thoại vào cuộc sống không? Tôi thật thấy hài lòng với suy nghĩ đó. Đó là cách tôi vận hành cuộc sống của mình. Làm những điều mình muốn theo một cách của riêng mình.
Cảm ơn OnMic và hi vọng chúng ta sẽ động hành với nhau thật lâu nhé!
Chương 8. App điện thoại – Từ điển Flat
Tôi đã rời bỏ tiếng Anh được gần một tháng. Không Kaizen, không dịch thuật, không luyện tập, không gì cả. À chính xác là tôi vẫn thường nghe những video tiếng Anh theo kiểu thụ động trên Youtube vào mỗi tối khi tôi đang chơi game Zombie. Còn lại, tôi đã ngừng mọi việc học chủ động với Tiếng Anh.
Còn nhớ cách đây không lâu, có lẽ ai cũng thấy được sự chăm chỉ và hòa hứng mỗi ngày của tôi với tiếng Anh. Nhưng tôi đã ngừng việc đó lại với lý do rất hoàn mỹ sau một lần đau răng đến không tiếp tục bài học trên lớp tiếng Anh được. Tôi đã bị dòng chảy lười biếng cuốn theo và ngừng việc học tập của mình như một kết quả có thể đoán trước.
Phải nói tôi không có tính kiên nhẫn đủ lâu để làm việc gì đó mình không thích liên tục nhiều ngày đến vậy. Cụ thể ở đây chính là tiếng Anh. Một vài lời chê có thể làm tôi thấy nản lòng và thật xấu hổ khi phải thừa nhận điều đó ở đây.
Tôi đã rất chăm chỉ tự học tiếng Anh bằng cách dịch những đoạn hội thoại trong App English Conversation. Khi ấy tôi chăm tới nỗi mà nhiều người bạn của tôi đã nhắn tin hỏi thăm tôi về cách đê duy trì việc học tiếng Anh một cách say mê như vậy mỗi ngày.
Mỗi buổi sáng, khi tôi thức dây, tôi đã mở app ra, chép lại đoạn hội thoại và chăm chỉ ngồi dịch nó. Tôi dùng Ứng dụng từ điển Flat như một người trợ lý học tập của riêng mình. Thậm chí tôi còn ngồi đọc tự tiếng Anh để ứng dụng ghi nhận và dịch lại. Khi đó tôi vừa có thể luyện phát âm vừa có thể dịch những đoạn hội thoại ấy mỗi ngày.
Tôi cũng thường dùng từ điển Flat để luyện phát âm với những từ mới. Một trong những điều tôi rất thích ở ứng dụng từ điển này là tôi có thể nghe pháp âm đó bằng tiếng Anh – Anh hoặc tiếng Anh – Mỹ. Nó thật sự khá thú vị.
Trong ứng dụng cũng có những ví dụ minh họa cho cách dùng từ ở các ngữ cảnh khác nhau một cách rất chi tiết và phong phú. Một từ có thể dịch ra nhiều nghĩa ở các ngữ cảnh cụ thể, và tôi có thể tiếp cận chúng thông qua các vị dụ cụ thể. Tôi đây đây là một trong những ưu điểm mà tôi thấy được đối với Flat.
Nếu tôi không nhầm thì tôi chưa từng xóa đi tải lại ứng dụng này bất cứ lúc nào. Mặc dù tôi đã làm điều đó với rất nhiều các ứng dụng học tiếng Anh trực tuyến trước đó. Cuốn từ điển điện từ này thì không.
Với tính hình tiếng anh bi đát của bản thân thì tôi nghĩ tôi vẫn phải thường xuyên dùng tới nó, mặc dù hiện giờ tôi đang chủ yếu dùng máy tính khi làm việc nhiều hơn. Vì thế, tôi sẽ dùng google dịch trên laptop. Tuy nhiên, ứng dụng di động theo tôi thì Flat là một lựa chọn ấn định. Tôi không thích tải quá nhiều app để phục vụ cho một mục đích, điều tôi làm tôi mất tập trung và tôi ghét điều đó. Tôi luôn để bản thân ở trạng thái một lựa chọn, như vậy nó sẽ giúp tôi tối ưu được năng lượng và tinh thần chỉ cho một điểm. Như vậy sẽ tốt hơn nhiều khi liên tục phải đứng trước các lựa chọn.
Nhắc tới Flat, nó làm tôi phải cân nhắc tới việc học lại tiếng Anh thôi. Nhưng nói thật, tôi vừa được cuốn Tuần làm việc 4 giờ chỉ ra rằng tôi nên tập trung tối đa một đến hai mục tiêu trong cùng một thời điểm. Bởi vậy, tôi nghĩ mình sẽ lùi lại dự định này sang nửa năm tới. Hiện giờ, tôi cần dồn mọi năng lượng của mình cho những dự định trước mắt. Tập trung và không dàn trải là những gì tôi phải luôn tục nhắc nhở bản thân sau những lần ôm đồm quá nhiều mục tiêu một lúc.
Lên kế hoạch cho mọi việc sẽ tốt hơn mọi sự bộc phát tức thì.
Chương 9. App điện thoại – Báo thức
Đã lâu rồi tôi không viết bài trên Blog Hương Nguyễn này, bởi tôi thật sự đang bận rộn với dự án mới của mình khởi động được 2 tuần gần đây.
Tôi tưởng chừng sẽ phải bỏ ngỏ cuốn Ebook này nhưng rồi những bài học còn sót lại từ cuốn sách Hoàn thành đã thúc giục tôi phải tiếp tục viết.
Thật tuyệt!
Quay là chiếc Ứng dụng Báo thức trên điện thoại của tôi. Tôi nghĩ đay là một trong những ứng dụng không thể xa rời trong mỗi chiếc điện thoại tôi dùng.
Nó giúp tôi thiết lập thói quen. Nó giúp tôi đúng giờ. Nó giúp tôi tỉnh giấc. Nó giúp tôi “giật mình”.
Không biết bao nhiêu lần tôi cứ miên man suy nghĩ vẩn vơ, rồi xao nhãng để rồi bị cuốn theo những hoạt đồng “hời hợt” không mang giá trị có cuộc sống của mình. Bỗng, tiếng chuông báo thức vang lên, kéo tôi ra khỏi những miên man ấy.
Tôi thường xuyên rơi vào trạng thái miên man, thơ thẩn suy nghĩ. Bởi vậy tôi mới nói tôi từng gặp khó khăn để tập trung học sách.
Ứng dụng báo thức gắn liền với hoạt động thường ngày của tôi.
Báo thức tỉnh giấc
Báo thức nấu cơm
Đếm ngước để viết
Đếm ngược để đọc
Đếm ngược để nghe tiếng Anh thụ động
Báo thức đăng bài
Báo thức để nhắc lịch dạy
Báo thức để nhắc lịch học
Báo thức để nhắc lịch họp
…
Quá nhiều hoạt động được song hành cùng chiếc báo thức diệu kỳ. Tôi không biết mình có thể ra sao nếu không có ứng dụng này trên đời. Tôi gặp khó khăn trong việc đo lường thời gian. Thật lạ kỳ, có vẻ như tôi không có nhiều biết tài lắm nhỉ. Tôi gặp rất nhiều có đồng hồ sinh học cực đỉnh luôn, họ có thể căn chính xác thời gian đến tình phút. Kỳ diệu. Đôi lục tôi ước gì mình có thể làm được điều đó. Chỉ là, có thể thật sự đây là một dạng năng khiếu bẩm sinh vậy đó.
Tôi thật sự phải cảm ơn sự hiện diện của app báo thức trên điện thoại. Nếu không có nó, có lẽ những buổi làm trễ lịch, những suy nghĩ miên man, những ngày vui chơi quá độ… sẽ quẩn quanh suốt cuộc sống của tôi.
Tôi viết những dòng này, để nhắc nhở bản thân hãy trân trọng tất cả mọi thứ xung quanh cuộc sống của mình. Dù ít hay nhiều chúng đều đang cố gắng giúp đỡ cuộc sống của tôi. Chỉ là tôi đang làm nó ảnh hưởng tốt hay xấu đến cuộc đời của mình.
Bạn thích bài viết này? Hãy để lại comment để giúp mình có thêm động lực. Ngoài ra, bạn cũng có thể cân nhắc việc ủng hộ mình bằng cách hoạt động BUY ME A BOOK tại chuyên mục ỦNG HỘ/ DONATE nhé!
“Bạn có thể tiếp cận việc viết bằng sự lo lắng, phấn khích, hy vọng, hoặc thậm chí tuyệt vọng – cảm giác bạn không bao giờ có thể trải lên trang giấy toàn bộ những gì chất chứa trong tâm trí và trái tim mình. Bạn có thể lao vào việc viết với phong thái của một võ sĩ lên đài. bạn có thể viết bởi bạn muốn một nàng cưới mình, hoặc muốn thay đổi thế giới… Có một tỉ lý do dẫn bạn đến với việc viết lách, nhưng đừng hời hợt. Tôi nhắc lại: Đừng hời hợt khi ngồi trước một trang giấy trắng.”
__Nhà văn người Mỹ, Stephen King__
Cuốn sách “Để trở thành người viết” – Một tín hiệu từ vũ trụ
Như một tín hiệu từ vũ trụ gửi đến cho tôi đến với cuốn sách này. Tôi đã mua cuốn sách “Để trở thành người viết” vào đúng ngày mùng Một Tết Nguyên Đán vừa qua. Mang trong mình tâm thế sẽ có một năm đọc sách đầy thú vị. Quả thật những cuốn sách trong tháng một này tôi đã đọc mang đến rất nhiều cung bậc và suy nghĩ mới trong tôi. Đây là một dấu hiệu tuyệt vời.
Chỉ trong buổi sáng hôm qua, khi tôi vô tình đọc một bài viết nói về hành trình của một cô gái bước chân vào nghề viết từ con số 0 đến con số 1000$. Câu chuyện của cô gái ấy thôi thúc tôi phải đọc cuốn sách ngày. Nó đang nằm trong chồng sách chưa đọc trên giường của tôi. Tôi ngồi dậy và tìm lại cuốn sách này. Mở nó ra, bắt đầu ngấu nghiến.
Cuốn sách “Để trở thành người viết” – tác giả Travis Elborough & Helen Gordon
Để trở thành người viết là bộ sưu tập những ý tưởng, không đúng hơn là kinh nghiệm của các tác gia nổi tiếng trong nghề như Haruki Murakami, Oscar Wilde, J.K.Rowling, Stenphen King…
Một vài người mang câu chuyện của họ tới, một vài người khác mang thông điệp được đúc rút từ nhiều năm với cả trăm cả ngàn những thất bại hợp thành trước thành công của họ. Tất cả chúng lần lượt hiện để tôi nhận ra nhiều điểm chung từ những tác gia thành công và nổi tiếng. Những người mang “ngòi bút” của mình chiếm lĩnh thế giới, trinh phục cả nhân loại.
20 Ghi chú tôi học được từ cuốn sách “Để trở thành người viết”
Tôi đã note lại cho mình vô số những điều hữu ích. Tôi nghĩ tôi phải viết xuống đây để nhắc nhở bản thân của chính mình học tập chăm chỉ hơn.
Và đây là 20 ghi chú nổi bật:
Tắt Wifi đi. Rời xa Internet. Làm việc trên một máy tính ngắt kết nối mạng.
Viết nhật ký – một dạng rèn luyện viết.
Viết mỗi ngày, kiên trì, bền bỉ.
Cứ viết, đơn giản là viết, bỏ qua dàn bài, bỏ qua kỹ thật, thả dòng chữ xuống, viết tự do, đừng dừng lại để sửa, cũng đừng đọc nó trước khi bạn ngừng viết.
Đặt đồng hồ và viết.
“Khi bạn chỉ có hai mươi phút, bạn viết hối hả, bất chấp hay dở… Bạn cứ viết thôi và sẽ sửa lại sau.” – Jodi Picoult
Đừng chờ đợi cảm hứng, hãy ráo riết truy tìm nó bằng cách cứ đặt bút xuống và viết. Cảm hứng sẽ từ từ hiện ra hoặc bạn sẽ tìm được một thứ gì na ná giống. Hãy chủ động.
Luôn viết xuống dù chỉ là nhảm nhí, hãy viết bất cứ thứ gì, vẫn còn tốt hơn là không động bút.
“Nếu bạn muốn viết hiệu quả, theo tôi điều đầu tiên cần làm là viết đúng thứ đã xuất hiện trong đầu bạn – dù ngớ ngẩn – và từ đó luận ra hình hài của ý tưởng.” – H.G.Wells
“Đọc những gì bạn muốn thay vì người khác bảo bạn đọc gì.” – Joyce Carol Oates
Internet có thể làm bạn phân tâm, rối trí. Hãy cô lập nó khi đang viết.
“Những người khác viết như thế nào? Có dễ hơn mình không? Không. Chẳng có mánh khóe gì đâu. Bạn cần phải ngồi vào bàn.” – Paul Beatty
“Viết ra mọi thứ một cách thoải mái và nhanh nhất có thể. Không bao giờ sửa hoặc viết lại cho đến khi hoàn thành. – John Steinbeck
“Đã cố gắng. Gặp thất bại. Không sao. Hãy thử lại. Thất bại thêm lần nữa. Nhưng là thất bại theo hướng tốt lên” – Samuel Beckett
“Tôi thực sự không hiểu được những người nói họ đang gặp bế tắc trong chuyện viết lách. Với tôi, cách tự nhiên nhất để chữa chứng này là tiếp tục đọc.” – Eleanor Catton
Việc đọc có tác động rất lớn đến cách hành văn khi viết. Bởi vậy chọn tác phẩm để đọc cũng rất quan trọng.
Đừng kể lể. Hãy mô phỏng.
Khi bạn bắt gặp một tính từ hãy tiêu diệt nó.
Không bao giờ viết câu bị động, khi nó có thể là câu chủ động
Nếu có thể bỏ được một từ, hãy bỏ từ đó đi.
Tôi có một vài quyết định cho riêng mình…
Tập thói quen viết vào 7 giờ mỗi sáng, viết liên tục 30 phút vào buổi sáng
Sáng nay tôi đã thử thực hiện nó, cảm giác khá mới mẻ, có vẻ như lâu rồi tôi không viết vào buổi sáng. Dạo gần đây tôi thức dậy khá muộn. Tôi thường bắt đầu ngày mới với việc đọc. Bởi vậy nên tôi sẽ viết vào buổi trưa sau khi ăn xong hoặc buổi chiều sau khi ngủ dậy.
Tôi đã ép mình phải ngồi yên, và gõ liên tục những hàng chữ trong suốt 30 phút. Gõ xuống tất cả những gì đã xuất hiện trong đầu theo đúng cái cách mà nhiều tác gia đã khuyên chúng ta nên làm như vậy. Đây là cách tìm cảm hứng, một cách ráo riết, chủ động, quyết liệt. Cứ viết tất cả xuống, dù là nhảm nhí cũng hơn là chẳng viết gì. Nó buộc tôi phải duy trì việc viết hằng ngày, cho đến khi viết trở thành một phần của cuộc sống. Không phải một việc bắt buộc phải làm mà là một việc hiển nhiên phải làm. Trước khi làm gì đó lớn lao, ta phải bắt đầu từ những bước cơ bản trước!
Tôi sẽ tiếp tục nâng thử thách này lên thành 40 phút, 50 phút cho đến khi nào đạt được 4 tiếng liên tục như vậy. Đây cũng làm một trong những ứng dụng từ phương pháp làm việc sâu mà tôi đọc được trong cuốn sách Deep Work (tôi nợ bản thân bài review cuốn sách này).
Tôi càng kỳ vọng sẽ dịch chuyển thời gian thức dậy mỗi sáng của tôi thành 6 giờ 45 phút, 6 giờ 30 phút, 6 giờ,… cho đến khi đạt được lúc 5 giờ 30 phút. Tôi từng đạt được thói quen thức dậy lúc 6 giờ mỗi sáng và duy trì nó suốt 2 năm. Tôi nghĩ mình có thể làm được. Bởi thời gian và không gian sáng sớm rất tốt cho việc khai phóng dòng chữ chạy trong đầu tôi mỗi ngày thức dậy.
Viết tự do, không chỉnh sửa, không đọc lại cho đến khi hoàn thành
Tôi đã biết tới điều kỳ diệu từ phương pháp này từ cuốn sách Cứ viết đi! của Grate Solomon. Tới nay tôi vẫn đang áp dụng nó trong các cuốn Ebook của mình. Thả dòng chảy suy nghĩ xuống 10 đầu ngón tay nhịp nhàng trên bàn phím laptop. Chúng thật sự rất kỳ diệu. Chỉ có điều chúng làm tôi lười càng thêm lười phần ra soát chính tả. Thật xấu hổ khi phải thừa nhận rằng, tôi thường xuyên gặp lỗi gõ máy và lỗi chính tả trong bài viết của mình.
Tôi nghĩ đây là một phương pháp mà bất cứ ai cũng nên thử. Nếu bạn lo lắng, hãy thử bắt đầu với những trang nhật ký của chính mình nhé. Tôi tin bạn sẽ có cảm giác giống tôi, cảm nhận những đợt sóng cuộn trào ngay trong lồng ngực. Thấy mình được thả giữa vườn rau xanh với hàng rào là rặng hoa râm bụt khoe màu đỏ chót. Nó thật sự dễ chịu, bình yên và hạnh phúc đấy.
Ngắt kết nối mạng khi viết
Đấy chắc chắn là thông điệp được vũ trụ gửi tin xuống cho tôi. Tôi đã bắt gặp nó trong cuốn Deep Work, khi tìm hiểu về phương pháp làm việc sâu. Một trong những lời khuyên từ các chuyên gia áp dụng phương pháp làm việc sâu đó là tránh xa Internet.
Internet, một thú vui quá nguy hiểm. Chúng mang quá nhiều thông tin, quá nhiều điều níu giữ sự chú ý của chúng ta dành cho nó. Và nó làm hành trình tiến tới làm việc sâu trở nên xa cách.
Và nếu để tạo ra những sản phẩm chất lượng, ta không chỉ ngồi xuống và viết một cách hời hợt. Trên tất cả chúng ta cần tập trung, mang sự chú ý của chúng ta đặt vào đúng hiện thực. Đó là viết.
Tôi đã và đang dần kéo mình ra xa mạng xã hội, internet và những xao nhãng của sự tiện lợi. Tôi quyết định ngắt kết nối mạng khi viết chắc chắn là điều không thể không xảy ra.
Đọc thử một bộ sách trinh thám. Dự định sẽ là bộ Sherlock Holme
Tôi gần như không đọc truyện ngắn, truyện dài, hay tiểu thuyết. Tôi cảm thấy nó có quá nhiều nhân vật nên sợ hãi. Hoặc có thể những gì ngắn gọn, súc tích làm tôi dễ thỏa mãn hơn chẳng hạn.
Dù không biết lý do thật sự làm tôi chưa từng đọc những thể loại như vậy, nhưng có gì đó đang thôi thúc tôi phải thử đọc một thể loại khác lạ trước giờ chưa từng thử. Tôi luôn nghĩ sách tác động rất lớn tới tư duy người đọc. Bởi vậy, một chút khó khăn tôi gặp phải nếu như bắt đầu với thể loại mới này là hoàn toàn dễ hiểu.
Bởi cuộc đời nó ngắn, muốn thử cái gì thì cứ làm ngay thôi. Ai cần quan tâm người khác đang đọc gì? Làm gì? Nghĩ gì? Đó không phải việc của tôi. Việc của tôi làm muốn thử những thứ mình thích.
Đặt một lời nhắc bản thân ở đây, bước đầu tiên là đặt sách đã nhỉ!
Đánh giá chung về cuốn sách “Để trở thành người viết”
Tôi không nghĩ một cuốn sách mỏng nhẹ với gần 200 trang sách, là một câu chuyện ngắn, vài dòng nhận định, đôi lúc chỉ là một câu nói lại mang nhiều giá trị học tập đến như vậy.
Không biết đây có phải cảm xúc chung của tôi ở mỗi cuốn sách không, nhưng tôi dường như có thêm một kho ý tưởng mới cho cuộc sống màu xanh là của chính mình.
Có chút bất ngờ, có chút hào hứng, có chút lơ đãng, có chút bồng bềnh… nhưng chúng đều mang đến ý nghĩ tích cực sống đầu tôi.
Điểm đánh giá: 8/10
Cảm ơn hai tác giả Travis Elborough & Helen Gordon đã cất công mang các tác gia thế giới “tề tựu” trong cuốn sách này.
Cảm ơn AZ Việt Nam đã giúp cuốn sách đến gần với hơn với cộng đồng viết lách và đọc sách tại Việt Nam.
Tôi nghĩ giờ là lúc bạn mở app Tiki của mình lên rồi đó!
———————————————–
Một vài gợi ý khác cho bạn
Bạn chắc chắn sẽ muốn đọc các cuốn sách tuyệt vời khác. Mời bạn đến với chuyên mục: Review sách nhé!
Bạn thích bài viết này chứ? Hãy để lại bình luận của mình ở bên dưới bài viết nhé!
Nếu bài viết này là hữu ích với bạn thì bạn có thể donate cho tôi một tách cafe hoặc một cuốn sách để động viên tinh thần cho tôi thông qua mục ỦNG HỘ/ DONATE nhé.
Cảm ơn bạn rất nhiều!
CÁC TRANG LIÊN HỆ KHÁC
Website: Phụ Nữ Tự Do (phunutudo.com) – Blog viết về chủ đề quản lý tài chính cá nhân cho phụ nữ.
Mọi người tôi gặp tại Zappos đều có một câu chuyện riêng giúp củng cố sứ mệnh của công ty.
__Trích sách Trải nghiệm Wow, lời kể của Mark Dagostino__
The power of Wow – Trải nghiệm Wow
Một cuốn sách được tạo nên bởi Tập thể nhân viên Zappos.com, Tony Hsieh (CEO Zappos) và Mark Dagostino (đồng tác giả).
Tôi đã định viết gì đó cho cuốn sách này ngay từ ngày đầu tiên đọc nó. Tôi đã wow lên bất ngờ với những câu chuyện “không tưởng” nhưng chân thật từ chính các nhân viên Zappos.
Nó không phải câu chuyện được trích từ “một nhân viên đến từ phòng… của công ty Zappos”. Nó được kể bởi người thật, việc thật, chức vụ thật trong công ty. Từng câu chuyện được gắn liên với tên và vị trí của họ. Và nó chân thực đến nỗi, có một phải phút giấy nào đó khiến tôi rơi nước mặt.
Nói thật tôi không chắc mình có thể viết được một bài review rành mạch, rõ ràng như những bài Review sách khác hay không. Bởi ở đây, có quá nhiều cảm xúc ngổn ngang. Nó đến không chỉ bởi câu chuyện, bởi con người, mà còn là tầm nhìn, triết lý kinh doanh, giá trị cốt lõi của Zappos được thể hiện sau những câu chuyện kể của từng nhân viên tại Zappos.
Tôi từng nghe đâu đó về những điều kỳ diệu trong văn hóa doanh nghiệp của Zappos, nhưng tôi không nghĩ nó có thể tới mức “không tưởng” đến như vậy. “Không tưởng” ở đây chính là điều mà bạn khó lòng tưởng tượng ra.
Nó thật sự cho tốt một chút “Trải nghiệm Wow” khi nghĩ về Zappos và Tony Hsieh.
Trải nghiệm Wow dành cho tất cả mọi người
“Một trong những trích dẫn yêu thích của tôi là “Một thương hiệu tuyệt vời là một câu chuyện không ngừng mở ra chương mới.
Tôi nghĩ điều đó cũng đúng với một công ty, cho một cộng đồng và cho một thành phố.
Đó là lý do vì sao tôi rất vui mừng khi được là một cư dân của Downtown Las Vegas ngay lúc này.
Và đó cũng là lý do vì sao tôi thấy phấn khích khi được là một phần trong giai đoạn tiếp theo của cuộc phiêu lưu Zappos.
Tôi không thể chờ đợi để xem những gì đang mở ra phía trước.”
__Tony Hsieh, CEO Zappos.com, tác giả cuốn sách “Tỷ phú bán giày”__
Mẩu giấy note tôi ghi lại khi đọc Trải nghiệm Wow
Trải nghiệm wow thứ nhất: Lời cam kết của khách hàng cao hơn tất cả
Đây là phần note lại của tôi sau khi đọc được quyết định Tony trước sự cố Giáng sinh năm 2017 qua lời kể của Arun Rajan – Giám đốc vận hành tại Zappos.
“Nếu bạn đặt hàng vào trưa 23 tháng 12, bạn sẽ nhận được gói hàng của mình vào đúng ngày Giáng sinh.” – Chiến dịch MKT lớn vào dịp Giáng Sinh 2017.
“Trong vòng một giờ sau khi thông báo ấy được gửi đến danh sách e-mail nhân viên, rồi đến hàng chục triệu khách hàng và chúng tôi nhận được e-mail từ Trung tâm Hoàn tất đơn hàng, cho biết, họ đã nhận được số lượng đơn hàng vượt công suất tối đa. Họ sẽ không thể giao thêm một đơn hàng nào cho đến sau ngày 25 tháng 12.
Sự hoảng loại đã xảy ra.”
__Trích sách “Trải nghiêm Wow”, Zappos__
Zappos đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp. Tất cả nhân viên trung tâm tại phòng hội nghị và suy nghĩ về cách nâng cấp quy trình. Các ý tưởng lần lượt được đưa ra về việc: có thể tuyển thêm nhân viên không? Thuê thêm xe tải giao hàng? Hay trực tiếp điều nhân viên từ Vegas đi giao hàng?
Các ý tưởng được tuôn ra không ngừng cho đến khi Tony nói: “Hãy tặng giày cho họ.”
Tôi nghĩ: “Tony, anh điên rồi.”
Sự thật là: Bất cứ ai đặt mua sản phẩm mà không được giao như đã cam kết, chúng tôi sẽ hoàn lại 100% giá trị của đơn hàng đó.
Nghĩ lại, thì nó hoàn toàn phù hợp với giá trị cốt lõi của Zappos.
“Mang đến cho khách hàng trải nghiệm WOW thông qua dịch vụ khách hàng”
Đây thật sự không phải lời nói suông, không phải tấm áp phích treo trên tường để “làm màu” như cả triệu doanh nghiệp ngoài kia vẫn đang làm như thế.
Tại Zappos họ cho rằng: Chi tiền cho khách hàng là một khoản đầu tư và chúng tôi đầu tu mọi thử có thể cho họ.
>> Tôi tin rằng, bất cứ ai đối với ai cũng cần tôn trọng Cam kết. Lời cam kết với khách hàng, đối tác, bạn bè, gia đình, và đặc biết là bản thân của mình. Tôi tin đây chỉ là một trong cả ngàn câu chuyện đầy cảm hứng đến từ “Trải nghiệm Wow” mà tôi nhận được.
Trải nghiệm wow thứ hai: Hãy cho họ thấy bạn phù hợp với công việc đó trước khi được yêu cầu
Christa Foley – Trưởng bộ phận Tâm nhìn thương hiệu, Thu hút nhân tài và Đào tạo văn hóa đối ngoại; rút ra bài học cho chính mình rằng:
“Nếu bạn đang đưa ra một quyết định khó khăn và lý do của bạn để nói “không” rất đơn giản, vì nó làm bạn khó chịu, hoặc bạn không chắc chắn rằng mình sẽ thành công, vậy thì đó không phải là lý do chính đáng để không làm điều đó.”
Cô ấy đã làm ở bộ phận tuyển dụng 15 năm trước khi được Tony chuyển sang Zappos Insights. Đó là một khoảng thời gian khó khăn, theo như cô ấy nói. Cô ấy không biết gì về B2B, đặc biết là tập trung vào Giáo dục. Nhưng cô ấy đã chuyển đến Zappos Insights được 7 năm kể từ đó đến lúc kể câu chuyện của mình trong quá trình thực hiện cuốn sách này.
Tuyệt!
>> Tôi chính xác đã được cô ấy truyền cảm hứng để khởi động một ý tưởng mà tôi vẫn luôn đắn đo giữa được và mất. Để thực hiện ý tưởng này, đưa nó thành hành động cần một sự dũng cảm lớn. Đây thật sự là một dự án có thể dùng một câu để mô tả: “Được ăn cả, ngã về không”. Tôi đã sợ hãi, và suy nghĩ rằng không chắc chắn rằng mình sẽ thành công. Và Christa đã thức tỉnh tôi. Những nỗi sợ hãi của tôi không phải lý do chính đáng để tôi nói “KHÔNG” với dự án này.
Tôi đã “ấn nút” khởi động dự án ngay buổi sáng hôm đó. Chẳng có điều gì chắc chắn là tôi sẽ thành công, nhưng nếu tôi không hành động, đến có hội thất bại tôi cũng không có.
Trải nghiệm wow thứ ba: Nuôi dưỡng một khu vườn thật sự tuyệt vời rất giống với việc xây dựng sự nghiệp viết lách
“Nuôi dưỡng một khu vườn thật sự tuyết vời đòi hỏi thời gian và công sức, tập trung và chú ý, thử nghiệm và chấp nhận sai sót và nhiều hơn nữa. Vấn đề là, khi một khu vườn được canh tác đúng cách, mọi thứ đều sinh sôi, nảy nở.”
__Christa Foley, Trưởng bộ phận Tầm nhìn thương hiệu, Thu hút tài năng và Đào tạo văn hóa đối ngoại__
Tôi đã nghĩ về Blog của mình, tôi nghĩ về sự nghiệp viết của mình, tôi nghĩ về tất cả những gì đã, đang và sẽ trải qua.
Đã có lúc tôi chán nản, bỏ bê việc viết. Đã có lúc tôi sợ hãi mỗi khi kiểm tra Analytics, nhìn bảng số liệu với lượt xem ít ỏi. Có những lúc tôi muốn trốn chạy cả thế giới bởi chẳng nhìn thấy mần xanh nào đầu trồi sau nhiều ngày cố gắng.
Tôi loay hoay trong chính Blog của mình.
Từ chủ đề, từ khóa, viết tự do hay viết bài chuẩn SEO, truyền thông thủ công hay nên chạy quảng cáo, chọn đam mê hay tiền bạc… Tất cả cứ như mớ bòng bong.
Tôi đã thay đổi kế hoạch triển khai Blog ít nhất 2 lần chỉ trong 6 tháng. Tôi bị áp lực bởi chính kỳ vọng của bản thân. Tôi lúc tôi muốn tạm “buông xuống” mọi cố gắng.
Sau đó, tôi lại tỉnh giấc, hào hứng và tìm kiếm giải pháp cho Blog của riêng mình. Tôi lần lượt thử những gì có thể từ chủ đề đến cách thức viết bài… Và như bạn thấy đó, Blog của tôi hiện đang chỉ xoay quanh một chủ đề duy nhất là SÁCH.
Tôi không biết quyết định của mình sẽ đi đến kết quả nào. Nhưng tôi biết cảm giác hạnh phúc là có thật. Tôi càng hiểu hơn công sức và thời gian tôi bỏ ra sẽ mang tới một kết quả. Chỉ là tôi vẫn đang tìm kiếm hướng “canh tác đúng” cho Blog của mình.
Tôi đang đầu tư để tìm kiếm hướng “canh tác đúng” cho Blog của mình, hay ủng hộ và chờ đón điều kỳ diệu từ chiếc Blog này nhé.
Một lần nữa cảm ơn Christa nhé, cảm ơn trải nghiệm wow mà Zappos đã tạo ra nhé!
Đánh giá chung về cuốn sách “The power of Wow – Trải nghiệm Wow”
“Truyền cảm hứng cho thế giới bằng cách mang lại hạnh phúc cho khách hàng, nhân viên, cộng đồng, nhà cung cấp và cổ đông một cách lâu dài bền vững.”
__Zappos__
Nếu bạn là một chủ doanh nghiệp, tôi tin bạn sẽ nhận về những bài học kinh doanh và quản trị nhân lực rất giá trị
Nếu bạn là một nhân viên bình thường, đang thực hiện ca làm việc ngày 8 tiếng như bao người, tôi tin bạn sẽ tìm thấy cảm hứng để yêu và hạnh phúc trong công việc
Nếu bạn là một người trẻ, tìm kiếm những vết sáng trong đời, tiếp nhận những lời kêu gọi hành động và triết lý cuộc sống, tôi tin bạn không thể bỏ qua cuốn sách wow này
Nếu bạn giống như tôi, một người viết, một người đọc, thì đây thật sự là món quà ban phát những ý tưởng. Sự thật là tôi nhận được nhiều hơn 3 ý tưởng mà tôi chia sẻ ở trên. Với góc nhìn của bạn, biết đâu bạn còn tìm thấy nhiều ý tưởng rất wow khác thì sao. Chính vì vậy, đừng bỏ lỡ cuốn sách này.
Điểm đánh giá: 8/10
Cảm ơn Alphabooks đã đồng hành cùng cuốn sách này, mang Trải nghiệm Wow và Zappos về gần hơn với độc giả tại Việt Nam.
Chúc bạn có thêm những trải nghiêm wow cùng cuốn sách này.
Bạn còn chờ gì nữa mà chưa mở App Tiki và đặt ngay cuốn sách này nhỉ?
Bạn thích bài viết này? Hãy để lại comment để giúp mình có thêm động lực. Ngoài ra, bạn cũng có thể ủng hộ mình bằng hình thức mua sách qua link tại Blog Hương Nguyễn nhé!
Tôi vẫn luôn nghĩ về cuốn sách online thứ ba sau khi hoàn thành xong hai cuốn sách online trước đó là cuốn Hãy cho tôi một điểm tựa… và cuốn Bước tiếp theo…Tôi phân vân không biết nên bắt đầu cuốn sách thứ ba này như thế nào? Lấy tên là gì? Chủ để ra sao? Tôi chỉ biết tôi muốn viết những cuốn sách cho riêng mình, theo cách của mình, phục vụ cho trái tim nhỏ bé đầy lửa ấm của bản thân.
Cuối cùng, sáng nay vào lúc 9 giờ 47 phút ngày 6 tháng 2 năm 2022, tôi quyết định cuốn sách thứ ba này sẽ mang tên VIẾT VÀ VIẾT… – tác giả Hương Nguyễn, NXB Hương Nguyễn Blog.
Một cái tựa có vẻ không có gì quá ấn tượng nhưng là câu chuyện nối tiếp sau chuỗi ngày cố gắng rèn luyện thói quen viết mỗi ngày của bản thân. Tôi nguyện ước VIẾT VÀ VIẾT… sẽ được đón nhận và tỏa ra tia nắng mai ấm áp mà tôi vẫn luôn hi vọng, khát khao trong khoảng thời gian giá buốt này.
Chúng ta sẽ cùng bắt đầu nhé!
Chương 1. Viết và viết về một ngày mưa…
Dùng đúng từ để mô tả về cảm xúc của tôi mỗi khi trời mưa chính là KHÔNG HỀ THÍCH THÚ. Có người từng nói với tôi, chỉ khi nào tôi biết thích những cơn mưa thì khi ấy tôi mới có thể trưởng thành.
Nói thật thì mưa gắn với nhiều điều buồn bã trong cuộc đời tôi, hơn nữa mưa cũng ấn giấu nhiều cạm bẫy bên trong nó.
Mối tình đầu của tôi cũng dừng lại trong một ngày mưa. Khi đó đầu tôi thật sự trống rỗng, từng làn nước xối vào mặt, vào bả vai, vào trước ngực, thấm qua lớp vải áo, lặn sâu vào trong cơ thể tôi. Lạnh lẽo vô cùng. Cái lạnh này nhất định không phải bởi nước mưa tạo thành mà bởi rất nhiều vết cắt trong tim tôi tạo nên. Mưa mùa hè, nhanh tới cũng nhanh đi, ào ào rơi xuống rồi nhanh chóng ngừng hẳn, chỉ là những gì nó để lại thật sự không trôi nhanh như cách nó tới và đi. Tàn tích trong đó đã gắn thật sâu trong tôi cả chục năm nay. Nghe có vẻ ngốc nghếch lắm phải không?
Đời người đúng là không dễ gì quên đi những thương cảm của quá khứ, chỉ là chúng ta dùng những ấm áp sau đó mà sưởi khô, che lấp bớt cái lạnh lẽo kia.
Tôi vẫn luôn cố gắng nhìn những cơn mưa bằng ánh mắt tích cực hơn, vui vẻ hơn, mong chờ hơn. Có những cơn mưa cuốn trôi đi khói bụi nơi thị thành ô nhiễm. Có những cơn mưa làm dịu lại cái oi nóng đêm hè. Có những cơ mưa mang thêm một nồi lẩu nóng hổi, đậm vị.
Đúng, tôi đang cố gắng làm quen và yêu thích những cơn mưa. Tôi từng nghĩ rằng, sao trời không thể đổ mưa lúc đêm đen khi tôi đang nằm ngủ, rồi khi thức dậy là lúc ánh bình minh le lói chiếu thẳng vào mặt tôi. Như vậy thật tốt biết bao nhiêu! Nhưng rồi những ngày đi chơi khuya trở về tôi phát hiện ra ý nghĩ đó thật là trẻ con và ích kỷ. Nếu đêm đen mưa xuống thì những người làm việc lúc hoàng hôn buông xuống phải làm sao? Đâu có ai cũng chăm ấm đệm êm nằm nhà chìm sâu vào giấc ngủ như tôi. Ai cũng có một hoàn cảnh sống riêng, một công việc riêng, một đồng hồ cuộc đời riêng. Những tôi lại luôn muốn thế giới tuân theo vào xoay quanh cuộc đời của mình. Như vậy có vẻ thật ngông nghênh và ích kỷ.
Tôi đã thu lại suy nghĩ ngớ ngẩn có chút bốc đồng của mình. Tôi lại ghét mưa.
Tôi ghét mưa cho tôi một lý do hoàn hảo để lười biếng, và thiếu kỷ luật bản thân. Tôi ghét mưa cho tôi nhìn thấy một bản thân ỷ lại và thiếu trách nhiệm đến như vậy. Tôi ghét mưa cho tôi nhìn thấy tôi của nhiều năm về trước đứng đông cứng trong cơn mưa lạnh lẽo kia, si tình và ngốc nghếch. Tôi ghét mưa cho tôi nhìn thấy vẻ yếu đuối trong trái tim của mình, thứ mà tôi ngày ngày nỗ lực để che giấu chúng.
Có vẻ như tôi đã quá hèn nhát khi đổ hết những tội trạng kia lên những cơn mưa. Có vẻ chút công bằng mà một Tiểu Thiên Bình nên có trong tôi đang bị sự hèn nhát kia gặm nhấm.
Tôi cố tự nhủ, những cơn mưa sẽ cuốn trôi đi những bụi bẩn, ô nhiễm trong bầu khí quyển. Tôi cố tự nhủ, sau những cơn mưa sẽ là những chiếc lá xanh màu tự thiên mà tôi yêu thích chứ không còn phủ trên mình là mùa của khói bụi. Tôi cố tự nhủ, sau những cơn mưa là mần non cây lá sẽ đâm trồi. Tôi cố tự nhủ, sau những cơn mưa là thêm một cơ hội cải thiện đất đai, mùa màng.
Thực ra, tôi không ở vùng chịu nhiều ảnh hưởng của mưa bão, hạn hán, nên có lẽ vì thế tôi mới tự cho mình có quyền ghét bỏ những phản ứng tự nhiên của thiên nhiên. Nếu như tôi ở vùng bão lũ miền Trung thì thế nào? Nếu tôi đang là một thổ dân Nam Phi thì sẽ ra sao? Mỗi một cơn mưa rơi xuống là một hi vọng, là một khát khao và có thể chúng còn là một lời nguyền cần được hóa giải. Tôi thật sự tin rằng nếu ở một vị trí khác, một hoàn cảnh khác, tôi sẽ nghĩ và cảm khác đi.
Vậy mới nói, muốn thấu hiểu trước tiên phải đồng cảm. Đặt bản thân vào vị trí của đối phương để suy nghĩ và cảm nhận. Tôi thường không giỏi an ủi người khác những người khác lại rất hay tìm tới tôi để tâm sự và xin lời khuyên. Tại sao vậy?
Tôi luôn lắng nghe, lắng nghe họ bằng trái tim của họ. Tôi thường chẳng cho ai lời khuyên nào cả, bởi tôi biết, dù cố gắng thế nào tôi cũng không thể hiểu hết những gì họ trải qua, đón nhận và sợ hãi. Tôi chỉ cho họ những gợi mở để họ tự mình vẽ đường, thêu chữ lên cuộc đời của chính họ.
Bạn ạ, bạn không cần sợ hãi những cơn mưa. Tôi biết “cái ghét” mà bạn nói kia chính là cái ghét của nỗi sợ tạo thành. Bạn đã để nỗi sợ đó xâm lấn vào trái tim của mình, để trái tim ấm nóng kia bị lạnh lẽo theo làn nước mưa đầy sợ hãi. Chỉ cần mở mắt to, nhìn lại tất cả nỗi đau, đặt chúng vào làn nước và để chúng cuốn trôi.
Chương 2. Viết và viết về một ngày nắng đẹp…
Thật tình cờ làm sao, sau ngày mưa lạnh buốt hôm qua, chiều nay đã bừng lên tia nắng.
Tôi thích những ngày nắng, thích một cách thiệt tình. Kể cả những ngày nắng oi bức thì tôi vẫn thích nắng hơn những ngày mưa lạnh lẽo. Có thể tôi không hợp với nước thì phải. Thật đấy!
Tôi thích Sài Gòn, một phần tôi rất thích thời tiết của Sài Gòn, có nắng, có mưa nhưng quan trọng nhất chính là không có những ngày lạnh buốt.
Buổi chiều, chạy ra vườn rau sau nhà là rộn ràng tiếng chim líu lo trên mấy cánh cây xoăn trơ lá. Chắc chỉ vài tuần nữa thôi là những lá lộc sẽ nẩy mầm và xanh mướt cả cây. Từ giờ tới lúc đó nói là vài tuần nhưng thoáng cái tới rất nhanh. Dưới tán xanh cây chanh đang bung từng cụm hoa trắng muốt, thơm nhè nhẹ, the the. Tôi thật sự tò mò không biết có mùi nước hoa nào mang mùi hoa chanh không. Tôi rất thích mùi hương đến từ họ nhà cam, bưởi, quýt, chanh. Nhẹ nhàng, mát mẻ, thoang thoảng và quan trọng nhất là luôn mang lại cảm giác thư thái, dễ chịu.
Nắng, làm dịu đi cái buốt dài ngày. Nắng, làm bừng tỉnh trái tim muốn ca hát. Nắng, làm bừng lên ánh lửa trong mắt cô gái tuổi đôi mươi. Nắng, làm dậy mùi thơm hoa lá, cỏ cây. Nắng, mang lũ ong mật từng bầy, từng bầy bay lượn quanh những cụm hoa chanh sau vườn.
Chiều nay, tôi có một ngày thư giãn thật sự với mùi vỏ cam và bưởi quyện cùng nắm lá bưởi hái từ cây bưởi trước sân. Bắc một nồi nước đầy, thả mấy lát vỏ bưởi, vỏ cam được phơi gió cả tuần qua. Cắt một nắm là bưởi non, thêm một vài quả bồ kết nướng vội. Đun thật sôi nồi nước đầy, tận hưởng mùi thơm thư thái của thiên nhiên. Xối từng gáo nước lên đầu. Cảm giác như từng tia thơm dịu, the mát thấm chặt vào từng mạch máu, từng lớp da, từng sợi tóc. Chạy quanh cả phần đầu – vai – cổ, thật dễ chịu biết bao.
Nếu như không phải một ngày nắng, có lẽ tôi sẽ chỉ gội qua đầu với dầu gội, ủ một chút mặt nạ dưỡng tóc và kết thúc quy trình gội đầu thật nhanh chóng. Sẽ chẳng có mùi thơm dịu thư giãn như chiều nay.
Ôi tôi yêu những ngày nắng vô cùng.
Một trong những điều làm tôi thích nắng đó là tôi thấy mình “có ích” hơn. He he. Chính xác là tôi ít để bản thân lười biếng hơn những ngày mưa. Tôi luôn cảm thấy tâm trạng con người cũng sẽ vui vẻ hơn vào những ngày nắng.
Người ta thường bắt đầu một câu chuyện buồn bằng một cơn mưa. Và kể những điều tốt đẹp vào một ngày nắng. Liệu chăng nắng mưa cũng là “sắc mặt” của ông trời? Có rất nhiều sự lười biếng của tôi được “đổ tại” trời mưa, nhưng chắc chắn chưa bao giờ tôi đổ tại trời nắng. Có lẽ trong chính bản thân tôi có phần thiên vị với những tia nắng vàng ươm rọi xuống đường rồi.
Chiều nay, khi thơ thẩn đứng trong những tia nắng ấm, ngắm nhìn dàn đậu cô ve. Đã có bông, đã có trái, tức là sắp được ăn, được thương thức thành quả reo trông gần 2 tháng trời vừa qua. Kiểu như một ngày nắng làm trong lòng muốn tỏa nắng vậy. Tôi chợt nghĩ có thể tôi sẽ mua thêm vài chậu hoa nữa. Tôi sẽ trồng những nhánh hoa cúc mua mấy hôm tết xuống đất. Có lẽ nửa năm nữa là có hoa cắm lọ rồi. Bỗng cảm thấy sao đời nhiều điều làm tôi phấn khích đến vậy.
Một chiều nắng với nhiều người có thể chẳng có gì đặc biệt, với tôi lại như một cuộc đời mới, bước sang trang mới vậy. Nó làm tôi lấy đà bật lên, nó muốn tôi kiến tạo những điều mới. Nó thôi thúc tôi ngồi dậy và nhìn ngắm thành quả sau chuỗi âm thầm. Cứ thế trào dâng, cứ thế mà đưa đẩy.
Ngày thứ hai trở lại với viết lách sau hai ngày năm dài lười biếng tại thời tiết mưa lạnh. Tôi bật mình khỏi chiếc giường ấm áp, ngó vào dự báo thời tiết trên điện thoại vào chờ đợi tia nắng ấm. Tôi khát khao những ngày nắng cứ ngày qua tháng lại tuần tự mà đến, giúp tôi xua đi cái lạnh lẽo đáng sợ kia. Cho tôi dũng khí để bước ra khỏi cái ổ lười biếng của chính mình.
Một chút tươi mới, một chút sáng sủa, một chút ấm nóng. Tôi chỉ cần một chút, một chút đã đủ làm tôi bước dài.
Chương 3. Viết và viết về sự lười biếng của tôi…
Tôi gần như vờ né tránh sự thiếu kỷ luật, quyết tâm và nghiêm túc của bản thân với chính cuộc sống của mình. Đây thật sự là điều tệ hại mà tôi đã làm trong đời. Tôi ước gì mình có thể dũng cảm thừa nhận điều đó.
Tôi đã quá kiêu ngạo khi cho rằng tôi có năng khiếu ở một lĩnh vực nào đó và tôi không cần dày công cố gắng. Tôi ước mình có thể làm khác đi nhưng cuối cùng thì tôi lại trốn chạy. Đây thật sự là một điều tệ hại trong cuộc đời.
Tôi vốn tưởng có gì đó sẽ cần thay đổi nhưng thật ra đó chỉ là thay đổi từ trạng thái lười biếng này qua trạng thái lười biếng khác. Tôi tự chỉ trích chính mình những rồi không hành động gì cả. Tôi ngộ ra rằng tôi chỉ giỏi khua môi múa mép. Chỉ giỏi nói mà chẳng làm gì cả.
Cái gì tôi cũng cho là mình biết nhưng biết thì sao chứ, tôi thậm chí không thể bản thân nhúc nhích để làm một điều gì đó thay đổi tình trạng của bản thân.
Tôi nghĩ tôi cần to do list. Tôi đã tạo ra nó. Thiền, học tiếng anh, đọc sách, viết nhật ký, viết blog. Nhưng sao chứ? Tôi vẫn trốn chạy nó. Nghe có vẻ lố bịch phải không?
Tôi nghĩ tôi cần hàng động, nhưng có vẻ chỉ hành động được một hai ngày rồi ngừng hẳn. Đây chắc chắn là một điều tệ hại.
Tôi cảm thấy như việc viết lách của bản thân đang bị ngừng trệ nghiêm trọng. Đến nỗi tôi không dám đọc lại bài viết của chính mình. Thật ngớ ngẩn.
Tôi đang làm gì đây?
Câu hỏi đúng hơn là tôi đã chẳng làm gì, tại sao vậy? Điều gì thật sự ngăn trở tôi hành động? Đó là niềm tin ư? Niềm tin rằng cuộc sống này thật dễ dàng.
Nhưng sự thật thì cuộc sống này vốn không dễ dàng. Và điều chúng ta làm trong cuộc đời này là làm những việc khó khăn. Đây là điều bình thường, vậy tại sao tôi vẫn bàng hoàng trước những khó khăn? Có lẽ chính bởi tôi đã vô hình tin vào điều gọi là cuộc sống này là dễ dàng.
Tôi cần bước qua nó, bước qua suy nghĩ “cuộc sống dễ dàng”, đón nhận những khó khăn như một lẽ đương nhiên của cuộc sống. Chúng ta được sinh ra để làm những điều khó khăn mà.
Vượt qua khó khăn của những ngày lạnh buốt, bước ra khỏi chăn, ngồi dậy và làm việc. Vượt qua khó khăn của những ngày mỏi mệt, không kết quả, vô định, mơ hồ, sợ hãi. Vượt qua khó khăn của những ngày sát giờ chạm tới đỉnh vinh quang nhưng ôm về là một sự cố đầy thật vọng. Vượt qua khó khăn của những ngày tưởng chừng bản thân đã quá mỏi mệt. Và đặc biệt, tôi phải vượt qua khó khăn của những ngày thấy mình có cuộc sống dễ dàng ấy.
Cuộc sống dễ dàng vốn là do tôi tự tưởng tưởng, không có một căn cứ nào cho thấy dễ dàng là một phần của cuộc sống này. Dễ dàng là bởi chẳng có mục tiêu, chẳng màng kết quả. Dễ dàng là bởi để số phận đẩy đưa cuộc sống, muốn trôi về đâu thì về. Dễ dàng là bởi một phần thiếu trách nhiệm với chính cuộc đời mình.
Cũng như hôm nay, ngồi đây, viết ra những dòng chữ này quả thật không hề dễ dàng. Tôi nhìn nó cần nhiều hơn vài ba giây dũng cảm. Tôi nghĩ có cần nhiều hơn một phút bốc đồng. Tôi chẳng có dễ dàng viết xuống những lời cổ vũ tích cực nữa. Nó quả thật quá dễ dàng những rỗng tuếch. Và tôi cũng trống rỗng theo chúng. Thật bi ai làm sao!
Bạn biết không? Từ nhỏ tôi được dạy rằng “xâu che tốt khoe”. Bởi vậy mà khi lớn lên tôi rất sợ hãi khi nói ra những điều “chẳng đẹp đẽ” về bản thân. Nó giống như hòn đá chặn trước thực quản tôi khi tôi muốn cất lời, nó cũng giống như đoạn băng keo dính chặt những khớp ngón tay tôi, khi tôi vội vàng viết chúng xuống. Phản xạ “bản năng” trong tôi tìm mọi cách ngăn trở tôi bày phần “chẳng đẹp đẽ” ra ngoài. Chúng nhắc nhở và gào thét vào tâm trí tôi, nhất định tôi phải che dấu chúng đi, đừng cho ai thấy, đừng để ai biết.
Cuối cùng, tôi đã lừa được chúng. Tôi vờ như sẽ chỉ trưng ra điều tốt đẹp nhưng để cuối cùng tôi muốn nói ra điều tôi cần thật sự đổi mặt. Tôi phải thừa nhận những phần xấu xí kia là một phần của chính tôi. Chúng là một phần tạo ra tôi của hôm nay, bây giờ và ngày lúc này. Chúng có quyền hiện diện và bước ra ánh sáng. Chúng cũng cần được hít thở và ngắm nhìn bầu trời trong xanh kia. Tôi không có quyền ghét bỏ chúng. Bởi tôi là người tạo ra chúng, và tôi phải chịu trách nhiệm hoàn toàn cho sự xuất hiện, phát triển và lớn mạnh của chúng.
Nói vậy cũng không có nghĩa rằng tôi bỏ mặc chúng, đúng ra là tôi thật sự đang làm điều đó. Như người ta thường nói: “Người không biết là người không có tội”. Những sự thật thì tôi biết rất rõ, thậm chí là rất sớm, tôi không thể trốn trách tội lỗi của mình được.
Tôi đến đây, ở đây và hiện diện ở đây để đầu thú cho tội lỗi của mình.
Sẽ có ai đó đến đây, và ghé vào tai tôi rồi nói: Chỉ nói thôi thì có ích gì?
Tôi hoàn toàn đồng ý, chỉ nói thôi đâu có ích gì! Điều tôi làm ngày đây chính là một phần của hành động. Viết và viết mỗi ngày. Chỉ cần không ngừng nghỉ, chỉ cần không bỏ cuộc, chỉ cần dám thừa nhận, chỉ cần dám lặng im. Tôi biết, nhất định chờ được ánh mặt trời.
Chương 4. Viết và viết về một ngày suýt bỏ ngang…
Tôi đã định bỏ ngang việc gửi CV bằng tiếng Anh cho một công ty tôi mới ứng tuyển vị trí MKT gần đây. Tôi đã giả vờ trốn chạy và nói với bản thân mình vẫn ổn nếu không nộp CV vào công ty này.
Bạn biết đấy, tôi không tự tin về tiếng Anh của mình và việc được yêu cầu gửi một bản CV bằng tiếng Anh, với tôi đó là một việc gì đó thật quá sức. Ôi chao, tôi có thể làm nhiều các để có một CV bằng tiếng Anh hoàn chỉnh. Nhưng từ trong suy nghĩ và ý chí của tôi, tôi đã từ bỏ.
Thế nhưng, hai ngày nay, tôi luôn nghĩ về sự bỏ cuộc của mình. Tôi còn chưa bắt đầu mà, sao có thể dùng từ bỏ cuộc được nhỉ. Suy nghĩ về sự bỏ ngang cứ lấn lướt toàn bộ không gian đọc sách của tôi. Tôi cảm thấy rất phiền vì điều đó. Cuối cùng, tôi đã chấp nhận rằng tôi phải thử lại một lần nữa.
Chiều nay, tôi đã ngồi vào bàn, mở laptop và lấy hết sức bình sinh để hoàn thành CV của mình bằng tiếng Anh. Có một chút gì đó rất hồi hộp, khó tả và cả mông lung. Tôi định rằng sẽ gửi cho cô giáo tiếng Anh của mình xem trước, nhưng rồi tôi quyết định tôi sẽ gửi luôn cho nhà tuyển dụng, không qua bất cứ sự phán xét của ai nữa. Có thể tôi sợ và cũng có thể tôi chẳng hề nghiêm túc. Tôi thật không biết nữa. Nhưng tôi biết tôi đang rất hi vọng.
Có gì đó khá mâu thuẫn xảy ra trong tôi, ngay lúc này, khi nghĩ để nó.
Bạn biết không, cũng trong buổi chiều nay tôi quyết định test thử tiếng Anh với thầy giáo người nước ngoài của một trung tâm đào tạo IELTS. Tôi đã sẵn sàng cho việc lột xác với vốn tiếng Anh còn sót lại sau nhiều năm thả trôi, buông thõng nó.
Tôi cảm thấy mình đang được sống lại. Trong suốt 15 phút nói chuyện cùng thầy giáo, tôi đã rất thoải mái. Tôi thoải mái không phải vì tôi có thể trả lời hết câu hỏi của thầy, mà tôi biết dù tôi thật sự chưa làm tốt thì thầy cũng sẽ không phán xét và cười nhạo tôi. Có lẽ thứ tôi cảm nhận được là sự an toàn.
Tôi bỗng được thắp lên hi vọng, thắp lên ngọn lửa khát khao chiến thắng chính mình. Tôi như bừng tỉnh trong cơn mê dài ngày của bản thân. Tôi mong chờ những dự định của bản thân lần được thực hiện. Tôi mừng vì tới ngày hôm nay tôi vẫn đang ổn. Từ ổn này với nhiều người là sự trì trệ nhưng với tôi lại là sự thanh thản. Bởi họ vốn dĩ không biết chính xác những điều tôi đã cố gắng trải qua, những gì tôi có được và cả những thứ mất đi. Nên với tôi, thành kiến của họ thật không đáng giá.
Tiết lộ cho bạn một thông tin, chiều mai tôi sẽ có buổi phỏng vấn online cùng với anh Giám đốc người nước ngoài. Buổi phỏng vấn sẽ diễn ra bằng tiếng Anh. Và thật sự tôi có chút lo lắng. Tôi vẫn thường khá hồi hộp trong các buổi phỏng vấn nhưng đây là lần đầu tôi chuẩn bị cho một buổi phỏng vấn tiếng Anh. Tôi tưởng là mình sẽ từ chối buổi phỏng vấn ấy. Thế nhưng, tôi không biết điều gì mách bảo, tôi đã xác nhận mail tham gia buổi phỏng vấn này. Tôi nghĩ có một phần dũng cảm trong tôi được đánh thức. Khi tôi vẫn cố lao đầu vào một nơi mà biết chắc phần thua gần như là tất yếu. Nhưng tôi vẫn muốn cho bản thân một 1% hi vọng, 1% cơ hội, 1% trải nghiệm. Tôi nghĩ 1% này nhất định sẽ đáng giá theo một cách nào đó mà có thể tôi còn chẳng kịp nghĩ tới.
Mặc dù cơ hội để vượt qua buổi phỏng vấn là không cao nhưng tôi vẫn cho mình thứ làm những thứ mà trước này tôi chẳng hề dám. Tôi nghĩ “đã đến lúc” thật rồi. Thời điểm mà một vài quyết định của tôi được “ấn nút” chuyển tiếp nhanh chóng, không đắn đo, chẳng do dự và nó cứ như một phản xạ rất tự nhiên.
Tôi cứ luôn có linh cảm tôi sẽ có một vài thành tích nào đó ở tương lai gần. Nó truyền cho tôi một nguồn năng lượng rất kỳ lạ. Làm tôi muốn làm gì đó khác tôi cũng những ngày bình thường. Chỉ đơn giản vậy thôi.
Tôi sẽ nói nhỏ cho bạn nghe về kết quả buổi phỏng vấn ngày mai của tôi nhé. Tôi hi vọng nó không quá tồi tệ, mặc dù tôi đã chuẩn bị tinh thần cho điều đó.
Chúc ngủ ngon!
Chương 5. Viết và viết về một chút thẩn thơ…
Tôi thấy mình vội vã trong những ngày nắng và lề mề trong những ngày mưa.
Mưa! Rả rích, rả rích suốt nhiều giờ liền. Lạnh – bẩn – buồn là những tính tôi thường hình dùng về mưa. Tôi đang dùng mọi cách để cố gắng như là tôi rất vui vẻ và tích cực với những cơn mưa.
Thú thật thì tôi liên tiếp thất bại.
Có vẻ như nếu mưa mà không kèm với lạnh, không kèm với bẩn thì sẽ là một trạng thái vui vẻ hơn.
Tôi đã kể cho bạn nghe về cảm xúc của tôi mấy ngày hôm nay chưa nhỉ. Nó vô cùng khó tả nhưng nó lại hiện diện một cách cực kỳ rõ rằng trong cuộc sống của tôi. Tôi không biết mô tả nó như thế nào, nhưng tôi biết nó đang ở đó và cười nhạo tôi.
Nó mang đến sự vô định, trống rỗng và mơ hồ cho tôi. Theo một cách rất sáng tạo nào đó mà tôi không hề hay biết, chỉ đến khi nó thật sự mạnh mẽ và bùng nổ thì tôi mới biết nó ở đó từ bao giờ rồi.
Tôi nghĩ nó thật giỏi thì đã làm được điều gì đó, theo cái cách không ngờ tới và không ai có thể đoán trước được. Ta có nên trao giải thưởng sáng tạo và táo bạo cho nó không nhỉ?
Sáng hôm qua, tôi nghe tin bạn tôi đã bỏ bồ. Cô ấy nói quan điểm sống không hợp nên sẽ không thể tiến xa được. Chia tay. Tôi thấy cô ấy thật mạnh mẽ và quyết liệt. Tôi thật ngưỡng mộ những người quyết đoán như vậy. Bởi một người luôn gặp khó khăn khi ra quyết định như tôi thật sự rất khó để làm gì mạnh mẽ đến như vậy.
Cũng hôm qua thôi, tôi soạn lại đống sách của mình. Tôi chuyển toàn bộ số sách tôi có vào một chiếc hòm sắt, ngăn cho 2 chú chó ở nhà ngứa răng mà cào nát những cuốn sách ấy. Tôi lọc ra được một chồng sách gần 20 cuốn tôi chưa đọc. Vậy mà cũng trong chiều qua tôi đã nhận về thêm hai cuốn nữa từ Tiki. U là trời. Tôi đã dặn mình không được mua sách bừa bãi khi chưa đọc hết cơ mà. Vậy mà tôi vẫn không buông được cái App Tiki đầy mê hoặc kia.
Tôi nhiều lần tự nhủ với bản thân, phải đọc hết những cuốn sách còn xếp ở trong nhà trước khi mua thêm bất cứ cuốn sách nào nữa. Vậy mà tôi đã chẳng làm được nó.
Hiện nay, tôi vẫn đang chăm chỉ đọc nốt những cuốn sách đó. Nhưng tôi nghĩ tôi sẽ lại đặt thêm khi chưa đọc hết những cuốn sách tồn trong nhà. Tôi đoán vậy. Đây có tính là thất bại từ trong suy nghĩ không nhỉ. Chưa làm mà đã biết mình sẽ chẳng làm ra kết quả rồi. Hay là tôi nên vờ như mình thật sự sẽ hoàn thành nó. Có lẽ như thế sẽ là cách mà nhiều người làm, và tôi có phải nên làm theo nó?
Tôi đã tự đặt mục tiêu cho năm 2022 của mình là sẽ đọc được ít nhất 60 cuốn sách. Nghe có vẻ hơi thành tích. Nhưng đây là con số để tôi nhắc nhở bản thân phải chăm chỉ đọc sách mỗi ngày. Tất nhiên nếu hết 2022 mà tôi không làm được như vậy thì cũng không có gì to tát. Nhưng nếu đặt ra 60 cuốn mà đọc được 6 cuốn thôi thì cần xem lại.
Bạn biết đó, mỗi lần tôi đọc xong cuốn sách nào đó, tôi đều viết lại những bài học cho riêng mình. Đây là phần tôi rất thích, bởi nó là bước khởi động để nhắc nhớ tôi về mục đích mà tôi đến với đọc sách. Tôi muốn cuộc sống của tôi tốt hơn, xinh đẹp và màu sắc thông qua các bài học tôi tích lũy và áp dụng vào cuộc sống của mình. Tôi luôn nhắc nhở mình đọc sách không phải để lấy số lượng, nhưng số lượng sẽ chứng mình tính bền bỉ của mình. Có câu “mưa dầm thấm lâu”, nó thật sự rất phù hợp với việc đọc sách và tự học.
Có nhiều khi chỉ đọc vậy thôi, không biết từ bao giờ mà đôi phần tính cách được giản chế, đôi phần tự do được cổ vũ, đôi phần can đảm được gia tăng.
Lại nhắc về mưa, vậy mưa cũng không quá xấu xa như hình dung cố hữu trong tôi phải không? Tiếng mưa rất hợp với trạng thái đọc sách. Ru ta chìm trong biển chữ.
Thôi thì không thể thay đổi thế giới thì hãy bắt đầu từ bản thân.
Chương 6. Viết và viết về một ngày lễ tình nhân…
Tôi chưa từng đón Valentine với người yêu bao giờ. Nói có thể vô lý nhưng đây là sự thật. Tôi chưa từng được trải qua cảm giác ngọt ngào bên cạnh người mình yêu. Hoặc giả dụ, nó đã từng xảy ra mà tôi không còn nhớ thì quả thật là nó đã không mấy ấn tượng trong ký ức của tôi rồi.
Tôi không có nhiều ấn tượng lắm với các đợt lẽ tình nhân trong đời. Tôi không nhớ chắc mình đã làm gì vào ngày hôm đó. Nhưng tôi chắc chắn là nó chưa bao giờ là một ngày đặc biệt trong ký ức của tôi suốt bao năm nay.
Tối qua, trong lớp học tiếng Anh của tôi, mọi người có thảo luận một chút về ngày lễ tình nhân. Tôi cũng mạnh dạn chia sẻ rằng, ngày lễ tình nhân tôi rất có hứng thú để hóng chuyện tình yêu đổ vỡ của bạn bè. Giống như một cái gì đó rất “đáng đời” và “vui vẻ”. Nó là một suy nghĩ thật trẻ con, đôi lúc tôi tự bật cười với điều đó.
Tôi không nhớ nỗi những năm trước tôi nghĩ gì, ước gì vào ngày Lễ tình nhân này. Nhưng năm nay tôi thật lòng vui vẻ khi nắng ấm tràn về. Vậy thì ra đường đi chơi cũng sẽ ấm áp, dễ chịu hơn. Các cặp tình nhân chắc cảm thấy rất vui vẻ, bởi nếu trời mưa rét thì thật lãng phí một ngày lãng mạn. Tôi tự mỉm cười bởi có vẻ như tôi đã trưởng thành thật rồi, bớt một chút trẻ trâu trong suy nghĩ.
Tôi không háo hứng, mong chờ hay ghen ghét về ngày lễ này. Tôi bổng thấy mình đã bình thản hơn chút. Cũng không có gì ghê gớm để phải đăng một đoạn status để nói về tình trạng “ế ẩm” trong mắt rất nhiều người của tôi.
Chiều ấm, hẹn bạn Lan Hương xuống phố. Không phải vì hai đứa không có bạn trai nên mới hẹn nhau mà là hôm nay nắng ấm. Bạn Lan Hương còn không biết hôm nay là ngày lễ tình nhân. Ôi những con người không màng sự đời hẹn nhau gặp gỡ.
Kể những câu chuyện dài về hiện tại, về tương lai và cả về quá khứ. Uống một quả dừa to, cắn một đĩa hướng dương, chụp vài ba bức ảnh. Có ngần ấy thôi cũng đủ ấm lòng rồi. Đăng bức ảnh, giữ làm kỷ niệm để những năm về sau facebook nhắc lại còn biết khi ấy ta đang sống vui hay như thế nào.
Vài ngày mang những lợn gợn lo lắng, nhưng rồi mọi thứ cứ lần lượt trôi qua, nhẹ nhàng và nhanh chóng. Thời gian trôi thật nhanh và chẳng chờ cho ta lười biếng.
Thẩn thơ nghĩ ngợi, rồi lại ngồi vào bàn, viết một dòng suy nghĩ, ngó nghiêng dăm ba trang thông tin thú vị. Đọc vài dòng sách, chìm vào suy tư.
Bỗng ước rằng hóa kiếp con ong, cả một đời chạy đi kiếm mật, sống bằng sự ngọt ngào, gieo lên những ngọt ngào. Có vay có trả.
Tôi nghĩ hôm nay cũng có thể gọi là ngày lễ tình thân. Những mối tình thân thiết, mang lời chúc hạnh phúc, an yên cũng rất đáng để nhắc tới trong một dịp lễ không chính thống lắm trong năm.
Chương 7. Viết và viết về một hi vọng…
Bỗng dưng ngồi dậy, mò những bài viết về Affiliate và nghĩ: Sao mình không thử nhỉ?
Nói thật với Blog của tôi thì không mấy hi vọng với cách kiếm tiền kiểu này. Bởi tôi thấy mọi người thường có vài nghìn lượt traffic mỗi ngày mới ra được vài ba triệu. Còn Blog của mình thì thật là không dám nhắc.
Tôi không chắc mọi thứ có theo kế hoạch hay không nhưng tôi biết rất rõ một điều rằng chẳng có gì là tự nhiên mà có. Có lẽ tôi cần phải làm lại SEO cho blog của mình. Blog của tôi cũng đã từng khá rôm rả khi tôi lên những bài viết chuẩn SEO mỗi ngày. Rồi bỗng tôi lại dừng chúng lại theo một cách gì đó rất lạ kỳ.
Tôi không nhớ rõ tại sao tôi dừng việc làm SEO cho blog, tôi chỉ nhớ rằng tôi chỉ muốn viết và viết mà thôi. Như một cú tát lật mặt rằng, traffic giảm xuống đáng thương, đến cái mức còn chẳng dám khoe với ai là mình đang có một Blog cá nhân như vậy nữa. Tất nhiên là người trong nghề sẽ biết chứ người không biết họ cũng chẳng có gì để mà xét nét tôi. Ấy thế mà tôi vẫn sợ.
Chiều nay tôi bỗng ngồi bật dậy, mò mẫm những chỉ dẫn của những người từng làm Affiliate thành công và quyết định: Mình phải thử nó!
Nếu không thử thì biết đến bao giờ mới biết tới mùi thất bại chứ nói gì đến thành công như bao người. Mặc dù tôi đang tìm mọi cách cố gắng đưa Blog của tôi thuần chủng theo chủ đề liên quan tới sách. Nhưng thú thật thì tôi có rất nhiều điều muốn viết trên Blog này. Không chỉ là mỗi sách.
Mọi thứ thì đương nhiên không dễ dàng gì rồi, nhưng sao chứ. Tôi vốn chưa từng được thử làm cái gì dễ dàng cả. Cả đoạn đường đều rất gập ghềnh luôn. Một lần lại một cách gập ghềnh khác nhau. Chẳng lần nào giống lần nào.
Viết, viết và viết. Mang tiếng nói bên trong con tim gõ xuống bàn phim đen trên máy tính. Chờ đợi để đọc xem những bình luận và rồi cứ đợi mãi.
Thỉnh thoảng tôi đứng giữa kỹ thuật và nghệ thuật. Thỉnh thoảng tôi đứng giữa phiên bản cứng và mềm. Lăn tăn không biết nên đi theo hướng nào.
Bạn có đang thấy tôi đang viết lan man đi không? Vì giờ trong đầu tôi quả thật đang rất lan man lung tung không theo mỗi ý nghĩ gì rõ ràng cả. Lạ kỳ biết chừng nào.
Vốn định viết gì đó dài hơn, nhưng mà tới giờ nấu cơm rồi. Phải nấu cơm mới kịp giờ ăn hằng ngày. Thú thức tôi không thích làm cuộc sống thời khóa biểu. Nó sớm làm tôi chán ngấy giống như chuỗi ngày gần đây của chính tôi.
Chương 8. Viết và viết về từ mới “deep work”…
Deep Work – Làm việc sâu.
Thuật ngữ mới mà tôi tìm thấy trong cuốn sách Deep Work của tác giả Cal Newport. Tôi đã đọc đến chương số 3 của cuốn sách. Đây chỉ là một phần ba cuốn sách thôi nhưng tôi chắc chắn đây là những gì tôi tìm kiếm bấy lâu.
Tôi từng chia sẻ rằng tôi không thể tập trung làm một việc gì đó trong một thời điểm. Tôi thường dễ bị xao nhãng bởi các yếu tố bên ngoài như Internet, mạng xã hội, mây, gió, trời, người, cảnh… Gần như tất cả mọi thứ sinh ra trên đời này đều có thể làm tôi bị xao nhãng.
Trong phần đầu tiên của cuốn sách mang tên Ý tưởng đã cho tôi thấy tầm quan trọng của trạng thái làm việc sâu. Trạng thái mà 100% năng lượng, tinh thần, bàn tay, khối não đều tập trung cho một việc đó. Tôi cần trạng thái này. Cần nó khi viết, cần nó khi đọc, cần nó khi học…
Khi đọc cuốn sách này tôi tự hỏi mình đã dành bao nhiêu thời gian cho mạng xã hội vô bổ kia? Không gian làm việc của tôi có thể loại bỏ những thứ gì? Tôi cần làm gì để tránh xa những xao nhãng đang diễn ra quanh tôi mỗi ngày?
Hàng loạt các câu hỏi quẩn quanh trong đầu tôi. Tôi quyết định ghi lại thời gian hoạt động của mình trong một ngày. Tuy chưa hết ngày nhưng nhìn sơ qua tôi cũng thấy thời gian của bản thân đang bị bỏ phí vào Internet rất nhiều. Thật tệ!
Tôi nghĩ tôi sẽ có rất nhiều ý tưởng sau khi đọc xong cuốn sách này. Tôi nhất định sẽ nói những điều tuyệt vời đó cho bạn, nhưng hãy cho tôi chút thời gian nhé.
Hôm nay tôi chỉ muốn viết tới đây thôi. Chúc bạn ngủ ngon nhé!
Chương 9. Viết và viết về một vài lan man trong ngày nắng ấm…
Hôm nay, trong cuốn sách Deep Work, tôi đang đọc, một lần nữa tôi bắt gặp việc đi bộ giúp chúng ta làm việc hiệu quả hơn.
Nói thật là vài tuần nay tôi không đi bộ nữa. Thời tiết lạnh lẽo cộng thêm mưa lâu ngày làm tôi trời nên lười biếng bước ra đường. Chưa kể hiện này Vĩnh Phúc đang là một tỉnh nóng về F0 Covid-19. Có thể nói, hiện những người F0 không còn mang những nỗi lo như trước khi tiêm vacxin. Mà người cần lo là những người chưa mắc F0.
Một tín hiệu khả quan là hầu như các ca nhiệm F0 đều có thể tự điều trị và bình phục ngay tại nhà. Có thể đây là kết quả của những lần triển khai tiêm vacxin diện rộng trên toàn tỉnh. Yên tâm hơn rất nhiều.
Cũng trong cuốn Deep Work, một lần nữa lời khuyên hãy giới hạn thời gian bạn làm một việc gì đó, nó sẽ làm tăng tính tập trung. Điều này đã được Grate Solomon nhắc tới trong cuốn sách Cứ viết đi! mà tôi đọc hồi tháng trước. Grate nói rằng, hãy đặt đồng hồ báo thức cho mỗi lần viết của bạn. Viết một mạch, không ngừng lại để đọc, không ngừng lại để sửa, đơn giản là vặn vòi cho dòng chảy ngôn từ được tuôn ra.
Tôi càng thêm tin tưởng vào những điều kỳ diệu từ cuốn sách Cứ viết đinày. Thật sự là những phát hiện giá trị. Đến nay, tôi vẫn cố gắng luyện viết mỗi ngày nhưng đôi lúc quên đặt báo thức. Có lẽ tôi nên nghiêm túc thực hiện những lời khuyên giá trị này. Bỏ phí chúng là một điều vô cùng đang tiếc.
Tôi phát hiện ra ba cuốn sách gần đây tôi đọc đều là sách thiên về các nghiên cứu, những phát hiện mang tính cộng đồng và được thử nghiệm trên rất nhiều người. Có lẽ bởi vậy mà chúng làm tôi có chút ngợp thở. Đúng là chẳng có gì dễ dàng như sách self-help cả, chỉ cần đọc lướt cũng hiểu được nội dung. Mấy cuốn này, chỉ cần có chút mất tập trung là tôi có thể lệch nhịp của cuốn sách.
Quả thực những nghiên cứu khoa học thường chẳng dễ đọc. Nó có vẻ mang tầm cơ mà nhiều số liệu thực tế đáng kinh ngạc nhưng quả thật càng đọc càng thấy mình sải bước ra biển lớn. Đấy là một lợi ích cần được nhắc tới thật nhiều lần trong bài viết Lợi ích của việc đọc sách mang lại cho tôi. Bạn đọc bài viết đó rồi chứ?
Hôm nay là một ngày nắng. Nắng đúng theo nghĩa của nắng luôn. Ấm, tia nắng trải vàng đều trên những chiếc lá trước sân. Tôi chạy ra giữa sân và nhìn thấy bóng mình in xuống nền gạch đỏ. Thời tiết xinh đẹp mà tôi luôn chờ mong từng ngày. Thời tiết ấm lên cũng làm tâm trạng con người tốt hơn. Nhưng chiếc răng đau thì vẫn chưa thể yên tâm tưởng. Vẫn biết là vài ngày sẽ khỏi những cơn thèm bánh trưng rán vẫn sục sôi trong khoang miệng. Từng dòng nước miếng cứ ứa ra thèm thuồng. Ôi chao thấy mình sao mà đáng thướng ghê.
Mừng cho một ngày nắng, cũng xách xe máy ra ngoài mua chút đồ để hỗ trợ việc đọc sách. Tôi mua Stick note ấy mà. Mua hẳn 2 tập luôn, tha hồ mà dùng. Gần đây tần suất dùng Stick note ngày càng cao, tôi vẫn đang cân nhắc có nên chuyển hẳn sang viết sổ không. Nhưng tôi vẫn nghĩ nên dùng Stick note. Tôi nghĩ nó cũng là một cách đánh dấu sách thêm sinh động và màu sắc.
Hôm nay không ngồi quán cafe mọi ngày nữa mà đổi sang một quán trà chanh ven đường. Dịch vụ và không gian đương nhiên không bằng quán cafe quen được nhưng cảm giác mới mẻ không thể bàn cãi.
Thật tuyệt vì hôm nay có nắng. Thật tuyệt vì hôm nay vẫn viết. Thật tuyệt vì hôm nay vẫn đọc.
Những dòng miên man này cần có chỗ để lưu lại mà. Phải không?
Chương 10. Viết và viết về một chút wow…
Xin chào! Chào một ngày nắng đẹp!
Hôm nay là một ngày có ích và nhiều hứng khởi với tôi. Như bạn biết đó, tôi thường căng tràn hứng khởi bởi những tia nắng đầu ngày. Và hôm nay là một ngày như thế.
Thực tế thì tôi đang gõ dòng chữ này sau hàng loạt những hoạt động đầy hứng khởi trong một ngày nắng ráo.
Tôi rời giường với tinh thần tràn đầy hi vọng và mang một tâm trạng vui vẻ khi bước xuống giường. Một tín hiệu màu xanh lá cho một ngày nhiều điều tích cực sẽ xảy đến.
Cùng với lịch trình đã định dạng sẵn trong đầu, tôi khởi động một ngày của mình bằng những trang sách mới trong cuốn sách The power of Wow – Trải nghiệm Wow. Một cuốn sách mang văn hóa Zappos.com đến gần hơn với khách hàng, bạn bè, đối thủ của Zappos. Truyền cảm hứng tạo nên thế giới tốt đẹp hơn mỗi ngày trong mỗi chúng ta. Đây là cuốn sách tôi đặt về cách đây nửa năm trước, đúng hơn là khoảng 8 tháng trước. Như bạn biết đó, 8 tháng trước thì tôi đang ở Sài Gòn. Và cuốn sách này đã xa cách tôi 6 tháng tiếp sau đó, do chuyến công tác bất tận tại thủ đô Hà Nội hồi giữa tháng 6.
Nói về quá trình từ lúc biết cuốn sách này, đến đặt mua và đọc thì quả là một hành trình dài, cũng cỡ vài năm. Những không sao, quan trọng và hôm nay tôi đã lật những trang sách đầu tiên và đọc nó. Đây mới là thông tin quan trọng.
Nhập tâm đọc gần như một phần ba cuốn sách trong sáng và chiều nay, nó làm sống dậy trong tôi rất nhiều kỷ niệm, kí ức đẹp và cả những trải nghiệm xưa cũ. Khi ấy tôi còn là một cô nhân viên luôn mặc trên mình màu quần áo đen kịt. Từ giày, áo, quần, đến kẹp tóc, một màu đen không lối thoát. Tôi khi ấy đang dấn thân trong sự nghiệm dịch vụ khách hàng, và luôn mang tâm thế của một nhân viên chuyên nghiệp, mang suy nghĩ tích cực và lấy khách hàng làm trung tâm để làm việc. Tôi thật sự rất tự hào về bản thân về những trải nghiệm quý giá ấy.
Và hôm nay, cuốn sách này một lần nữa gợi lên chúng, làm tôi xúc động, nhớ nhung và hồi hộp. Đây là một cảm xúc trước nay chưa từng có khi tôi đọc sách. Rất xứng với cái tên của cuốn sách: Wow.
Tôi mạnh dạn hoàn thành xong toàn bộ check list của mình trước 5 giờ chiều, cảm giác này giống như lời nhắc của Cal Newport trong cuốn Deep Work mà tôi mới hoàn thành nó vào tối qua. Luôn đặt một thời hạn cho tất cả các việc trong ngày, lên kế hoạch cho từng phút trong ngày.
Sự kỳ diệu sau những ngày đọc sách. Tôi luôn cảm thấy thích thú về những trải nghiệm của mình trong những ngày tôi chuyên tâm đọc sách một sách sâu. Giống như cụm từ “làm việc sâu” trong cuốn Deep Work vậy. Bởi vậy tôi đã nhanh chóng bổ sung lợi ích này vào phần bình luận của bài viết Lợi ích của việc đọc sách mang lại cho tôi. Sự kỳ diệu này với tôi là vô cùng đang quý.
Cùng trong chiều này, tôi quyết định lên bài với từ khóa “Văn hóa doanh nghiệp” với những ví dụ điển hình trong các công ty hàng đầu nổi tiếng với những văn hóa doanh nghiệp đang học hỏi và mơ ước. Đương nhiên, cảm hứng này có được từ trong cuốn sách Wow tôi đọc sang này. Và không khó để đoán được Zappos được nhắc đến trong danh sách ví dụ này.
Tôi vô cùng ước ao sẽ được làm việc trong những doanh nghiệp giống như Zappos hoặc gần gần như vậy. Đó thật sự là vinh hạnh, may mắn và sứ mệnh nên có của bất cứ ai trong đời. Đặc biệt với những người có tư duy lấy khách hàng làm trung tâm như tôi, có thể cả là bạn nữa…
Sau khi hoàn thành xong bài viết, tôi quyết định sẽ đạp xe một vòng nhân một ngày trời quang mây tạnh nắng vàng như thế này. Ngắm nhìn quê hương xinh đẹp của mình; với hàng cây xanh hai bên đường đầy thơ mộng. Trời thật cao và xanh. Một lần đạp xe đạp ra ngoài, tâm trạng tôi đặc biệt tốt lên, như được giải tỏa cảm xúc vậy. Một chút vận động về mặt thể chất có thể xóa tan căng thẳng về mặt tinh thần là điều thần kỳ mà tôi luôn tin tưởng.
Trước khi viết những dòng này, tôi đã vào Spiderum của tôi, đây là một mạng xã hội dành cho những người muốn viết và yêu viết. Tôi mới gia nhập nó, và coi đây là một giải pháp thay thế cho facebook. Nói thật thì tôi rất muốn biến khỏi facebook, rời xa nó, nhưng tôi vẫn cần xuất hiện ở đó với khá khá lý do. Bởi vậy, trong thời gian tôi chưa thể cắt bỏ hoàn toàn facebook, thì tôi cũng sẽ hạn chế xuất hiện ở đó. Tôi chọn Spiderum là nơi xuất hiện thường xuyên hơn của mình.
Tôi thực hiện những bài đăng của mình trên Spiderum và cũng có một vài tín hiệu tích cực đến từ trang mạng này. Tất nhiên, có những bài viết của tôi được nhiều người quan tâm và cũng có những bài rơi vào trạng thái “xịt”. Hơi xấu hổ một chút nhỉ?
Chính xác thì trong chiều nay tôi đã nhận một tin nhắn cảnh báo đến từ admin của trang mạng này. Với những lý do liên quan tới backlink tôi dẫn trên bài viết của mình. Đây là một cảnh báo tôi có thể dự đoán trước và tôi hiểu là tôi nên tuân thủ nguyên tắc cộng đồng ở tại đó. Tôi có chút lách luật trong bài viết của mình. Nó thật sự không trung thực và tôi nên trở về là mình, một người chính trực sẽ hợp hơn.
Lời cảnh báo như sau:
“Chào bạn, mình là Editor đến từ Spiderum, Spiderum luôn ủng hộ việc dẫn link nhằm tăng nội dung tham khảo cho bài viết. Tuy nhiên, nếu bạn dẫn quá nhiều link về website cá nhân của bạn thì hệ thống của chúng mình sẽ coi đó là spam backlink. Mong bạn hạn chế việc dẫn link về website của bạn, chỉ nên đặt từ 1 đến 2 link thôi bạn nhé.”
Tôi tự hào vì mình đã không có những suy nghĩ và hành vi tiêu cực, bởi tôi biết tôi đang vi phạm nguyên tắc. Thay vì tức giận, trách móc, tôi đã trả lời với tâm thế tiếp nhận những điều mà bạn Admin chia sẻ.
“Cảm ơn bạn vì đã đưa ra lời cảnh báo. Tôi tin rằng thông tin của bạn rất hữu ích với tôi khi tôi mới tham gia vào cộng đồng Spiderum đầy cảm hứng này. Tôi sẽ điều chỉnh lại các link đang đính kèm tại các bài viết nhằm đảm bảo nguyên tắc hoạt động tại cộng đồng. Một lần nữa cảm ơn thông tin từ bạn. Chúc bạn một ngày nắng đẹp. Thân mến!”
Tôi trung thực với sự việc xảy ra, đây là điều tôi phải khen ngợi chính mình. Tôi đã làm rất tốt điều tôi nên làm.
Tồi nghĩ hôm này là một ngày thực sự xinh đẹp với tôi. Một ngày nắng với những câu chuyện nhỏ xinh trên đoạn đường của tuổi trẻ.
Chương 11. Viết và viết về một vài nhẹ nhõm…
Nói đúng ra tôi đã định dừng bản Ebook này ở chương thứ 10. Vì sao ư? Bởi tôi nghĩ mình không thể viết được đến chương thứ 15 theo dự định ban đầu. Và nếu như không phải chương 10 hoặc chương 15 thì những còn số ở giữa quả thật không hoàn hảo. Sự không hoàn hảo này cần được loại bỏ.
Nhưng hôm nay bạn vẫn được đọc chương 11, và bạn sẽ đoán tôi sẽ dừng Ebook này ở chương 15. Tôi đoán là bạn sẽ sai.
Tại sao ư?
Rất đơn giản, vì tôi chợt nhớ về những gì đọc được trong cuốn sách “Hoàn thành – kết thúc những gì bạn đã bắt đầu” đã nhắc nhở tôi về điều đó. Đừng để cho chủ nghĩa hoàn hảo dẫn dắt bạn đi tới bỏ cuộc chỉ vì một “lỗ hổng” nào đó đại diện cho sự không hoàn hảo. Nó cần được kiểm soát.
Tôi mừng vì tôi đã áp dụng được gì đó từ những điều tôi đọc được trong các cuốn sách. Đây nên là một lòng khen dành tặng cho tôi. Bạn làm tốt lắm.
Tôi dự định sẽ tiếp tục viết, viết đến ngày cuối cùng của tháng 2, ngày 28 tháng 2. Và cuốn sách này dừng lại ở chương nào thì nó sẽ kết thúc tại đó. Sẽ chẳng sao cả, bởi đây là một thử thách dành cho tôi. Có vẻ nó có đôi chút “ăn gian” nhưng nó đã khiến tôi “đá văng” thằng cha chủ nghĩa hoàn hảo kia sang một bên, dành chỗ cho anh bạn “hoàn thành”. Tuy là cũng không có gì đáng biểu dương, thậm chí có đôi chút xấu hổ nhưng tôi luôn biết cách trần an và động viên mình. Tôi sẽ nói với mình rằng, thất bại là chuyện thường tình, và bài học sau khi thất bại cũng vô cùng đáng giá. Đây là một phần tôi đọc được trong cuốn sách “The power of Wow” mà tôi có nhắc tới ngày hôm qua. Thật tuyệt, vì tôi lại vừa áp dụng điều tôi đọc vào cuộc sống của mình.
Tôi có một bí mật muốn tiết lộ cho bạn nghe về quyết định sáng nay của tôi. Tôi đã quyết tâm rút hết tiền tiết kiệm hiện có của mình để đầu từ cho một khóa học với một niềm kỳ vọng rất lớn. Đây có thể là một rủi ro lớn chưa từng có trong cuộc đời tôi, hoặc một thành công bùng nổ trong thời gian tới. Chúng ta đều không biết chắc. Nhưng tôi hiểu rằng mình phải làm gì đó, thậm chí là thật bại. Thất bại thật nhanh.
20% điều chúng ta làm sẽ mang 80% kết quả, và dù thất bại có thể sẽ chiếm tỷ lệ lên tới 80% thì tôi vẫn kỳ vọng và 20% cơ hội thành công kia sẽ bù đắp lại tất cả.
Tôi có những cơ sở và nhận định của riêng mình khi ra quyết định đó. Tạm thời tôi chưa thể nói nhỏ cho bạn nghe về nó nhưng tôi biết, một ngày nào đó tôi sẽ tiết lộ về bí mật này. Bí mật này có thể là câu chuyện thành công hoặc thất bại của tôi. Nó có thể đi bất cứ sự kiện nào và tôi quả quyết là nó đều đáng giá.
Nếu 80% thất bại kia xảy đến, thì tức là tôi đã mua thêm một bài học mới với mức giá tương đương. Có vẻ như khoản đầu tư này được nhân đôi giá trị nhận được. Nhưng nếu 20% kia xảy ra thì quả thật rất tuyệt vời và đáng chúc mừng phải không. Nó là tất cả những gì mà tôi có thể nhận được.
Có vài việc, tôi nghĩ tôi cứ âm thầm, bền bỉ và thực hiện. Không cần đánh trông khuya chiêng. Tôi chỉ cần nhìn thẳng vào mục tiêu phía trước của mình. Mọi hành động đều dẫn đến một kết quả nào đó. Nếu đó không phải là kết quả ta muốn thì có thể ở bước nào đó ta đã hành động chưa thật sự đúng đắn.
Tất cả động lực này tôi cũng có được trong cuốn sách đang đọc. Tôi mừng vì tôi đã cố gắng đọc mỗi ngày, mặc dù so với nhiều người nó chỉ là một hạt cát nhỏ bé. Nhưng với tôi, nó nhất định là một phần của kho báu.
À, nhân tiện tôi muốn khoe với bạn rằng hôm nay với tôi là một ngày nhẹ nhõm. Nhẹ nhõm bởi cuối cùng tôi cũng ra quyết định sau nhiều ngày cân đo đong đếm cùng sợ hãi âu lo. Nhẹ nhõm là bởi nhiệm vụ của mẹ tôi giao cho tôi trong sáng nay đã được hoàn thành. Nhiệm vụ đơn giản chỉ là bê đám cành cây ở vườn vào sân phơi nắng. Nhẹ nhõm là bởi sau gần 8 tháng cuối cùng tôi cũng đã được tẩy da chết toàn thân. Lẽ ra tôi nên làm việc này sớm hơn những tôi luôn muốn đợi những ngày nắng đẹp như hôm nay vậy.
Tôi luôn cảm thấy tôi hợp với trời nắng hơi bất cứ loại thời tiết nào. Tôi thấy được là mình với một ngày nắng ráo. Điều quan trọng là cảm hứng luôn ngập tràn quanh cơ thể tôi. Chúng xuất hiện ở khắp mọi nơi. Trong khi tôi tắm. Trong lúc rửa rau. Trong khi đạp xe đón nắng sớm nhè nhẹ. Có lúc là khi đặt đồng hồ để đọc sách. Tất cả chúng hiện hữu bên cuộc đời tôi. Làm chúng trở nên sinh động. Tôi yêu các ý tưởng. Ý tưởng sinh ra để đá văng những rào cản. Và nó luôn là như thế.
Nhân nói về ý tưởng, tôi đang có một nhiệm vụ về một Topic vào 10h sáng mỗi thứ 7 hàng tuần có tên: Tuần này bạn đọc gì? trong một nhóm viết lách. Chuyện là tôi được mời đảm nhận vị trí MOD cho nhóm đó với sự nhiệt tình vốn có của mình. Điều này thật tuyệt! Hình như tôi chưa từng khoe chuyện này với bất kỳ ai, ơ tại sao nhỉ? Không biết tại sao luôn đấy… Dù sao nó cũng không thật sự quan trọng.
Vậy thì tôi nghĩ mình sẽ mang một chút điều gì đó mới mẻ và vui vẻ vào thứ 7 hàng tuần phải không. Có lẽ tôi cần thiết kế một bức ảnh thật xinh xẻo, cùng một bài content đáng yêu đến cho mọi người. Hãy làm họ tham gia và chia sẻ cùng chúng ta. Được mà nhỉ? Chúng ta cứ làm từng biết, và ý tưởng sẽ từ từ hé lộ cùng sự linh hoạt của chúng ta. Đây chính là cách để tôi làm bất cứ điều gì. Bởi nếu đợi mọi thứ hoàn chỉnh có lẽ đã thật sự muộn rồi.
Chương 12. Viết và viết về một cuốn sách chủ đề viết…
Phải nói thật rằng hôm nay tôi đã định “gian lận” mục tiêu đọc sách của mình bằng việc sẽ đọc một cuốn sách rất mỏng để hoàn thành mục tiêu trong tháng của bản thân. Nhưng một bài viết trong facebook đã làm thay đổi kế hoạch này. Tôi đã không tham gia vào trò “gian lận” ấy. Bởi tôi cần đọc ngay, liền và gấp cuốn sách “Để trở thành người viết”. Thật tuyệt vì tôi đã làm thế.
Tôi đã đọc xong một nữa cuốn sách đó, và nó tiếp cho tôi thêm thật nhiều những động lực cùng những bài học. Thậm chí có những điều tôi đã đọc ở đâu đó và đã áp dụng nhưng khi gặp lại nhiều lần trong một cuốn sách, nó làm tôi cần làm theo một cách quyết liệt hơn thế nữa.
Một cuốn sách mang những câu chuyện từ các tác gia nổi tiếng thế giới như Haruki Murakami, Oscar Wilde, J.K.Rowling, Ernest Hemingway… Có quá nhiều điều trùng hợp đến từ các câu chuyện của họ. Nó như một công thức chúng giúp họ trở thành những tác giả nổi tiếng trên khắp thế giới trong những thập kỷ vừa qua. Và tôi được khai sáng, được tắm thêm chút nắng xuấn ấm áp cho chính những ngày sống trong nhiều sự hoang mang của mình.
Một trong những điều mà mọi nơi, mọi lúc, mọi câu chuyện của các tác gia đều nhắc đến là họ viết, ngày nào cũng viết, không bỏ một ngày nào. Nó giống như hoạt động ăn cơm, uống nước trong ngày vậy. Đó không phải một công việc cần được sắp xếp hoặc gia hạn, nó là một hoạt động thường ngày, nó luôn luôn xuất hiện. Và nếu viết không xuất hiện trong ngày thì hôm đó là một ngày bất thường.
Viết với họ là một hoạt động được sống với chính mình, lẻn sâu vào ngõ ngách của tâm hồn và cũng có đôi lúc bay nhảy và lạc vào một mê cung nào đó. Nhưng cuối cùng họ đều thoát ra và hoàn thành nó. Không ai trong số họ tìm kiếm cảm hứng để rồi viết cả, họ viết để theo đuổi cảm hứng, một cách chủ động. Có người lạch cạch gõ trên chiếc máy đánh chữ cổ lỗ sĩ. Có người thích chậm rãi với bút và giấy. Có người nhịp nhàng trên chiếc Macbook. Họ có thể sử dụng các công cụ khác nhau, nhưng họ đều dùng 10 ngón tay để “làm việc với suy nghĩ”. Thật tuyệt.
Tôi chợt tự hỏi chính mình, tôi có hằng ngày viết viết và viết. Biến hoạt động này giống như một việc thường nhật luôn phải xảy ra như ăn cơm uống nước chưa? Câu trả lời là chưa. Nhưng tôi cũng đang dần dần đưa mình tới đó. Hãy cho tôi thêm chút thời gian.
Tôi muốn mang tâm hồn mình vẽ trên mặt giấy, bay trong không chung và gặp gỡ với những tâm hồn đồng điệu khác. Đây chính xác là điều tôi muốn có. Tôi muốn viết ra những dòng suy trong đầu của mình, không bởi để phục vụ ai đó, mà là bởi để phục vụ niệm hạnh phúc giản dị của chính mình. Được mang câu chuyện và suy nghĩ của mình tạo hình trên “giấy”. Nó mới ấm áp làm sao.
Có đôi lúc tôi cảm thấy thật khó khăn. Có đôi khi tôi đã tạm quên niềm hạnh phúc giản dị đó. Có vài lúc tôi chẳng tìm thấy chút tài năng nào ở bên trong chính mình. Và một vài sự thật rằng, những gì tôi viết ra chưa đủ hấp dẫn với đám đông. Tôi buồn lòng vì điều đó. Bởi tôi còn phải đối mặt với cuộc sống đầy rẫy những khó khăn bên ngoài màn hình máy tính.
Thế nhưng, hôm nay, tôi đã biết không phải chỉ mình tôi mới từng trải qua điều đó. Những người viết khác họ cũng từng, và nó như một tình huống chung mà ai cũng phải trải qua. Khi tôi thấy khó khăn tức là tôi đang đến gần hơn với thành quả rồi đó. Tôi sẽ vượt qua nó bởi vì tôi muốn thấy thành quả của tôi. Nó hình gì? Nó màu gì? Nó có phát sáng không? Nó có mùi vị gì đặc biệt không? Tôi được phép chạm vào nó chứ? Tôi cần câu trả lời cho tất cả mọi thứ.
Ngay tại phút giây tôi gõ xuống dòng chữ này, bụng tôi đang réo lên vì đói. Nó thật sự làm tôi phân tâm. Và tôi nghĩ tôi có thêm một lời khuyên cho chính mình. Nhất định không để chiếc bụng đói làm phiền tới không gian và thời gian viết của bạn. Bởi nó có thế làm bại rối bời, phân vân, lười biếng, gấp gáp, tệ hơn là chốn chạy. Nó thật sự không nên xảy ra.
Tôi đồ rằng mình có thể sẽ hoàn thành được mục tiêu đọc và viết của mình trong tháng này. Tôi hi vọng là vậy. Tôi nghĩ tối nay, tôi có một nhiệm vụ cần thực hiện. Tôi sẽ hoàn thành xong bài Review cuốn sách “Deep Work”của mình.
Tôi từng sợ hãi không dám viết, bởi có quá nhiều lăn tăn đang xảy ra trong đầu tôi. Chúng canh giữ phần dũng khí ít ỏi bên trong đó. Nhưng thật may, cuốn sách sáng nay tôi đọc nói rằng, hãy cứ viết tất cả có trong đầu bạn, đừng sợ hãi, đừng hoang mang. Nếu cứ sợ hãi thì đến một bài viết dở cũng chẳng xuất hiện. Tôi hiểu hơn ai hết. Tôi phải thực hiện điều này. Bởi tôi nghĩ rằng, cuốn Ebook của tháng 3 sẽ là 30 chương chứ không phải 15 chương như dự định.
Chúng ta cần những mục tiêu, nhưng chúng ta càng cần hơn là hoàn thành nó. Hoàn thành nó mới chỉ là bước đầu tiên để tiến tới mục tiêu thôi, còn một chặng đường dài hơn ở sau đó… Bởi vậy hôm nay, chương này sẽ được đặt tên gì nhỉ?
Chương 13. Viết và viết về…
Chào buổi sáng, bạn đang đọc những dòng chữ được viết vào lúc 7 giờ 16 phút ngày 28 tháng 2 năm 2022. Một buổi sáng hiếm hoi, khi tôi thức dậy vào thời gian này và làm điều gì đó thật có ích cho cuộc sống. Thật diệu kỳ.
Tôi vẫn luôn nghĩ rằng mình cần theo đuổi một khung giờ thức dậy và đi ngủ bất chấp thời tiết, bất chấp địa điểm, bất chấp hoàn cảnh… Thế những tôi dường như thất bại trong việc thực hiện ý tưởng đó. Tôi đã rất tự tin thực hiện nó mỗi ngày khi còn ở Sài Gòn, và giờ thì không.
Có thể nói sức mạnh ý trí và kỷ luật của tôi không cao như tôi từng nghĩ.
Hôm nay là thứ 2 đầu tuần, nhưng lại là ngày cuối tháng và tôi sắp sửa bước sang một tháng mới với một dự án to đùng. Mấy ngày hôm nay tôi đều mong chờ, háo hức đếm từng ngày tới khoảnh khắc kỳ diệu đó. Mọi thứ đang trôi qua rất êm đềm. Tôi sẽ thực hiện tổng kết tháng này với kết quả như thế nào đây? Có vẻ không có nhiều điều đáng nói, bởi nếu có thì chúng hẳn phải đang chen chúc sẵn trong đầu của tôi.
Dự định sáng nay của tôi là thức dậy và thực hiện review cuốn Deep Work nhưng tôi đã không làm như thế. Bởi tôi biết rằng tôi chưa từng thực hiện bài Review nào chớp nhoáng như thế. Như vậy thật không công bằng với những độc giả của tôi. Họ xứng đáng được biết về những ý tưởng mới, những chiêm nghiệm mới, những nghiên cứu mới chứ không phải vài dòng cảm nhận sơ sài và rất chung chung. Tôi không muốn điều đó xảy đến với độc giả của mình. Theo bất cứ hình thức nào.
Trong rất nhiều lý do để tôi duy trì việc viết bài review sách là bởi chính tôi cũng cần đọc lại chúng. Đôi lúc tôi cần một vài thông tin và ý tưởng mà tôi có được khi đọc cuốn sách ấy mà chưa kịp mang vào cuộc sống của chính mình. Chúng luôn xứng đáng được diện hiện ở đời thực. Đây là tất cả những gì tôi mong muốn và kỳ vọng.
Ví dụ như chính cuốn Ebook này, nó đã hiện diện theo một cách nào đó dưới sự cộng hưởng của bài ba cuốn sách tôi từng đó. Tôi chỉ còn nhớ mang máng rằng, tôi nghĩ ra ý tưởng này khi đọc một cuốn sách nào đó, xuất bản những cuốn sách theo cách riêng của mình. Chúng phục vụ cho cảm xúc và không gian đa chiều trong tôi, không bởi vì sự khen chê hay bất cứ mục đích cao cả nào mà xuất hiện. Chúng chỉ cần xuất hiện bên đời tôi như một lời nhắc nhở rằng tôi có thể chọn cách mình sống, yêu, ghét, thương, đau, giận… Không ai có thể ngăn cấm bất cứ điều gì tôi chọn xảy ra. Đây là một dạng động lực, cũng là một dạng ngông cuồng.
Với ai đó, có thể những cuốn Ebook của tôi chẳng có một chủ đề cụ thể nào, cũng không mang thông điệp nào. Chúng giống như những dòng suy nghĩ ngổn ngang của tôi được viết ra vậy. Nếu gọi mỹ miều thì chúng thật giống quyển nhật ký cá nhân, không hơn không kém. Tôi vẫn ổn vì điều đó. Thậm chí vui mừng vì bạn phát hiện được ra điều đó. Tôi vẫn thực hiện hoạt động viết, viết và viết của mình mỗi ngày. Để chúng được sống cùng tôi, như một lẽ thường trong lịch trình một ngày của tôi. Chúng được xuất hiện là bởi lẽ dĩ nhiên phải thế.
Hôm nay là ngày cuối cùng trong tháng, và cuốn Ebook này sẽ dừng lại ở chương 13. Không phải sự tròn đầy như tôi từng mong muốn. Chủ nghĩa hoàn hảo từng nói với tôi rằng lẽ ra nó nên ở chương 15 hoặc chương 10 để tròn trịa hơn. Nhưng tôi quyết định chống lại thằng cha chủ nghĩa hoàn hảo kia. Tôi vẫn cứ hoàn thành cuốn Ebook này theo cách mà tôi muốn. Không bởi bất cứ lý do đẹp đẽ nào khiến tôi phải dừng lại. Đây thật sự là một điều quan trọng.
Trong một khoảnh khắc nào đó, có thể bạn sẽ còn chẳng quan tâm cuốn Ebook của tôi liệu có giống một cuốn sách không? Và tôi sẽ đứng ở cánh cổng màu trắng, với hàng rào là rặng hoa râm bụt đang mùa nở rộ, đỏ cả một góc đường. Khi đó bạn nhất định sẽ thấy nụ cười tươi rói của tôi xuất hiện để đón bạn vào khu vườn màu xanh lá của tôi. Thế giới của những điều tự nhiên, hoang dại, tự do và vui vẻ. Đó là tất cả những gì hiện lên trong đầu tôi khi tôi thực hiện các cuốn Ebook của mình.
Đừng mang các thước đo đến khu vườn của tôi, bởi nó sẽ làm bạn thất vọng. Tất cả những thứ xuất hiện ở đây, chúng không theo chuẩn mực của bất cứ đám đông nào bên ngoài cánh cửa màu trắng ấy. Chúng sống và theo chuẩn mực của riêng tôi.
Và tôi cũng chúc cho bạn, mang chuẩn mực của riêng mình sống một đời hạnh phúc!
Bạn thích bài viết này? Hãy để lại comment để giúp mình có thêm động lực. Ngoài ra, bạn cũng có thể cân nhắc việc ủng hộ mình bằng cách hoạt động BUY ME A BOOK tại chuyên mục ỦNG HỘ/ DONATE nhé!
Tập Podcast mới đây thuộc kênh Have a sip có mang một chủ đề “Đọc nhiều để làm gì?” với cuộc chia sẻ từ dịch giả Trịnh Lữ.
Ông chia sẻ: “Nếu như đọc mà chỉ để đọc, thì không cần thiết”
“Tôi thấy mọi người đọc sách nhiều hơn. Nhưng mà xét về việc đọc thì chỉ có mỗi một câu hỏi: Nếu như đọc mà chỉ để đọc thì không cần thiết đúng không? Đọc phải có mục đích. Anh đọc để làm gì? Chứ đọc mà chỉ để đọc thì sẽ dẫn đến cái việc là anh đọc nhiều hơn người ta mà chẳng biết những điều anh đọc được sẽ biến anh thành người như thế nào. Anh có đóng góp được gì với đời bằng những gì anh đọc hay không? Bản thân anh có tốt đẹp hơn nhờ những gì mà anh đọc không?”
“Văn hóa đọc không thể đo bằng số lượng sách anh đọc, mà bởi thái độ và cách đọc của anh.”
Đây là góc nhìn của một dịch giả có nhiều kinh nghiệm trong việc nghiên cứu và tìm hiểu cũng như viết lách và biên tập.
Ở góc nhìn của tôi, tôi KHÔNG đồng ý với quan điểm “Đọc mà chỉ để đọc, thì không cần thiết.”
Thưa sư phụ, đọc sách có lợi ích gì?
Trước khi đi sâu vào phân tích và bày tỏ quan điểm trên. Tôi xin phép trích dẫn một câu chuyện đã truyền cảm hứng cho tôi đọc sách. Câu chuyện này có thể sẽ khá quen thuộc với nhiều người hoặc không. Nhưng với tôi, đây là một trong những lý do khiến tôi bước tới việc chọn đọc sách trở thành thói quen cửa bản thân.
Chuyện kể rằng…
Chuyện kể rằng, tại một ngôi chùa trên núi, có một vị sư phụ đều thức dậy sớm ngồi vào bàn để đọc sách – dù những cuốn sách này đã cũ kỹ. Tiểu hòa thượng bên cạnh sư phụ thấy vậy, cũng cố gắng bắt chước sư phụ mình đọc sách.
Một ngày, cậu hỏi sư phụ:
“Thưa sư phụ, con đã cố gắng đọc những quyển sách như sư phụ nhưng vẫn không thể hiểu nó. Có những đoạn con hiểu, nhưng khi gấp sách lại thì quên nó ngay. Vậy đọc sách có lợi ích gì đâu?”.
Vị sư phụ liền đứng dậy, lấy hết than trong giỏ đặt vào lò và nói:
“Con hãy mang giỏ đựng than này ra ngoài sông và mang nước về giúp ta nhé!”.
Vị tiểu hòa thượng làm theo lời dặn, nhưng toàn bộ nước chảy ra hết trước khi cậu quay về đến nhà.
Sư phụ liền cười và nói:
“Lần sau con cần đi nhanh hơn nữa”. Rồi ông đưa lại cho cậu bé cái giỏ để đi lấy giỏ nước khác.
Lần này, cậu bé chạy nhanh hơn, nhưng cái giỏ đã trống rỗng khi cậu về đến nhà. Thở không ra hơi, cậu nói với sư phụ:
“Chúng ta không thể đựng nước trong cái giỏ này được”, và cậu định đi lấy cái xô để chứa nước. Vị sư phụ liền nói:
“Ta không muốn đựng nước trong chiếc xô mà là trong chiếc giỏ kia. Con có thể làm được điều này, do con chưa cố gắng hết sức đấy thôi”. Vị sư phụ lại đưa cái giỏ và bảo cậu bé ra ngoài sông lấy nước lần nữa.
Mặc dù cậu biết điều đó không thể nhưng không muốn cãi lời sư phụ, cậu cố chạy nhanh hết sức, nước vẫn chảy hết ra ngoài giỏ trước khi cậu về đến nhà. Tiểu sư phụ nói:
“Sư phụ nhìn này, thật là vô ích!”.
“Con nghĩ nó vô ích? Hãy nhìn vào chiếc giỏ kia!”, vị sư phụ nói.
Tiểu sư phụ liền nhìn vào chiếc giỏ và lần đầu tiên cậu nhận thấy rằng chiếc giỏ trông thật khác. Thay vì một chiếc giỏ đựng than cũ kỹ và bẩn, nó lại trông sạch sẽ.
“Đó là tất cả những gì xảy ra khi con đọc sách. Có thể con không hiểu hoặc không nhớ mọi thứ, nhưng khi đọc, sách sẽ làm thay đổi bên trong tâm hồn của con, như nước đã làm sạch giỏ than kia vậy”.
Bạn thấy câu chuyện này thế nào? Ý nghĩa lắm phải không? Nó đã làm bạn có cái nhìn khác về việc đọc sách rồi chứ?
Tôi không biết câu trả lời của bạn chính xác như thế nào? Nhưng câu trả lời của tôi cho những câu hỏi trên là: Nó đã tác động vào quyết định lựa chọn đọc sách là một thói quen cần được xây dựng trong đời tôi.
Quay trở lại câu hỏi: Đọc nhiều để làm gì?
Dịch giả Trịnh Lữ chia sẻ: Đọc phải có mục đích. Anh đọc để làm gì?
Vậy câu hỏi đặt ngược lại sẽ là: Nếu mục đích đọc của họ chỉ là để đọc thì sao? Tại sao nó lại không cần thiết?
Con người, ai cũng có một nhu cầu riêng, không ai giống ai cả.
Giống như mua một chai nước khoáng trong siêu thị vậy. Có người mua để uống. Có người mua để tặng. Có người mua để bán lại. Nhưng cũng sẽ có người mua để rửa tay thì sao?
Điều lệnh, quy tắc nào cấm họ muốn làm? Họ có hại ai chăng? Họ làm ảnh hưởng tới ai? Họ vi phạm đạo đức hay quy tắc nhân quyền nào chăng?
Không. Họ chỉ đang thực hiện điều họ muốn mà thôi.
Quan điểm của tôi
Bản thân tôi ban đầu đến với đọc sách không bởi vì mục đích cao sang nào cả. Tôi đọc sách để giết thời gian và để cai mạng xã hội. Tôi đã từng nhắc tới điều này tại bài viết Lợi ích của việc đọc sách mang lại cho tôi, mời bạn ghé đọc.
Tôi không đồng ý với quan điểm: “Nếu đọc mà chỉ để đọc, thì không cần thiết”
Nó chỉ đúng với những người mang mục đích đọc với ý nghĩa to lớn nào đó như là nghiên cứu, tìm hiểu, học tập… Còn với một ai đó, họ muốn đọc để bớt tạo nghiệp, để cai mạng xã hội, để giải trí, để dễ ngủ…tại sao sao lại không cần thiết?
Nó có lợi cho cuộc sống của họ mà, đặc biệt là cũng không hại cho ai. Không những thế, vô tình họ đang đẩy doanh thu cho các nhà sách, mang văn hóa đọc lan truyền rộng rãi… Tại sao không?
Tôi cho rằng, không phải bất cứ việc gì cũng cần sứ mệnh cao cả, mục đích to lớn mới đáng được nhắc tới và biểu dương. Tôi nghĩ chỉ cần một “nét” tử tế, tốt đẹp đang ươm mầm thôi cũng đáng được trân trọng.
Tôi xin lấy một ví dụ
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ – Vua cà phê Việt Nam từng có một câu hỏi gây sốt cộng đồng mạng và trở thành trend một thời trên khắp các diễn đàn.
Tiền nhiều để làm gì?
Một người nắm trong tay khối tài sản cả nghìn tỷ, đương nhiên các nhu cầu vật chất của ông để dễ dàng thỏa mãn. Ông cũng có thể giải quyết cả ngàn vấn đề đang là chuyện nan giải của nhiều người bằng một cái “quẹt thẻ”. Vốn dĩ, tiền với ông nó đã không còn là gánh nặng kiếm sống mà nó trở thành một phương tiện cuộc sống, nên ông hững hờ và coi nhẹ nó.
Nhưng nếu bạn hỏi một người dân lao động sống trong tâm dịch ở Sài Gòn vừa qua thì sao? Tiền ư? Nó có thể cho họ thêm bữa ăn, cho họ thêm một miếng nước uống, cho họ thêm một liều hạ sốt, thêm một cái khẩu trang, thêm một cơ hội sống sót… Nó có thể giải quyết được những vấn đề tưởng chừng rất cơ bản những lại khan hiếm trong cuộc chiến trường kỳ của đại dịch.
Điều bạn thấy ở đây là gì?
Điều tôi thấy ở đây chính mà mỗi góc nhìn là một nhận định khác nhau. Câu chuyện đúng sai, cần và không cần khó mà đoán định.
Ai có dè bỉu những người lao động chân tay chỉ cầu đủ ăn đủ mặc không? Bạn có cho rằng mục đích sống nhỏ bé của họ là không cần thiết không?
Lấy đâu ra thước đo đó để ta đánh giá chứ?
Bởi vậy, tôi cho rằng, không cần biết bạn đọc sách với mục đích gì nhưng bạn dành thời gian để đọc đã là một quá trình rất nỗ lực của bạn. Tôi tin rằng, đọc sách là một quá trình học, kể cả đọc với mục đích để đọc, thì đó cũng là quá trình học thụ động. Bạn có thể đọc được phân tích của của tôi về điều này tại bài viết Đọc sách không chỉ để giải trí…
Phần kết
Tóm lại, trên tinh thần, tôn trọng ước mong riêng của mỗi con người. Tôi đồng ý đọc sách nên có một mục đích. Nó sẽ kích thích bạn kiên trì và chăm chỉ. Nhưng mục đích là gì? Bạn hãy chọn nó. Không cần phải đao to búa lớn, chỉ cần bạn thấy vui là được.
Đây là góc nhìn cá nhân.
Bạn cũng có thể chia sẻ quan điểm của mình bằng một cách thật sự văn minh. Tôi nghĩ điều đó là cần thiết.
Chúc bạn một ngày vui!
Đừng quên rằng…!
Hương đã thiết kế một khóa học đặc biệt dành cho những ai mong muốn:
Cảm ơn các bạn đã xuất hiện ở đây và đón đọc những bài viết về sách và đọc sách của Hương.
Tôi đang nỗ lực để có nhiều bài viết chất lượng và truyền cảm hứng đọc đến cho mọi người xung quanh. Và nếu như bạn yêu mến Hương hoặc yêu thích những bài viết của Hương. Bạn hoàn toàn có thể ủng hộ Hương thông qua mục “Ủng hộ/Donate”.
Tuy nhiên, có một cách cũng rất hay có thể giúp bạn vừa ủng hộ Hương, vừa có những phần quà riêng cho mình. Đó là, bạn có thể đặt sách qua đường link mà Hương giới thiệu. Như vậy, Hương sẽ được nhà cung cấp trích một phần hoa hồng thông qua link dẫn mua hàng dưới đây.
Một lần nữa cảm ơn bạn rất nhiều.
Danh sách link sách:
At home with Madame Chic – Thanh lịch từ những khoảnh khắc đời thường (Đặt sách tại đây)
Bài học diệu kỳ từ chiếc xe rác (Đặt sách tại đây)
Bạn mới là chủ nhân của cuộc đời mình (Đặt sách tại đây)
Bình tĩnh khi ế, mạnh mẽ khi yêu (Đặt sách tại đây)
20 bí mật sành điệu từ Madame Chic (Đặt sách tại đây)
… (đang update)
Nếu bạn chưa tìm thấy cuốn sách muốn mua, hãy để lại tên sách ở dưới CMT. Hương sẽ cố gắng cập nhật một cách nhanh chóng để không làm gián đoạn cao hứng của bạn.
Một lần nữa, cảm ơn sự ủng hộ của bạn dành cho Hương Nguyễn Blog và Hương.
Chúc bạn có những trải nghiệm tuyệt vời khi ở đây cùng với Hương.
Lợi ích của việc đọc sách là điều mà bất cứ ai dù có thói quen đọc hay không đều có thể nhắm mắt và liệt kê được. Bởi đơn giản, chúng ta được nghe rất nhiều người nói về lợi ích của việc đọc sách mang lại.
Bạn có thể nghe hoặc đọc ở đâu đó ít nhất 10 lợi ích của việc đọc sách mang lại, ví dụ như:
Đọc sách giúp bạn thông minh
Đọc sách giúp bạn giàu có
Đọc sách giúp bạn hiểu biết
Đọc sách giúp bạn trong có vẻ thu hút
Đọc sách là thói quen của bất cứ tỷ phú nổi tiếng nào trên thế giới
Đọc sách giúp bạn thay đổi thế giới
Đọc sách giúp bạn bước ra thế giới
…
Những điều trên quen thuộc chứ?
Tôi tin là bạn đã từng nghe ít nhất 1 lần trong đời về những điều đó. Nhưng dù sao với tôi nó cũng tương đối xa vời. Đây là suy nghĩ thật sự của tôi cách đây 3 năm. Khi tôi chỉ coi hoạt động mua sách là một thú vui, đọc sách chùa là một dạng giải trí tạm thời và có vẻ trông khá tri thức.
Bạn có nhớ câu chuyện của tôi trong hành trình đến với sách ở bài viết 5 Tip giúp mình hình thành thói quen đọc sách chứ. Nếu bạn chưa biết về nó, cũng không sao, bạn sẽ có thể từ từ hình dung về nó trong bài viết này.
Bạn sẽ tìm thấy lợi ích của việc đọc sách mang đến cho tôi, là trải nghiệm đã làm thay đổi suy nghĩ của tôi về rất nhiều vấn đề trong cuộc sống, bao gồm cả việc đọc sách.
Nào, nhấp một ly cafe và chúng ta cùng gặp nhau trong câu chuyện của tôi nhé. Bạn sẵn sàng rồi phải không?
Lợi ích 1. Thư giãn và giảm căng thẳng
Một vài con số bất ngờ…
Tôi không chắc bạn đã gặp tôi ngoài đời thực chưa? Nhưng nếu bạn đang xuất hiện tại đây và đọc bài viết này, tôi nghĩ chúng ta đang bắt đầu tiến gần hơn tới một mối liên kết vô hình nào đó trong cuộc sống này.
Theo một nghiên cứu vào năm 2009 của đại học Sussex cho thấy rằng căng thằng được giảm tới 68% chỉ bằng cách đọc sách.
Con số này có làm bạn bất ngờ không?
Một con số khác nữa nhé. Theo một nghiên cứu được đăng trên tạp trí Social Science & Medicine đã chỉ ra rằng chỉ cần 30 phút đọc sách mỗi ngày thôi là bạn có thể nâng cao tuổi thọ của mình lên từ 2 – 3 năm. Đồng thời cũng giúp chất lượng cuộc sống cải thiện lên một cách rõ rệt.
Đó là những nghiên cứu khoa học và được công bố rộng rãi. Còn thực tế những gì tôi nhận được thì sao?
Câu chuyện của tôi…
Còn nhớ cách đây 3 năm, khi tôi mới chân ướt chân ráo vào Sài Gòn sống và làm việc. Xa gia đình, xa bạn bè, xa môi trường làm việc cũ, bắt đầu lại từ đầu. Bắt đầu những thói quen mới, công việc mới, người bạn mới, lối sống mới. Cuộc đời tôi như lật giở sang một chương mới trong cuốn sách dày cộp vậy.
Tôi may mắn làm việc tại một công ty mà nơi đó tôi đã gặp được vài người đồng nghiệp mang đến cho tôi một vài ý tưởng mới. Và tôi cũng không ngờ nó đã làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống của tôi.
Tôi vốn là một cô gái khá nhạy cảm, rất dễ xúc động, dễ rơi nước mắt, dễ vui, dễ buồn, dễ thất vọng và tệ nhất là dễ “tiêu cực”. Mặc dù, tôi được nhiều người đánh giá là mang năng lượng tích cực lan tỏa. Sự thật là chỉ có tôi mới biết, thỉnh thoảng tôi cũng bị mắc kẹt trong chính sự “tích cực” của mình. Kỳ lạ phải không?
Đi tìm lối thoát…
Cho đến một ngày, mọi chuyện nằm ngoài toàn bộ sự kiểm soát và sức chịu đựng ít ỏi còn sót lại. Tôi như muốn gục xuống, nằm im và chỉ muốn nhằm mắt ngủ một giấc thật sâu trong nhiều ngày. Tôi gần như rơi vào bế tắc. Tôi thấy mình dần rơi xuống một cái giếng, hình như là cạn nước, tôi cũng không biết nữa. Tôi chỉ không nhìn thấy bất cứ ánh phản quang nào từ mặt nước bên dưới, hoặc là nó quá sâu để tôi có thể thấy được mặt nước đó. Tôi cứ rơi xuống, rơi xuống mãi chẳng thấy mình chạm xuống đáy. Mọi thứ bao trùm tôi là một màu đen kịt.
Bỗng, tôi mở mắt và nhìn lên, tôi đã cách mặt đấy khá xa, gần cách xa ánh sáng của mặt trời đến nỗi mọi thứ dần dần bé lại, chỉ còn vài tia le lói.
Tôi giật mình ngồi dậy.
Hóa ra đó chỉ là “giấc ngủ” mơ hồ nào đó trong một khoảnh khắc thất thần.
Lời khuyên từ người đi trước…
Tôi quyết định mình phải làm gì đó để bước ra khói cái bóng đen đó. Tôi tìm đến những người bạn đồng nghiệp vui vẻ kia của mình. Cụ thể là một người chị, cấp trên của tôi. Tôi nói rằng: Tôi rất dễ rơi vào trạng thái tiêu cực và lo lắng, cảm thấy sự sợ hãi vây kín mình. Tôi đã kể cho chị nghe điều tôi cảm thấy và làm tôi run sợ. Tôi đã mong ngóng ở chị một sự vỗ về và vài giải pháp nào đó thật hữu ích. Tôi nghĩ đó sẽ là một điều gì đó làm mắt tôi sáng bừng vì một giải pháp đồ sộ và to tát.
Tôi nhận được điều mình muốn. Đôi mắt tôi sáng bừng không bởi sự đồ sộ và to tát. Bất ngờ thay là bởi sự đơn giản đến mức tôi không hề cho rằng đó là một giải pháp.
TRÁNH XA MẠNG XÃ HỘI
Điều tôi chưa từng nghĩ đó là một giải pháp. Mạng xã hội thì liên quan gì tới tâm trạng của tôi chứ? Chúng ta dùng mạng xã hội để giải trí mà. Nó không thể là nguyên nhân dẫn tới những lo lắng, căng thẳng và sợ hãi của tôi được. Đây chính là điều đầu tiên tôi nghĩ.
Có vẻ như chị hiểu được điều mà tôi đang suy nghĩ.
Tôi đã có được lời giải thích của chị về lời khuyên đó bởi một câu chuyện trải nghiệm của chính chị. Điều dẫn dắt tôi đến với những lo lắng, sợ hãi và căng thẳng chính là thông tin “độc hại” mà tôi đã tiếp xúc trên mạng xã hội. Nó giống như thành tích của ai đó, niềm vui của ai đó, sự so sánh của bản thân mình với cộng đồng “ảo” xung quanh mình. Tôi bị áp lực bởi cuộc sống của người khác và quên đi nhiệm vụ của mình là tập trung vào cuộc sống của bản thân.
Sau gần một tiếng nói chuyện cùng chị. Bằng những bằng chứng tôi có được qua câu chuyện của chị, những bài học chị có được khi rời xa mạng xã hội và những người bạn khác của chị. Tôi quyết định sẽ thử một lần thử nghiệm này.
Hành động lập tức
TÔI QUYẾT ĐỊNH RỜI XA MẠNG XÃ HỘI
Tôi bắt đầu, unfollow nhiều fanpage vô bổ trên mạng xã hội, hủy kết bạn với những người tôi chẳng hề tương tác hoặc không quen biết họ. Tôi giảm tần suất vào mạng xã hội. Tôi tắt kết nối Internet khi ở nhà.
Khi ấy, tôi chọn thay thế thời gian trên mạng xã hội bằng hoạt động đọc sách. Khi đó tôi thật sự không có thói quen đọc sách. Và tôi phải từng bước xây dựng thói quen này từ đầu. Tôi bắt đầu thuyết phúc mình bằng những bài viết chứa từ khóa “Lợi ích của việc đọc sách”. Cuối cùng, như bạn thấy đó, tôi đã có 3 năm gắn bó với sách cho tới bây giờ.
Tôi có được thứ tôi muốn…
Điều quan trọng nhất chính là tần suất lo âu, tiêu cực và căng thẳng trong cuộc sống của tôi giảm xuống không ngờ. Thậm chí, nếu có ai đó nói với tôi rằng họ đang cảm thấy căng thẳng trong cuộc sống và công việc, thì có thể họ sẽ nhận được vài gợi ý của tôi về những cuốn sách hoặc đại loại như ra rời xa mạng xã hội phiền nhiễu.
Quả thật, khi tới với sách, tôi bắt đầu tập trung hơn vào cuộc sống nội tâm và thực tại của bản thân thay vì dành thời gian để “hóng” chuyện của người khác. Tôi không còn so sánh mình với một người nào đó, bởi có lẽ tư duy và nhận thức của tôi đã bắt đầu thay đổi. Một kết quả rất làm hài lòng tôi.
Đây là biến chuyển tích cực đầu tiên và dễ nhận thấy nhất của tôi khi đến với đọc sách.
Lợi ích 2. Cải thiện sự tập trung
Nếu có chuyển biến tích cực đầu tiên thì sẽ có những chuyển biến tích cực thứ hai, thứ ba… thậm chí là thứ n.
Tuyệt! Tôi chuẩn bị nói cho bạn nghe về điều đó đây.
Tôi đã thật sự gặp khó khăn khi phải tập trung…
… và chỉ làm một việc gì đó, kể cả việc giải trí lẫn công việc. Nói thật con đường để hình thành thói quen đọc sách khá giản nan bởi tôi tự nhận biết bản thân tôi vốn dĩ không thích đọc sách và cũng không có tính tập trung cao.
Tôi thường làm ít nhất hai việc cùng một lúc. Tôi nghe nói là do hai bán cầu não của tôi hoạt động khá cân bằng nên nó có xu hướng hoạt động song song cùng lúc. Tôi không chắc đây là thông tin đúng những tôi biết chắc sự thiếu tập trung của mình chắc chắn là có nguyên do và làm giảm hiệu suất “làm việc” gì đó của tôi. Cụ thể trong trường hợp này là đọc sách.
Tôi đi tìm giải pháp…
Tôi đã nghiên cứu rất nhiều cách để giúp mình có thể tập trung hơn trong khi đọc sách. Ví dụ như tránh xa internet, tránh xa đám đông, tránh xa những đồ vật khác trong phòng, tránh xa điện thoại… Tôi đã thử nghe nhạc không lời khi đọc sách. Tôi đã ghi chép khi đọc sách. Tôi cũng thử nhốt mình trong không gian chẳng có gì cả chỉ có sách và tôi.
Tôi thật sự không nhớ nổi mình đã thử những cách như thế nào để có thể tập trung vào việc đọc. Nhưng tôi biết chắc chắn rằng khi tôi chỉ chuyên tâm làm một việc gì đó hiệu suất tôi tạo ra thật sự rất đáng vui mừng.
Sau rất nhiều lần thử và thất bại, tôi đã giúp mình có thể ngồi yên lặng và đọc. Từ việc mỗi ngày đọc 5 trang sách đến việc mỗi ngày đọc 30 phút, rồi 40 phút,… bây giờ là 100 phút. Tôi còn sẽ tăng lên tiếp tục cùng với tốc độ đọc của tôi.
Để làm được điều này tôi cần nhiều hơn một thói quen. Đây là sự thật.
….Thiền định
Cuối cùng, tôi cũng tìm ra được một giải pháp rất hữu hiệu bên cách các giải pháp mà tôi khám phá ra trước đó như là highlight thông tin quan trọng, viết ghi chú vào giấy note, tránh xa điện thoại và internet… Tôi tìm thấy thiền.
Thiền định!
Tôi thật sự không dám khẳng định tôi có thật sự thiền không, nhưng tôi biết khi tôi chỉ ngồi yên hoặc nằm yên và chỉ tập trung vào hơi thở, tôi đã ngưng “đa nhiệm”. Chỉ làm một việc.
Tôi thường ngồi yên và hít thở sâu, đếm từng nhịp thở của mình ít nhất 5 phút trước khi đọc sách. Tôi bất ngờ về điều mà mình làm được. Tôi thậm chí có thể đọc sách trong cả không gian có tạp âm “không trung hòa”. Tạp âm trung hòa sẽ giống như các âm thanh đè lên nhau giống như không gian quán cafe ồn ào. Âm thanh bị pha tạm khó lắng nghe rõ rằng từng thông tin nhưng rất tốt cho việc tập trung làm việc.
Kết quả tôi có được
Khi tôi tập trung đọc sách, tôi nhận ra tốc độ đọc của tôi tăng lên. Tôi bắt đầu được hoạt động đọc sách rèn luyện cho khả năng tập trung. Đây là điều tôi chưa từng nghĩ tới nhưng nó thật sự đã hiện và tồn tại trong cuộc sống của tôi.
Tôi nhận thấy mình làm việc tập trung hơn ngay sau khi đọc sách. Tôi cho rằng hoạt động đọc sách là quá trình kích hoạt sự tập trung của não bộ. Đây thật sự là kết quả khiến tôi rất hài lòng.
Lợi ích của việc đọc sách hóa ra không chỉ đơn thuần là những gạch đầu dòng được nhiều người tưởng tượng. Nó thật sự là trải nghiệm sẽ có khi ta “dấn thân” với đọc.
Lợi ích 3. Mở rộng vốn từ ngữ và củng cố khả năng viết
Ồ, bạn đang đọc một viết từ học sinh trao đảo với môn Văn suốt 12 năm học đấy. Và tôi tin bạn còn bất ngờ hơn khi caption thả thính của tôi toàn là copy đâu đó về. Thật sự để viết bất cứ dòng nào với tôi vô cùng khó khăn. Điều tệ nhất là tôi luôn nghĩ rằng tôi KHÔNG THỂ VIẾT.
Nhưng tôi đã được các cuốn sách chứng mình tôi thật sự đã sai.
Tôi thật sự đã được thôi thúc bởi các tác giả sách rằng: Viết lách là một quá trình có thể rèn luyện. Nó được quy tụ với việc không ngừng đọc và viết. Hoạt động tiếp nhận thông tin thông qua việc đọc và truyền đạt tư duy của bản thân ra bên ngoài bằng việc viết lách.
Nếu bạn đọc những bài viết của tôi trong một, hai tháng gần đây trên Blog của tôi, bạn sẽ nhận thấy có gì đó đã thay đổi. Giọng văn của tôi đã mượt mà, nhiều cảm xúc và liền mạch hơn rất nhiều so với trước đây. Đây chính là những feedback mà chính những độc giả của tôi chia sẻ với tôi.
Tôi thật sư vui mừng vì điều đó.
Bài học dành cho tôi…
Việc đọc sách liên tục khiến tôi được tiếp xúc với nhiều góc nhìn khác nhau trong cùng một vấn đề. Điều này giúp mở rộng tư duy và tầm nhìn của tôi. Từ đó tôi cũng được tiếp xúc với nhiều cách lập luận, ngôn từ và câu chuyện khác của của từng tác giả. Đã thật!
Thỉnh thoảng tôi cũng len lén bắt chước vài cách diễn đạt học được từng trong sách. “Xào nấu” lại để nó thành của riêng mình. Từ đó mà vốn từ vựng của tôi cũng tăng lên đáng kể. Sách thật sự có khả năng cái thiện vốn từ vựng của tôi bằng cách giới thiệu cho bạn những từ mới, góc nhìn mới, tư duy mới.
Càng đọc nhiều, tôi càng có nhiều tư liệu cho những bài viết của mình. Học tập từ cách đưa ví dụ, trích số liệu, chưng minh luận điểm, thú hút người đọc bằng câu chuyện đến từ chính các giả viết sách.
Có lẽ, đọc sách giúp cải thiện kỹ năng viết là “hệ quả” không thể không xảy ra đối với người “chăm chỉ” đọc sách giống như tôi.
Tôi cực kỳ ưng kết quả này!
Lợi ích 4. Nâng cao kiến thức
Tôi thật sự không muốn bàn luận nhiều về vấn đề này. Bởi đây là điều ai ai cũng có thể nhận ra. Sách không chỉ chứa thông tin, kiến thức mà còn chưa những công trình nghiên cứu đồ sộ. Sách chứa cả thế giới quan của tác giản, tư duy, tầm nhìn, quan điểm thậm chí là cuộc đời của họ.
Không thể bàn cãi về những kiến thức mà sách có thể mang lại cho tôi. Tôi thật sự học được rất nhiều điều từ sách. Tôi từng nhắc tới điều này trong bài viết Phương pháp đọc sách hiệu quả gần đây.
Khi tôi cần các cách để có được nghệ thuật kể chuyện, thuyết trình hiệu quả. Tôi chọn cuốn “Ted like Talk 3”.
Khi tôi muốn học một vài kỹ thuật nào đó để viết tốt hơn. Tôi đã chọn đọc cuốn “Cứ viết đi!”
Hay khi cần tạo nên một tủ quần áo tối giản nhưng vẫn thời thượng và có khí chất. Tôi chọn cuốn “Có phong cách riêng”.
Khi tôi muốn tìm hiểu về lối sống tối giản. Tôi có thể tìm chúng trong cuốn “Quý cô tối giản”
….
Tôi đã học cả ngàn điều trong những cuốn sách. Thật không thể kể hết được chúng. Và tôi tin bạn cũng đã học được gì đó từ những cuốn sách mà bạn đã đọc qua. Cứ thử nghĩ lại mà xem.
Lợi ích 5. Kho tàng ý tưởng của tôi
Tôi bắt đầu Blog này từ tháng 8 năm 2021. Tức là tới này, Blog này mới tồn tại được khoảng 5 tháng. Trong đó tháng 8 gần như là quá trình tôi đã setup và không viết bài nhiều. Đến này Blog có 142 bài viết và xuất bản 2 cuốn Ebook 15 chương, tạm coi là 30 bài lẻ đi. Như vậy, trung bình một tháng tôi sẽ viết 30 bài, tức là một ngày sẽ xuất bản một bài.
Vậy ý tưởng viết bài tôi lấy từ đâu?
Đây chắc chắn không phải câu hỏi dễ đối với một người không có năng khiếu viết và là một newbie như tôi. Tôi đã từng có những ngày đuối ý tưởng, bởi chẳng biết viết gì. Tôi cũng có ngày chẳng có chút cảm hứng tích cực nào để viết.
Điều này càng nghiêm trong hơn khi tôi quyết định thu gọn Blog của mình xoay quanh một chủ đề duy nhất đó là SÁCH. Tôi lần nữa như rơi xuống cái giếng sâu không đáy kia. Sợ hãi và hoang mang.
Nhưng rồi tôi cũng tìm thấy kho ý tưởng của bản thân thông qua việc đọc.
Tôi phát hiện ra có rất nhiều ý tưởng nằm sẵn trong những cuốn sách tôi đó. Đó có thể là một đoạn văn, một từ, tiêu đề của một chương, hoặc một lời thoại của nhân vật trong sách. Bạn có thể tìm thấy chúng trong chuyên mục “Sách và cuộc sống”của tôi.
Tôi vô cùng hào hứng với phát hiện này của mình. Giống như tôi tìm thấy chìa khóa dẫn mở ra đón ánh mặt trời vậy.
Tôi tìm thấy ý tưởng viết bài “Hạnh phúc là gì?” trong cuốn Có phong cách riêng.
…
Tất cả, lần lượt hiện ra trước mắt tôi, cho tôi những điểm sáng, cho tôi những thử thách và cả những cơ hội.
Nếu bạn muốn tìm kiếm những ý tưởng, hãy thử mở sách ra đi. Bởi nếu bạn không có vài gợi ý thì bạn sẽ có những phút giây thư giãn trước khi làm điều gì đó lớn lao.
Lợi ích 6. Thu hút “người thương”
Nghe có vẻ vô lý phải không? Nhưng hãy nghe tôi nói này…
Bạn thật sự sẽ trở nên bí ẩn hơn khi thường xuyên mất tích trên mạng xã hội chỉ vì bạn đang bận đọc sách. Các gì càng “bí ẩn” càng gây tò mò. Mà con người ai mà không có tính tò mò cơ chứ?
Bạn thử vào quán cafe ruột và ngồi đọc sách một mình xem, ý tôi là đọc sách thật sự chứ không phải là giả vờ ngồi diễn nhé. Tôi chắc chắn bạn sẽ thu hút không ít từ thích thú từ nhiều người khác đâu.
Bạn có thường xuyên bị hấp dẫn bởi hình ảnh ai đó chuyên tâm làm gì đó không? Sự thật thì bạn không phải số ít đâu, con số này rất nhiều đó. Và nếu bạn thật sự chuyên tâm đọc sách, thì bạn đang “bày” ra một phần quyến rũ của bản thân đấy.
Chưa kể đến rằng, đọc sách thường xuyên bạn sẽ có ngôn từ linh hoạt, tư duy nhanh nhạy và hiểu biết sâu rộng với một vài vấn đề thường xuyên tiếp xúc. Chắc chắn đó chính là chất liệu trong một cuộc giao tiếp lôi cuốn.
Sách cho bạn không gian để “hiền” lành trở lại, điều này biểu hiện rất rõ trên người của tôi. Tôi thấy mình điềm đạm và ít nóng tính hơn trước kia rất nhiều. Tất nhiên đây không phải là kết quả của duy nhất do việc đọc sách mang lại, nhưng chắc chắn đọc sách là một phần của nguyên nhân.
Tin tôi đi, một cô gái bí ẩn và thú vị sẽ hấp dẫn hơn một cô gái quá “xuồng xã”. Một chàng trai tri thức, điềm đạm cũng sẽ lôi cuốn hơn rất nhiều một “trẩu tre” mới nhú.
Tôi tin đây là một lý do rất hấp dẫn của việc đọc sách nhưng ít ai phát hiện ra nó.
Tôi đã thử và nghiệm ra nó. Còn bạn, bạn còn chờ gì nữa?
Phần kết
Lợi ích của việc đọc sách mang lại cho tôi là không thể chối bỏ. Tôi đã có được chúng.
Tôi không viết bài viết này để kêu gọi bạn hãy đọc sách đi, sách tốt lắm, nhiều lợi ích lắm. Tôi viết bài viết này để cho bạn thêm một lý do trước quyết định thay đổi chính mình. Chúc bạn tìm thấy niềm vui trong mọi quyết định của bản thân mình.
Nếu bạn viết có ích với bạn, thì nó cũng sẽ có ích với bạn bè bạn. Hãy share nó đến nhiều người hơn nhé!
Đừng quên rằng…!
Hương đã thiết kế một khóa học đặc biệt dành cho những ai mong muốn: